Tại sao đồng tính

TTCT - Đồng tính luyến ái [homosexual] có nguồn gốc từ sinh học [di truyền] hay môi trường và văn hóa? Câu hỏi tưởng đơn giản mà tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc cho nghiên cứu, nhưng câu trả lời vẫn chưa có và chưa thuyết phục. Nghiên cứu mới nhất và lớn nhất thế giới cho rằng đã khám phá 5 “vùng gene” có liên quan đến đồng tính luyến ái, nhưng tôi nghĩ kết quả này thực ra nói lên rằng xu hướng đồng tính luyến ái không phải do di truyền.

 

Hầu như tất cả chúng ta đều có bạn hay biết người đồng tính luyến ái [ĐTLA]. Tôi cũng có một số bạn là người ĐTLA, một thành viên trong lab nghiên cứu của tôi là người ĐTLA và rất có tài. Ngoài tài năng trong nghệ thuật và ẩm thực, cộng đồng ĐTLA có khá nhiều người thành đạt trong xã hội.

Chẳng hạn, cựu chánh án tòa án tối cao của Úc [Michael Kirby] và cựu viện trưởng Viện đại học Macquarie là người ĐTLA. Trong chính trường Úc, có hơn 20 dân biểu hoặc bộ trưởng là người ĐTLA. Dù thỉnh thoảng bị kỳ thị nhưng nói chung họ được cộng đồng kính nể vì tài năng trong nghệ thuật, kinh doanh và viễn kiến chính trị.

Một lịch sử tìm kiếm câu trả lời

ĐTLA tương đối phổ biến trong cộng đồng. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy cứ 100 người trong cộng đồng thì có chừng 5-10 người là ĐTLA [1]. Tỉ lệ này ở nữ giới là 2-4%. Tỉ lệ khác biệt giữa các nghiên cứu chủ yếu là do khác biệt về định nghĩa thế nào là ĐTLA, và do người tham gia nghiên cứu có “khai báo” thành thật hay không.

Tại các quốc gia với văn hóa “bảo thủ” ở châu Á, tỉ lệ ĐTLA có vẻ thấp hơn các nước phương Tây. Nhưng nếu làm nghiên cứu khách quan và chính xác thì có lẽ tỉ lệ ĐTLA giữa các quốc gia có thể sẽ không khác nhau nhiều.

Giả thuyết về ảnh hưởng của gene đến xu hướng ĐTLA đã được đặt ra từ hơn 20 năm trước. Phương cách dễ nhất và khoa học nhất để biết được mức độ ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến một đặc tính sinh học là xem xét những cặp song sinh.

Có hai nhóm song sinh: nhóm MZ, mà trong đó hai người có 100% gene giống y chang nhau, và nhóm DZ với hai người “chia sẻ” 50% gene. Do đó, nếu ĐTLA trong nhóm MZ nhiều hơn nhóm DZ thì đó là chứng cứ cho thấy có sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền [gene].

Trong một công trình nghiên cứu nổi tiếng, hai tác giả Bailey và Pillard ước tính rằng trong nhóm MZ, khi một người là ĐTLA thì xác suất người song sinh cũng ĐTLA là 52%; trong nhóm DZ, xác suất này là 22%.

Kết quả này nhất quán với sự ảnh hưởng của gene đến xu hướng ĐTLA. Họ ước tính thêm rằng các di truyền tố giải thích khoảng 31% đến 74% những khác biệt giữa các cá nhân về xu hướng ĐTLA [2].

Sau khi đã “chứng minh” rằng xu hướng ĐTLA là một phần do yếu tố di truyền quyết định, câu hỏi kế tiếp là gene nào. Đây là một câu hỏi đơn giản, nhưng câu trả lời thì không hề đơn giản. Xác định trong số khoảng 24.000 gene và khoảng 2 triệu biến thể gene [polymorphism] có liên quan đến ĐTLA là một công việc được ví von là “mò kim đáy biển”’.

Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới tìm những gene mà họ hi vọng có thể giúp giải thích tại sao người ta có xu hướng trở nên ĐTLA.

Một trong những phát hiện gene làm phấn chấn cộng đồng nghiên cứu về ĐTLA được công bố vào đầu thập niên 1990. Qua nghiên cứu trên 40 cặp song sinh dạng DZ, nhóm nghiên cứu của Dean Hamer tuyên bố rằng họ đã phát hiện “gay gene”.

Trong số 40 cặp song sinh, họ phát hiện 33 cặp “chia sẻ” vùng gene có tên là Xq28 [3]. Bởi vì xác suất mà hai người của một cặp song sinh DZ [hay hai anh em] có cùng gene là 50%, trong khi đó ở nghiên cứu này, xác suất này lên đến 82% [33/40], nên đây là một phát hiện có ý nghĩa.

Nhưng vùng gene này có đến 4 triệu cặp mẫu tự [base pairs], nên việc xác định chính xác mẫu tự nào có liên quan đến ĐTLA vẫn là một thách thức khoa học. Do đó, nhiều nghiên cứu sau này khó lặp lại kết quả của nhóm Hamer.

Thay vì tập trung vào một gene đơn lẻ, một cách khác để tìm gene là rà soát toàn bộ nhiễm sắc thể, còn gọi là “genomewide association study” [GWA] để phát hiện xem vùng gene nào có thể có liên quan đến ĐTLA. Phương pháp GWA đòi hỏi phải có cỡ mẫu lớn và chi phí cao, và đòi hỏi phải có hợp tác quốc tế với nhiều chuyên gia từ nhiều chuyên ngành khác nhau.

Minh họa của Time

Nên hiểu thế nào về nghiên cứu mới nhất ?

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu Mỹ, Úc và Anh đã ứng dụng phương pháp GWA để tìm gene có liên quan đến ĐTLA và kết quả của họ đã được công bố trong một hội nghị di truyền học ở Mỹ. Kết quả này mới được chính thức công bố trên tập san khoa học lừng danh Science vào tuần qua [4].

Để hiểu kết quả nghiên cứu đó, tôi cần phải mô tả một số chi tiết chính về cách các nhà nghiên cứu đã thực hiện. Họ dùng dữ liệu của Dự án UKBiobank và của Công ty di truyền học “23andMe”. Tổng số cỡ mẫu nghiên cứu lên đến 477.000 người.

Họ định nghĩa ĐTLA bằng cách hỏi đối tượng tham gia nghiên cứu. Chẳng hạn, họ hỏi đối tượng nghiên cứu là “có quan hệ tình dục” với người đồng giới tính hay không, sau đó họ hỏi thêm về những mơ tưởng mang tính dục tính [sexual fantasy] của đối tượng nghiên cứu mà họ nghĩ là có xu hướng ĐTLA. Nói cách khác, cách nhóm nghiên cứu định nghĩa và xác định ai là ĐTLA không mang tính khoa học cao, vì chẳng có xét nghiệm sinh học nào cả.

Kết quả phân tích trên hơn 1 triệu biến thể gene, nhóm nghiên cứu phát hiện 5 vùng gene [thuật ngữ di truyền gọi là “loci”] trong hệ gene có liên quan đến xu hướng ĐTLA [theo cách họ xác định như mô tả trên]. Nói đúng ra là không hẳn là “vùng gene”’ mà là 5 biến thể [SNP].

Trong số 5 vùng gene này, có 2 vùng cho cả nam và nữ, 2 vùng chỉ phát hiện ở nam giới, và 1 vùng chỉ ở nữ giới [4]. Điều thú vị là 2 trong số 5 vùng gene đó từng được biết là có liên quan đến hormone sinh dục và khứu giác. Hai yếu tố này, hormone sinh dục và khứu giác, làm cho người ta cảm thấy hấp dẫn với nhau.

Kết quả nghiên cứu này tuy được công bố trên tập san Science nhưng giới nghiên cứu di truyền học trên thế giới không… ấn tượng. Lý do là vì cách thức mà nhóm nghiên cứu định nghĩa ĐTLA là thiếu tính khoa học và có phần không thỏa đáng, bởi vì không có xét nghiệm hormone thì rất khó nói những gì đối tượng nghiên cứu “khai báo” có hợp lý hay không. Khi xem xét kỹ kết quả nghiên cứu, có vài dữ liệu rất khó diễn giải. Chẳng hạn như SNP số rs34730029 [phát hiện ở nam giới] hiện diện trong 94% dân số - một tần số cao một cách bất thường.

Nhưng cả 5 vùng gene này cũng giải thích không đầy 1% những khác biệt về xu hướng ĐTLA. Nói cách khác, những gene phát hiện không thể giúp nhà nghiên cứu tiên lượng ai là ĐTLA hay không ĐTLA. Nói cách khác nữa, chẳng có gene ĐTLA nào cả. Nếu kết quả này đúng thì ý nghĩa là xu hướng ĐTLA không phải hiện hữu từ lúc còn trong bụng mẹ hay mới sinh ra.

Nếu xu hướng ĐTLA không phải do yếu tố sinh học, câu hỏi kế tiếp là tại sao người ta trở nên ĐTLA? Câu trả lời là do môi trường và văn hóa. Trung tâm nghiên cứu tâm lý Kinsey từng quan sát rằng có không ít cặp vợ chồng ăn ở với nhau, có con, nhưng sau này thì một trong hai người trở nên ĐTLA [5].

Thậm chí, một số người quan sát rằng chuyên ngành tiếp viên hàng không là kỹ nghệ thu hút nhiều người ĐTLA nam giới [6] [nhưng xu hướng này không có nghĩa là làm việc trong môi trường hàng không là nguyên nhân của ĐTLA]. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ một số người tự chọn trở thành ĐTLA.

Ngay từ thập niên 1960 đã có nhiều giả thuyết giải thích tại sao người ta trở nên ĐTLA. Các giả thuyết này nhấn mạnh đến các yếu tố môi trường xã hội trong giai đoạn đứa trẻ đang phát triển, sự ảnh hưởng của cha mẹ, và sự gắn bó với cha hay mẹ.

Đáng chú ý trong các nghiên cứu này là quan sát của nhà tâm lý học Irving Bieber, khi ông phát hiện qua phân tích thống kê rằng ở nam giới, những người trưởng thành “bình thường” nhưng sau này lớn lên trở thành ĐTLA, trước đó thường có quyến luyến với mẹ hơn là với cha [7].

Kết quả nghiên cứu này được lặp lại bởi các nhóm nghiên cứu khác. Chẳng hạn như một nghiên cứu vào giữa thập niên 1960 phát hiện rằng gần 70% những người đàn ông ĐTLA gần gũi và gắn bó với mẹ, và khoảng 1/3 không thân thiện với cha [7].

Tóm lại, nghiên cứu khoa học mới nhất tuyên bố rằng không có gene ĐTLA, và điều này nói lên rằng xu hướng ĐTLA không phải có ngay từ lúc mới sinh ra. Nhiều nghiên cứu trong quá khứ nói lên rằng xu hướng ĐTLA chủ yếu do các yếu tố môi trường xã hội và đặc biệt là sự gắn bó của nam giới với mẹ. ■

Gần đây, truyền thông tại việt Nam đã cho thấy sự cởi mở và đón nhận những người trong cộng đồng LGBT+ thông qua những chương trình truyền hình, báo chí, mạng xã hội... Người trẻ cũng dần tò mò và bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về các thông tin xoay quanh chủ đề về giới.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những luồng ý kiến và tư tưởng trái chiều, thậm chí là công khai miệt thị và xúc phạm đến những người trong cộng đồng này. Vậy việc kỳ thị người đồng tính bắt nguồn từ đâu, hậu quả là gì và làm thế nào để khắc phục?

1. Hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái là gì?

Ghê sợ đồng tính luyến ái [tiếng anh: Homophobia] là nỗi sợ hãi, căm ghét, ác cảm hoặc phân biệt đối xử với người đồng tính một cách vô lý.

2. Biểu hiện thường thấy của hội chứng này

Thái độ: Coi thường, miệt thị, khó chịu,... với cách thể hiện giới [gender expression] của người đồng tính từ việc ăn mặc, đi đứng đến cách ăn nói.

Hành vi: Xa lánh, cười cợt, chế giễu, nhại lại hành động, yêu cầu họ phải nói năng, cư xử mạnh mẽ hay nữ tính hơn.

Đối tượng của việc bị kỳ thị không chỉ là người khác, mà có những người còn mang sự kỳ thị đối với bản thân bởi ảnh hưởng của định kiến xã hội.

3. Góc nhìn của tâm lý học

Có nhiều dạng ghê sợ đồng tính luyến ái trong đó có ghê sợ đồng tính của chính mình [internalized homophobia] và ghê sợ đồng tính hợp lý [rationalized homophobia].

Ghê sợ đồng tính của chính mình [Internalized homophobia]

Ghê sợ đồng tính của chính mình là nỗi ác cảm, sợ hãi, xấu hổ và lo lắng với cảm giác đồng tính trong bản thân vì định kiến xã hội [Theo Psychology Today]. Cảm giác này gây cho họ sự băn khoăn nặng nề hoặc không chấp nhận xu hướng tính dục của chính bản thân.

Hiện tượng này một dạng mâu thuẫn nhận thức [cognitive dissonance] – khi một người giữ hai niềm tin, giá trị hoặc thái độ trái ngược nhau. Do con người có xu hướng tìm kiếm sự nhất quán trong thái độ và nhận thức, nên xung đột này gây ra một cảm giác khó chịu trong họ. Một mặt, họ có hứng thú với người cùng giới. Mặt khác, họ lại muốn thích ứng với tinh thần coi tất cả mọi người là dị tính [hesterosexual sexual] và quan hệ nam nữ là chuẩn mực của xã hội.

Ghê sợ đồng tính hợp lý [Rationalized homophobia]

Ghê sợ đồng tính không chỉ đơn thuần là việc gây hấn với người đồng tính. Đó còn là cảm xúc khó chịu xung quanh vấn đề đồng tính mà chính cá nhân người kỳ thị cũng không hiểu được nguyên do.

Những nhà tâm lý xã hội đã có rất nhiều nghiên cứu về cảm xúc sợ hãi và ghê tởm làm sai lệch những đánh giá của ta về thực tế. Thay vì đánh giá việc đồng tính dựa trên bản chất của nó, chúng ta lại vô thức liên tưởng nó như một loại nguy hiểm.

Đây được gọi là cơ chế “chiến hoặc chạy” [fight or flight], giúp ta sinh tồn trong quá trình tiến hóa [như việc chạy đi khi thấy thú dữ]. Cơ chế này hoạt động nhanh hơn cả lý trí - một khả năng chỉ mới xuất hiện sau này của con người.

Bên cạnh cơ chế “chiến hoặc chạy”, còn có một hiện tượng tâm lý khác để lý giải việc kỳ thị. Trong nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã hỏi các đối tượng nghiên cứu rằng liệu có sai về mặt đạo đức khi xé quốc kỳ và xả các mảnh xuống nhà vệ sinh tại nhà. Những người nói đó là sai không thể dễ dàng giải thích tại sao. Tương tự, mọi người thường không chấp nhận quan hệ tình dục đồng thuận giữa anh chị em, nhưng lại không thể trả lời được vì sao việc đó lại sai.

Các nhà tâm lý học gọi những cảm giác như trên là “trực giác đạo đức” [moral intuitions] – các phán xét vô thức bắt nguồn từ cảm xúc hoặc những gì ta được dạy, và thường liên quan đến sự ghét bỏ. Haidt nói rằng mọi người liên hệ đến cảm xúc để giúp họ quyết định điều gì nên tin. Khi nhận thức của bạn về thực tế bị chi phối bởi cảm xúc mạnh mẽ, nó sẽ tạo nên sự thiên kiến nhận thức [cognitive bias]. Điều này giải thích những kết luận tiêu cực về người đồng tính và tại sao có rất nhiều người cố chấp với suy nghĩ này, mặc dù chẳng có gì chứng minh.

4. Hậu quả của hội chứng ghê sợ đồng tính

Nỗi sợ hãi vô lý này chính là tiền đề của sự kỳ thị. Điều này có thể gây ra những vấn đề về tâm lý đối với người bị kỳ thị [46% người được khảo sát cho thấy nguy cơ của bệnh trầm cảm].

Trẻ vị thành niên hoặc thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kỳ thị. Hậu quả bao gồm:

  • Ngăn chặn việc kết nối thân mật với người khác.
  • Hạn chế giao tiếp với gia đình.
  • Giảm khả năng thể hiện bản thân vì bị giới hạn trong các vai trò cứng nhắc về giới [gender role].
  • Dẫn đến việc thể hiện giới tính sai lầm để chứng minh rằng họ không phải là người đồng tính, như các hành vi bạo lực, lạm dụng chất kích thích, rượu bia.
  • Cản trở sự đa dạng.
  • Trong thời niên thiếu, cảm giác thuộc về và được chấp nhận bởi một nhóm [gia đình, bạn bè] là rất quan trọng. Việc bị từ chối bởi nhóm có thể khiến cá nhân gặp vấn đề trong việc thừa nhận bản thân.
  • Dẫn đến sự tự giới hạn và loại trừ, góp phần tạo nên môi trường phân biệt đối xử và bạo lực.

5. Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ

Những hành động có thể giảm bớt nỗi sợ hãi vô lý này là:

  • Cởi mở đối thoại và không ngại tranh luận về vấn đề này, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của quyền con người.
  • Đồng tính là một thực tế. Vì thế, nên nói chuyện với gia đình về chủ đề này, thảo luận nó ở trường học với mọi người xung quanh nhằm mục đích nâng cao nhận thức.
  • Khuyến khích người đồng tính nói về cảm xúc của bản thân, hỗ trợ họ trong việc chấp nhận giới tính thật của mình, nhắc nhở họ rằng luôn có sự hỗ trợ từ gia đình hay các chuyên gia.
  • Chủ động tìm hiểu những kiến thức về giới. Vừa tăng thêm hiểu biết về cộng đồng LGBT+, vừa giảm đi nỗi sợ hãi không có căn cứ với họ.
  • Mỗi cá nhân phải tự đặt câu hỏi và ý thức được về những việc mình nói và làm đối với người đồng tính có làm họ tổn thương. Không đùa cợt, bình phẩm “kém duyên” và cẩn trọng trong việc chọn đại từ nhân xưng khi nói chuyện với họ.

Video liên quan

Chủ Đề