Tại sao sên mứt bị không khô

Mứt là món ăn vô cùng phổ biến ngày Tết, nhưng thay vì mua ngoài hàng thì nhiều mẹ lại chọn cách làm nhà cho an toàn. Nhưng nhiều khi mứt làm ra không như mong muốn vì có thể bị khô, ướt, không kết tinh đường hay cháy,... Vì thế hãy áp dụng cách “chữa cháy” siêu hay này cho món mứt nhé.Bạn đang xem: Cách chữa mứt bị chảy nước



Những ngày gần Tết như thế này sẽ có nhiều mẹ nhà mình trổ tài khéo tay và làm những món mứt thơm ngon cho gia đình lắm đây. Thế nhưng, dù khéo đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc sơ xuất mà làm cho chảo mứt đang sên bị khô, ướt hay cháy,... Những lúc như thế nhiều mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc bỏ luôn mẻ mứt mà làm lại hoặc đi mua ngoài hàng cho nhanh.

Bạn đang xem: Cách chữa mứt bị chảy nước

Trước đây em cũng đã gặp tình trạng này. Nhưng như thế thì lãng phí quá. Nên em đã tìm tòi học hỏi các mẹ nội trợ khác và cả nguồn kiến thức từ trên internet mà em đã rút kết được một vài cách “chữa cháy” vô cùng hay cho món mứt khi bị khô, ướt hay cháy. Các mẹ có thể tham khảo nhé: 1. Khi mứt không kết tinh



Theo như nhiều mẹ nội trợ chia sẻ thì mứt không kết tinh được là do thiếu đường. Nếu như mẹ nào gặp trường hợp như thế này thì có thể cho đường vào món mứt và sên tiếp nhé. Nhưng nên nhớ phải cho lượng vừa phải thôi nhé. Tránh cho đường quá nhiều làm món mứt quá ngọt và dễ bị cháy khét nhé. 2. Đường bị cháy và keo lại



Còn trong trường hợp đường bị cháy và keo lại cũng là do quá trình sên mứt, các mẹ nhà mình để lửa quá to mà thôi. Lúc này không chỉ đường bị cháy, keo lại mà còn không kết tinh lại được. Vì thế khi sên, các mẹ chỉ nên để lửa thật nhỏ mà thôi.

Xem thêm: Cách Nấu Cháo Chân Giò Ngon Béo Ngậy Cho Bữa Sáng Cuối Tuần

3. Mứt khô và bị cứng



Còn trong trường hợp mứt bị khô và bị cứng là do trong quá trình sên mứt, dù đường đã kết tinh nhưng các mẹ vẫn đảo và sên thì sẽ khiến mứt bị khô và cứng. Thế nên, tốt nhất là khi các mẹ thấy đường bắt đầu kết tinh và sên nặng tay, thì các mẹ nhấc chảo ra khỏi bếp và sên đến khi nào đường kết tinh lại thì thôi. Chứ không nên sên mứt kết tinh trên bếp còn lửa như vậy. 4. Mứt bị chảy nước



Với món mứt kết tinh đường thì việc mứt bị chảy nước sau quá trình làm không phải là chuyện hiếm gặp. Những lúc như thế các mẹ có thể cho phần mứt bị ướt đấy đi sấy khô hoặc cho lên chảo sên thêm một lần nữa. Đến khi nào mứt khô lại là được. Các mẹ nhớ cho vào túi hoặc hộp và bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời hay nơi có nhiệt độ cao nhé.

Xem thêm: Hướng Dẫn Các Món Ăn Từ Rau Má Nấu Những Món Này Không Ăn Phí Một Đời

Với những cách “chữa cháy” món mứt này em hy vọng các mẹ nhà mình có thể làm cho gia đình mình những món mứt ngon nhất trong dịp Tết này nhé. Video: Cách làm bánh kem bắp - Corn Cream Cake
Làm mứt cà rốt hoa hồng, vừa dẻo ngọt đẹp mắt lại thơm ngon vô cùng ai ăn cũng phải siêu lòng Làm mứt xoài xanh dai dẻo thơm ngon ngày TẾT, lạ miệng cả nhà ai ăn cũng mê tít Cách làm mứt dừa viên vừa ngon vừa lạ cho khay mứt ngày Tết

7.8k00Quảng cáoTham gia bình luận

Lên đầu trangCÔNG TY CỔ PHẦN LINE VIỆT NAMPhòng 2D8 Toà nhà JVPE, CVPM Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Tp. HCM.Điện thoại: [+84] 028 3911 8430vmvc.com.vnSản phẩmThịnh hànhCộng đồngNgôi nhà vmvc.com.vnLiên kết và hợp tácTinhte.vn5giay.vnFacebook OfficialLiên hệ quảng cáoLưu ý người dùngCâu hỏi thường gặpChính sách riêng tưĐiều khoản sử dụngQui định diễn đànChuyên mục: Cẩm Nang Những cặp nhũ hoa đẹp nhất thế giới khiến bạn phát cuồngCác món ăn nhẹ buổi tốiCắt tử cung toàn phần là gì

Chắc hẳn không còn ai xa lạ gì với món mứt dừa trong những ngày Tết phải không nào? Đây là món ăn vặt nhâm nhi trong ngày Tết cổ truyền và chắc chắn gia đình nào cũng có một hộp mứt, thấy mứt là thấy Tết. Ngày nay có xu hướng tự làm mứt dừa để đảm bảo an toàn và tiết kiệm, tuy nhiên mứt dừa bị chảy nước thì phải làm sao?

Đó là những trăn trở của không ít bà nội trợ. Vậy hãy cùng chúng tôi giải thích xem tại sao mứt dừa không khô và các cách khắc phục mứt dừa bị chảy nước nhé!

Để tìm hiểu cách làm mứt dừa ngon và đơn giản nhất mời bạn click vào link dưới đây nhé:

Cách làm mứt dừa ngon đơn giản tại nhà với 3 bước đơn giản mang lộc về vui xuân

Mứt dừa hấp dẫn

Cách làm mứt dừa rất đơn giản, tuy nhiên làm thế nào để mứt dừa khô và ngon lại là một chuyện khá phức tạp. Tại sao mứt dừa không khô là một câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc nhất, chúng tôi xin đưa ra một số lí giải như sau:

  • Khi chọn dừa làm mứt, bạn chọn nhầm dừa bị già khiến cho lượng dầu dừa trong cùi còn nhiều hoặc khi sơ chế dừa bạn rửa chưa kĩ làm lượng dầu trong dừa còn cao. Nếu dầu dừa vẫn còn, mứt khi sên vừa dễ nhanh cháy mà lại lâu khô, dễ bị chảy nước.
  • Ở công đoạn rửa dừa và để ráo nước nhưng bạn lại chưa để nước ráo hết, nước còn đọng trong cùi, khi đó cho vào ướp thì nước lại ra nhiều hơn.
  • Mứt dừa khi sên xong chưa nguội bạn đã cho vào túi nilon hay lọ thì cũng là một trong những nguyên nhân bị ướt mứt, do mứt bị hấp hơi.
  • Trong quá trình lấy mứt dừa ra ăn, bạn không buộc kĩ hoặc dùng tay để lấy mứt ra cũng đã góp phần làm mứt bị ướt khiến mứt dừa không khô được.
Bảo quản mứt dừa để không bị chảy nước

Mứt dừa chảy nước thì phải làm sao? Đây là một điều khá đau đầu khi chị em làm món mứt dừa. Vậy để giải đáp những thắc mắc này của chị em, chúng tôi xin đưa ra một số mẹo như sau:

Sơ chế dừa

Để dừa không bị chảy nước thì ngay ở khâu chọn và sơ chế dừa bạn đã phải chọn dừa non hoặc dừa bánh tẻ để lượng dầu ít so với dừa già và ngon hơn dừa già.

Bạn nhớ ngâm nước khoảng 10 – 12 tiếng cho dầu dừa ra hết hoặc để tiết kiệm thời gian bạn nên rửa với nước ấm khoảng 60 – 70 độ C cho nhanh hết dầu. Sau đó để thật ráo để nước trong dừa chảy ra hết thì dừa mới nhanh khô.

Dừa đã sơ chế xong

Ướp đường

  • Khi ướp đường bạn nên tuân thủ theo công thức 1kg sợi dừa ngâm với 500 gram đường trắng thì dừa vừa ngọt, vừa ngon mà lại không dễ cháy.
  • Nếu bạn làm với sữa tươi hoặc các màu khác thì nên cho một lượng vừa phải để dừa không quá nhiều nước.

Sên dừa

  • Dùng chảo to, đáy lớn và dày để sên mứt.
  • Ban đầu khi cho dừa và nước đường vào, bạn cho lửa to vừa cho nhanh sôi. Khi dừa đã sôi thì nhớ vặn nhỏ lửa.
  • Sau đó cho lửa nhỏ dần, nhớ đảo đều khi thấy đường kết tinh trắng ở bề mặt sợi dừa thì khi đó tắt bếp, đảo thêm vài lần và cho ra mâm hoặc khay.
Sên dừa để mứt khô và trắng

Bảo quản

  • Để dừa không bị chảy nước thì khi sên xong, cho ra quạt quạt khô hoặc đem phơi nắng để mứt được trắng, khô hơn.
  • Sau khi mứt khô và nguội rồi cho vào túi nilon buộc chặt hoặc tốt nhất là để vào lọ thủy tinh đậy nắp kín để bảo quản được lâu hơn.

Một số câu hỏi đặt ra khi làm mứt dừa như một quả dừa làm được khoảng bao nhiêu mứt? Làm thế nào để mứt dừa trắng? Tại sao khi sên mứt lại không có đường kết tinh bề mặt sợi dừa?… Các chị em nội trợ đừng lo, đã có chúng tôi giải đáp những thắc mắc ấy ngay bây giờ.

Khi bạn làm dừa không chỉ để ăn mà còn để biếu hay bán tính theo khối lượng thì 1 quả dừa khoảng 1kg cùi dừa thì làm được khoảng 500 – 700gram mứt khô. Nếu dừa bánh tẻ thì được khoảng 700 gram mứt, dừa non thì khoảng 500 gram. Do đó khi làm bạn nên cân trước cùi dừa để ướp đường theo tỉ lệ và khi xong thì nên cân lại mứt để dễ dàng chia ra các túi nếu như bán hoặc biếu tặng.

Mứt dừa thơm ngon ngày Tết

Để có được mứt dừa trắng, bạn cần chọn nguyên liệu như cùi dừa bánh tẻ, đường kính trắng. Đặc biệt khi sên mứt, bạn phải cho lửa nhỏ để dừa không bị cháy. Hơn nữa khi sên xong bạn đem phơi nắng hoặc sấy vài phút trong lò sấy 100 độ C để dừa vừa khô, vừa trắng. Để đường kết tinh trắng hết sợi dừa thì cần cho lượng đường phù hợp. Tỉ lệ 1kg cùi dừa trên 500gram đường là vừa phải.

Hi vọng với những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc mứt dừa chảy nước thì phải làm sao thì các chị em nội trợ đã tự tin làm và bảo quản thành phẩm của mình. Hãy ghi nhớ và bỏ túi ngay những lưu ý này nhé, chắc chắn nó sẽ rất hữu ích trong công việc nội trợ ngày Tết với món mứt dừa siêu ngon của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề