Tại sao con phải lấy họ cha

Việc cho con mang họ cha hay họ mẹ là một vấn đề gây tranh cãi trong xã hội hiện nay. Thay vì đau đầu suy nghĩ, nhiều gia đình đã kết hợp cả 2 họ để đặt tên cho đứa trẻ mới sinh.

Gần đây, câu chuyện về một người phụ nữ giấu tên đã ly dị chồng vì anh không cho phép đứa con mới sinh nhận họ của cô đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Cô cho biết bố mẹ chồng và gia đình cô đều phản đối quyết định này vì phong tục gia trưởng ở đất nước tỷ dân. Hiện bài đăng đã thu hút hơn 47.000 lượt chia sẻ sau hơn 2 tuần đăng tải.

“Ngay cả khi anh ta có vẻ là một người chồng tốt, anh ta vẫn hưởng tất cả đặc quyền trong hôn nhân, kể cả họ của con trai chúng tôi. Tôi muốn được tự do”, tác giả bài đăng viết.

Theo lệ thường, một đứa trẻ vừa sinh ra sẽ mang họ cha, chỉ trừ những tình huống bất đắc dĩ mới được dùng họ của mẹ. Truyền thống này được cả phương Đông lẫn phương Tây áp dụng từ xưa đến nay.

Như trong nhiều xã hội phụ quyền, danh tính của trẻ em ở Trung Quốc hầu hết gắn liền với họ của cha. Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi hiện nay khi phụ nữ ngày càng nắm nhiều vai trò chủ chốt trong xã hội.

Nhiều người bức xúc với việc con phải mang họ cha và mong muốn thay đổi truyền thống này. Trong khi một số khác đồng ý quy tắc này nên được tiếp tục áp dụng.

Đa số trẻ em trên thế giới đều được đặt tên theo họ của cha.

“Cô này là người hơi cực đoan. Tôi tôn trọng sự lựa chọn của bạn, nhưng vui lòng đừng gọi đó là nữ quyền”, một bình luận bên dưới phản bác.

“Việc đổi sang họ mẹ cho đứa trẻ là một điều quan trọng. Là phụ nữ, chúng tôi mới là những người sinh ra đứa trẻ, vì vậy chúng tôi xứng đáng với quyền đó”, một tài khoản tỏ ý ủng hộ.

Trong một cuộc thăm dò trực tuyến của hãng truyền thông Phoenix Weekly, có hơn một nửa trong số 42.000 người tham gia đồng ý với ý kiến “đó không phải vấn đề, miễn là các cặp vợ chồng thống nhất trước với nhau”, 13% kịch liệt bảo vệ quan điểm mang họ cha và 12% ủng hộ việc cho con mang họ mẹ.

Nhiều học giả chỉ ra rằng ngay cả cái tên của đứa trẻ cũng mang tính chất “trọng nam” ở Trung Quốc. Tên của một bé gái có thể hàm ý cầu mong đứa trẻ sau được sinh ra sẽ là con trai. Chỉ trừ khi bé gái xuất thân từ gia đình giàu có, quyền lực thì cái tên có thể khác hơn.

Những năm gần đây, xu hướng cho con mang họ kép của cha và mẹ trở nên thịnh hành trong xã hội Trung Quốc. Thay vì đau đầu suy nghĩ, nhiều cặp vợ chồng thống nhất lấy cả 2 họ và tìm một cái tên thật hay để kỷ niệm cho đứa bé.

Trong một nghiên cứu năm 2019 về tên tiếng Trung, hơn 1,1 triệu người Trung Quốc mang cả họ cha và mẹ, tăng gấp 10 lần so với năm 1990.

Ngày nay, nhiều đứa trẻ được mang họ kép để tránh gây mâu thuẫn trong gia đình.

Lai-Zhang Jinghan [25 tuổi, đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc] là một trong số đó. Cô cho biết cha cô tin rằng họ của ông - họ Lai - có ý nghĩa tiêu cực [trong tiếng Trung chữ này có thể mang nghĩa là không biết xấu hổ hay bất hợp lý].

Vì lo con gái sẽ bị bắt nạt, nên cha của Jinghan định chuyển tên của cô sang họ của vợ. Cuối cùng, khi làm giấy khai sinh, ông quyết định thêm cả họ của mình vào.

“Bố tôi muốn đặt tên cho tôi có họ của mẹ - họ Zhang. Dù thế nào đi nữa, nếu quay trở về những năm 90, thế hệ ông bà của tôi sẽ rất hạnh phúc khi cháu gái của mình mang họ ngoại. Vì vậy, họ quyết định giữ cả 2 họ”, Jinghan nói với Sixth Tone.

Zheng Shiyin, tốt nghiệp Đại học Cambridge, cho rằng văn hóa truyền họ lại cho con được hình thành bởi hệ thống gia trưởng từ hàng nghìn năm nay. Mặc dù việc chuyển sang họ vợ là một suy nghĩ cấp tiến, nhưng nó vẫn phụ thuộc vào quyết định của các thành viên nam trong gia đình.

Ngay cả trong những gia đình tiến bộ như nhà Jinghan, yếu tố nguyên gốc của truyền thống vẫn được đặt lên hàng đầu. Bà Zhang Rong, mẹ của Jinghan, cho biết bà đã thỏa thuận với chồng trước khi đứa con chào đời: Con gái sẽ mang họ mẹ còn con trai mang họ cha.

“Đây là một chủ đề rất phức tạp. Các cuộc tranh luận trên mạng không chỉ đấu tranh chống lại các quy tắc truyền thống, mà còn nâng cao nhận thức của mọi người về sự bất bình đẳng trong hôn nhân”, Zheng cho hay.

Lấy họ cho con không theo họ bố và họ mẹ có được không? Luật hộ tịch 2014 quy định như thế nào về vấn đề này?

Tóm tắt câu hỏi:

Tên tôi là: Đỗ Mạnh Hùng Quê quán: Mai Đình, Hiệp Hòa, Bắc Giang Tôi nhờ Luật sư tư vấn cho tôi về việc đặt họ tên cho con tôi. Cụ thể: Họ gốc nhà tôi là họ “Đào”. Năm 1951, Bố tôi tham gia cách mạng, do yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng Bố tôi đổi họ từ “Đào Hữu Dũng” thành “Đỗ Đức Dũng”. Khi sinh ra tôi [1970] lấy họ tên là Đỗ Mạnh Hùng. Vì lấy họ Đỗ là không đúng và lạc lõng trong dòng họ cho nên hai con của tôi sinh năm 1998, 2006 tôi đều khai sinh cho các cháu là họ “Đào”. Vừa rồi vợ chồng tôi sinh cháu thứ 3 [15/02/2016], tôi đi khai sinh cho cháu và lấy họ tên là Đào Đỗ Tuấn thì cán bộ Tư pháp xã trả lời là không được và có giải thích: con chỉ có thể lấy họ của cha hoặc mẹ. Xin hỏi Luật sư tôi phải làm gì để con tôi được mang họ “Đào” như trên. Vì họ “Đào” mới là họ gốc nhà tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Ðiều 26 “Bộ luật dân sự năm 2015” có quy định về Quyền đối với họ, tên  :

“1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch 2014:

“a] Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;…”

Như vậy, việc đặt họ cho con là dựa theo họ cha hoặc họ mẹ. Việc quyết định là họ cha hay họ mẹ là do hai người thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ dựa theo quy định của tập quán. Khi muốn đặt tên con mang họ Đào trong khi hai vợ chồng không mang họ này, cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối.

Nếu vẫn muốn đặt tên con là họ là họ Đào thì cần phải đổi họ của bạn trước sau đó mới có thể làm giấy khai sinh cho con theo họ đó.

Theo quy định Điều 27 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

– Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

Xem thêm: Giấy tờ tùy thân không trùng khớp với Giấy khai sinh

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

– Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Xem thêm: Cải chính năm sinh của bố, mẹ trên giấy khai sinh

Ngoài ra, việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Điều 28 Luật hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch:

* Hồ sơ cải chính hộ tịch:

– Tờ khai cải chính hộ tịch

– Giấy khai sinh bản chính

– Sổ hộ khẩu gia đình

* Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhạn đủ giấy tờ. 

Xem thêm: Thủ tục đăng ký lại giấy khai sinh cho con

* Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đã đăng ký khai sinh trước đây.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Hướng dẫn cách ghi quê quán trong giấy khai sinh                        

– Đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh

– Giấy tờ chứng minh khi làm thủ tục cấp lại giấy khai sinh

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

Xem thêm: Cải chính hộ tịch là gì? Thủ tục cải chính hộ tịch theo Luật hộ tịch?

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

Video liên quan

Chủ Đề