Tại sao đến giữa tk xix thực dân pháp lại muốn xâm lược việt nam

1._Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta: + Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó. + Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu. _ Nguyên nhân trực tiếp: + Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

2.

a. Trước khi Pháp xâm lược Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp. => như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp -Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc [dẫn chứng] -Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng[d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng] -Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp. -Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.

- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nưowsc.

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền tuy nhiên chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Tình hình quân sự hết sức lạc hậu, không được chú trọng đến. Đối với chính sách đối ngoại lại có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.

Năm 1858 Pháp mang quân xâm lược Việt Nam mở đầu thời kì đô hộ nước ta. Nhân dân ta sống dưới ách đô hộ xâm lược của thực dân Pháp trong thời gian kéo dài.

Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết sau đây của chúng tôi để có câu trả lời.

Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược

Trước khi Pháp xâm lược tình hình Việt Nam lúc bấy giờ hết sức khủng hoảng suy yếu về mọi mặt:

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền tuy nhiên chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Tình hình quân sự hết sức lạc hậu, không được chú trọng đến. Đối với chính sách đối ngoại lại  có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.

Đối với nền kinh tế đất nước mọi mặt đều kém phát triển. Trong nông nghiệp hết sức sa sút. Mặc dù công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào, người dân không có đất cày cấy gây mâu thuẫn trong nhân dân là vô cùng lớn. Nhà nước cũng không hề quan tâm đến trị thủy. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp thì trì trệ, đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Trong xã hội mâu thuẫn ngày càng dâng cao giữa nhân dân và địa chủ. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Do đó nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.

Có thể thấy tình hình Việt Nam thời bấy giờ chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, kinh tế chậm phát triển.

Việc Pháp xâm lược nước ta xuất phát từ cả nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Cụ thể Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam do:

– Từ giữa thế kỷ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên. Vào cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp ngày càng phát triển nên cần thị trường và thuộc địa nhiều hơn nữa. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, vị trí của Việt Nam hết sức thuận lợi – là ngã ba của Đông Dương rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường biển nên thuận lợi cho quá trình xâm chiếm, vơ vét của cải dễ để mang về chính quốc. Bên cạnh đó dân đông, dân trí lại thấp, nguồn nhân công đông đảo lại rẻ mạt. Hơn nữa, chế độ phong kiến lúc này đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” của thực dân Pháp, thỏa mãn khao khát mở rộng thị trường và thuộc địa của Pháp thời kì này. Pháp đã có ý định xâm chiếm Việt Nam từ lâu.

– Hiện thực hóa âm mưu đó, năm 1858 lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược của thực dân phương Tây ở Việt Nam, uy hiếp cửa ngõ phía Nam của kinh đô Huế, đe dọa sự tồn vong của triều đình nhà Nguyễn. Chính thức từ đây Pháp xâm lược nước ta trong thời gian dài.

Việc Pháp xâm lược nước ta đã làm nhân dân ta chịu ách đô hộ xâm lược kéo dài. Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp gồm hai mâu thuẫn chủ yếu là: Mâu thuẫn chủ yếu bao trùm xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp; bên cạnh đó là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến vô cùng sâu sắc.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn Pháp luật để được hỗ trợ.

Pháp xâm lược nước ta 2 lần. Lần 1 bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần 2 vào tháng 9 năm 1945, Pháp đem quân trở lại tấn công Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa ở đây, nhưng người Việt Nam phản kháng quyết liệt và Pháp đã bị thất bại sau 9 năm chiến tranh. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

Để hiểu vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ta phân tích 2 nguyên nhân chính sau:

1. Nguyên nhân chủ quan
Có thể khẳng định rằng khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.

– Về mặt chính trị
Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban hành luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các quốc gia khác.

Đây là khó khăn cho nhân dân ta; do chính sách đóng cửa mà thương nhân không thể nào buôn bán được với các thương nhân nước ngoài.

Từ đó dẫn đến hiện trạng, nông dân sản xuất ra thì cũng phải chịu cảnh ế ẩm. Đời sống nhân dân đã khổ nay càng khổ hơn.

– Về mặt kinh tế
Bãi bỏ những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, làm cho sự phát triển kinh tế của đất nước bị trì trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp hay thương nghiệp đều không còn cơ hội phát triển.

Làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực lại kèm theo sưu thế nặng, ngoài ra còn phải chịu thêm cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giữa triều đình nhà Nguyễn với nhân dân ngày càng có nhiều bất đồng, mâu thuẫn dẫn đến các cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến rất đông.

Từ thời Gia Long đến đầu thời kỳ Pháp xâm lược có gần 500 cuộc khởi nghĩa do nông dân lãnh đạo. Điều này khiến cho nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

2. Nguyên nhân khách quan:

Do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản pháp về nhu cầu thị trường và thuộc địa tăng cao.
-Chúng thấy rằng Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu nguồn tài nguyên, khoáng sản. Việt Nam được xem như là miếng mồi ngon mà Pháp đã nhắm từ trước.

-Việt Nam là ngã ba của Đông Dương, rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đường ven biển nên dễ xâm chiếm. Xâm chiếm được Việt Nam đầu tiên, âm mưu sau đó là những nước láng giềng thân cận.

-Việt Nam có số lượng dân đông đúc nhưng trình độ dân trí thấp, đây chính là nguồn nhân số lượng lớn với giá rẻ. Vào thời phong kiến, nhân dân ta chịu cảnh áp bức, lầm than. Ăn còn chưa đủ no, mặc còn chưa đủ ấm thì lấy đâu ra học hành. Đây chính là một thiệt thòi to lớn. Thực dân Pháp nhận thấy điều này có lợi, nếu thống trị được Việt Nam thì đây sẽ là lực lượng sản xuất cốt cán.

-Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của Pháp phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu thôn tính được Việt Nam, Pháp sẽ đưa hàng hóa sang Việt Nam tiêu thụ.

Video liên quan

Chủ Đề