Cần bao lâu để cà phê phát huy

Cà phê được ưa chuộng nhờ khả năng giúp cơ thể tỉnh táo, nâng cao hiệu suất làm việc trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thức uống này đúng thời điểm để tận hưởng những lợi ích trên.

1. Tác dụng của cà phê đối với sức khỏe

1.1 Giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng

Cà phê có chứa caffeine là một chất kích thích thần kinh. Sau khi uống cà phê, caffeine sẽ được hấp thụ vào máu và từ đó di chuyển đến não. Trong não, caffeine ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế adenosine. Điều này giúp cải thiện mức năng lượng, tâm trạng và các khía cạnh khác nhau của chức năng não.

1.2 Cà phê chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết

Cà phê có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể và có hàm lượng chất chống ôxy hóa cao. Trong một tách cà phê 240ml chứa:

  • Vitamin B2 [riboflavin]: 11% DV [giá trị dinh dưỡng hàng ngày]
  • Vitamin B5 [axit pantothenic]: 6% DV
  • Vitamin B1 [thiamine]: 2% DV
  • Vitamin B3 [niacin]: 2% DV
  • Folate: 1% DV
  • Mangan: 3% DV
  • Kali: 3% DV
  • Magiê: 2% DV
  • Phốt pho: 1% DV

1.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson và chứng sa sút trí tuệ

Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh Parkinson là tình trạng thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, ngay sau bệnh Alzheimer. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Có thể hạn chế căn bệnh này và chứng sa sút trí tuệ bằng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và tập thể dục điều độ. Uống cà phê cũng là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn tới 65%.

1.4 Chống lại bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút đáng kể. Cuộc sống hiện đại khiến ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Theo thống kê, khoảng 4,1% người Mỹ hiện đáp ứng các tiêu chuẩn về trầm cảm lâm sàng.

Trong một nghiên cứu của Harvard được công bố vào năm 2011, những phụ nữ uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn 20%. Một nghiên cứu khác trên 208.424 người cho thấy những người uống 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong do tự tử thấp hơn 53%.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ở những người nhạy cảm, lượng caffeine cao có thể làm tăng lo lắng, bồn chồn và mất ngủ. Việc ngừng uống caffeine đột ngột có thể gây đau đầu, mệt mỏi, lo lắng và tâm trạng thấp trong vài ngày và có thể kéo dài đến một tuần.

1.5 Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Các polyphenol khác nhau trong cà phê đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong các nghiên cứu trên động vật. Cà phê cũng có liên quan đến việc giảm mức độ estrogen, đây là một loại hormone có liên quan đến một số loại ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn tới 40% và ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

2. Thời điểm uống cà phê

2.1 Giữa buổi sáng

Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới bằng 1 ly cà phê ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạn nên lùi thời điểm uống cà phê đến giữa buổi sáng.

Trong cà phê chứa cafeine, một chất kích thích tự nhiên có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể. Cortisol [còn được gọi là hormone căng thẳng] tham gia vào quá trình điều hòa trao đổi chất, hệ miễn dịch, đường huyết và nhiều chức năng khác.

Nồng độ hormone cortisol thường tăng cao vào khoảng 30-45 phút sau khi bạn thức giấc, giúp đem lại cảm giác tỉnh táo tự nhiên vào khung giờ này. Do đó, uống cà phê vào lúc này thực sự không cần thiết. Thời điểm thích hợp hơn là vài giờ sau khi bạn thức dậy, từ khoảng 9 -11 giờ.

2.2 Trước khi tập thể dục

Uống cà phê trước khi tập thể dục là biện pháp đơn giản để cung cấp năng lượng, cải thiện khả năng tập trung và phối hợp khi tập luyện. Cà phê còn có thể giúp giảm cơn đau cơ bắp sau buổi tập. Vì vậy, có thể uống cà phê trước buổi tập khoảng 30 phút để tận hưởng các lợi ích trên của cà phê đối với việc tập luyện nâng cao sức khỏe.

2.3 Sau khi bị mất ngủ

Nếu bạn mất ngủ cả đêm và cần tập trung học tập, làm việc vào buổi sáng hôm sau, hãy thử uống cà phê. 1-2 tách cà phê lúc này sẽ giúp đạt được trạng thái tỉnh táo như thể bạn đã có một đêm ngon giấc. Lưu ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời và không nên lạm dụng thường xuyên.

3. Thời điểm không nên uống cà phê

Caffeine có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, không nên uống cà phê trong hoặc ngay sau bữa ăn. Uống cà phê khi dạ dày rỗng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ cortisol và đường huyết.

Bên cạnh khả năng giữ tỉnh táo, cà phê có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Để đảm bảo giấc ngủ ngon vào buổi tối, nên hạn chế uống cà phê quá muộn. Người nhạy cảm với caffeine không nên sử dụng thức uống chứa caffeine sau buổi trưa.

4. Nên uống bao nhiêu cà phê là đủ?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] khuyến cáo, không nên sử dụng quá 400mg caffeine mỗi ngày [tương đương khoảng 4-5 tách cà phê, mỗi tách 240ml].

Những người nhạy cảm với caffeine nên hạn chế, hoặc loại bỏ hoàn toàn cà phê khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Uống quá nhiều cà phê có thể khiến nồng độ cortisol tăng cao, dẫn tới một số triệu chứng "say cà phê" như: Cảm giác lo âu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, bồn chồn…

6 thời điểm uống mật ong tốt cho sức khỏe

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiêm vaccine COVID-19- Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm.


GD&TĐ - Cafe là thức uống có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần chọn đúng thời điểm để uống cafe khi lượng caffein đạt đỉnh, phát huy tối đa các tác dụng mà cafe mang lại.

Theo Mirror, một nghiên cứu mới của Đại học Harvard, Mỹ, chứng minh, uống 3 -5 ly cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim, tiểu đường các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như parkinson...Tuy nhiên uống cà phê vào thời điểm nào để tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết.

Dưới đây là những khung giờ vàng mà bạn nên uống cà phê để hưởng thụ những lợi ích cho sức khỏe.

Từ 10h - 11h30

Rất nhiều bạn có thói quen uống cà phê vào sáng sớm cho tỉnh người, thậm chí có khi uống cà phê mà không ăn sáng. Trong khi đó, thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa hoạt động ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao.

Do đó, nếu bạn tiêu thụ ly cà phê vào lúc này sẽ có thể đẩy mức căng thẳng của cơ thể lên vượt mức. Cơ thể luôn trong trạng thái bồn chồn, hồi hộp, lo lắng nên sẽ khó tập trung hơn vào mọi việc. Do đó, nếu bạn là người thích uống cà phê thì cũng không nên thưởng thức ngay 1 ly cà phê vào khung giờ này.

Theo các chuyên gia, khoảng thời gian từ 10h – 11h 30 là thời gian hormone căng thẳng giảm thấp nên rất an toàn cho bạn uống 1 ly cà phê. Đặc biệt, thời điểm này nhiều bạn thường bắt đầu mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ sau 1 thời gian khởi động công việc, nên thưởng thức ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo đúng lúc.

30 phút sau khi ăn

Cà phê có thể thúc đẩy tiêu hóa. 30 phút sau bữa ăn là thời điểm thích hợp để bạn thưởng thức một ly cà phê và tận hưởng lợi ích này. Tại thời điểm này, cà phê sẽ thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, những người thiếu máu nên tránh uống cà phê vì cà phê có tác dụng phụ là làm giảm sự hấp thụ sắt.

Từ 13h – 17h chiều

Sau 13h chiều thì hàm lượng cortisol bắt đầu giảm xuống. Do đó, nếu cảm thấy buồn ngủ, đầu óc lơ mơ thì bạn có thể uống cà phê vào khung giờ này. Một ly cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, tập trung và hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là người không quen uống cà phê thì chỉ nên uống trước 15h, đừng uống trễ quá có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối.

Một tách cà phê trước khi tập thể dục

Uống một tách cà phê 30 phút trước khi tập thể dục có thể tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy nhiều calo hơn, và làm cho hiệu quả tập luyện các môn thể thao có ý nghĩa hơn. Nếu bạn là một vận động viên bạn sẽ nhận thấy thời gian uống này tốt như thế nào.

Khi mệt mỏi, uống cà phê

Cà phê giúp bạn tỉnh táo, điều này là hiển nhiên. Một tách cà phê khi mệt mỏi có thể giúp bạn duy trì 4 giờ tỉnh táo. Tuy nhiên, với người uống cà phê lâu dài thì hiệu quả này không lớn.

Cà phê cũng như các thức uống hay thực phẩm bất kỳ có thể mang lại lợi ích cho con người, nhưng phải có giới hạn. Một số người vẫn uống cà phê mỗi ngày, một số người thậm chí uống mọi lúc, mọi nơi.

Các bác sỹ khuyến nghị bạn nên uống 1-2 ly cà phê một ngày, tối đa là 4 ly [tổng số caffeine là khoảng 150 đến 250mg] là vừa phải. Nhiều hơn 4 ly có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng caffeine trong một ngày lớn hơn 1g [tương đương 8-12 ly cà phê], nó sẽ dẫn đến ngộ độc, kết quả là gây ra tình trạng hồi hộp nôn mửa, ngất xỉu. Uống hơn 10 gram trong một ngày sẽ có nguy cơ tử vong.

Đừng nghĩ rằng người trung bình một ngày tiêu thụ đến 1g cà phê là rất khó, bởi vì chất caffeine không chỉ có trong cà phê, mà ngay cả đồ uống cola, trà, hoặc một số thức uống khác. Vì vậy, bạn nên biết rõ để kiểm soát lượng caffeine vào cơ thể.

08/07/2022 09:50

GD&TĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó quy định cụ thể mức xử phạt đối với vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

08/07/2022 09:35

GD&TĐ - Được Điểm trưởng thông báo vắng thí sinh dự thi, cán bộ Công an huyện Lục Ngan [Bắc Giang] dùng xe cá nhân nhanh chóng tìm đến nhà thí sinh, kịp thời hỗ trợ đưa đến Điểm thi.

08/07/2022 09:34

GD&TĐ - Sáng nay [8/7], thí sinh cả nước bước vào ngày thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Có những thí sinh để an tâm trước khi bước vào môn thi tổ hợp đã cố xem lại bài vở.

08/07/2022 09:33

GD&TĐ - Sau nhiều năm nghiên cứu, PGS.TS Andrea Hoa Pham thuộc Đại học Florida [Hoa Kỳ] sắp ra mắt công trình “truy xuất” nguồn gốc giọng Quảng Nam.

08/07/2022 09:30

GD&TĐ - Sáng 7/8, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã hoàn thành bài thi tổ hợp KHTN, hoặc bài thi tổ hợp KHXH tùy theo đăng ký.

08/07/2022 09:30

GD&TĐ - Sáng 8/7, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại điểm thi Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình.

08/07/2022 09:30

GD&TĐ - Sáng 8/7, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, hoặc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội theo đăng ký.

08/07/2022 09:17

GD&TĐ - Sau hơn 5 ngày nỗi lực tìm kiếm, thi thể công nhân bị mắc kẹt trong hầm thủy điện ở Điện Biên đã được tìm thấy.

08/07/2022 09:13

GD&TĐ - Mong muốn có được tấm bằng tốt nghiệp THPT và làm gương cho con cháu, nhiều người lớn tuổi vẫn miệt mài đi thi. Có những cặp vợ chồng hay mẹ con cùng nhau vượt "vũ môn".

08/07/2022 09:11

GD&TĐ - Dưới cơn mưa nặng hạt đầu giờ sáng 8/7 tại tỉnh Bắc Giang, không chỉ tình nguyện viên đội mưa dùng ô đón thí sinh, ngoài cổng điểm thi phụ huynh lặng lẽ dõi theo động viên tinh thần cho thí sinh trong ngày thi cuối...

08/07/2022 09:08

GD&TĐ - Nhiều địa phương đã có các hoạt động hỗ trợ thí sinh trong những ngày diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

08/07/2022 08:59

GD&TĐ - Kết quả mẫu thực phẩm làm 1 người tử vong tại xã Dân Chủ, huyện Hòa An, Cao Bằng là độc chất thường có trong cây lá ngón.

08/07/2022 08:58

GD&TĐ - Con bước vào trường thi, chị Nguyễn Thị Thanh Hải [Minh Khai, Hà Nội] vẫn ở lại ngoài cổng trường hướng mắt dõi theo. Chị Hải chỉ mong con thật tự tin, tư tưởng thoải mái trong ngày thi cuối cùng của kỳ thi quan trọng này.

08/07/2022 08:47

GD&TĐ - Trường hợp đặc biệt trên là thí sinh Trương Tuệ Nhi [trú tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ], dự thi tại điểm thi Trường THPT Chế Lan Viên [huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị].

08/07/2022 08:46

GD&TĐ - Biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần là những biến thể chủ đạo khiến ca mắc Covid-19 tại nhiều quốc gia tăng vọt; Tại Việt Nam, biến thể BA.4, BA.5 đã xâm nhập, 3 ngày nay số ca mắc ở mức trên 900 ca/ ngày; tăng 200 ca/ ngày so với trước đó...

08/07/2022 08:43

GD&TĐ -Thời gian qua, các sở, ngành ở TP Đà Nẵng đã “tiên phong” trong việc triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư.

08/07/2022 08:40

GD&TĐ - Không thể giữ Ronaldo ở lại, MU đang tích cực chiêu mộ những chân sút chất lượng để khỏa lấp vị trí mà CR7 để lại.

08/07/2022 08:38

GD&TĐ -Giữa mùa hè, nhưng virus gây cúm A cũng hoành hành. Một trong những nguyên nhân có thể do 2 năm qua, virus này bị Covid chiếm mất “vật chủ” là con người. Do đó, khi Covid lắng xuống, các virus khác bùng lên.

08/07/2022 08:36

GD&TĐ - Nhận thông tin có một thí sinh gặp sự cố tại điểm thi tốt nghiệp THPT 2022, một đồng chí Thiếu tá CSGT đã kịp thời dùng xe đặc chủng hỗ trợ thí sinh.

08/07/2022 08:33

GD&TĐ -Vừa qua, Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức [A4-C] - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân nữ N.M [90 tuổi] bị Covid-19.

Video liên quan

Chủ Đề