Tập đoàn daewoo đã sụp đổ như thế nào năm 2024

Theo Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tài chính, khi lâm vào khủng hoảng, thay vì thực hiển cải tổ thì Kim Woo-choong lại ngập sâu vào nợ nần chồng chất.

“Khả năng sinh lời của tập đoàn theo đó càng sụt giảm rõ rệt, cùng chiều hướng ngày càng đi xuống của thâm hụt tài chính, được phản ánh qua tỷ suất vay nợ lên đến 588,2% vào cuối tháng 6 năm 1999” – trích lời Bộ trưởng Bộ Kinh tế Hàn Quốc.

Để cứu vãn tình thế, chính phủ Hàn Quốc lúc đó đã đưa ra khuyến cáo rằng Daewoo nên tập trung vào cải tổ, bao gồm việc đóng cửa những chi nhánh làm ăn kém hiệu quả.

Mặc dù năm 1999, Daewoo công bố kế hoạch tái cơ cấu tập đoàn nhưng sau đó đã không thực hiện nổi vì khả năng thanh khoản yếu kém, do hệ thống tài chính ngân hàng từ chối cấp thêm tín dụng.

Tập đoàn daewoo đã sụp đổ như thế nào năm 2024

Kim Woo-choong đi giám sát một

công trình nhà máy đóng tàu.

Nợ nần chồng chất khiến Daewoo, tập đoàn hùng mạnh vốn 1 thời đứng thứ hai trong cường quốc công nghiệp Hàn Quốc, sụp đổ hoàn toàn vào tháng 7 năm 1999, với tổng số nợ lên tới 80 tỷ USD và nhanh chóng được đưa vào chương trình tái cơ cấu và giải quyết vấn đề nợ do chính phủ trực tiếp chỉ đạo.

Vị chủ tịch tập đoàn đương nhiệm lúc đó, ông Kim Woo-choong không chậm trễ cũng “cao chạy xa bay”.

Sự trở về của ông sau sáu năm lưu vong ở ngoại quốc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi xung quanh việc: liệu vị cựu chủ tịch 69 tuổi này nên bị “trừng trị” thích đáng do những thiệt hại đã gây ra với những người liên quan tập đoàn Daewoo nói chung, nền kinh tế Hàn Quốc nói riêng, hay nên cho ông hưởng đặc ân vì những thành tích ông đã cống hiến cho nước nhà, và một phần vì lý do sức khỏe?

Những người ủng hộ phương án “trừng phạt đích đáng” nhấn mạnh rằng: Chính phủ sẽ không thể thu hồi lại quá nửa số tiền ngân sách thu từ thuế dùng để bảo lãnh cho tập đoàn.

Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Kinh tế Hàn Quốc cho hay, đến cuối tháng 4 năm 2005 Chính phủ đã thu hồi được gần 12,7 triệu won từ các khoản nợ xấu của Daewoo – hiện nay những “tàn dư” của tập đoàn này đang nằm dưới sự quản lý của Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc.

Trên thực tế, số tiền Chính phủ bỏ ra để cứu vãn tập đoàn này là hơn 30 triệu won. Tiền thu hồi chủ yếu từ các nguồn như nợ xấu, tiền bán những chi nhánh còn lại của tập đoàn như Công ty Thiết kế & Xây dựng Daewoo, Công ty Đóng tàu và các công trình hàng hải Daewoo, Công ty tài chính Daewoo...

Còn phía các chủ nợ thì cho biết: 6 năm trước họ buộc phải đẩy Daewoo vào tình trạng điêu đứng là do những áp lực từ thị trường. Vào thời điểm Daewoo sụp đổ, những ngân hàng cấp tín dụng lớn nhất của nó như Ngân hàng Hàn Quốc, Ngân hàng phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng hối đoái Hàn Quốc đang cho tập đoàn này vay hơn 20 triệu won.

“Lúc đó, chúng tôi đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp cho Daewoo nhưng chỉ có phá sản là sự lựa chọn duy nhất. Chúng tôi không thể đi ngược lại các nguyên tắc của thị trường”.

Vì lẽ đó, nhiều người Hàn Quốc đã không khỏi bất ngờ trước sự sụp đổ của Tập đoàn Daewoo và ông Kim bị xử tù 10 năm vì tội gian lận tài chính. Sự kiện này cũng được coi là đã chấm dứt mối liên hệ "nồng ấm" giữa giới tài phiệt và chính trị gia từng một thời khá phổ biến ở Hàn Quốc. Cho đến nay, những nguyên nhân sụp đổ của Daewoo vẫn tiếp tục được đưa ra mổ xẻ.

Theo những gì ông Kim, người đã được Tổng thống Hàn Quốc ân xá năm 2008 kể lại, Daewoo sụp đổ do những tham vọng sản xuất ô tô quá vội vã của ông. Cuối những năm 1990, ông Kim xây dựng kế hoạch đưa Daewoo trở thành hãng sản xuất ô tô có quy mô toàn cầu. Chiến lược của ông là nhằm vào các thị trường đang nổi lên, nơi có tiềm năng phát triển, nhưng lại ít đối thủ cạnh tranh. Daewoo đã xây dựng những nhà máy ô tô ở nước ngoài như Ba Lan, Ukraine, Iran, Việt Nam, Ấn Độ… Chính phủ Uzbekistan đã đồng ý góp một nửa vốn trong dự án sản xuất ô tô trị giá 650 triệu USD của Daewoo ở nước này và tạo điều kiện để bán ô tô vào thị trường Nga. Daewoo dự định sẽ cho xuất xưởng 2 triệu ô tô vào năm 2000. Bản kế hoạch đã tiến triển khá thuận lợi. Ông Kim đã vay 20 tỷ USD để đầu tư cho chiến lược bành trướng sản xuất ô tô.

Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998 ập đến trong khi Daewoo chưa thể thu được lợi nhuận từ những nhà máy ôtô mới được xây dựng."Tôi đã ra sức thực hiện trong 5 năm những điều thường phải mất từ 10 đến 15 năm. Đó là sai lầm của tôi", ông kể. Việc bán bớt tài sản của Daewoo cũng không thể thực hiện được, vì "hầu hết tài sản của chúng tôi đều ở ngoài Hàn Quốc. Các nhà máy lớn đều là những dự án liên doanh với nước ngoài. Các dự án này đều đã được triển khai và không ngừng lại được nữa", ông Kim tiết lộ với Tạp chí Forturne.

Những khó khăn trên đã dẫn ông Kim đến một sai lầm nghiêm trọng là khai khống tài sản lên tới 30 tỷ USD để vay tiền của nhiều ngân hàng nhằm cứu Daewoo. Khi Daewoo đang đứng bên bờ vực phá sản, ngày 26-8-1999 Chính phủ Hàn Quốc đã đứng ra giành quyền kiểm soát các khoản nợ của Daewoo - một hình thức quốc hữu hóa gián tiếp trên thực tế đã làm tan rã tập đoàn này. Tập đoàn này đã phải bán đi khoảng 50 công ty. "Daewoo sụp đổ vì ô tô", ông Kim kết luận.

Sau khi được được ân xá, giờ đây thế giới với ông Kim Woo Choong vẫn thật rộng lớn và có nhiều việc phải làm - như tên cuốn tự truyện nổi tiếng của ông xuất bản năm 1989 - nhằm lấy lại lòng tin của nhiều người dân Hàn Quốc đối với ông. Cuốn sách đã được dịch và in tại Việt Nam.