Vì sao cứ vả mồ hôi

TS. Amir Khan - Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh và các đồng nghiệp đã quan sát ở những bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm biến thể Omicron cho thấy, 1 trong 5 những triệu chứng nổi bật nhất là đổ mồ hôi vào ban đêm.

Đổ mồ hôi ban đêm có thể là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng Omicron.

Theo TS. Khan, 5 triệu chứng có thể kể đến của nhiễm trùng omicron là:

  • Ngứa cổ họng
  • Đau cơ nhẹ,
  • Cực kỳ mệt mỏi
  • Ho khan
  • Đổ mồ hôi ban đêm.

Tình trạng đổ mồ hôi này có thể khiến người bệnh phải thức dậy để thay quần áo.

Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia quan sát thấy chứng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm ở bệnh nhân COVID-19.

Tháng 12 năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận 114/212 người tham gia một nghiên cứu báo cáo "đổ mồ hôi nhiều", trong khi 102 người trong số họ cho biết đã trải qua "đổ mồ hôi ban đêm" khi chiến đấu với virus.

Các nghiên cứu đã được tiến hành trước khi biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào tháng trước. Hơn nữa, các nhà khoa học trong nghiên cứu đó đã không tập trung vào việc khám phá nguyên nhân khiến bệnh nhân đổ mồ hôi ban đêm. Thay vào đó, họ tìm cách xác định xem mồ hôi của bệnh nhân có khả năng truyền virus hay không. Sau khi phân tích dữ liệu, họ phát hiện ra rằng chất lỏng trong cơ thể không bị nhiễm trùng.

Trong khi đó, một nghiên cứu khác năm ngoái cũng chỉ ra rằng, đổ mồ hôi ban đêm có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh COVID-19. Tuy nhiên, báo cáo khoa học không được hỗ trợ bởi các bằng chứng rộng rãi. Ngoài ra còn thiếu các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh những gì các tác giả đã viết. Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế đã thừa nhận đổ mồ hôi ban đêm là một trong những triệu chứng của nhiễm COVID-19.

Theo TS. Khan, việc quan sát các triệu chứng của Omicron là rất quan trọng. Chẩn đoán nhiễm trùng Omicron sẽ giúp theo dõi tình hình tổng thể, đặc biệt là hiện nay biến thể mới xuất hiện đã trở thành chủng vi khuẩn nổi trội ở nhiều nơi, bao gồm cả Mỹ.

Hiện so với biến thể Delta, Omicron được cho là chỉ gây ra COVID-19 dạng nhẹ.

Mời độc giả xem thêm video:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì-


Tình trạng đổ mồ hôi trộm thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nhiều người lớn cũng mắc phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nên cần được điều trị sớm.

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm dù thời tiết không nóng, không mặc nhiều quần áo ki ngủ. Mồ hôi ra nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường. Đổ mổ hôi trộm vào ban đêm khiến nhiều người mất ngủ, đang ngủ cũng phải thức giấc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, lâu dần sẽ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.

Đổ mồ hôi trộm là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt nam nữ, tuổi tác. Trong đó, trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn cả.

Dù trời nóng hay lạnh, mặc nhiều quần áo hay ít thì những đứa trẻ bị bệnh đổ mồ hôi trộm vẫn ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ vào ban đêm. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí mồ hôi thấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản.

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ được chia thảnh 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

Đổ mồ hôi trộm sinh lý

Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Vì thế, đổ mồ hôi nhiều là cách để cơ thể bé được tỏa nhiệt. Với lý do này, tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại.

Đổ mồ hôi trộm bệnh lý

Khác với đổ mồ hôi trộm sinh lý, tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý nào đó, có thể là còi xương. Bé sẽ ra rất nhiều mồ hôi khi ngủ, khi bú mẹ dù thời thiết mát mẻ, môi trường thoáng mát.

Ngoài đổ mồ hôi nhiều, bé còn có thể có thêm một vài triệu chứng như kém ăn, ngực nhô, đầu xương to… Những vùng cơ thể của bé dễ đổ mồ hôi gồm: nách, ngực, lưng, bàn tay, bàn chân…

Đổ mồ hôi trộm có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:

  • Trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, canxi.
  • Mãn kinh: Phụ nữ giai đoạn này có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi trộm.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần.
  • Lạm dụng heroin.
  • Sử dụng đồ uống chứa cồn.
  • Hạ đường huyết.
  • Ung thư giai đoạn sớm.
  • Nhiễm trùng, nhất là bệnh lao, viêm tủy xương, áp xe, viêm nội tâm mạc.
  • Lo lắng, stress kéo dài.
  • Rối loạn nội tiết: cường giáp, hội chứng cận u, u tủy thượng thận.
  • Bệnh lý thần kinh tự động.
  • Rối loạn tự miễn.
  • Bệnh rỗng tủy sống.
  • Xơ hóa tủy xương.

Trong những nguyên nhân trên, có cả nguyên nhân chủ quan, cũng có cả nguyên nhân bệnh lý. Vì thế, người bệnh nên đi khám để nắm được nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.

Đổ mồ hôi trộm có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như cường giáp, ung thư giai đoạn sớm

Triệu chứng đầu tiên và cũng là điển hình nhất của bệnh đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra, người bệnh cũng cso thể gặp một vài triệu chứng đi kèm dưới đây:

  • Run, ớn lạnh, sosots.
  • Tiêu chảy.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Nóng bừng vào ban ngày.
  • Nữ giới bị khô âm đạo.

Việc điều trị đổ mồ hôi trộm phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do sinh lý hay bệnh lý. Nếu nguyên nhân gây bệnh do môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý thì cần điều chỉnh lại.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, bệnh lý thì cần đi khám và nghe theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về uống vì có thể không chữa được bệnh mà còn gây tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Đối với trẻ nhỏ, nếu bé bị đổ mồ hôi trộm thì nên bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ, khi ngủ không cho bé mặc quá nhiều quần áo, quấn nhiều khăn. Phòng ngủ của trẻ nên thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả và hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều mỡ.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Phần lớn mọi người thường cho rằng việc cơ thể ra nhiều mồ hôi chỉ vì phải vận động nhiều hoặc thời tiết quá nóng bức. Thực tế, đổ mồ hôi là một phản ứng sinh lý bình thường nhằm đào thải những độc tố bên trong và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Vậy ra nhiều mồ hôi có tốt không?

1. Tổng quan về tuyến mồ hôi

Trong y khoa, tuyến mồ hôi thường được mô tả là ống dẫn nằm ở vùng dưới của hạ bì. Mồ hôi sẽ được sản sinh ngay ở phần cuộn còn đường liên kết bề mặt da, hệ thống thần kinh giao cảm với tuyến mồ hôi là phần ống dài. Khi các tế bào thần kinh bị tác động bởi một yếu tố tâm lý nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng ra nhiều mồ hôi. Thực tế, tuyến mồ hôi dẫn truyền ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể ngoại từ núm vú và môi.

Ra mồ hôi là một phản ứng sinh lý của cơ thể

Trước khi giải đáp ra nhiều mồ hôi có tốt không thì chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại tuyến mồ hôi ở cơ thể. Theo bác sĩ, người ta phân chia tuyến mồ hôi thành hai loại là:

  • Tuyến mồ hôi đầu hủy còn được gọi với thuật ngữ tiếng anh là Apocrine: tuyến mồ hôi này chủ yếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn và nách. Trong tuyến mồ hôi này thường bao gồm axit béo, muối, các protein và nước. Tuy nhiên, tuyến mồ hôi đầu hủy xuất hiện ở vùng kín và nách thường có mùi hôi và màu vàng do axit béo và protein bị chuyển hóa.

  • Tuyến mồ hôi toàn vẹn còn được gọi với thuật ngữ tiếng anh là Eccrine: tuyến mồ hôi này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên toàn cơ thể nhưng thường gặp nhất là chân và tay. Trong tuyến mồ hôi này thường bao gồm chất khoáng, muối và nước. Đồng thời, ở độ tuổi dậy thì tuyến mồ hôi toàn vẹn hoạt động nhiều hơn và có sự liên kết với nội tiết cũng như sự phát triển của cơ thể. Chính vì thế, ở độ tuổi này các bạn học sinh thường ra mồ hôi nhiều.

2. Lý giải: Ra nhiều mồ hôi có tốt không?

Mặc dù, đổ mồ hôi được xem là một hiện tượng sinh lý rất bình thường của cơ thể nhưng ra nhiều mồ hôi có tốt không? Thực tế, tình trạng toát nhiều mồ hôi có thể xuất phát do một số nguyên nhân sau đây:

  • Rối loạn tuyến giáp: tình trạng cường giáp chính là nguyên nhân khiến tốc độ của quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Điều đó cũng làm cho nhịp tim bị thay đổi bất thường, sụt cân và cơ thể ra nhiều mồ hôi.

  • Rối loạn giấc ngủ: hiện tượng ra nhiều mồ hôi được xem là biểu hiện rất phổ biến của những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở lúc ngủ. Trong khi đó, tình trạng này có thể làm chậm và khiến đường thở bị tắc nghẽn, nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến ngừng thở.

Bệnh nhân bị tiểu đường thường ra nhiều mồ hôi

  • Đái tháo đường: lượng đường huyết thấp xuống cũng khiến tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

  • Nhiễm trùng: do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm van tim, nội tâm mạc và ra nhiều mồ hôi khi về đêm. Ngoài ra, những người mắc bệnh lao và một vài bệnh nhân bị viêm xương cho biết cơ thể thường xuyên ra nhiều mồ hôi.

  • Ung thư: theo một số nghiên cứu cho thấy, ra nhiều mồ hôi về đêm cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh Lymphoma. Theo thống kê, có hơn 30.000 bệnh nhân nữ mắc bệnh u Lympho không Hodgkin với những triệu chứng như đau tức ngực, sụt cân, sưng hạch bách huyết,...

  • Tình trạng thừa cân, béo phì hoặc chơi thể thảo, lao động nặng cũng là yếu tố khiến mọi người tiết ra nhiều mồ hôi.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: theo bác sĩ, một vài loại thuốc có tác dụng phụ gây tiết mồ hôi nhiều. Điển hình như thuốc sử dụng trong chữa trị bệnh tim, các thuốc có tác dụng chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc điều trị huyết áp,...

  • Một vài nguyên nhân khác: trong một số trường hợp cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn, chẳng hạn như khi tâm lý bị ảnh hưởng gây xúc động mạnh, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc mang thai, khi ăn quá nhiều đồ nóng hoặc cay,...

Uống quá nhiều rượu có thể khiến mồ hôi ra nhiều

  • Sau khi uống rượu, bia một vài đối tượng nhận thấy cơ thể toát ra nhiều mồ hôi hơn. Thực tế, tình trạng này có thể xuất phát từ việc uống quá nhiều rượu, bia dẫn đến hạ đường huyết nên tim thường đập nhanh, sắc mặt nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi.

Trên đây là một số nguyên nhân lý giải cho tình trạng ra nhiều mồ hôi, bao gồm cả vấn đề bệnh lý và tác động bên ngoài. Do đó, nếu bạn đọc thắc mắc ra nhiều mồ hôi có tốt không thì còn tùy vào nguyên nhân. Trong những trường hợp không tập luyện, vận động nhiều hoặc thời tiết mát mẻ nhưng cơ thể vẫn ra nhiều mồ hôi kèm theo một vài dấu hiệu bất thường thì mọi người nên đi thăm khám sớm.

3. Giải pháp hạn chế ra nhiều mồ hôi

Mặc dù đổ mồ hôi khi vận động, lao động nặng hoặc đối diện với căng thẳng khiến cơ thể toát nhiều mồ hôi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, khi ra mồ hôi cơ thể thường cảm thấy khó chịu, nhất là trong lúc làm việc có thể khiến bạn cảm thấy không tự tin, mất thẩm mỹ. Do đó, ngoài việc giải đáp thắc mắc ra nhiều mồ hôi tốt không thì bác sĩ còn gợi ý cho độc giả một số phương pháp giúp tiết chế tình trạng đổ nhiều mồ hôi. Cụ thể gồm:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế việc thức quá khuya, tốt nhất mọi người nên đi ngủ trước 11h giờ đêm và đảm bảo ngủ đủ giấc, tức ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày.

  • Luôn giữ tinh thần trong trạng thái thoải mái, vui vẻ, hạn chế đối diện với căng thẳng, áp lực và lo lắng.

  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ như trái cây, rau xanh,...

Ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể

  • Khi đối diện với lo âu, căng thẳng dẫn đến toát nhiều mồ hôi, bạn có thể tập hít thở sâu, chậm để tĩnh tâm lại.

  • Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày [khoảng 2 lít].

  • Đảm bảo luôn giữ cơ thể sạch sẽ đồng thời tạo môi trường thoáng mát nơi làm việc hoặc nơi ở.

  • Hạn chế dùng những thực phẩm quá nóng, quá cay hoặc chứa hàm lượng Caffein lớn, chẳng hạn như nước ngọt có gas, chocolate,...

  • Sử dụng những loại thuốc xịt có tác dụng khử mùi ngay lập tức với những vùng cơ thể dễ ra nhiều mồ hôi. Chẳng hạn như bẹn, nách,...

  • Một số loại thảo dược có thể giúp cơ thể kiểm soát tuyến mồ hôi, điển hình như sơn thù, bạch thược,...

  • Thực hiện một số biện pháp như ấn huyết để cân bằng, châm cứu, ổn định các tế bào thần kinh, xoa vai,...

Đối với những đối tượng thường xuyên ra nhiều mồ hôi, bác sĩ có thể điều trị dựa trên từng nguyên nhân, cụ thể như:

  • Tình trạng ra nhiều mồ hôi do stress hoặc một vài bệnh lý gây tác động lên các tế bào thân kinh thì bệnh nhân cần phải điều trị dứt điểm. Một vài phương pháp có thể áp dụng như cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm bằng phương pháp phẫu thuật, tập luyện hay kể cả các liệu pháp tâm lý.

  • Tình trạng ra nhiều mồ hôi do tập luyện quá sức hoặc vận động nhiều thì bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi vì đổ mồ hôi cũng là một cách giúp làm sạch da, đào thải độc tố cũng như cân bằng huyết áp.

Với những chia sẻ trên đây, thắc mắc ra nhiều mồ hôi tốt không đã được giải đáp rất chi tiết. Ngoài ra, bạn đọc cũng được gợi ý một số phương pháp giúp kiểm soát sự điều tiết của tuyến mồ hôi để hạn chế ra quá nhiều mồ hôi.

Video liên quan

Chủ Đề