Em không phải là người thích ăn ngọt lắm đâu, nhưng thỉnh thoảng em lại thèm mấy món ngọt kinh khủng và phải tìm ăn bằng được. Nhiều lúc vợ chồng em còn nghĩ mình đang mang bầu nhưng thật sự thì lại là một lý do khác mà em không ngờ tới luôn đó các chị. Có nhiều hôm đã 9 – 10 giờ đêm rồi mà còn muốn ăn cái gì đó ngọt ngọt hay nhiều bữa mặc dù đã ăn rất no nhưng vẫn muốn ăn cái gì đó ngọt để không thấy cảm giác lạt miệng. Lúc đó chồng em còn tưởng em mang bầu, vì suột ngày em cứ thèm hoài à, ăn bao nhiêu cũng không đủ. Có mua que về thử thì thấy bình thường. Thấy vậy em mới đi khám thử xem sao, vì ăn ngọt nhiều cũng không tốt, em sợ tiểu đường lắm. Kết quả bác sĩ cho biết em bị thiếu hụt nội tiết tố vì đối với nhiều phụ nữ, vấn đề thèm ngọt đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến estradiol, một trong những dạng của nội tiết tố nữ estrogen. Khi trong cơ thể của các chị em mức độ estradiol cao thường có nhiều vấn đề đi kèm với nội tiết tố này bao gồm: đau bụng kinh, giữ nước, chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau đầu trong kỳ kinh nguyệt, đau nửa đầu và vấn đề cân nặng. Giải pháp dành cho em trong lúc này là giảm estradiol bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn như ăn nhiều thịt gà, cá và các thực phẩm chế biến từ đậu nành... Ngoài ra, các bác sĩ còn cho biết, tình trạng thèm ngọt như em còn do một số lý do khác mà chúng ta không nghĩ tới. Thèm ngọt do suy tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động không hiệu quả, cơ thể bị mất cân bằng hormone đẫn đến tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi, mất hết năng lượng. Một khi nguồn năng lượng trong cơ thể đã cạn thì đó cũng là lúc chúng ta thấy mình thèm ăn ngọt hơn bao giờ hết và cảm giác ấy ngày một tăng lên. Uống nhiều nước để đào thải độc tố có hại và cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh hay cà phê để cải thiện tình trạng này nhé. Uống trà thảo mộc, ăn nhiều rau, hay các thực phẩm từ ngủ cốc nguyên hạt giúp cho lượng đường trong máu ổn định. Thèm ngọt do nhiễm nấm: Khi chúng ta bị phụ thuộc vào việc nạp năng lượng từ các thực phẩm ngọt sẽ hình thành thói quen xấu khiến nấm men ở vùng kín có nguy cơ phát triển mạnh. Đồ ăn ngọt có thể làm mất cân bằng, làm giảm sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong đó có các vi khuẩn ở “vùng nhạy cảm”. Cho nên, khi bạn bị nhiễm nấm, vi khuẩn có hại tăng lên thì cơ thể bạn lại càng có xu hướng thèm ăn ngọt nhiều hơn. Nhưng nạp nhiều đường do đòi hỏi của nấm men khiến bạn căng thẳng, làm tăng bài tiết cortisol, gây tích mỡ bụng, làm giảm khả năng miễn dịch. Trong tình huống này, các chị nên hạn chế đường cũng như cà phê và chuyển sang một chế độ ăn ít đường bột. Hãy bổ sung probiotic hoặc sữa chua liên tục trong ít nhất 2 tháng. Thèm ngọt do ăn kiêng không đúng cách: Thồng thường, những chị em có chế độ ăn kiêng quá khắc khe sau một thời gian dài sẽ có cảm giác thèm ngọt “dữ dội”. Vì cơ thể lúc này thiếu hụt năng lượng cần thiết để duy trì các hoạt động cơ bản. Cho nên, khi cơ thể mệt mỏi hoặc đang chịu căng thẳng trong một thời gian dài, nó sẽ tự động phát tín hiệu thèm ngọt nhằm tìm nguồn năng lượng tức thời. Ăn uống đúng cách và khoa học sẽ giúp hạn chế tình trạng thèm ngọt hiện tại. Đồng thời các chị cũng phải ngủ đủ giấc để chống chọi lại tình trạng hiện tại. Thèm ngọt do căng thẳng: Đây là lý do vì sao mà các chị em khi buồn bực hay mệt mỏi lại thích ăn cái gì đó ngọt ngọt nè. Nguyên nhân là vì khi cơ thể có dấu hiệu stress, ngay lập tức nó sẽ sản xuất nhiều cortisol hơn, đi kèm với hormone này là sự mất kiểm soát đường huyết. Lúc này, cơ thể cần nạp đường vào cơ thể nhiều hơn gấp 3 lần mức thông thường và làm chúng ta dễ tăng cân. Giải pháp tốt nhất lúc này chính là giải tỏa tâm trạng để tránh căng thẳng giảm cảm giác thèm ngọt đang hiện hữu. Xem thêm bài viết: Loại thực phẩm giúp bạn ăn món nướng thả ga mà không lo nằm chờ chết vì ung thư dạ dày Chuyên gia y tế khẳng định đây là những thực phẩm trẻ ăn vào là teo não, bố mẹ phải cẩn thận Khoa học khẳng định chỉ cần làm 7 điều sau chị em sẽ không bao giờ nhận án tử ung thư