Tại sao bị vàng răng

Răng ố vàng là hiện tượng rất phổ biến ở con người. Mặc dù ai cũng đều biết tới hiện tượng răng vàng khè, tuy nhiên không mấy người nắm được nguyên nhân gây ra vàng răng. Bên cạnh đó cũng có người thắc mắc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân khiến răng bị ố vàng

Răng vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên các nhà khoa học thường phân loại vào 2 nhóm nguyên nhân chính là yếu tố nội sinh & yếu tố ngoại sinh.

Nếu vàng răng là do yếu tố ngoại sinh thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Các yếu tố nội sinh sẽ cần được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, đánh giá & điều trị nâng cao.

1.1 Chế độ ăn uống

Những loại thực phẩm, đồ uống có tính axit cao là một trong số các nguyên nhân gây vàng răng phổ biến nhất.

Lý giải cho vấn đề này, các nha khoa học cho biết: Vốn dĩ bề mặt men răng của con người không dày đặc & kín hoàn toàn. Nếu quan sát trên kính hiển vi có thể dễ dàng nhìn thấy cả ngàn tỷ lỗ nhỏ.

Các loại đồ ăn, thức uống nhiều axit khi tiếp xúc sẽ làm giãn nở những lỗ nhỏ này ra. Sau đó các sắc tố màu từ thực phẩm sẽ chui lọt vào trong & bám lại bên trong lỗ men răng nếu không được làm sạch.

Với một lượng nhỏ sắc tố thực phẩm bị bám lại thì sẽ không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên khi thường xuyên vệ sinh răng không tốt, lượng màu bám lại tích tụ dày hơn sẽ làm ánh lên màu vàng trên men răng.

Nói như vậy không có nghĩa bạn cắt hoàn toàn thực phẩm chứa axit. Bạn sẽ phải cân bằng lượng dinh dưỡng hàng ngày tốt hơn, bởi 1 nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu thiếu Vitamin C sẽ làm vi khuẩn tích tụ nhiều hơn, góp phần gây ra vàng răng.

1.2 Hút thuốc lá

Tại sao răng bị vàng? Thuốc lá cũng luôn được liệt kê vào danh sách nguyên nhân vàng răng hàng đầu.

Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều nicotin và hắc ín. Khói thuốc lá khi tiếp xúc với men răng sẽ dễ dàng đưa nicotin lọt vào lỗ nhỏ trên men răng.

Tuy rằng nicotin không hề có màu sắc, thế nhưng khi phản ứng với oxy trong không khí sẽ lại chuyển sang màu vàng. Vì vậy hút thuốc lá quá nhiều chắc chắn sẽ khiến răng bị ố vàng nặng.

1.3 Vệ sinh răng miệng không tốt

Chải răng & vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân cốt lõi khiến răng bị khè. Việc chải răng qua loa hoặc không vệ sinh răng đều đặn sẽ tạo cơ hội cho thực phẩm, vi khuẩn bám lại trong lỗ men răng.

Khi tích tụ đủ lâu thì chúng càng trở nên cứng đầu & khó làm sạch. Tới một mức độ nhất định thì những biện pháp thông thường như chải răng hay dùng nước súc miệng là hoàn toàn vô tác dụng.

1.4 Vàng răng do ảnh hưởng từ thuốc

Những loại thuốc kháng sinh chứa chất kháng khẩn như Tetracycline, Doxycycline,… được xem như là lý do gây vàng răng ở trẻ nhỏ.

Trong quá trình răng đang mọc lên, Tetracycline hoặc Doxycycline khi tiếp xúc với men răng sẽ phản ứng với các icon canxi, từ đó sẽ khiến men răng chuyển qua màu vàng.

Khi trẻ tiếp tục lớn lên, lượng Tetracycline hoặc Doxycycline vàng đang bám trên răng sẽ bị oxy hóa & chuyển sang màu nâu, đen.

Trong một số trường hợp người lớn khi sử dụng thuốc kháng sinh chứa Tetracycline, Doxycycline,.. cũng sẽ bị răng vàng, tuy nhiên cơ chế tác động sẽ hơi khác 1 chút.

Vì thế phụ nữ mang bầu, trẻ nhỏ thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh chứa Tetracycline hoặc Doxycycline

1.5 Yếu tố di truyền

Đôi khi hiện tượng men răng vàng lại do yếu tố di truyền gây ra. Ở một số người hoặc một vài chủng tộc sẽ có màu răng vàng hơn bình thường.

Hoặc cũng có thể do một vài rối loạn di truyền trong gen, điều đó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của men răng, từ đó răng trở nên vàng hơn & dễ hư hỏng hơn người khác.

1.6 Yếu tố môi trường

Tại những địa điểm có lượng florua trong nguồn nước cao sẽ là lý do làm răng vàng khè. Mặc dù florua là chất có lợi cho răng & phòng chống sâu răng rất tốt. Tuy nhiên khi dư thừa quá nhiều florua trên răng sẽ làm cho men răng bị đổi sang màu vàng.

Ngoài ra cũng cần xem lại số lần chải răng trong ngày của bản thân. Các nha sĩ chỉ khuyến cáo vệ sinh răng 2 lần mỗi ngày. Điều này để đảm bảo men răng không bị mài mòn nhiều & hạn chế lượng florua nạp vào từ kem đánh răng.

1.7 Lão hóa

Các nhà khoa học đã chứng minh được sự già nua cũng là nguyên nhân làm răng vàng khè. Khi con người già đi thì lượng men răng sẽ dần bị mất đi. Khi đó phần ngà răng sẽ dần bị lộ ra do không đủ lượng men răng che khuất đi.

Mà lớp ngà răng lại có màu vàng, vì thế càng về già thì màu vàng trên răng sẽ ngày càng lộ rõ.

2. Răng vàng có ảnh hưởng gì không?

Bị vàng răng thông thường không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mà chỉ tác động chủ yếu tới tính thẩm mỹ của hàm răng.

Một người có hàm răng vàng khè sẽ trở nên khó coi & xấu hơn trong mắt người khác. Vì vậy người đối diện sẽ có những góc nhìn, nhận định hoặc đánh giá không tốt, từ đó làm ảnh hưởng tới mối quan hệ xã hội. răng ố vàng phải làm sao

Về phía người bị vàng răng, sẽ có những người có bản tính tự ti sẽ cảm thấy xấu hổ mỗi khi giao tiếp hoặc cười nói. Vì thế họ sẽ có xu hướng khép mình hơn, ít giao tiếp và ít nở nụ cười hơn.

Tuy nhiên có 1 số trường hợp hiện tượng vàng răng là dấu hiệu cảnh báo cho 1 vài căn bệnh nguy hiểm, ví dụ như viêm tủy, sâu răng, viêm quanh nướu,…. Vì vậy bạn nên tới nha khoa để kiểm tra chính xác hơn.

3. Làm sao để hạn chế hiện tượng răng ố vàng?

Chỉ cần bạn không bị vàng răng do yếu tố nội sinh thì việc ngăn ngừa, hạn chế răng vàng cũng không quá khó khăn. Chỉ cần chú ý thực hiện 1 vài vấn đề sau là được.

3.1 Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bạn cần hạn chế những thực phẩm, đồ uống có sắc tố màu đậm hoặc chứa nhiều axit. Màu của thực phẩm càng đậm thì tốc độ răng chuyển màu vàng sẽ càng nhanh.

Những thực đơn chứa nhiều rau xanh, hoa quả nhạt màu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa vàng răng.

3.2 Chăm sóc răng miệng tốt hơn

Để làm chậm quá trình men răng đổi màu vàng, việc chải răng hàng ngày kỹ càng là điều vô cùng cần thiết. Những mảng bám, vi khuẩn,.. khi được làm sạch kịp thời sẽ được loại bỏ dễ dàng hơn. Tránh việc khi chúng bám quá lâu trên răng sẽ cứng chắc, khó làm sạch bằng phương pháp thông thường.

3.3 Hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Nên hạn chế cho trẻ nhỏ dùng thuốc kháng sinh nếu không cần thiết. Tốt nhất nếu bé mắc bệnh thì nên đưa tới gặp bác sĩ, sau đó trình bày ý muốn sử dụng thuốc không làm vàng răng, lúc đó bác sĩ sẽ có những cân nhắc phù hợp.

Mặc dù không quá khẩn cấp như các bệnh lý răng miệng khác, nhưng vàng ố răng có thể khiến bạn thiếu tự tin và không muốn mỉm cười mỗi ngày. May thay, cải thiện màu răng của bạn có thể là một việc đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống trong khi thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn thậm chí có thể hưởng lợi từ việc điều trị làm trắng răng từ nha sĩ của bạn. Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thay đổi màu răng không mong muốn:

Đôi khi màu răng được di truyền trong gia đình. Nếu răng của bố hoặc mẹ bạn có màu vàng, có khả năng răng bạn cũng có tông màu tương tự. Màu nâu đỏ, đỏ vàng, xám hoặc xám đỏ là 4 sắc thái tự nhiên của răng ngoài răng màu trắng, và sắc tố này thay đổi theo quang phổ từ nhạt tới đậm.

Răng trông có màu vàng khi lớp men răng mỏng và phần ngà răng bên dưới lộ ra. Ngà răng là một chất có màu vàng đậm đến hơi nâu trong răng và nằm bên dưới lớp men răng, đây cũng chính là lý do tại sao khi soi gương bạn thấy răng có màu vàng. Men răng dày che phủ ngà răng, nhưng nên nhớ rằng nó không phải lúc nào cũng ngăn chặn được các vết ố hình thành trên bề mặt răng — một nguyên nhân khác giải thích cho tình trạng vàng răng.

Răng cuối cùng cũng sẽ chuyển vàng khi bạn già đi, khi đó men răng bị mài mòn do nhai và tiếp xúc với các loại axit từ thức ăn và đồ uống. Hầu hết răng chuyển vàng khi lớp men răng mỏng dần theo tuổi tác, nhưng có một số răng có màu hơi xám do bị lẫn với các vệt ố lâu ngày từ thức ăn.

Nicotine từ việc hút thuốc không chỉ tạo nên một chứng nghiện không lành mạnh, mà nó còn lưu lại các vết ố bề mặt hơi vàng hoặc nâu trên răng bạn [thêm một lý do nữa để bỏ thói quen này].

Có nhiều loại thực phẩm làm ố răng. Cà chua trong sốt mỳ Ý, gia vị trong cà ri và các loại quả mọng đều chứa các sắc tố màu bám vào men răng và làm ố bề mặt răng. Kể cả salad lành mạnh với sốt giấm balsamic cũng có thể để lại các vệt màu khó coi trên răng bạn.

Cà phê và trà là hai trong số các nguyên nhân phổ biến nhất gây vàng răng, nhưng rượu vang đỏ và rượu vang trắng cũng không ngoại lệ. Các nguyên nhân khác còn bao gồm nước ngọt đậm hoặc nhạt màu và các thức uống thể thao khác có hương liệu nhân tạo.

Thuốc kháng sinh tetracycline gây ố răng khi chúng phát triển trong nướu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nếu mẹ bạn sử dụng thuốc kháng sinh trong nửa sau của thai kỳ, hoặc bạn sử dụng thuốc kháng sinh trước 8 tuổi, bạn có thể có răng vĩnh viễn bị ố màu và cần sử dụng phương pháp tẩy trắng răng từ phòng khám nha khoa để giải quyết tình trạng này.

Fluoride tốt cho răng, nhưng dư thừa Fluoride có thể dẫn tới các đốm vàng hoặc nâu vàng trên răng được gọi là nhiễm độc Fluoride. Nước chứa Fluoride, kem đánh răng chứa Fluoride, thuốc viên và các phương pháp điều trị có chứa Fluoride là các nguồn cung cấp Fluoride lớn nhất của bạn. Hãy đến hỏi nha sĩ nếu bạn lo lắng về việc bạn hoặc con bạn đang sử dụng quá nhiều Fluoride thông qua các nguồn cung cấp kể trên.

Tác động của một tai nạn hoặc chấn thương vật lý có thể làm nứt men răng và gây hư hại bên trong răng, dẫn tới sự đổi màu răng có thể có biểu hiện chảy máu răng và cần sự chăm sóc y tế kịp thời.

Nghiến răng là một thói quen trong vô thức mà một số người thường có khi căng thẳng, đặc biệt là khi ngủ. Cắn chặt răng hàm quá mức hay còn được gọi là chứng nghiến răng, là một thói quen gây tổn hại cho men răng, khiến men răng yếu đi, dẫn tới nứt răng và vàng răng.

Video liên quan

Chủ Đề