Tại sao gọi phan anh là tân thủ tướng

[PLO]- Trước xu thế đa cực và diễn biến phức tạp của chính trường thế giới, Anh và Mỹ sắp được dẫn dắt bởi hai nhà lãnh đạo có nhiều nét tương đồng khi ông Boris Johnson chính thức trở thành Thủ tướng Anh vào hôm 24-7.

Lời nhận xét “Donald Trump nước Anh” mà báo chí dành cho ông Boris là không hề vô cớ khi từ diện mạo cho đến các rắc rối trong đời sống và công việc như bế bối ngoại tình và những lời phát biểu “hớ hênh” giữa hai nguyên thủ cũng giống nhau đến lạ thường.

Tuy nhiên, theo hãng thông tấn NPR, chính tư tưởng dân túy cực độ của tân Thủ tướng Anh khi đề cao việc kiểm soát nhập cư và khôi phục vị thế của đất nước trong các vấn đề quan trọng trên thế giới mới là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của biệt danh trên.

Con đường trở thành những người đàn ông quyền lực nhất đất nước của ông Trump và ông Boris cho thấy rất rõ cục diện chính trị ở phương Tây trong những năm gần đây.

Vào năm 2016, Anh và Mỹ dường như đã sẵn sàng cho một cơn địa chấn chính trị khi các cử tri chủ chốt ở cả hai quốc gia bày tỏ sự thất vọng với những gì đang diễn ra trên chính trường và lo sợ các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa sẽ thay đổi cộng đồng mình sinh sống.

Bên cạnh đó, hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng có tác động lớn đến chiếc ghế lãnh đạo ở Anh và Mỹ. Mặc dù nền kinh tế Washington đã khôi phục, nhưng nhiều công dân còn gặp nhiều khó khăn sau sự suy thoái. Trong khi ở Anh, các chương trình và dịch vụ hỗ trợ cho người dân dần bị cắt giảm.


Tân Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson [trái] bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào năm 2017. Ảnh: The Telegraph

Trước tình thế đó, ông Boris và ông Trump đều đã nắm bắt tốt thời cơ. Trong khi Tổng thống Mỹ cam kết xây tường ngăn chặn người nhập cư từ Mexico, thì cựu Ngoại trưởng Anh hứa sẽ giành lại quyền kiểm soát biên giới bằng cách ủng hộ chiến dịch Brexit vì cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gia nhập Liên minh châu Âu [EU] và trở thành “cửa sau” cho những người tị nạn Syria vào Vương quốc Anh.

Tương tự như ông Trump, cựu nhà báo của tờ Daily Telegraph cũng không hài lòng trước những thay đổi của xã hội Anh. Cụ thể, ông thường dành những lời lẽ tốt đẹp cho người gốc da trắng, nhưng lại tỏ rõ thái độ với cộng đồng thiểu số và nhóm người theo chủ nghĩa tự do.

Trong chuyên mục của mình ở tờ báo trên vào năm 2017, ông Boris viết rằng phụ nữ mặc burqa [loại trang phục trùm kín từ đầu đến chân, chỉ hở hai mắt của người Hồi] trông giống như “hộp thư hoặc kẻ cướp ngân hàng”.

Theo giáo sư của Đại học Essex Paul Whiteley, lời nhận xét của ông chiếm được sự đồng cảm của một bộ phần người Anh bởi vì tình trạng nhập cư từ Đông Âu đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công cộng và chăm sóc y tế tại đây.

Không những vậy, ông Boris cũng cam kết sẽ đưa đất nước trở về thời kỳ vẻ vang trước đây, giống như khẩu hiệu mà ông Trump đề ra trong chiến dịch tranh cử của mình “Make American Great Again” [Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại].

Nhiều người ủng hộ Brexit cho rằng thời hoàng kim của Anh là thời điểm quốc gia này đánh bại sự bành trướng của Đức Quốc Xã, hay thậm chí xa hơn, khi Đế Quốc Anh còn là một thế lực thống trị trên thế giới.

Nắm bắt được tâm lý trên, trong bài phát biểu vào năm 2016, ông đã trích dẫn câu nói của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill về việc “đế quốc tương lai là đế quốc của trí tuệ” để tạo sức thuyết phục cho viễn cảnh “Anh trở thành cường quốc quyền lực mềm” mà ông vẽ ra, với Brexit là con đường để thực hiện hóa mục tiêu đó.

Với tất cả những điểm trên, thế giới hoàn toàn có thể chuẩn bị tinh thần trước những biến động chính trị có thể sâu sắc hơn chính trường chính thức chào đón một nhà lãnh đạo dân túy mới mang dáng dân của Tống thống Mỹ Donald Trump. 

Thời niên thiếu dữ dội của 'phiên bản Donald Trump ở nước Anh'

[PLO]- Những phát ngôn “hớ hênh”, các bê bối ngoại tình và người thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa hoài nghi châu Âu là những cụm từ thường được dùng để miêu tả tân Thủ tướng Vương quốc Anh.

THỊNH HUỲNH

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Chụp lại hình ảnh,

Tân Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tặng hoa cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội khóa 13.

Bốn lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, thường được gọi là “tứ trụ”, nhận được đánh giá khác nhau của các khách mời BBC.

Các chuyên gia, nhà quan sát trong ngoài Việt Nam tham gia Bàn tròn Thứ Năm của BBC ngày 7/4 trong bối cảnh Việt Nam tiến hành chuyển giao lãnh đạo.

Kỳ họp cuối của Quốc hội khóa 13 đã bầu tân Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, dựa theo danh sách giới thiệu của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Chủ tịch Quốc hội mới là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, thay thế ông Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch nước là Đại tướng công an Trần Đại Quang, thay ông Trương Tấn Sang.

Gương mặt sẽ lãnh đạo chính phủ là ông Nguyễn Xuân Phúc, thay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Về ông Trương Tấn Sang, cựu Chủ tịch nước, tôi trực tiếp được nghe ông ấy nói chuyện tại CSIS [Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Hoa Kỳ], tôi thấy ông ấy nói rất chững chạc, không cần đọc giấy tờ gì cả. Ông sẵn sàng trả lời tất cả mọi câu hỏi, đó cũng là khả năng khá đặc biệt.

Quyền của Chủ tịch nước rất nhiều. Ông có quyền thống lãnh các lực lượng võ trang, có quyền giáng chức, thăng chức tất cả các tướng lãnh cao cấp nhất, tuyên bố tình trạng giới nghiêm, tình trạng khẩn cấp, động viên, tổng động viên, nhưng ông ấy chọn không thi hành tất cả những quyền đó.”

Còn với ông Nguyễn Tấn Dũng, từ xưa đến nay và sau này nữa, khó có Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như ông Dũng, điều đó là điều đặc biệt của ông ấy. Nhưng những vấn đề công tội của ông ấy, tôi hiện chưa muốn nói.

Về ông Trần Đại Quang, khi tuyên thệ nhậm chức, ông nói ngay là ông sẽ phục vụ quốc gia, Tổ quốc, ‘với tư cách người đứng đầu nhà nước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang', tức là ông đã nói rõ, đã xác nhận rõ quyền hạn của ông.

So sánh giữa ông Sang với ông Trần Đại Quang, ông Quang không những có quyền do Hiến pháp cho phép, nhưng ông ấy cũng có thế của ông Bộ trưởng Công an cũ. Thành ra nếu ông ấy quyết sử dụng, ông sẽ có nhiều quyền hơn ông Sang.

Về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta cứ nói là ông Trọng 'lú', nhưng thực ra sau cuộc tranh giành vừa qua, ta thấy ông ấy không phải là người có thể coi thường được.

Và ông ấy cũng làm một số việc, bổ nhiệm những chức vụ chống tham nhũng, củng cố quyền lực của ông và thứ hai là để những người quản lý những thành phố rất lớn và đối với những vấn đề kinh tế rất lớn sắp tới của Việt Nam.

Về ông Nguyễn Sinh Hùng, trong giai đoạn đầu của ông ấy, không có gì đặc sắc. Nhưng giai đoạn cuối, gần hết nhiệm kỳ, có những lời tuyên bố rất hùng hồn và rất đặc sắc của một số Đại biểu Quốc hội.

Có ông Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cũng nói một bài lớn ở trong Quốc hội, chứng tỏ Quốc hội cũng trở thành diễn đàn cho họ.

Tôi đánh giá không phải việc người ta mạnh hay không, mà đánh giá trên mức độ người ta sử dụng quyền lực để lại cái gì. Như thế, tôi cho ông Nguyễn Phú Trọng không điểm.

Nhưng sau Đại hội Đảng, với nước cờ mà loại được ông Nguyễn Tấn Dũng ra, và với nước cờ bố trí ông Đinh La Thăng, ông Hoàng Trung Hải, thì đến bây giờ tôi cho ông Trọng 7 điểm.

Đối với ông Trương Tấn Sang, tôi cho ông Sang là người ít nhiều ở thời điểm đó, ông cũng có những khát vọng gì đó, nhưng mà ông bất lực, nên tôi cho ông Sang 6 điểm.

Còn với ông Nguyễn Sinh Hùng, đáng lý tôi cho không điểm, nhưng mà cũng có những phát ngôn 'chém gió' gọi là 'sướng mồm' những ngày cuối nhiệm kỳ, tôi cho ông Hùng 2 điểm.

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 11 đã không tái ứng cử ở Đại hội 12.

Còn với ông Nguyễn Tấn Dũng, vì nó không có điểm âm, nên tôi cho không điểm, chứ nếu có điểm dưới âm, thì tôi cho dưới âm.

Về ông Nguyễn Tấn Dũng, tôi đánh giá rất cao ông Dũng như một chính trị gia. Ông ấy rất tài, rất có năng lực của một chính trị gia.

Về vấn đề năng lực ấy làm lợi cho quốc gia hay là cho bản thân ông ấy, phe cánh của ông ấy lại là một chuyện khác. Nhưng xét mặt chính trị gia, tôi đánh giá ông ấy rất cao.

Xét về mặt kết quả, tôi đánh giá ông ấy rất thấp. Những chính sách kinh tế của ông ấy mang lại những hậu quả rất là tai hại cho đất nước này. Chủ yếu là chính sách về các tập đoàn kinh tế nhà nước, và chính sách đã làm hỏng toàn bộ hệ thống ngân hàng, trong một số thời gian vừa qua.

Và chi tiêu chính phủ bây giờ đến mức rất là khó khăn. Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ phải gánh một hậu quả rất mệt mỏi, là những hậu quả của ông Nguyễn Tấn Dũng để lại.

Ông Phúc sẽ không được mạnh mẽ như là ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng mà có thể cái 'bớt mạnh mẽ' của ông ấy thì lại là tốt cho công việc điều hành chung. Bởi vì như thế nó sẽ đỡ bớt được những cái sai lầm hơn nhiều, bởi một người mạnh mẽ quyết, thì có thể quyết sai. Và quyết sai thì có thể có những hậu quả rất là lớn.

Còn với ông Nguyễn Sinh Hùng, thực sự tôi cũng không đánh giá nhiều lắm, bởi vì với vai trò Quốc hội, cũng không có vai trò gì mấy. Nhưng tôi cũng thống nhất như anh Trương Duy Nhất là ông ấy đã nói rất nhiều câu rất là ‘ngô nghê’, xong rồi đến cuối thì ông ấy ‘chém gió’ cho sướng được một vài câu khá mà được Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng khen.

Về ông Trương Tấn Sang, tôi không hiểu ông ấy lắm, bởi vì ông rất kín. Với chức vụ thực sự có tính chất tượng trưng như thế, nói như Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói là ông ấy có rất nhiều quyền, quyền đó là ‘quyền ảo’ ghi ở trong Hiến pháp thôi, nhưng mà cái quyền của Đảng nó át đi rất nhiều.

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Đại Quang [phải] kế nhiệm ông Trương Tấn Sang trong vai trò Chủ tịch Nước tại Quốc hội khóa 13 của VN.

Về "tứ trụ" trước năm 2016 thì tôi cho rằng không ai có thể qua mặt được Thủ tướng Dũng. Tuy Việt Nam có chế độ "làm vua tập thể" nhưng không thể phủ nhận rằng ông Dũng là một trong 3 Thủ tướng Cộng sản Việt Nam để lại "dấu ấn" đậm nhất sau ông Phạm Văn Đồng và ông Võ Văn Kiệt.

Ông Dũng có thể là người duy nhất chứng tỏ rằng Thủ tướng Chính phủ không nhất thiết phải luôn luôn phục tùng Bộ Chính trị.

Ông đã biến nội các chính phủ là trung tâm quyền lực và vô hiệu hóa Bộ Chính trị bằng cách sử dụng hữu hiệu vai trò của Trung ương Đảng. Nếu buộc phải chấm điểm thì ông Dũng xứng đáng điểm 8/10.

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong ba Thủ tướng có nhiều dấu ấn nhất của nhà nước cộng sản Việt Nam từ trước tới nay, theo Luật sư Vũ Đức Khanh.

Dù ông Nguyễn Phú Trọng bề ngoài có vẻ như là người "thắng cuộc" nhưng thực ra kẻ thắng cuộc thật sự chính là "Trung ương Đảng." Qua lần thử nghiệm vừa qua với ông Dũng, họ đã biết cách trả giá quyền lực của họ rồi. Tôi không nghĩ Bộ Chính trị bây giờ có toàn quyền như xưa nữa.

Đối với các vị mới vừa nhận quyền lực từ "bộ tứ" này thì tôi nghĩ ngoài ông Quang Chủ tịch nước và bà Ngân Chủ tịch Quốc hội, hai ông Trọng và Phúc là người của "tập thể".

Ông Quang được cho là một người có nhiều tham vọng "hợp nhất quyền lực Đảng và Nhà nước" vào những năm tới khi ông Trọng về hưu như. Liệu ông có thành công hay không, thời gian sẽ trả lời. Ông Quang có thể nhận điểm 7.

Bà Ngân rất ấn tượng với tôi, nhất là gần đây ở kỳ họp Quốc hội lần này. Bà được nhiều nhà phân tích đánh giá cao về khả năng cũng như chất lượng lãnh đạo. Nhưng ở vai trò Chủ tịch Quốc hội thì thực chất cũng chẳng ảnh hưởng là bao vì Quốc hội chỉ là cơ quan hợp thức hoá chủ trương chính sách của Đảng mà thôi. Bà có thể nhận điểm 6.

Còn ông tân Thủ tướng Phúc thì chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng ông này là một ông quan "thư lại", cân bằng quyền lực cho các thế lực trong Đảng. Và tôi cũng nghĩ với cơ chế hiện nay thì ông này chỉ có thể làm được một nhiệm kỳ, ngoại trừ phép lạ. Tôi tặng ông Phúc điểm 5.

Chụp lại hình ảnh,

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội tại Quốc hội khóa 13 của Việt Nam.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}

  • Video liên quan

    Chủ Đề