Tại sao môi trên bị thâm

Tại sao chúng ta lại bị thâm viền môi

Vùng viền môi của chúng ta vô cùng mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ tổn thương và bị thâm đen theo thời gian. Khi đôi môi không còn hồng hào mà dần trở nên thâm sạm kém xinh đó là do các tế bào melanocytes bị tổn thương, kích thích hắc tố Melanin tăng cao và tập trung trên vùng môi.

Hiểu một các đơn giản thì tình trạng thâm môi là do các tác động từ bên ngoài và chế độ ăn uống của chúng ta. Các nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Thường xuyên cắn và liếm môi: Thói quen liếm môi sẽ vô tình khiến lớp dầu tự nhiên trên môi bị biến mất. Và khi môi bị mất đi lớp bảo vệ này sẽ xảy ra hiện tượng khô môi, nứt nẻ và thâm sạm.

Không che chắn khi ra trời nắng: Làn da chúng ta cần được bảo vệ, đôi môi cũng không ngoại lệ. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên chính là nguyên nhân gây nên tổn thương cho đôi môi. Từ đó sẽ làm tăng sắc tố melanin khiến môi thâm dần theo thời gian và còn bị khô sần, nứt nẻ.

Môi bị khô, mất nước: Nếu bạn để ý thì sẽ nhận ra môi sẽ trở nên thâm sạm hơn hẳn trong mùa lạnh. Nguyên nhân là do vì không khí khô hanh sẽ làm mất đi lượng nước cần thiết khiến đôi môi bị khô và dần trở nên thâm sạm.

Hút thuốc và tiêu thụ nhiều chất caffeine: Việc hút thuốc không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, mà còn làm môi trở nên thâm sạm vì trong thuốc lá có chứa chất nicotine.

Ngoài ra nếu bạn là tín đồ của trà và cafe cũng là nguyên nhân khiến đôi môi và răng ố vàng vì chứa caffeine. Một mẹo nhỏ để cải thiện tình trạng này là uống nhiều nước lọc trước khi uống các loại thức uống này.

Sử dụng son môi chứa nhiều chì: Việc son môi kém chất lượng chứa nhiều chì gây thâm môi đã không còn xa lạ với các tín đồ làm đẹp. Vì thế chúng ta cần lựa chọn kỹ các loại son môi lành tính, có thương hiệu để giảm tình trạng thâm môi và đảm bảo cho sức khỏe.

Ngoài ra, thâm viền môi còn có nhiều nguyên nhân khác như yếu tố di truyền, bệnh tật, thiếu hụt vitamin C,...

>> Đọc thêm: 5 Cách trị thâm môi tại nhà cực kỳ hiệu quả

Những cách trị thâm viền môi hiệu quả

Ăn nhiều loại rau quả nhiều màu sắc

Để cải thiện tình trạng thâm viền môi, chúng ta nên thường xuyên ăn nhiều loại rau quả nhiều màu sắc tươi sáng như cam, dâu, táo,... để giúp cơ thể bổ sung các loại vitamin có lợi và dần dần cải thiện tình trạng sắc tố đôi môi từ bên trong. Nếu bạn không quen với việc ăn nhiều trái cây thì bạn có thể uống nước ép và sinh tố mỗi ngày.

Bên cạnh việc bổ sung vitamin trong trái cây thì chúng ta cũng nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin A, axit béo, canxi và magie. Các loại thực phẩm như trứng, sữa, các loại hạt, đậu nành, cá, chuối, bông cải xanh,...

Tẩy da chết và dưỡng môi mỗi tuần

Đôi môi cũng như làn da cũng cần được chăm sóc và tẩy da chết thường xuyên, thậm chí tần suất tẩy da chết cho môi còn nhiều hơn cho làn da nữa. Tùy thuộc vào tình trạng môi của môi mỗi người mà tần suất tẩy da chết cho môi cũng khác nhau. Thường thì 1-2 lần/tuần.

Chúng ta có thể tẩy da chết cho môi bằng các sản phẩm chuyên dụng, hoặc cũng có thể tự làm ra các hỗn hợp tẩy da chết tự nhiên từ các nguyên liệu quen thuộc trong bếp. một công thức tẩy da chết cho môi đơn giản và phổ biến là đường nâu, mật ong và một ít nước cốt chanh.

Sau khi tẩy da chết thì cần phải chú trọng việc dưỡng môi, nếu bạn không thích các loại son dưỡng thì cũng có thể tận dụng các nguyên liệu như dầu oliu, sữa tươi, mật ong hay sữa chua để thay thế son dưỡng và giúp đôi môi trở nên mềm mại, khỏe mạnh và hồng hào.

Lựa chọn những loại son môi lành tính và có chống nắng

Bên cạnh việc làm đẹp, son môi cũng có thể là mối đe dọa nguy hiểm nhất khiến bờ môi xinh xắn của bạn bị tổn thương nếu bạn chọn sử dụng các loại son môi kém chất lượng.

Để giảm thiểu và đề phòng tình trạng thâm viền môi, chúng ta cần cẩn thận hơn khi chọn mua son môi. Hãy để tâm đến thành phần và thương hiệu của những thỏi son bạn sử dụng. Tốt nhất nên có thể thì hãy lựa chọn các dòng son môi hữu cơ chứa nhiều dưỡng chất và thành phần chống nắng để giúp bảo vệ đôi môi xinh một các tốt nhất.

Phun xăm môi

Nếu tình trạng thâm viền môi của bạn khá trầm trọng và khó giải quyết thì bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công nghệ làm đẹp hiện nay như phun xăm môi. Việc phun xăm sẽ giúp bạn giải quyết ngay những vấn đề về thâm viền môi dù tình trạng thâm sạm có nặng như thế nào. Tuy nhiên, chị em cũng nên chú ý lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ viện uy tín để phun xăm môi an toàn và đạt hiệu quả tốt.

Viva Spa là một trong những địa chỉ thẩm mỹ uy tín ở Hà Nội. Hiện nay, dịch vụ phun xăm môi tại Viva Spa đang được đông đảo khách hàng lựa chọn. Do có đội ngũ chuyên viên phun xăm môi giỏi, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, chuyên viên phun xăm tại Viva Spa sẽ mang đến cho bạn đôi môi quyến rũ và phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các loại mực tại Viva Spa cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, chiết xuất tất cả từ thiên nhiên đảm bảo chất lượng màu sắc tự nhiên và bền màu.

Không chỉ giúp chị em sở hữu đôi môi tươi tắn, quyến rũ Viva Spa còn mang đến cho khách hàng sự thoải mái nhất khi thực hiện dịch vụ phun xăm tại đây. Với những ưu điểm vượt trội của mình. Viva Spa đã và đang là một trong những địa điểm phun xăm môi uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng.

**Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người.

Môi đen, môi thâm,... là biểu hiện của môi đổi màu do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy ý nghĩa và cách điều trị khi môi bị đổi màu như thế nào?

Môi đổi màu là tình trạng phần đầu môi chuyển nhiều màu sắc khác nhau, có thể là xanh, hồng nhạt hoặc nâu. Thông thường phần đầu môi có màu hồng nhạt đến nâu, đó là do cấu tạo của môi chỉ từ 3 - 5 lớp tế bào, khác với những phần da còn lại trên cơ thể được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào.

Màu sắc của môi chính là sự hiển thị các mạch máu bên dưới. Ngoài ra, màu môi cũng phụ thuộc vào màu da, nếu da có màu sáng thì môi có màu nhạt và có thể thấy được các mạch máu.

Môi đổi màu có thể không nguy hại nếu do nhuốm màu thực phẩm từ thức ăn, đồ uống, nhưng đó cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nào đó, ví dụ, môi chuyển màu xanh có nghĩa là mạch máu không đủ oxy và khi đó người bệnh cần được cấp cứu.

Môi có thể đổi sang nhiều màu sắc khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào màu sắc chuyển đổi.

Môi đổi màu xanh hoặc xanh tím là do các mạch máu bị thiếu oxy, khi đó, ngoài môi còn thấy dấu hiệu đổi màu xanh ở các đầu chi. Máu nhiều oxy sẽ hồng hào, đỏ tươi còn máu thiếu oxy sẽ có màu đỏ sẫm, xanh tím. Máu thiếu oxy khiến môi đổi màu xanh có thể do một số tình trạng bệnh lý tác động đến phổi, tim và tuần hoàn trong cơ thể, bao gồm:

Một số bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn có thể khiến môi đổi màu xanh

Môi đổi màu trắng, nhợt nhạt là do thiếu máu, số lượng tế bào hồng cấp trong máu thấp. Ngoài môi, các vị trí khác trên khuôn mặt và cơ thể cũng nhợt nhạt như niêm mạc mắt, miệng [bên trong], móng tay.

Thiếu máu khiến môi đổi màu trắng có thể do các nguyên nhân sau gây ra:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, vitamin B12, folate
  • Phụ nữ trong giai đoạn hành kinh thường bị thiếu máu
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Nhiễm nấm Candida ở miệng [thường xuất hiện ở lưỡi, phần má trong nhưng cũng có thể ở vòm miệng, nướu, phần môi trong]
  • Các nguyên nhân khác: Hạ đường huyết, tuần hoàn kém, cơ thể thiếu hụt vitamin, tác dụng phụ của thuốc, bị tê cóng, mắc bệnh mãn tính.

Môi tím đen hoặc sắc tố môi tăng lên có thể do các nguyên nhân sau:

  • Thói quen hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến môi bị thâm đen.
  • Tai nạn, chấn thương: Dập môi do tai nạn hoặc chấn thương có thể khiến môi bị tím, đen một hoặc cả đôi môi, một phần hoặc toàn bộ môi. Ngoài ra, khi đôi môi bị tổn thương như khô, nứt nẻ, bỏng cũng làm môi bị thâm tím.
  • Bệnh Addison: Môi tím đen ở trong hoặc cả bên ngoài có thể xảy ra khi mắc bệnh Addison, là tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ cortisol cho cơ thể, làm tăng sắc tố da và môi.

Môi đổi màu kèm theo đốm có thể không nguy hiểm nếu đó là đốm nắng, tuy nhiên, đó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

  • Hemochromatosis: Khi cơ thể dự trữ quá nhiều sắt do mắc phải chứng rối loạn Hemochromatosis có thể gây tăng sắc tố da từng mảng màu xám hoặc nâu sẫm, xuất hiện cả trên môi.
  • Hội chứng Laugier-Hunziker: Hội chứng Laugier-Hunziker gây ra những mảng màu nâu đen trên môi, chủ yếu là môi dưới và xuất hiện cả trong khoang miệng. Ngoài môi đổi màu có kèm đốm, người bệnh còn có những đường đen trên móng tay. Đây là một tình trạng da lành tính.
  • Hội chứng Peutz-Jeghers: Đây là một hội chứng rối loạn di truyền làm phát triển những đốm đen nhỏ trên môi, miệng và vùng xung quanh mũi, mắt, bàn tay, bàn chân.
  • Rối loạn khu phức hợp Carney [hay còn gọi là hội chứng LAMB]: Đây là tình trạng rối loạn hiếm gặp làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại khối u khác nhau nhưng không phải ung thư và gây tăng sắc tố da ở môi và vùng quanh mắt, khiến môi đổi màu.
  • Ung thư: Đốm đen trên môi cũng có thể là một khối u ác tính với đặc điểm là màu sắc, hình dạng khối u bất thường, phát triển nhanh về kích thước. Với những đốm đen sáng bóng, trông giống sẹo, bị chảy máu hoặc vết loét đen không lành cần sớm đến bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá.

Ngoài các tình trạng bệnh lý kể trên, môi đổi màu kèm theo đốm đen có thể là tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị thần kinh như chống loạn thần hoặc điều trị ung thư gây ra.

Đốm đen trên môi cũng có thể là một khối u ác tính với đặc điểm là màu sắc, hình dạng khối u bất thường

Sau khi xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đổi màu môi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu đổi màu môi do thuốc, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được chuyển sang loại thuốc khác.

Các phương pháp điều trị tình trạng môi đổi màu gồm có:

  • Dùng thuốc bôi
  • Phẫu thuật
  • Phương pháp áp lạnh
  • Liệu pháp quang động, laser, ánh sáng xung cường độ cao

Ngoài ra, đổi màu môi có thể được phòng ngừa bằng cách lưu ý các biện pháp chăm sóc da và có chế độ ăn uống đầy đủ, cụ thể:

  • Không hút thuốc lá, nếu đang hút thuốc nên tập từ bỏ dần thói quen nguy hại đến sức khỏe này.
  • Đội mũ rộng vành, mang khăn che mặt khi ra ngoài trời nắng.
  • Dùng son dưỡng môi có chống nắng khi đi ngoài trời nắng.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 - 14 giờ.

Có nhiều nguyên nhân khiến môi đổi màu xanh, trắng, tím đen, ... Với mỗi màu sắc chuyển đổi, đó có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý cần được thăm khám, chẩn đoán và xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề