Tại sao lại ít nói

Khi nhắc đến giao tiếp giỏi ắt hẳn ít nhiều trong chúng ta sẽ nghĩ đến một người nói chuyện khéo léo, hay có kiến thức uyên thâm, nói đến đâu người nghe gật gù đến đấy? Vậy là giao tiếp giỏi lại đang gián tiếp nhắc đến người hay ăn hay nói có tính cách cởi mở, hướng ngoại thôi sao?

Sự thật thì không hẳn như vậy? Hãy nghĩ lại một buổi tụ tập bạn bè, đồng nghiệp hay dễ nhận biết nhất đó là buổi offline đầu tiên của một nhóm bạn chẳng hạn, nếu để ý ngoài việc giới thiệu bản thân thì xuyên suốt buổi nói chuyện từ bạn được nghe nhiều nhất có phải là từ "tôi " hay không ?

Ai cũng cũng muốn kể về mình, ai cũng muốn người khác biết nhiều hơn về mình, muốn họ biết những thông tin liên quan đến mình, quan điểm góc nhìn của mình, muốn người khác biết những trải nghiệm của mình đó là một phản ứng vô thức trong chúng ta. Bởi vì chỉ cần một chủ đề được khởi xướng thì trong não chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến kho dữ liệu của mình, thậm chí chưa kịp nghe người kia kể hết câu chuyện của họ thì câu chuyện của ta đã sãn sàng rồi đây.

Nhưng với người ít nói họ thường không có xu hướng kể về mình quá nhiều, thời gian đó họ là người lắng nghe những câu chuyện của người khác mà lắng nghe thực sự là kỹ năng khó hơn kỹ năng nói rất nhiều lần, bởi ta chỉ muốn nghe những gì liên quan tới mình. Hoặc để thỏa mãn những thông tin ta có nhu cầu, hay thỏa mãn tính tò mò của mình chứ ta không thích lắm nghe người khác kể về họ.

Người ít nói được nhắc đến ở đây không phải là người không quan tâm mọi thứ xung quanh, mà là người chủ động tiếp nhận thông tin bằng phương thức lắng nghe. Những người ít nói vì thay vì thời gian nói họ dành ra nghe nhiều hơn nên thông tin học biết sẽ nhiều hơn và còn thì tuyệt vời hơn khi có người đang chăm chú lắng nghe nhiều điều ta đang kể nhất là kể về chính mình.

Đấy cũng là lý do tại sao khi người ta nói thì họ có sự đầu tư vô cùng lớn, nói làm sao cho hay nói nói làm sao để truyền đạt hết những gì mình muốn bày tỏ đến với người nghe. Còn đến phiên họ nghe thì họ hời hợt hay "à, ừ" thậm chí vừa gật đầu vừa lướt nhanh tường Facebook, hay có khi trí óc người ta cũng có xu hướng đi "du lịch" đâu đó hoặc đang liên hệ câu chuyện đó với chính mình mà quên luôn những gì họ đang nghe.

Người ít nói giao tiếp giỏi thực chất ra họ đang làm người nói thỏa mãn là được nói và ít phải nghe hơn, sẽ thích làm sao khi họ hỏi ại những thông tin mình vừa kể. Ở đây lắng nghe không hẳn là đồng cảm. Bởi vì lắng nghe bao hàm với tất cả các đối tượng và không nhất thiết phải là những người thân thuộc với mình hay với những vấn đề nóng hổi, mà đơn giản họ chỉ là người đứng đó lắng nghe mà không phán xét người nói.

Người lắng nghe nhiều sẽ là người học được nhiều, họ có nguồn thông tin vô cùng dồi dào vì thời gian họ nghe nhiều hơn nói có thể đổi thành thời gian họ lĩnh hội nhiều hơn thời gian họ bày tỏ.

Bạn thấy thế nào khi một ngày bạn biết rằng người kia nhớ những chi tiết trong câu chuyện tầm phào về bạn mà chính bạn nhiều khi còn không nhớ là mình đã kể ra?

Vậy nên người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe, là người giao tiếp cực kỳ giỏi. Nếu nói rằng người ít nói rất khó để nói nhiều thì người đã quen nói cũng khó khăn không kém khi phải dừng lại chỉ để nghe không thôi.

Hoa Lava

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

Khi ăn nhậu được xem là 'kỹ năng mềm'

Nhiều đàn ông Việt thích đi nhậu vì giao tiếp kém

Ở bất kỳ thời đại nào, việc có nhiều bạn bè, tăng thêm mối quan hệ là lợi thế vô cùng to lớn. Việc giúp đỡ lẫn nhau đôi bên cùng có lợi chính là chìa khóa để xã hội phát triển. Tuy nhiên, nếu như bạn là người thông minh thì mọi chuyện lại khác. Những người thông minh thường có điểm chung là ít nói, ít cười, ít bạn bè. Họ thường cảm thấy an tâm, vui vẻ khi thui thủi một mình ở góc yên tĩnh nào đó hơn là tụ tập bạn bè náo nhiệt. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là một số lý do người thông minh lại kiệm lời như vậy.

Với những người bình thường càng được tương tác với bạn bè thân thiết thì càng thấy hạnh phúc. Tuy nhiên,với những người thông minh thì điều này lại hoàn toàn trái ngược. Trên đây là một số lý do lý giải tại sao người thông minh lại ít nói đến như vậy. Có một số người, họ ít nói nhưng tâm tính họ rất tốt. Bạn không nên đánh giá họ một cách phiến diện để mối quan hệ ngày càng tốt hơn.

lý do nguyên nhân người thông minh thông minh ít nói ít nói nhất.

1. Người ít nói biết lắng nghe chân thành

Ông trời chẳng cho ai hết cái gì và lấy đi của ai hết cái gì. Những người ít nói tuy rất kiệm lời nhưng bù lại họ rất biết cách lắng nghe người khác.

Nếu bạn thấy lạc lõng khi nói mà không có người nghe, thì chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra với người ít nói.

2. Người ít nói thích quan sát nhiều hơn, và họ sẽ không bỏ lỡ bất kỳ khoảnh khắc nào.

Những người ít nói tuy không tham gia vào cuộc trò chuyện nhiều, nhưng họ lại có khả năng quan sát cao hơn người khác. Trong khi mọi người thi nhau nói thì họ sẽ chỉ im lặng và "nhìn" tất cả mà thôi.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi hỏi ý kiến của những người ít nói về một vấn đề nào đấy. Họ sẽ cho bạn thấy nhiều góc khuất mà bạn khó quan sát được.

3. Họ nghĩ trước nói sau

Trong một cuộc thảo luận, chắc chắn ai cũng sẽ muốn nghe những lời vàng ngọc được thốt ra từ miệng người kiệm lời. Bởi họ đã kịp lắng nghe tất cả những gì người khác nói, thu thập và phân tích đầy đủ thông tin nên lời nói có giá trị cao hơn hẳn.

4. Người ít nói là người bạn tốt

Với sự ít nói, phong thái điềm đạm, những người như vậy thường được xem là những người "bạn tâm tình" hoàn hảo. Họ là những người có đôi tai biết lắng nghe, được tôn trọng vì khả năng thấu cảm, sự bình tĩnh và nói năng cẩn thận.

5. Người ít nói: không để phí hoài sự cô đơn

Nhiều người ít nói là những người sống nội tâm. Họ đã vốn trầm mặc nên đôi khi sẽ bị tấn công bởi cảm giác cô đơn. Khi đó họ chỉ biết tập trung vào làm việc để xua đi sự ảm đạm trong tâm hồn. Kết quả công việc của họ thường có kết quả tốt hơn so với nhiều người khác.

6. Người ít nói hiếm khi nặng lời với những người khác.

Hiếm khi to tiếng hay hành động thái quá, người ít nói ít khi làmtổn thươngngười khác. Với những người này, dĩ hòa vi quý là nguyên tắc số 1. Cái gì cho qua được, họ sẵn sàng cho qua mà không để tâm. Còn chuyện gì quá to tát họ cũng cố gắng biến nó trở nên đơn giản nhất có thể.

7. Sự bình tĩnh đáng khâm phục của những người ít nói

Với phong thái điềm đạm sẵn có, những người ít nói rất ít khi bị tác động bởi những căng thẳng từ bên ngoài. Khi gặp bất cứ chuyện gì, họ đều có thể giữ được sự bình tĩnh đáng kinh ngạc. Và họ cũng biết cách kiềm chế cả những người xung quanh.

Video liên quan

Chủ Đề