Nghỉ bao nhiêu ngày thi bị cấm thi THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11/08/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT.

Trong đó, đáng chú ý là quy định thay đổi về tiêu chuẩn lên lớp đối với học sinh theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Theo đó, từ ngày 25/09, học viên nghỉ học quá 45 buổi trong 01 năm học thay vì 35 buổi học như quy định hiện hành [kể cả nghỉ có phép và không phép] sẽ không được lên lớp. Một nội dung đáng chú ý khác là việc thay đổi cách tính điểm trung bình học kỳ, cả năm. Theo đó, thay vì tính điểm trung bình học kỳ, cả năm theo điểm trung bình môn của tất cả các môn với hệ số môn học [ví dụ: Hệ số 2 đối với Toán, Vật lý...], từ ngày 25/09/2014, điểm trung bình các môn học kỳ được tính bằng trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ tất cả các môn học và điểm trung bình cả năm sẽ là trung bình cộng của điểm trung bình môn cả năm của tất cả các môn học.

Riêng đối với học sinh khuyết tật, Thông tư nhấn mạnh, việc đánh giá học sinh phải theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực, tiến bộ của học viên; học viên có khả năng đáp ứng các yêu cầu của Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học viên bình thường. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà người khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung sẽ được đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2014.

Điểm danh, theo dõi và báo về gia đình từng buổi sinh viên vắng giải pháp để các trường quản lý sinh viên, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh.

Việc ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM gọi điện báo phụ huynh khi sinh viên vắng quá 3 buổi/môn tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc quản lý sinh viên của các trường đại học.

Nhiều trường cho rằng nên tôn trọng sinh viên và để các em tự quyết định việc học của mình. Ngược lại, một số người ủng hộ các trường đại học thường xuyên liên hệ, thông báo tình hình học tập của sinh viên với phụ huynh.

Nên liên hệ phụ huynh thường xuyên

Theo PGS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ Thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM], cho hay việc sinh viên vắng học nhiều ảnh hưởng đến kết quả và quá trình học tập của chính các em. Do đó, nếu có thể, trường nên phối hợp với gia đình để quản lý và đôn đốc sinh viên. Đây cũng chính là nguyện vọng của nhiều phụ huynh.

Hiện nay, quy chế đào tạo tín chỉ của Bộ GD&ĐT quy định nếu sinh viên vắng mặt quá 20% số giờ trên lớp sẽ bị cấm dự thi cuối học kỳ và phải nhận điểm 0 cho môn học đó. Nếu sinh viên vắng mặt [có và không có lý do] quá 20% số giờ thực hành [bài tập, thí nghiệm, seminar, ...] và 50% số kỳ kiểm tra trong học kỳ sẽ phải nhận điểm 0 cho môn học thí nghiệm và cho phần kiểm tra của môn học đó.

Nhiều trường hợp sinh viên bị đuổi học nhưng gia đình vẫn không hay biết. Ảnh: TT.

"Sinh viên vắng học nhiều thì không được thi, dẫn đến nợ môn, học lại. Nếu nợ quá nhiều môn thì ảnh hưởng đến tiến độ học tập của các em, chưa kể các em nản chí, bỏ học. Đến khi bị buộc thôi học, gia đình hay tin thì việc đã rồi. Nhiều phụ huynh còn lên tận trường khóc lóc, năn nỉ, trách móc nhà trường không báo từ sớm. Nên nếu có thể thì trường nên thường xuyên trao đổi tình hình học tập của sinh viên với phụ huynh", ông Lung nói.

Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ Thông tin cho hay trường đã thử nghiệm thông báo số buổi vắng học của sinh viên cho phụ huynh bằng tin nhắn điện thoại. Việc này hiện chỉ mới thử nghiệm đối với sinh viên chương chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến.

"Gọi điện báo phụ huynh ngay khi sinh viên vắng học nhiều là cách hay và rất trách nhiệm nhưng trường nên thông báo, cảnh báo sinh viên trước, sinh viên cam kết tiến bộ thì không cần gọi về phụ huynh. Nếu các em vẫn tiếp tục vắng học thì hãy gọi thông báo phụ huynh", ông Lung nói.

Tương tự, PGS Đồng Văn Hướng, Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng ủng hộ cách làm của ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM.

"Trường tôi rất muốn thực hiện như vậy nhưng không được vì không phải trường nào cũng đủ nhân lực để theo dõi và tổng hợp thông tin báo phụ huynh. Nếu trường nào thực hiện được thì tốt", ông Hướng ủng hộ.

Phó hiệu trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cho hay ở trường ông có rất nhiều trường hợp sinh viên tự ý bỏ học nhưng gia đình ở quê không hay biết và vẫn gửi tiền học phí, sinh hoạt đều đặn. Đến khi mọi chuyện vỡ lẽ, phụ huynh lại trách nhà trường không quản lý, quan tâm sinh viên.

"Từng có phụ huynh làm quan chức ở một tỉnh, nhưng con bị đuổi học 2 năm rồi mới biết. Đến khi biết, họ lên trường gây áp lực, trách móc chúng tôi không thông báo, không quan tâm sinh viên. Nhưng thực chất, khi cảnh cáo học vụ hay ra quyết định buộc thôi học chúng tôi có gửi thông báo về gia đình. Nhưng sinh viên này biết trước sẽ như vậy nên đã về quê, nói dối rằng được nghỉ, lấy thông báo mà trường gửi phụ huynh giấu đi, do đó phụ huynh không hề hay biết việc con mình bị đuổi học", ông Hướng kể.

Bà Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cũng ủng hộ việc thông báo cho phụ huynh về tình hình học tập của sinh viên.

"Thực ra theo quy chế học sinh sinh viên các trường cần có sự sâu sát trong việc quản lý, theo dõi, động viên và phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng đào tạo hỗ trợ người học trong quá trình học tập", bà Thoa nói.

Để sinh viên tự quyết định cuộc đời mình

Ngược lại, đại diện nhiều trường cũng cho rằng cách làm này không phải là biện pháp tốt nhất để quản lý sinh viên. Trường bằng mọi cách ép sinh viên vào khuôn khổ đôi khi lại tạo ra tác dụng ngược.

PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng sinh viên đã đủ 18 tuổi, có thể tự chịu trách nhiệm với những việc làm của mình. Do đó, việc vắng học hay sinh hoạt ra sao nên để các em tự quyết định và chịu trách nhiệm.

"Nếu cảnh báo học vụ hay các quyết định buộc thôi học thì nên báo về phụ huynh. Còn chuyện các em vắng học, cấm thi thì nên để sinh viên tự giải quyết và xoay sở. Các em đã đủ lớn để tự lập và tự hoạch định cuộc đời", ông Dũng nói.

Trường đại học gặp khó trong công tác quản lý sinh viên khi phải cân bằng giữa nguyện vọng của phụ huynh và sinh viên. Ảnh: NH.

Hơn nữa, theo hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, việc học đại học cũng đã thay đổi nhiều so với trước. Sinh viên học qua bài tập, dự án, tự học, học online mà không cần lên lớp. Nếu sinh viên có vắng học cũng có thể bù đắp kiến thức bằng nhiều cách khác miễn đáp ứng được yêu cầu của môn học và giảng viên. Do đó, việc quản lý sát sao, điểm danh từng buổi không mang nhiều ý nghĩa trong công tác đào tạo.

Đồng ý với quan điểm của ông Dũng, thạc sĩ Võ Tấn Thông, Trưởng phòng Công tác Chính trị - Sinh viên, ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] cho rằng trường đại học không nên quản lý sinh viên như học sinh phổ thông.

Ông Thông cho biết hiện nay, kể cả bị cảnh cáo học vụ trường cũng không thông báo với phụ huynh sinh viên. Chỉ khi sinh viên bị đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học, nhà trường mới gửi thông báo cho phụ huynh.

"Các em không còn là học sinh, vắng học thì phải báo phụ huynh. Việc học ở đại học có nhiều cách khác nhau, không phải cứ nhất thiết lên lớp mới là học. Hơn nữa cuộc sống sinh viên còn có nhiều hoạt động ngoài việc học. Cũng có lúc này lúc khác các em phải vắng", ông Thông nói.

TPO - Một số sinh viên trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM đang lo lắng, khó chịu vì bị gia đình “hỏi han” khi bị nhà trường gọi điện cho phụ huynh vì nghỉ học quá 3 buổi. 

Mới đây, trên diễn đàn UEF Confession [một diễn đàn của sinh viên trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM], nhiều sinh viên tỏ thái độ bức xúc khi bị nhà trường gọi điện báo phụ huynh về số buổi vắng học cùng lời cảnh báo cấm thi.

Theo bài đăng trên diễn đàn này, một sinh viên cho biết, nhà trường đã gọi báo với phụ huynh  rằng "con họ nghỉ học 2 buổi môn tiếng Anh và 1 buổi học môn kinh tế vi mô với tổng cộng 10 tiết nên sắp bị cấm thi".

Tương tự, một bạn sinh viên khác cho biết, phụ huynh của bạn nhận được điện thoại của trường báo con mình đã nghỉ 5 buổi môn Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với cảnh báo cấm thi môn này. “Do cha mẹ ở tỉnh nên khi nghe được thông báo từ trường, phụ huynh đã rất tức giận dọa cho nghỉ và không cung cấp tiền nữa. Dù giải thích do thời khóa biểu không thuận lợi nên bạn đã đổi sang một lớp khác của môn này. Mình vẫn đi học đầy đủ nhưng do giáo vụ khoa điểm danh theo danh sách đăng ký học phần trước đó nên vẫn bị tính vắng học. Gia đình vẫn không tin mình, cho rằng con nói dối, nghỉ học để đi chơi”, sinh viên này chia sẻ.

Những lời than vãn của sinh viên khi bị trường gọi điện về nhà.

Thông tin này ngay lập tức nhận được nhiều chia sẻ và bình luận từ các bạn sinh viên. Một số sinh viên tỏ ra bức xúc và không ủng hộ cách làm trên, có sinh viên của trường cho biết đã quá quen với việc này. Thậm chí, có bạn còn lấy điện thoại phụ huynh chặn số từ giáo vụ trường hoặc cung cấp sai số điện thoại để trường không gọi được.

Trong khi đó, một số sinh viên khác lại ủng hộ cách làm của trường bởi việc làm này giúp phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình, qua đó cùng với nhà trường ngăn chặn những tiêu cực nếu có thể xảy ra…

Liên quan đến thông tin này, ngày 30/12, trao đổi với PV, thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM cho biết, việc trường gọi điện cho phụ huynh để báo tình hình học tập con em mình đã được đã thực hiện từ nhiều năm nay. Bà Bích khẳng định, trường chỉ gọi điện thông báo về việc sinh viên nếu nghỉ quá 3 buổi sẽ mất điểm chuyên cần chứ không có chuyện dọa cấm thi. Có thể sinh viên hiểu chưa chính xác.

Theo bà Bích, trong quy định đánh giá kết quả học tập của sinh viên có 3 cột điểm. Điểm quá trình [20%], điểm thi giữa kỳ [30%], điểm thi kết thúc học phần [50%]. Trong đó, điểm chuyên cần chiếm 10% điểm quá trình. Đi học đầy đủ các bạn được 10 điểm chuyên cần, vắng 1 buổi còn 9 điểm, 2 buổi còn 8 điểm, 3 buổi thì còn 7 điểm và nếu quá 3 buổi thì không còn điểm chuyên cần.

"Thông tin này đã phổ biến cho sinh viên, kể cả việc bị gọi điện về phụ huynh khi vắng quá 3 buổi, từ khi nhập học, sinh hoạt đầu khóa, trong sổ tay sinh viên và các kênh thông tin của phòng Công tác sinh viên", bà Bích nói.

Cũng theo bà Bích, có nhiều trường hợp sinh viên nghỉ học quá nhiều hoặc kết quả quá kém phải học lại, đến khi đóng tiền học lại thì nhiều phụ huynh mới bật ngửa. Vì học không theo dõi tình hình học tập của con mình thường xuyên. Do vậy, trường kết hợp nhiều kênh thông tin để phụ huynh theo dõi được việc học của con mình một cách tốt nhất... 

Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam tài sắc thế nào?

'Khe cửa' hẹp với giáo viên hợp đồng

Tết Nguyên đán 2020, học sinh Hà Nội được nghỉ thế nào?

Loạn các cuộc thi quốc tế: Mất tiền chỉ để giao lưu, trải nghiệm

Quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất trên thế giới?

Nguyễn Dũng

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề