Tại sao điểm chuẩn 2022 cao

Vì sao nhiều thí sinh điểm cao chót vót vẫn trượt đại học?

[ĐCSVN] - Năm nay, điểm chuẩn của nhiều trường đại học tăng mạnh. Một số ngành tăng vọt so với dự báo, khiến nhiều thí sinh "sốc" khi trượt hầu hết các nguyện vọng, dù đạt ngưỡng 9 điểm mỗi môn thi.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay. [Ảnh minh họa: VA].

Năm nay, nhiều ngành đào tạo giáo viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đều có điểm trúng tuyển tăng hơn năm 2021. Giáo dục chính trị có điểm chuẩn 28,25; đây là ngành có điểm trúng tuyển tăng cao nhất so với điểm trúng tuyển ngành này năm 2020 [tăng 9 điểm]. Tiếp đó, ngành Giáo dục công dân có điểm chuẩn 27,75 điểm; tăng 8 điểm so với năm 2020. Ngành Sư phạm tiếng Pháp có điểm chuẩn 26,03 điểm; tăng 6,69 điểm so với năm 2020. Còn ngành Sư phạm Lịch sử [D14] điểm trúng tuyển là 26 điểm; tăng 6,05 điểm so với năm trước.

Các ngành đào tạo sư phạm khác của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đều có điểm chuẩn tăng từ 1,95 - 4,75 điểm, khiến nhiều thí sinh và phụ huynh hết sức bất ngờ.

Trường ĐH Luật Hà Nội, năm nay, ngành Luật Kinh tế [tổ hợp C00] điểm trúng tuyển là 29,25 điểm, kế đó ngành Luật là 28 [tổ hợp C00], cao hơn năm trước từ 0,5 đến 2,5 điểm.

Theo thống kê của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, 68% thí sinh có điểm tổ hợp A00 và A01 từ 29 điểm trở lên trên toàn quốc trúng tuyển Bách khoa Hà Nội; 20% thí sinh trúng tuyển theo tổ hợp A00 và A01 [có tổng điểm 3 môn từ 27 trở lên] nằm trong top 3,62% toàn quốc. Do vậy, điểm trúng tuyển vào trường khá cao. Cao nhất thuộc về ngành Khoa học máy tính với 28,43 điểm; theo sau là ngành Kỹ thuật máy tính với 28,04 điểm. Mức điểm phổ biến dao động từ 26 - 27 điểm.

Đối với các trường "hot" khác như: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn [ĐH Quốc gia Hà Nội], nếu thí sinh đạt mỗi môn 9 điểm vẫn trượt nhiều ngành.

Em Nguyễn Ánh Dương, học sinh lớp 12 một trường THPT thuộc quận Cầu Giấy [Hà Nội] thi tốt nghiệp THPT đạt 26,5 điểm. Với số điểm bình quân gần 9 điểm mỗi môn, Ánh Dương đăng ký 4 nguyện vọng vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Đợt điều chỉnh nguyện vọng, Ánh Dương quyết tâm không thay đổi vì tự tin chắc sẽ trúng được ít nhất 1 nguyện vọng của Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Nhưng tối 15/9, Dương "sốc" khi biết mình trượt tất cả nguyện vọng, vì ngành thấp nhất em đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng là 27,05 điểm. “Em rất "sốc" khi mình trượt hết tất cả nguyện vọng vào trường ĐH mình yêu thích. Em không biết mình ôn thi lại năm sau hay đăng ký học Trường ĐH Tài nguyên và môi trường” - Ánh Dương buồn bã chia sẻ.

Không chỉ riêng Nguyễn Ánh Dương có tâm trạng buồn bã khi biết kết quả điểm trúng tuyển mà nhiều học sinh khác cùng chung nỗi niềm như vậy dù thi điểm rất cao. Nhìn vào điểm chuẩn các trường đại học công bố khiến xã hội ngỡ ngàng đặt câu hỏi, phải chăng học sinh năm nay học giỏi hơn nên có thi điểm cao vậy.

Thống kê cho thấy trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, cả nước có 24.318 điểm 10 ở các môn thi tốt nghiệp THPT. Ở tổ hợp khối C00 có 227 bài thi được điểm 10 môn Địa lý, môn Lịch sử có tới 266 thí sinh đạt điểm 10, môn Ngữ văn cũng có 3 thí sinh đạt điểm tuyệt đối.

Phổ điểm đẹp lý giải phần nào nhiều thí sinh 27, 28 điểm vẫn có thể trượt đại học nếu không tỉnh táo khi đăng ký xét tuyển ĐH. Thêm vào đó, thí sinh các tỉnh còn được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Lý giải về việc điểm chuẩn một số ngành học cao chót vót, TS Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại, Học viện Ngoại giao, cho rằng điểm chuẩn một số ngành rất cao do năm nay phổ điểm các môn khối khoa học xã hội cao, số lượng điểm 10 cũng nhiều hơn hẳn so với các năm trước.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, lý giải rằng chỉ tiêu vào ngành học này vốn không cao nhưng nhà trường xét tuyển thẳng hơn một nửa số chỉ tiêu. Đó là lý do vì sao điểm chuẩn cho số thí sinh còn lại xét tuyển vào ngành tăng mạnh.

Còn dư luận thì cho rằng điểm trúng tuyển các trường ĐH đều tăng mạnh, vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên Bộ GD&ĐT ra đề thi có phần nhẹ nhàng hơn mọi năm, nên điểm thi các môn cao hơn. Thêm nữa, nhiều trường đã cắt giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ còn khoảng từ 30% - 50%, các chỉ tiêu tuyển sinh cho các phương thức khác [như điểm học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế] cũng là nguyên nhân điểm chuẩn sẽ tăng lên.

Như vậy, một mùa tuyển sinh nữa khép lại với bao cảm xúc và cả nhiều vấn đề sẽ cần được bàn thảo, lý giải thêm./.

Mỹ Anh

Điểm chuẩn cao: Lạm phát điểm thi?

So với mức điểm chuẩn năm 2020, nhìn chung điểm chuẩn năm 2021 tăng như dự đoán, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm thi năm 2021 có mức cao ở nhiều môn

  • Vì sao 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên trượt đại học?

  • Vì sao điểm chuẩn sư phạm tăng "lạ"?

  • 30 điểm vẫn trượt đại học: Rối do có quá nhiều cách tuyển sinh

  • Vì sao điểm chuẩn "bùng nổ", thí sinh 27 điểm vẫn trượt ĐH?

Việc tăng điểm chuẩn được dự đoán dựa trên tình hình nhiều trường đã điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển sang các phương thức khác [khi kỳ thi tốt nghiệp không ổn định về thời gian] và số thí sinh đăng ký xét tuyển [ĐKXT] tăng nhiều [tăng 150.000 so với năm 2020].

Điểm chuẩn tăng ở ngành đông thí sinh đăng ký

Tuy nhiên, cũng cần phân tích chi tiết cho thấy điểm chuẩn chỉ tăng ở một số ngành và ở một số trường. Những "vùng đỏ" có rất đông thí sinh ĐKXT đã cho thấy điều đó khi thống kê số liệu nguyện vọng [NV] ĐKXT sau khi kết thúc thời hạn đăng ký dự thi. Đó là các nhóm ngành an ninh, quốc phòng [số NV1 ĐKXT/chỉ tiêu lên đến 567%], báo chí [311%], du lịch - khách sạn - nhà hàng [210%]…

Thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM [Ảnh: TẤN THẠNH]

Ở quy mô trường, khá nhiều trường thu hút được thí sinh ĐKXT rất đông, gấp nhiều lần so với chỉ tiêu xét tuyển, như: Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, Trường ĐH Công nghệ TP HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Tài chính Marketing, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, Trường ĐH Mở TP HCM, Trường ĐH Kinh tế TP HCM…

Ở một số trường ĐH công lập khác - như các trường thành viên ĐHQG TP HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, Trường ĐH Luật TP HCM, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y Dược TP HCM… - tuy số lượng NV ĐKXT không nhiều bằng nhưng do thu hút số thí sinh có điểm thi cao nên cũng có nhiều ngành tăng mạnh điểm chuẩn. Mức điểm chuẩn tăng trung bình chỉ khoảng 0,5-2, cá biệt có ngành tăng 4-5 điểm, còn tăng đến 8-9 điểm cũng có nhưng rất ít ở một số ngành của các trường ĐH phía Bắc.

Điểm cao vẫn rớt do chọn nguyện vọng

Đến thời điểm này, điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là ngành sư phạm ngữ văn của Trường ĐH Hồng Đức [30,5 điểm], ngành Hàn Quốc học khối C Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội [30 điểm], ngành xây dựng lực lượng [khối C, nữ] của Học viện Chính trị Công an Nhân dân [30,34 điểm].

Tất nhiên, trong thực tế, không thí sinh nào có tổng điểm thi 3 môn trên 30 điểm. Điểm chuẩn trúng tuyển được các trường ĐH công bố là điểm dành cho thí sinh ở khu vực 3 - khu vực không có ưu tiên. Như vậy, với mức điểm chuẩn này, bắt buộc thí sinh trúng tuyển phải được hưởng điều kiện ưu tiên để có điểm xét tuyển [điểm thi + điểm ưu tiên] đạt mức điểm chuẩn. Điểm chuẩn trên 30 cũng có ở những năm trước chứ không phải mới có ở năm 2021. Điều này xảy ra với những ngành ít chỉ tiêu nhưng lại có nhiều thí sinh, đặc biệt là các thí sinh có điểm thi cao, ĐKXT…

Trên nguyên tắc, khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh không trúng tuyển NV ở trên sẽ được tiếp tục xét ở các NV dưới; thí sinh vẫn có thể được xét trúng tuyển vào ngành có NV thấp hơn nếu đủ điểm chuẩn của ngành có NV thấp hơn. Tuy nhiên, nếu sắp xếp NV không hợp lý, các thí sinh điểm cao vẫn có nguy cơ không trúng tuyển bất kỳ NV nào. Điều này đã xảy ra từ nhiều năm nay chứ không chỉ ở năm 2021 và không hẳn là may rủi, vì thí sinh được điều chỉnh NV tối đa 3 lần sau khi biết điểm thi tốt nghiệp.

Thường thì một ngành tuyển sinh xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn thi. Từ nhiều năm nay, để đơn giản trong kỹ thuật, nhiều trường định mức điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp xét tuyển. Hệ quả là thí sinh sẽ chọn tổ hợp mình có điểm cao nhất để ĐKXT. Năm 2021, khi phổ điểm thi môn tiếng Anh vượt trội hơn các môn khác thì những thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh cao sẽ có lợi thế hơn khi xét tuyển. Đây là một thực tế mà thí sinh phải chấp nhận, vì "luật chơi" đã được công bố trước.

Số thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt tất cả các NV thì năm nào cũng có nhưng không phải là quá nhiều. Vấn đề nằm ở chỗ chiến lược chọn và sắp xếp thứ tự các NV ĐKXT, vừa theo mong muốn của thí sinh nhưng cũng phải theo mức độ điểm thi và tham khảo điểm chuẩn của các ngành liên quan ở những năm trước. Hy vọng các thí sinh này cũng đã được xét trúng tuyển bằng các phương thức khác vào ngành, vào trường mình mong muốn, để không có tình trạng thí sinh điểm cao vẫn không trúng tuyển vào trường nào.

Tổ hợp có môn tiếng Anh điểm chuẩn tăng mạnh

Điểm chuẩn các tổ hợp môn thi có môn tiếng Anh tăng mạnh vì tiếng Anh là môn có điểm trung bình tăng mạnh nhất trong 9 môn thi năm 2021 [1,3 điểm], trong khi các môn khác tăng ít, thậm chí nhiều môn giảm. Chỉ riêng số điểm 10 ở môn tiếng Anh năm 2021 đã tăng gần 20 lần năm 2020 [4345 so với 225].

TS Nguyễn Đức Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề