Tại sao dựng nước phải đi đôi với giữ nước GDQP 10

Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Câu 1. Hãy nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam

1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.

Nước Văn Lang ra đời - mở ra lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên là cuộc KC chống Tần [214 - 208 TCN] và KC chống Triệu [184 - 179 TCN].

2. Cuộc đấu tranh giành độc lập [TKI- TKX]

Dưới ách đô hộ của PK phương Bắc, nhân dân ta đã kiên cường, bất khuất đấu tranh giành độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng [năm 938], nước ta đã giành lại được độc lập.

3. Các cuộc chiến tranh giữ nước [TKX – XIX]

Đất nước độc lập, trải qua nhiều triều đại PK. Thời Lý, Trần và Lê Sơ, nước ta là quốc gia cường thịnh ở Châu á - thời kỳ văn minh Đại Việt. Tuy vậy, nhân dân ta đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giữ nước

4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , lật đổ chế độ thuộc địa nữa phong kiến [TK XIX- 1945]

Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, phong trào kháng chiến sôi nổi và bền bỉ của nhân dân ta diễn ra khắp nơi. Khi có Đảng CSVN lãnh đạo, đấu tranh của nhân dân ta đã giành thắng lợi bằng Cách mạng tháng Tám năm 1945.

5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1945- 1954]

Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2. Ta thực hiện mọi biện pháp để chiến tranh không xảy ra, nhưng Pháp rất ngoan cố. Ta đã đánh bại nhiều cuộc hành binh lớn của quân Pháp và với chiến thắng ĐBP đã kết thúc cuộc KC chống Pháp.

6. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ [1954 – 1975]

Mĩ thay Pháp xâm lược Việt Nam, ta kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ nhưng Mĩ rất hiếu chiến. Ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công, nổi dậy mùa Xuân 1975, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 2. Nêu truyền thống trong đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam

1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước

- Do ở vị trí chiến lược trọng yếu và có tài nguyên phong phú nên từ Dựng nước[xưa đến nay trở thành mục tiêu xâm lược của nhiều nước lớn đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta

- Thời nào cũng vậy, nhân dân ta cũng luôn nêu cao cảnh giác, chuẩn bị lực lượng đề phòng giặc ngay từ thời bình. Trong chiến tranh vừa chiến đấu, vừa sản xuất và sẳn sàng đối phó với kẻ thù.

2. Truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều.

Trong lịch sử kẻ thù của nước ta thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần.

Vì thế, lấy nhỏ đánh lớn lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh của toàn dân đã trở thành truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta

3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện

- Để đánh thắng giặc, nhân dân ta đã đoàn kết tạo thành nguồn sức mạnh to lớn .

- Nhân dân ta sớm nhận thức đất nước là tài sán chung, nước mất thì nhà tan. Vì thế, các thế hệ người dân đã không sợ hi sinh, liên tục đứng lên đánh giặc.

4. Truyền thống thắng giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo

- Ông cha ta có nhiều cách đánh giặc độc đáo như: Tiên phát chế nhân [Lý Thường Kiệt], chế ngự sức mạnh của địch và phản công khi chúng suy yếu [Trần Quốc Tuấn], đánh lâu dài [Lê Lợi], đánh thần tốc[Quang Trung]

- Thời kỳ chống Pháp và Mỹ ta đánh địch bằng mọi phương tiện và kết hợp nhiều hình thức. Nghệ thuật quân sự của ta là tạo hình thái chiến tranh cài răng lược

5. Truyền thống đoàn kết quốc tế

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn có sự đoàn kết với các nước khác.

6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam

- Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

- Trong giai đoạn hiên nay, để giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng đất nước giàu mạnh đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng.

Câu 3. Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng dân tộc. Nên học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:
- Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau
- Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.
- Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy...

Giải GDQP- AN 10 bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Bài học “dựng nước phải đi đôi với giữ nước “ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 08/08/2014 02:51

Mặc định Cỡ chữ

Trong “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” giữ vị trí trụ cột của toàn hệ thống, đã trở thành hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn 308 tại Ðền thờ các Vua Hùng. Ảnh: internet

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Ngay sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại Ðền thờ các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Ðại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ðây là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng của Bác với quân và dân ta.

Thực tiễn lịch sử cho thấy: thời đại nào gắn chặt dựng nước đi đôi với lo giữ nước, xây dựng đất nước theo quan điểm dân giàu, nước mạnh, quốc phú, binh cường, thì độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ được giữ vững; thời đại nào không gắn chặt giữa dựng và giữ nước, không lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy, để nước nghèo, dân đói, xã hội lạc hậu, quốc phòng và an ninh không được củng cố, nội bộ mâu thuẫn, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để kẻ thù tiến công.

Bài học kết hợp chặt chẽ dựng nước đi đôi với lo giữ nước trong lịch sử dân tộc được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước mới, thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được tiến hành trong cả hòa bình cũng như khi đất nước có chiến tranh. Ngay sau khi đất nước vừa giành được độc lập tháng 9-1945, Ðảng ta và Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân hăng hái lao động sản xuất, chăm lo xây dựng và củng cố quốc phòng. Do đó, đất nước đã nhanh chóng vượt qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử năm 1945, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương được củng cố, lực lượng vũ trang ngày càng trưởng thành. Tạo nền tảng quan trọng để quân và dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Ðảng ta và Bác Hồ chủ trương: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chặn đánh làm chậm tốc độ tiến công của kẻ thù ở phía Nam đất nước, vừa xây dựng tiềm lực và chuẩn bị hậu phương kháng chiến. Mục tiêu chiến lược của cách mạng lúc này là phải diệt cho được cả ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Vận dụng thành công bài học kết hợp dựng và giữ nước trong lịch sử, Ðảng ta và Bác Hồ đã phát huy được sức mạnh toàn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế, đánh thắng thực dân Pháp xâm lược giải phóng Tổ quốc. Bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, tư tưởng chỉ đạo dựng nước đi đôi với lo giữ nước lại được Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát triển lên một bước cao hơn thành hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội và giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trong đó, Bác xác định rõ: "Xây dựng miền Bắc là cái nền, cái gốc để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước". Nhờ có tư tưởng, đường lối và nhiệm vụ chiến lược đúng đắn của Ðảng, quân và dân ta đã xây dựng miền Bắc vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, quốc phòng và an ninh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Quân đội và công an được xây dựng chính quy, có trang bị ngày càng hiện đại, các công trình quốc phòng được xây dựng và củng cố, tạo sức mạnh bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam... Có sự chi viện to lớn của nhân dân miền Bắc, sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, cả nước đi lên CNXH và bước vào công cuộc đổi mới, phát triển; bài học dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cùng với những chỉ bảo sâu sắc của Bác, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN tiếp tục được Ðảng ta phát triển lên một tầm cao mới. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng”. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ðảng ra Nghị quyết chuyên đề về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, tiếp tục khẳng định quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ðại hội XI, với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] tiếp tục khẳng định 2 nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, tạo thành một thể thống nhất, “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Bản chất của mối quan hệ này là sự gắn bó mật thiết giữa xây dựng và bảo vệ, trong xây dựng có bảo vệ, trong bảo vệ có xây dựng. Ðảng ta đặt lên hàng đầu “sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng, an ninh”, nhưng lại xác định “tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và toàn dân”. Trong định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Cương lĩnh chỉ rõ: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trên từng địa bàn”.

Quan điểm này cần được hiểu, đời sống kinh tế - xã hội là gốc của quốc phòng, an ninh; xây dựng kinh tế - xã hội là một phương thức hữu hiệu để bảo vệ Tổ quốc. Gốc này có vững chắc thì quốc phòng, an ninh mới vững. Biểu hiện của vững chắc là ổn định và phát triển. Chúng ta xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại, tinh nhuệ không phải để răn đe mà là để phòng ngừa; sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Ðiều quan trọng là phải chăm lo xây dựng mọi mặt của đất nước ngày càng mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục các nguy cơ về chính trị, kinh tế, đặc biệt là các vấn đề xã hội bức xúc, tạo môi trường hòa bình và ổn định. Nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống còn là xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Sự vững mạnh hay yếu kém của Ðảng liên quan đến vận mệnh của đất nước. Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác chính là nhằm bảo vệ Ðảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây cái tốt, đẩy lùi cái xấu theo tinh thần “phò chính trừ tà” là điều kiện vững chắc cho bảo vệ. Như vậy bảo vệ là một bộ phận hợp thành của xây dựng. Càng xây dựng tốt bao nhiêu, càng có điều kiện bảo vệ tốt bấy nhiêu. Xây dựng chính là tự bảo vệ; ngược lại bảo vệ tốt lại tạo điều kiện để xây dựng tốt. Một nấc thang của xây dựng gắn chặt với một nấc thang của bảo vệ; một nấc thang của bảo vệ lại tạo ra một thành quả của xây dựng, vì bảo vệ trong tiến trình xây dựng.

Trong những chặng đường phát triển của dân tộc, của cách mạng Việt Nam, chúng ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Ðặc biệt tình hình Biển Ðông nhiều năm qua và trong thời gian gần đây đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của đất nước và của khu vực, thế giới.

Trước những diễn biến khó lường của tình hình Biển Ðông vừa qua, chúng ta càng thấy thấm thía hơn lời dạy của Người “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” vẫn vẹn nguyên tính thời sự nóng hổi về bài học dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để giữ vững toàn vẹn non sông mà tiền nhân đã dày công gây dựng.

Theo: baothaibinh.com.vn

Về trang trước

Gửi email In trang

Giải GDQP- AN 10 bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem: Giải GDQP- AN 10 bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tại ilahui.vn

Video liên quan

Chủ Đề