Tại sao béo phì gây tăng huyết áp

Cao huyết áp là gì?

Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận của cơ thể qua động mạch và tĩnh mạch. Huyết áp được tạo ra bằng lực tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể. Cao huyết áp là trạng thái máu lưu thông trong lòng mạch theo áp suất lớn. Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân [mmHg]. Số đo huyết áp bao gồm: Chỉ số thứ nhất [hay chỉ số trên] là huyết áp tâm thu - mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp và chỉ số thứ hai [hay chỉ số dưới] là huyết áp tâm trương - mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

Huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là 120/80mmHg. Cao huyết áp là khi có huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Trên thực tế, hầu hết người bị cao huyết áp không có biểu hiện rõ ràng và thậm chí, họ còn không biết mình mắc bệnh. Đôi khi, bệnh cao huyết áp có thể gây ra triệu chứng như: Đau đầu, thở dốc, chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực hoặc chảy máu cam. Nếu không được kiểm soát, cao huyết áp sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Đau tim, đột quỵ, phình động mạch, suy tim, suy thận, xuất huyết võng mạc, hội chứng chuyển hóa, xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ,...

>>> XEM THÊM: Tại sao bị đột quỵ do biến chứng cao huyết áp?

Thừa cân, béo phì – Hiểm họa của tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch

Thứ Ba, 19th Tháng Một , 2021 14:03Thứ Ba, 19th Tháng Một , 2021 14:05 0 Comments

THỪA CÂN, BÉO PHÌ

hiểm họa của tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch

BS CKI. TRƯƠNG THỊ TRÂN CHÂU – Khoa Nội Cán bộ – Lão khoa

Tổ chức Y tế thế giới [WHO]định nghĩabéo phìlà tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Thừa cân vàbéo phì đang có xu hướng phổ biến và tăng nhanh trong cộng đồng, là một trong những vấn đề nổi cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] năm 2016 trên thế giới tỷ lệ thừa cân, béo phì là 39% ở nữ giới và 39% ở nam giới từ 18 tuổi trở lên, tỷ lệ này ở trẻ em và thanh thiếu niên [ 5 -19 tuổi] là 18%. Tại Việt Nam số người thừa cân béo phì đang ngày càng gia tăng ở cả trẻ em và người lớn. Theo kết quả nghiên cứu của cục Y tế dự phòng Bộ Y tế thì tỷ lệ thừa cân béo phì ở nước ta hiện nay là 25%.

Người bị béo phì ngoài thân hình nặng nề, khó coi… còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipid máu, tăng huyết ápvà các bệnh lý tim mạch,sỏi mật, đái tháo đường,bệnhxương khớp, ung thư…

1. Béo phì có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?

Một số các bệnh lý sau đây đã được biết rõ là có liên quan đến thừa cân – béo phì:

  • Tăng huyết áp:Béo phì làm tăng nguy cơ bị bệnh Tăng huyết áp lên 12 lần so với bình thường.
  • Bệnh động mạch vành[đau thắt ngực], nhồi máu cơ tim, có thể đột tử. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường.
  • Suy tim ứ huyết [do nhu cầu Oxy và các chất dinh dưỡng của người béo phì tăng quá cao làm tìm phải tăng công suất, gây dày thành tim và dẫn đến suy tim]
  • Tai biến mạch não[đột quỵ]: Béo phì làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên 6 lần so với người bình thường.
  • Viêm khớp đặc biệt là khớp háng và khớp gối vì đây là những nơi bị tác động nhiều của trọng lượng cơ thể
  • Đái tháo đường [type 2]: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường lên 6 lần so với bình thường.
  • Rối loạn mỡ [lipid] máu.
  • Cơn ngừng thở khi ngủ .
  • Tăng tỷ lệ ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, đại tràng…

2. Thế nào là béo phì?

Có hai dạng béo phì :

-Dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới [gọi là “bụng bia” hay người hình quả táo].

– Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ [người hình quả lê].

Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột qụy. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thườg dùngChỉ số khối cơ thể [Body Mass Index– BMI] để nhận định tình trạng gầy béo.

BMI [là chỉ số khối cơ thể] được tính theo công thức

BMI= Trọng lượng cơ thể [kg]/[chiều cao [m]]2

3. Những nguyên nhân dẫn đến thừa cân và béo phì là gì?

Viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ [NHLBI] đưa ra một số nguyên nhân gây thừa cân và béo phì sau đây:

– Chế độ Ăn uống và hoạt động thể lực

-Yêu tố Môi trường

– Yếu tố Di truyền học:

– Tình trạng sức khỏe và thuốc

– Căng thẳng, yếu tố cảm xúc và giấc ngủ kém

4. Phòng chống thừa cân – béo phì như thế nào?

Dinh dưỡng cho người lớn thừa cân béo phì gồm:

  • Người béo phì nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, đặc biệt các thực phẩm chứa nhiềuchất xơ.
  • Thay đổi thói quen chế biến, ưu tiên dùng các cách chế biến như hấp, luộc thực phẩm để giữ lại chất dinh dưỡng tối đa, hạn chế dùng dầu mỡ
  • Chọn các loại sữa không đường, sữa đậu nành, các thực phẩm có calo thấp.
  • Chọn các loại bánh không đường dành cho người béo phì, sữa chua.
  • Các tinh bột an toàn như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang.
  • Ăn các thực phẩm không có mỡ như ức gà, trứng gà.
  • Ăn đồ ăn chất béo an toàn như, các loại hạt đậu xanh, đậu nành, hạt óc chó.
  • Uống đủ nước mỗi ngày 2 lít.
  • Ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn vặt, không ăn đêm. Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn no lâu hơn.
  • Ăn đều đặn tránh để đói, vì khi đói bạn sẽ lại ăn nhiều nạp năng lượng vào cơ thể dư thừa làm tích lũy mỡ.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa như 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ xen kẽ, mỗi bữa chỉ nên ăn ít để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu.

5.Lời khuyên cho việc phòng chống thừa cân – béo phì

Béo phì có xu hướng ngày càng phổ biến. Nó thực sự là mối nguy hiểm về sức khoẻ chứ không phải chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ .

Không có một phương cách kỳ diệu nào để giảm cân nhanh chóng mà chỉ có sự quyết tâm bền bỉ mới là bí quyết thành công.Nó là vấn đề lâu dài và cần phải giải quyết liên tục.

Việc giảm cân ở người béo phì chắc chắn làm giảm được nguy cơ bệnh tật [đặc biệt bệnh tim mạch] và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Không có một mục tiêu giảm cân nào được coi là thống nhất. Tuỳ từng thể trạng và nói chung nên đặt mục tiêu ban đầu giảm 10% trọng lượng sau đó tiếp tục cho đến mức trọng lượng lý tưởng.

Các thuốc giảm cân không được khuyến cáo dùng một cách thường quy và thường là “lợi bất cập hại”.

Tài liệu tham khảo

1.Thừa cân ,béo phì -hiểm họa của tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch-PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Yến-Viện tim Mạch-Bệnh Viện Bạch Mai.

2.Phòng ngừa thừa cân béo phì –Bộ Y Tế , Cục Y Tế Dự Phòng

3.Bệnh thừa cân,béo phì – viện dinh dưỡng quốc gia.

Related

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp là câu hỏi cũng đang gây được sự chú ý rất lớn từ những người đang bị thừa cân. Vậy bạn đã viết vì sao nguyên nhân huyết áp cao lại liên quan đến béo phì hay chưa? Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng huyết áp là gì? Béo phì lại tăng huyết áp thì phải làm sao? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp?

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Nguyên nhân và hậu quả

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp là nỗi trăn trở thường trực của hầu hết những ai gặp vấn đề về cân nặng. Trong y học, tăng huyết áp là một loai bệnh rất nguy hiểm vì vậy để tìm cách phòng tránh trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp do béo phì sau đây.

  • Nguyên nhân béo phì huyết áp cao

Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Theo các nghiên cứu đến từ viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam nghiên cứu các đối tượng trong độ tuổi từ 25 – 64 tuổi đã nhận thấy rằng tỉ lệ người mắc thừa cân béo phì càng tăng kéo theo tỉ lệ mắc bệnh về cao huyết áp càng tăng. Kết quả của cuộc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguy cơ người béo phì tăng huyết áp cao gấp 12 lần so với người bình thường. Có điều này là bởi nguyên nhân sau đây:

Những nguyên nhân khiến bệnh huyết áp ở người béo phì tăng cao

+ Cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa sẽ chèn vào vào các cơ quan tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể. Máu khó lưu thông khiến lực ép cơ thể tăng cao, chỉ số huyết áp tăng dần và vượt mức cho phép.

+ Tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột khiến các mạch máu cần nhiều lực co bóp để đưa máu đi nuôi cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ tự tiết ra hormones adrenalin khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao.

+ Người béo phì thường có xu hướng ít vận động do cơ thể nặng nề khó di chuyển vì vậy cholesterol trong cơ thể ngày càng tăng cao. Nguy cơ bị rối loạn lipid máu tăng cao, tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và là nguyên nhân gián tiếp khiến cơ nồng độ máu tăng cao vừa khiến béo phì lại tăng huyết áp

Theo nhà nghiên cứu Monika Ehrhart Bornstein đến từ trường đại học danh giá Heinrich Heine ở Dusseldorf đã chỉ ra rằng: “Các tế bào mỡ chính là nguyên nhân gây kích thích Aldosterone khiến những người bị béo phì huyết áp cao. Cơ thể dư thừa quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ liên tục giải phóng Aldosterone, đây là nguyên nhân huyết áp cao thường gặp ở những người bị béo phì”.Có thể thấy, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoại hình mà còn là tác nhân âm thầm “tàn phá” cơ thể khiến nhiều người “điêu đứng”.

Nhà nghiên cứu Monika Ehrhart Bornstein trong buổi thảo luận về béo phì và tắng huyết áp.

  • Những hậu quả đi kèm khi bạn tăng huyết áp do béo phì

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại muốn tìm hiểu chi tiết thông tin tại sao béo phì lại tăng huyết áp đến vậy. Bệnh cao huyết áp đươc coi là “kẻ giết người thầm lặng” lấy đi sinh mạng của rất nhiều người thừa cân và đây là hậu quả khôn lường khi bị béo phì huyết áp cao:

+ Tăng nguy cơ bị đột quỵ, co thắt ngực nhiều hơn gấp 8 lần so với người bình thường

+ Gây suy giảm thị lực mức độ nặng, có thể gây mù lòa

+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của tim, gây suy tim, nhồi máu cơ tim

+ Có nguy cơ xuất huyết não, đột quỵ tắc mạc não, đái tháo đường và suy thận mức độ nặng.

+ Huyết áp cao ở người béo phì còn khiến các mạch máu bị phình ra tác thành các động mạch lớn làm tắc nghẽn và gặp những bệnh động mạch chân.

+Nam giới bị béo phì dẫn đến tăng huyết áp còn bị suy chức năng cương dương, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như vấn đề sinh lý.

Hậu quả của béo phì tăng huyết áp

Các phương pháp khắc phục béo phì tăng huyết áp

Có thể thấy, đáp án câu hỏi tại sao béo phì lại tăng huyết áp? Hậu quả của béo phì dẫn đến tăng huyết áp sẽ khiến nhiều người chùn chân. Vậy ngoài cách sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người béo phì thì những cách sau đây chính là cách khắc phục ăn toàn mà mọi người có thể tham khảo,

  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày

Tập thể dục thường xuyên tăng cường sức khỏe, phòng chống béo phì tăng huyết áp

Với những người béo phì lại tăng huyết áp thì cách an toàn và hiệu quả mà ai cũng nên tham khảo chính là phương pháp tập thể dục mỗi ngày. Các bài tập thể dục như: Đạp xe, bước nhanh, chạy bộ…vừa giúp đốt cháy calo lấy lại vóc dáng vừa giúp các mạch máu dễ dàng lưu thông giữa các cơ quan trong cơ thể. Mỗi ngày hãy dành ra 30 – 60 phút để rèn luyện cơ thể để có sức mạnh dẻo dai đẩy lùi bệnh tăng huyết áp.

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện cân nặng và bệnh huyết áp cao

Nếu bạn bị béo phì lại tăng huyết áp hãy thay đổi lại chế độ ăn uống sinh hoạt của mình. Tăng cường bổ sung các thực phầm giàu chất xơ, vitamin từ rau của và hoa quả và hạn chế các món ăn chế biến từ thịt đỏ như: Thịt heo, thịt bò, thịt cừu…Đây là các nhóm thực phẩm giàu protien. Chất béo làm tăng lipid trong cơ thể gây nên tăng huyết áp vì vậy bạn cần điều chế khẩu phần ăn phù hợp.

Ngoài ra, bạn cũng hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học lành mạnh. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và suy nghĩ tích cực thoải mái. Đây là một cách vừa giúp cân bằng trạng thái cơ thể vừa kích thích giảm cân đồng thời giúp bệnh béo phì lại tăng huyết áp suy giảm theo chiều hướng tích cực hơn.

  • Giảm béo bằng công nghệ cao

Công nghệ Max Burn Lipo 2020 siêu hủy mỡ đang được nhiều người ưa chuộng

Nếu bạn đã biết tại sao béo phì gây tăng huyết áp và lường được mức độ nguy hiểm của cả hai bệnh là béo phì và huyết áp cao hãy thử tham khảo các công nghệ giảm mỡ công nghệ cao như Max Burn Lipo 2020 siêu hủy mỡ. Đây là công nghệ giúp giảm béo thân thiện, không xấm lấn dao kéo và đã được FDA chứng nhận an toàn và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng giảm béo.

Công nghệ tại Max Burn Lipo 2020 siêu hủy mỡ sử dụng sóng siêu âm hội tụ RF cùng các bước sóng dài, xaoy chiều liên tục khiến các mô mỡ nóng lên, hóa lỏng và đào thải ra ngoài bằng cơ chế bài tiết tự nhiên. Với cơ chế giảm béo này, công nghệ Max Burn Lipo 2020 siêu hủy mỡ giúp giảm mỡ cực hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tuyệt đối. 1 liệu trình 8 ngày có thể giảm được 7 – 10 kg mà không cân ăn kiêng, tập luyện những bài tập nặng.


Cảnh báo về căn bệnh thừa cân béo phì ở người cao tuổi

[Lưu ý : Kết quả tùy thuộc vào cơ địa từng người]

Hiện nay, công nghệ Max Burn Lipo 2020 siêu hủy mỡ là công nghệ Hoa Kỳ được chuyển giao độc quyền chỉ có tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Nevada. Nếu bạn đã biết đáp án tại sao béo phì lại tăng huyết áp và muốn tìm hiểu cách khắc phục phù hợp với thể trạng. Hãy nhấc máy gọi đếnsố 1800.2045 hoặcĐỂ LẠI THÔNG TIN để máu chóng được sắp xếp lịch thăm khám sớm nhất với các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • ​Béo phì cướp sinh mạng của 2,8 triệu người trưởng thành mỗi năm
  • Béo phì lúc trẻ dẫn đến bệnh về não
  • ​Mẹ béo phì, con dễ bị dị tật bẩm sinh

Trong xã hội hiện đại và năng động như hiện nay thì thừa cân và béo phì đang có xu hướng tăng nhanh trong cộng đồng. Người bị béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch [bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, tai biến mạch não], sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp...

Qua các nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do béo phì gây ra là: tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần so với bình thường; tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần; tăng huyết áp 12 lần; tiểu đường tăng 6 lần…

Có hai dạng béo phì, ở dạng thứ nhất, mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới [gọi là "bụng bia" hay người hình quả táo]. Dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp phụ nữ [người hình quả lê]. Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ.

Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể [BMI] để nhận định tình trạng gầy béo. BMI là chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức Trọng lượng cơ thể [tính bằng kilogam] chia cho bình phương của chiều cao [tính bằng mét].

BMI= Trọng lượng cơ thể [kg]/[chiều cao [m]]2

Áp dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á năm 2001:

+ Thiếu cân: BMI < 18,5

+ Bình thường: BMI từ 18,5 - 22,9

+ Thừa cân: BMI từ 23 - 24,9

+ Béo phì độ I: BMI từ 25 - 29,9

+ Béo phì độ II: BMI ≥ 30

Thông thường thừa cân và béo phì là do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do yếu tố di truyền [gen]. Yếu tố về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì.

Tuy vậy, béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được. Vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây tăng huyết áp, nhất là ở những người cao tuổi.

Lời khuyên của bác sĩ:

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Sử dụng dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa bão hoà.

- Dùng glucid phức hợp từ trái cây, hạt, củ; hạn chế đường.

- Tăng thức ăn có chất chống ôxy hoá như: rau xanh, trái cây.

- Không ăn mặn.

- Bỏ thuốc lá.

- Hạn chế rượu bia.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Video liên quan

Chủ Đề