Dãn dây chằng gối sau bao lâu thì khỏi

Bác sĩ sẽ phân tích tổn thương, lên chiến lược điều trị và kế hoạch phục hồi sau mổ giúp bệnh nhân đi lại và chạy nhảy bình thường.

Tôi bị chấn thương do chơi đá bóng cách đây 14 năm. Bác sĩ chẩn đoán bị giãn dây chằng khớp gối và mẻ khớp gối. Lúc đó, tôi tính mổ nhưng tỷ lệ thành công không cao nên không mổ. Hiện, tôi đi đứng bình thường, chạy bình thường nhưng đôi lúc bị lật bánh chè khớp gối sang một bên và không đi được. Bánh chè bị lỏng, có thể đong đưa qua lại. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi có nên mổ để xử lý tình trạng này không, nếu không mổ thì về già có bị thoái hóa khớp gối sớm không? [Tuấn Thanh, TP HCM]

Trả lời:

Theo tôi, trường hợp này không liên quan đến dây chằng chéo trước nhưng vẫn liên quan đến dây chằng chéo bên bánh chè. Bệnh nhân nghĩ bánh chè bị trật nhưng rất có thể là bán trật khớp gối, nên khi chạy, khớp gối bị trẹo sang một bên. Tôi khám nhiều ca bệnh tương tự và khẳng định rất khó bị trật bánh chè. Thông thường, phải bị lỏng lẻo đa khớp hoặc bị chấn thương rồi trật hẳn bánh chè sang một bên, sau đó nó mới trật đi trật lại nhiều lần.

Với trường hợp của bạn, tôi cho rằng bạn bị bán trật khớp gối, vì dây chằng chéo trước giúp cho khớp gối không bị trượt ra trước và không bị bán trật xoay. Khi người bị đứt dây chằng chéo trước đi bộ chậm, đi thẳng hoặc chạy thẳng, thường sẽ không có vấn đề gì. Nhưng nếu đang chạy mà xoay hoặc đổi hướng đột ngột, bạn sẽ thấy bị trẹo gối. Lúc đó có cảm giác bánh chè bị trẹo, nhưng thực ra do gối trẹo và khiến bạn bị ngã. Tình trạng này kéo dài 14 năm là khá lâu, việc thường xuyên bị trẹo hoặc ngã khiến đầu gối ít nhiều bị thoái hóa. Tôi cho rằng nên chỉ định mổ.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ phải phân tích tổn thương của bệnh nhân, chiến lược điều trị và kế hoạch phục hồi sau mổ, chứ không chỉ mỗi chuyện mổ dây chằng là xong. Trong trường hợp này, giả sử người bệnh bị đứt dây chằng chéo trước với triệu chứng bán trật xoay, chúng ta cần đánh giá những yếu tố sau.

Thứ nhất, phải kiểm tra 4 nhóm cơ tứ đầu đùi xem nhóm cơ nào bị yếu, để trước khi mổ hoặc sau khi mổ có chương trình luyện tập phù hợp giúp cân bằng trở lại. Thứ hai, phải đánh giá bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nhiều hay ít, khớp gối trẹo hay chưa, nếu trục khớp gối vẹo nhiều thì phải chỉnh trục lại cho thẳng. Thứ ba, kiểm tra tình trạng của sụn chêm và sụn khớp sau 14 năm bị đứt dây chằng chéo trước. Sau khi làm dây chằng xong, cần có kế hoạch bảo tồn sụn khớp cho bệnh nhân tránh bị thoái hóa khớp gối thêm nữa. Ngoài ra, dinh dưỡng và chương trình tập luyện sau mổ cũng rất quan trọng.

Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh
Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Có tới 11,4% dân số gặp phải tổn thương về gân và dây chằng. Có nhiều dạng viêm gân hoặc chấn thương gân do hoạt động lặp đi lặp lại hay vận động quá mức. Những loại chấn thương này thường dẫn đến viêm và thoái hóa hoặc làm suy yếu các gân, cuối cùng có thể dẫn đến rách hoặc đứt gân.

Hoạt động chuyển hóa của gân tương đối hạn chế và thấp hơn các mô kể cả mô xương do có ít mạch máu nuôi dưỡng. Điều này đến từ nguyên nhân nhằm tăng tạo năng lượng theo con đường kị khí để phù hợp với khả năng chịu đựng lực , duy trì được áp lực trong thời gian dài do vậy giảm nguy cơ thiếu máu và hoại tử trong gân, dây chằng. Mức độ tiêu thụ oxy ở mức thấp, nhỏ hơn 7,5 lần so với mô xương. Đặc biệt quá trình đổi mới của sợi collagen – nguyên liệu chính cấu tạo nên gân và dây chằng  kéo dài từ 50-100 ngày khiến cho tốc độ hồi phục của gân sau tổn thương chậm hơn so với các cơ khác rất nhiều.

Quá trình phục hồi gân và dây chằng diễn ra rất phức tạp khi gặp tổn thương và cần nhiều thời gian, thường trải qua 3 giai đoạn:

Pha viêm[ 1-7 ngày] :  ­sinh tổng hợp collagen type III [ không hoàn toàn phù hợp với cấu trúc gân] ít có ý nghĩa

Pha tăng trưởng [ 7- 21 ngày]: ­ sinh tổng hợp collagen type III và các chất nền ngoài tế bào khác như proteoglycan

Pha sửa chữa [3 tuần- 1 năm]:  ¯ sinh tổng hợp collagen type III, glucosaminglycan, ­ sinh tổng hợp collagen type I. Mô sửa chữa chuyển dạng thành mô sợi sau khoảng 10 tuần , sau đó chuyển dạng thành mô gân giống sẹo trong vòng 1 năm, tăng liên kết cộng trị giữa các collagen , hình thành mô được sửa chữa với độ cứng và độ mạnh  tăng lên.

Như vậy chấn thương gân, dây chằng cần bao lâu để hồi phục:

Việc hồi phục gân và dây chằng có thể kéo dài từ 3 tháng tới 1 năm hoặc kéo dài hơn tùy vào mức độ và vị trí chấn thương. Tuy nhiên hầu hết đối với các chấn thương nặng như rách hoặc đứt gân, dây chằng rất khó phục hồi hoàn toàn và thường xuyên có sự tái phát khiến chấn thương kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân là do gân và dây chằng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động của cơ thể, khi đã bị chấn thương chỉ cần vận động nhẹ cũng có thể làm tổn thương trở nên nặng thêm. Ngoài ra thời gian phục hồi kéo dài cũng là một trở ngại lớn.

Một yếu tố quan trọng nữa liên quan tới các biện pháp điều trị chưa tác động trực tiếp vào quá trình phục hồi mà chủ yếu giải quyết các triệu chứng và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi. Việc sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết tình trạng đau nhức và thuốc kháng viêm nhằm giảm nhanh các triệu chứng  sưng, nóng, đỏ, đau trước mắt. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng gân, dây chằng đã lành.

Cần làm giảm thời giantăng hiệu quả điều trị bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị triệu chứng với việc bổ sung các chất cần thiết như Collagen typ I, mucopolysaccharides,… giúp tác động trực tiếp vào quá trình phục hồi gân, dây chằng là biện pháp hữu hiệu.

Không ít người khi bị đứt dây chằng chéo trước gối đã phải bỏ dở niềm đam mê thể thao. Trên thực tế, đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì lành còn tùy thuộc vào việc bệnh nhân có được điều trị đúng cách hay không. Bên cạnh đó, tuân thủ theo đúng hướng dẫn tập vật lý trị liệu cũng là yếu tố quan trọng quyết định thời gian lành bệnh.

Vùng đầu gối là một hệ thống kết cấu phức tạp và tương đối lớn. Các xương đầu gối được kết nối với nhau bằng hệ thống 2 nhóm dây chằng, giúp giữ cho hệ thống các xương khớp gối vững chắc, không bị tách rời khi đi lại và chạy nhảy:

  • Hệ thống dây chằng bên: Nằm ở ngoài khớp gối, bao gồm dây chằng bên trong [bên chày] và bên ngoài [bên mác], có nhiệm vụ giữ cho khớp gối ổn định khi chuyển động xoay, hoặc xoắn vặn.
  • Hệ thống dây chằng chéo: Nằm ở trong khớp gối, bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. 2 dây chằng này bắt chéo với nhau, tạo thành hình chữ X, kết chặt các xương khớp ở vùng đầu gối, giúp chúng không bị trượt ra trước hay ra sau quá mức.

2.1. Đứt dây chằng chéo sau

Chấn thương đứt dây chằng chéo sau mặc dù ít phổ biến, nhưng có thể xảy trong một số tình huống. Trong đó, đa phần là do một lực tác động trực tiếp lên đầu gối từ trước ra sau, đẩy mạnh cẳng chân về phía sau, khiến cho dây chằng căng quá mức và bị đứt [thường gặp đối với tai nạn xe hơi hoặc xe máy do thắng quá gấp, hoặc khi bị tông thẳng vào đầu gối từ phía trước].

2.2. Đứt dây chằng chéo trước gối

Đứt dây chằng chéo trước là loại tổn thương hay gặp nhất trong các loại chấn thương khớp gối. Tình huống khiến cho dây chằng chéo trước bị đứt có thể là do:

  • Chấn thương trực tiếp: Va chạm thẳng vào mặt trước đầu gối khi bị tai nạn, khi cản bóng.
  • Chấn thương gián tiếp: Thường gặp khi tập thể dục cường độ mạnh, chơi thể thao di chuyển quá gấp. Ví dụ như: Đang chạy mà dừng đột ngột, xoay người quá nhanh trong khi chân giữ nguyên, cú nhảy quá cao tiếp đất không an toàn...

Vị trí rách dây chằng chéo trước sau khi bị sang chấn thể thao

Tình trạng đứt dây chằng trước gối gây ra sự mất cân bằng trước sau và mất cân bằng xoay của khớp gối. Điều này dẫn đến nhiều phiền toái cho người bệnh:

  • Cảm giác chân yếu hẳn khi đi bộ, chạy nhảy
  • Khó chịu khi chạy nhanh, khi thay đổi hướng đi đột ngột
  • Khó khăn mỗi khi đi xuống dốc hoặc xuống cầu thang
  • Đau đớn mỗi khi tiếp đất bằng chân bị chấn thương, nhất là trong các động tác tương tự như nhảy lò cò một chân
  • Dễ bị té ngã khi cố gắng thực hiện các động tác thể lực

Người bệnh như bị mất đi một phần chức năng của chân, thậm chí phải tạm ngưng thi đấu, ngừng chơi thể thao một thời gian dài để tập trung điều trị. Đứt dây chằng chéo trước bao lâu thì lành còn tùy vào thời điểm phát hiện, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn.

Theo bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, khi bị đứt dây chằng chéo khớp gối, nếu bệnh nhân được mổ đúng kỹ thuật và chịu khó tập vật lý trị liệu thì khả năng lành bệnh không quá 8 tháng là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, chấn thương dây chằng chéo tùy theo từng mức độ khác nhau mà sẽ có hướng điều trị thích hợp. Không phải trường hợp nào cũng cần phải phẫu thuật, nhưng một số ca bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật.

Áp dụng theo các hướng dẫn sau đây để giúp khớp gối nhanh phục hồi:

  • Sơ cứu theo phương pháp RICE, là chữ viết tắt của 4 từ: Rest: nghỉ ngơi, Ice: chườm đá, Compression: băng gối và Elevation: kê chân cao.
  • Hạn chế vận động: Bệnh nhân cần được mang nẹp gối chuyên hỗ trợ dây chằng, đôi khi phải kẹp nạng theo, nhằm hạn chế lực tác động lên chân bị tổn thương.
  • Vật lý trị liệu: Đến khi khớp gối không còn sưng, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu. Mục đích là giúp cho khớp gối dần lấy lại sức khỏe, không bị cứng, để từ đó có thể phục hồi hoàn toàn.

Phương pháp RICE sơ cứu đứt dây chằng chéo khớp gối

Khi bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo kèm theo tổn thương sụn chêm, hoặc đứt đa dây chằng mà có kèm theo đứt dây chằng chéo sau, thì chỉ định phẫu thuật là bắt buộc.

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối đơn thuần là một phẫu thuật tương đối khó, bởi vì người thực hiện phải đảm bảo không làm tổn thương đến các dây chằng chéo khác. Hơn nữa, phải có kỹ thuật cố định vùng mổ thật chắc và phải đặt thật đúng vị trí của dây chằng chéo ban đầu để tái tạo lại.

Với sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng đã áp dụng thành công phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo khớp gối bằng kỹ thuật ALL INSIDE. Được biết, đây là kỹ thuật mới được áp dụng chỉ trong một vài năm trở lại đây tại Việt Nam.

ALL INSIDE là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu điều trị đứt dây chằng chéo, sử dụng thanh ngang bằng titan và chỉ siêu bền, giúp gân xương được cố định chắc chắn và sớm liền lại, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt. Từ đó, khả năng thành công của ca phẫu thuật ngày càng được cải thiện, thời gian hồi phục của bệnh nhân được rút ngắn rõ rệt hơn. Bệnh nhân có thể tập đi lại vững hơn ngay trong ngày thứ 2 sau mổ, tạo điều kiện phục hồi chức năng sớm, nhanh chóng trở về sinh hoạt bình thường.

Ngoài ra, khách hàng phẫu thuật tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Vinmec Hải Phòng được thụ hưởng những lợi ích vượt trội bao gồm:

  • Thời gian nằm viện ngắn, giảm tối đa chi phí lưu trú, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.
  • Hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, người bệnh không bị lo lắng, sợ hãi khi tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sau dùng thuốc.
  • Tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.
  • Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí; hạn chế tỉ lệ biến chứng. ERAS đã được chứng minh rút ngắn thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày.
  • Bảo hiểm: Vinmec ký kết với nhiều đối tác bảo hiểm tư nhân lớn. Khi khách hàng nhập viện điều trị đều được bảo lãnh và làm bồi thường ngay tại viện. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng.
  • Các ưu điểm khác: Trang thiết bị hiện đại; Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; Bác sĩ trình độ cao; Người bệnh không cần người thân đi theo chăm sóc vì được bác sỹ điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02257309888 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Đứt dây chằng, khi nào phải mổ?

Bệnh lý khớp gối và cách phòng tránh chấn thương khớp gối

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hải Phòng.

Video liên quan

Chủ Đề