Tại sao Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn

  • Điều kiện mở văn phòng công chứng? Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ.

    • Tin tức
    • Main Nguyen
      2 /5 của 44 đánh giá

    Việc đi công chứng ở các cơ quan hành chính nhà nước thường khá tốn nhiều thời gian và cũng là điều đáng lo ngại. Vì thế, nhiều tổ chức/ cá nhân thành lập văn phòng công chứng để giải quyết nỗi lo này cho mọi người. Vậy điều kiện mởvăn phòng công chứng là gì? Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh văn phòng công chứng ra sao? Hãy cùng Nam Việt Luật giải đáp thắc mắc này nhé!

    I/ Điều kiện mở văn phòng công chứng

    Văn phòng công chứng là văn phòng có trách nhiệm công chứng các loại giấy tờ sao cho đúng với bản gốc. Văn phòng công chứng có quyền công chứng các loại giấy tờ giống như các cơ quan hành chính quốc gia. Vì vậy, nó là một loại hình kinh doanh đặc biệt. Điều kiện mở văn phòng công chứng gồm:

    • Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng 2014
    • Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và không có thành viên góp vốn mở văn phòng công chứng
    • Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
    • Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ Văn phòng công chứng kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận
    • Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định
    • Văn phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy.

    Khi thành lập văn phòng công chứng cần đáp ứng đủ những yêu cầu theo quy định.

    II/Đề án thành lập văn phòng công chứng

    Dựa theo điều kiện mở văn phòng công chứng, đề án thành lập văn phòng công chứng cũng cần phải đầy đủ các vấn đề, nội dung sau:

    * Sự cần thiết của việc thành lập văn phòng công chứng:

    Chứng minh được sự cần thiết của văn phòng công chứng tại khu vực dự kiến đặt trụ sở mở văn phòng công chứng, bên cạnh đó cần chứng minh khả năng đáp ứng nhu cầu công chứng của Văn phòng công chứng.

    * Về tổ chức và nhân sự của Văn phòng Công chứng: Cần phải làm rõ

    • Loại hình mở văn phòng công chứng
    • Tên, số và quyết định bổ nhiệm công chứng viên, số thẻ và ngày cấp thẻ công chứng viên
    • Dự kiến kế hoạch chấm dứt hành nghề luật sư, thừa phát lại, trọng tài viên, đấu giá viên, giám định viên tư pháp, tư vấn viên pháp luật của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng
    • Tên gọi và tên giao dịch dự kiến khi thành lập văn phòng công chứng
    • Dự kiến nhân sự của Văn phòng công chứng: số lượng, trình độ và kinh nghiệm;
    • Khả năng quản trị Văn phòng

    * Về cơ sở vật chất khithành lập văn phòng công chứng, cần nêu rõ:

    • Trụ sở: Vị trí dự kiến đặt Văn phòng công chứng; Tổng diện tích sử dụng của Văn phòng công chứng; Diện tích Văn phòng dành cho lưu trữ; Diện tích mở văn phòng công chứng dành cho tiếp dân.
    • Cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động của Văn phòng công chứng;
    • Đề án phải nêu rõ điều kiện thực hiện các quy định về an ninh trật tự và an toàn giao thông.
    • Phương hướng áp dụng công nghệ thông tin;

    * Kế hoạch triển khai hoạt động mở Văn phòng công chứng:

    • Tiến độ thực hiện các dự kiến về tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất khi thành lập văn phòng công chứng;
    • Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ công chứng;
    • Tiến độ và các kế hoạch mở văn phòng công chứng;
    • Điều kiện lưu trữ, kế hoạch thực hiện việc lưu trữ, quy trình lưu trữ hồ sơ;
    • Các vấn đề khác liên quan khác.

    III/ Hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng công chứng

    Khi đã đảm bảo tốt các điều kiện thành lập văn phòng công chứng, thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở văn phòng công chứng và tiến hành đăng ký kinh doanh theo trình tự sau:

    • Bước 1: Công chứng viên mởvăn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:
      • Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng;
      • Đề án thành lập văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện
      • Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
    • Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng.
    • Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Mở văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
    • Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

    IV/ Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động mở văn phòng công chứng

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, mở văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
    • Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
    • Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hành nghề trong Văn phòng công chứng;
    • Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
    >>>Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi. Người đại diện văn phòng công chứng phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    V/ Dịch vụ thành lập văn phòng công chứng trọn gói, uy tín tại Nam Việt Luật

    Nếu bạn không có thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập văn phòng công chứng, hãy liên hệ với Nam Việt Luật để sử dụngdịch vụ đăng ký kinh doanhtrọn gói của chúng tôi.Nam Việt Luật cam kết:

    • Tư vấn các vấn đề cần thiết trước khi thành lập văn phòng công chứng
    • Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ
    • Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh công chứng tại cơ quan thẩm quyền
    • Theo dõi, nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.
    • Tư vấn sau đăng ký kinh doanh văn phòng công chứng cho khách hàng.

    Đến Nam Việt Luật bạn không chỉ được tư vấn miễn phí mà còn được hướng dẫn tận tình mọi thủ tục, vấn đề liên quan đến xin giấy phép. Việc tư vấn sẽ do những luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, am hiểu pháp lý trực tiếp tiến hành.

    Trên đây là những thông tin hữu ích về điều kiện mở văn phòng công chứng mà Nam Việt Luật chia sẻ. Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp trọn gói hay thành lập văn phòng công chứng với chi phí tốt và tiết kiệm thời gian thì hãy liên hệ đến Nam Việt Luật nhé!

  • Video liên quan

    Chủ Đề