Tại sao bà đẻ phải uống nước ấm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Việc kiêng cữ sau sinh là tục lệ được truyền miệng qua nhiều đời, có những quan điểm đúng nhưng có những quan điểm không còn phù hợp và nó còn tùy thuộc vào cơ địa của từng sản phụ.

Kiêng cữ là điều quan trọng đối với các sản phụ sau khi sinh, sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề kiêng cữ sau sinh, giúp các mẹ có thể chủ động chăm sóc bản thân:

  • Không có bất cứ một chỉ định kiêng cữ bất kỳ một loại thực phẩm nào sau khi sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ ngoại trừ các loại thực phẩm gây dị ứng, hoặc không được ăn do bệnh lý nào đó.
  • Sau khi sinh, phụ nữ cần phải vệ sinh sạch sẽ thân thể. Vì thế, không phải kiêng việc tắm gội, chải đầu, đánh răng hay súc miệng. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số điều như sau: không nên dùng nước lạnh khiến cơ thể bị mất nhiệt. Nên tắm bằng nước ấm, kín gió và không nên ngâm nước quá lâu. Thường xuyên gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc gây nấm đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ của sản phụ. Sau khi tắm xong, có thể xông bằng lá bạc hà hoặc kinh giới, tía tô , vỏ bưởi, vỏ cam... giúp cơ thể bài tiết chất thải qua mồ hôi đồng thời làm ấm cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ, đa dạng, ăn nhiều rau, trái cây tươi, uống sữa, những thực phẩm đảm bảo vệ sinh để mẹ nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Không nên ăn đồ mặn, hoặc các thức ăn lên men, không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.

Không ăn đồ ăn sống để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh.

  • Nhiều mẹ vẫn truyền miệng nhau, sau sinh là phải mặc quần áo tay dài. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn ở vùng khí hậu lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể. Nếu thời tiết bình thường, bạn nên cần mặc quần áo thoáng mát để thoát mồ hôi, hạn chế tăng thân nhiệt.
  • Một số quan niệm cho rằng, các sản phụ sau sinh nên nằm than, hơ nóng. Việc các sản phụ cần giữ ấm cơ thể là hoàn toàn đúng vì sau sinh, sản phụ bị mất nhiều máu, năng lượng cơ thể cũng bị giảm sút nên rất dễ bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, việc nằm than, hơ nóng cơ thể bằng than là hoàn toàn sai lầm. Một số hậu quả do nằm than có thể xảy ra như: khí CO2 sinh ra từ than gây độc cho mẹ và bé.
  • Sau sinh nên uống nước thường xuyên, nên dùng nước ấm, bổ sung thêm nước hoa quả hoặc sữa. Khi bạn uống đủ nước, các quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, và tình trạng táo bón sau sinh cũng được hạn chế.
  • Sản phụ không nên nịt bụng sau sinh để giảm vòng hai. Vì có thể gây nên tình trạng chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng, ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo của các mẹ sinh mổ.

  • Không nên dành nhiều thời gian xem tivi, đọc sách... nên dành thời gian hợp lý để nghỉ ngơi lấy sức.
  • Tránh sử dụng các thức ăn quá cay, chua, hoặc quá mặn, có tính hàn... vì chúng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy và hậu sản. Nên chọn thực phẩm có tính ấm như nghệ, gừng... đặc biệt nghệ rất tốt cho sản phụ sau sinh, giúp đẩy hoạt huyết, đẩy sản dịch ra nhanh và tiêu hóa tốt.
  • Cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, không được xối nước trực tiếp vào âm đạo. Dùng khăn lau sạch sau khi rửa. Theo dõi sản dịch hàng ngày, nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.
  • Nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, sau 6-8 giờ có thể tự ngồi dậy, ngày hôm sau có thể tự đi lại được. Vận động sớm có lợi cho việc co bóp tử cung, tử cung trở về đúng vị trí cũ và sản dịch có thể thoát ra ngoài, tăng nhu động ruột và tránh bí tiểu, táo bón.
  • Bạn có thể cảm thấy khó tiểu tiện sau khi sinh, tuy nhiên không nên nhịn tiểu mà phải đi tiểu càng sớm càng tốt. Có thể hỏi bác sĩ nếu bạn bị táo bón.
  • Ăn nhiều rau xanh như rau ngót, rau dền... cung cấp nhiều vitamin, chất xơ chống táo bón, bổ sung thêm betacaroten.
  • Thức ăn cho các sản phụ sau sinh nên mềm, dễ tiêu và nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm.
  • Bạn cần ngủ đủ giấc để giúp cơ thể nhanh hồi phục. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ stress và lượng sữa tiết ra cũng sẽ nhiều hơn.
  • Có biện pháp ngừa thai phù hợp: sau sinh, sức khỏe chưa thể hồi phục, nên sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Sốt cao là dấu hiệu cần lưu ý trong thời gian kiêng cữ sau sinh

...

Sau khi sinh, phụ nữ cần được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, tuy nhiên cần phải lựa chọn cho mình chế độ kiêng cữ sau sinh hợp lý để cơ thể mau bình phục.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Kiêng cữ sau sinh là một vấn đề từng gây rất nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, mẹ cần sáng suốt lựa chọn cách kiêng cữ khoa học theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Sau sinh cơ thể người mẹ thay đổi, sản phụ có thể mắc phải nhiều các bệnh lý như xuất huyết sau sinh, són tiểu, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiểu tiện, sa trực tràng,... đặc biệt với việc kiêng cữ không khoa học có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau. Vì thế, sau sinh nếu mẹ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể thì cần đi khám ngay.

Là chuyên khoa mũi nhọn hàng đầu tại trong Hệ thống Y tế Vinmec, khoa Sản - Phụ khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện phụ sản lớn trên cả nước. Các bác sĩ trong khoa không chỉ có kinh nghiệm chuyên môn cao mà còn có sự hiểu biết và quan tâm sát sao đến tâm lý, trạng thái của từng sản phụ. Khoa sản - phụ tại bệnh viện Vinmec được đầu tư hệ thống phòng sinh hiện đại, không gian khám phụ khoa riêng tư, giúp chị em phụ nữ cảm thấy thoải mái, thư giãn, giảm tối đa sự đau đớn hay bất kỳ sự khó chịu nào trong suốt quá trình trải nghiệm dịch vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì?

XEM THÊM:

Thành phần chính của sữa là nước, nhờ có nước mà các thành phần như protein, acid amin, các chất béo, các chất điện giải,… được hòa tan và giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.

Thành phần chính của sữa là nước, nhờ có nước mà các thành phần như protein, acid amin, các chất béo, các chất điện giải,… được hòa tan và giúp trẻ có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể.

Uống nhiều nước giúp tăng tiết sữa mẹ
 

Mỗi ngày, mẹ cho con bú nên uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày [tương đương khoảng 2 lít nước]. Mẹ nên uống nhiều nước ấm sẽ giúp tăng tiết sữa tốt hơn và phân bổ lượng nước đều đặn trong ngày đảm bảo không để cơ thể rơi vào trạng thái khát khô cổ.

2. Giảm cân sau sinh

Việc lấy lại vóc dáng sau sinh luôn là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Một trong những cách giảm cân đơn giản và rẻ tiền đó là uống nhiều nước. Trong nước không chứa calo và uống nước giúp đốt cháy calo. Khi uống nước, dạ dày sẽ được lấp trống một phần và giúp tạo cảm giả no và bạn sẽ ăn ít đi.

Uống nước thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm cân
 

Theo các nghiên cứu, việc uống 1-2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể, từ đó hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên nhiều nước lúc đói vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

3. Tăng tuần hoàn và đào thải độc tố

Nước cũng là thành phần chính của các máu và các loại dịch trong cơ thể. Uống nước cũng giúp lượng máu trong cơ thể luôn được tuần hoàn tốt, hệ thống tiết niệu làm việc hiệu quả hơn và tăng cường đào thải các chất độc trong cơ thể.

4.  Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Nước giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giúp hòa tan và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Uống đủ nước giúp đẩy các chất thải xuống ruột già dễ dàng hơn, từ đó hạn chế các bệnh liên quan đến đường ruột và táo bón.

5. Ngăn ngừa sỏi thận.

Uống nhiều nước khiến hệ bài tiết hoạt động liên tục, muối và khoáng chất trong nước tiểu bị hòa tan khiến chúng không thể kết tinh được. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận và sỏi bàng quang.
 

Uống nước giúp ngăn chặn việc hình thành tinh thể sỏi trong thận

6. Làm đẹp da.

Nước có vai trò quan trọng trong cấu trúc da. Việc uống nước đầy đủ sẽ giúp các tế bào da luôn có được độ ẩm phù hợp, làn da của các mẹ sẽ luôn căng mịn và hồng hào thay vì sần sùi, khô ráp.
Tác dụng hydrat hóa của nước từ bên ngoài giúp hạn chế các vết chàm, mẩn đỏ trên da, giúp da luôn giữ được sự đàn hồi và hạn chế các vết nhăn trên da.

Các chị em nên uống nước như thế nào?

Với cơ thể người bình thường thì mỗi ngày nên cung cấp khoảng từ 2-3l nước là đủ. Các chị em đang trong thời gian cho con bú thì lượng nước cần thiết có thể cần nhiều hơn từ 4-5l, tùy vào điều kiện thời tiết mà lượng nước này có thể thay đổi. Quan trọng là vẫn phải duy trì lượng nước điều đặn vì lượng sữa tiết ra sẽ ảnh hưởng bởi nước lượng mà mẹ hấp thụ vào cơ thể. Nước ở đây là nước ấm, nước lọc, nước lợi sữa và cả thực phẩm có lượng nước nhiều như các món canh, rau xanh và trái cây mọng nước. 

Các loại sinh tố trái cây cũng là một lựa chọn tuyệt vời
 

Với nước lọc, mẹ nên bổ sung theo thời gian cụ thể trọng ngày như sau: Khi thức dậy, các chị em nên uống khoảng 200ml để làm sạch dạ dày. Nước sẽ làm giúp tạo một tinh thần sảng khoái trong suốt cả ngày. Khoảng từ 9-10h sáng: uống nước sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng và giảm cơn đói. Sau mỗi lần đi vệ sinh: sau khi đi vệ sinh, cơ thể sẽ mất một lượng nước nhất đinh, việc uống nước là điều rất cần thiết để bổ sung lượng nước vừa mất đi trong cơ thể. Uống trước hoặc sau khi ăn khoảng 30′: uống nước vào thời điểm này rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nước sẽ khiến cho việc nhào trộn thức ăn của dạ dày trơn tru hơn và khiến cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột non trở nên dễ dàng hơn.

Việc uống nước trước khi ăn cũng giúp mẹ tạo cảm giác no cũng như ăn ít hơn. Các mẹ biết được mình đã uống đủ nước hay chưa bằng cách kiểm tra màu của nước tiểu. Nếu mẹ uống ít nước, khi đi tiểu sẽ có màu vàng đậm. Khi đó mẹ cần phải tăng cường lượng nước uống cho bản thân.

Ngoài nước lọc ra mẹ nên uống thêm gì?

Bên cạnh việc uống đủ nước hàng ngày thì mẹ cũng có thể uống thêm một số loại thức uống sau để tăng cường lượng nước trong cơ thể cũng như tăng lượng sữa về cho bé bú:

1. Sữa nóng.

Với thành phần chủ yếu là protein, một cốc sữa nóng mỗi ngày sẽ giúp cho các chị em không những bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn có tác dụng tăng lượng sữa về dồi dào và thơm ngon hơn. 
 

Một cốc sữa nóng sẽ giúp cho mẹ bầu nhiều sữa hơn

Mẹ bầu nên uống sữa nóng trước khi con bú khoảng 15-20 phút

2. Nước gạo tẻ + gạo nếp + hạt sen

Để có thứ nước này, mẹ bầu cần chuẩn bị một hỗn hợp gồm gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một chút đậu [có thể là đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…]. Mẹ lưu ý là trong thành phần hỗn hợp thì gạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
 Sau đó, mẹ nấu nhừ và đem lấy nước uống sẽ rất tốt cho sữa mẹ

3. Nước chè vằng.

Theo các nghiên cứu thì trong chè vằng có các chất kháng khuẩn, giúp nhanh chóng lành vết thương, làm nhanh liền các tổ chức bị tổn thương.
 

Chè vằng rất tốt cho phụ nữ đang ho con bú
 

Đối với các sản phụ, nước chè vằng có tác dụng hỗ trợ phục hồi cơ thể sau sinh, kích thích tiêu hóa và vị giác, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và chất lượng sữa.
Mỗi ngày các mẹ có thể dùng 1-2 nắm chè vằng khô, rửa sạch và đun lấy nước uống vàng ngày. Nên uống lúc còn ấm vì vậy các mẹ có thể chứa trong bình thủy tinh để dùng dần.

4. Nước 5 loại đậu pha

Hỗn hợp 5 loại bột đậu bao gồm đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng có thể mua sẵn tại các của hàng. Các mẹ cũng có thể tự chuẩn bị bằng cách rang và nghiền nhỏ chúng và cho và lọ kín dùng dần.

 

Mẹ có thể uống bột đậu hàng ngày để tăng cường lượng sữa
 

Mỗi lần sử dụng, mẹ có thể lấy từ 1-2 nắm đậu thêm với 1,5l nước sôi, chứa trong bình thủy tinh giữ nhiệt vào tối hôm trước. Hôm sau mẹ đã có thể dùng cả ngày rồi.

5. Nước lá rau ngót

Nếu như lá rau ngót tuyệt đối không được sử dụng cho sản phụ thai kì 3 tháng đầu và những tháng cuối thì sau khi sinh loại rau này lại cực kì tốt với các chị em.

Bổ sung rau ngót trong mỗi bữa ăn giúp tăng sữa cho con
 

Trong lá rau ngót có chứa nhiều protein, canxi, photpho, sắt,…và đặc biệt là các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen, chất này có tác dụng kích thích tăng tiết sữa, giúp sữa về nhiều hơn và đặc hơn.
Ăn canh rau ngót hàng ngày cũng là một cách để cải thiện lượng sữa đáng kể.

6. Nước lá đinh lăng

 Mẹ có thể cải thiện lượng sữa của mình bằng cách uống nước lá đinh lăng.
Sau khi mua lá đinh lăng về, mẹ rửa sạch, sau đó đổ nước ngập và lá và đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống. Mẹ nên uống nước khi còn ấm, nếu đã nguội lành thì cần hâm lại.

7. Nước gạo lứt rang

Gạo lứt cũng là một lại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong vỏ gạo nứt có nhiều thành phần như  vitamin B1, B2, B3,B5,B6, các khoáng chất canxi, nguyên tố vi lượng, kali và natri, cực kì tốt cho sự phát triển của trẻ.
 

Gạo lứt giúp sữa mẹ dồi dào và thơm hơn
 

Đặc biệt, nước gạo lứt còn có tác dụng làm sữa mẹ dồi dào và thơm hơn, Mẹ uống nước gạo lứt hàng ngày sẽ giúp bé có nhiều sữa để bú hơn.

9. Nước rau má

Rau má có tác dụng thanh nhiệt, dải độc, có nhiều khoáng chất và chống oxy hóa. Uống nước rau má hàng ngày sẽ giúp mẹ lợi sữa cũng như cải thiện sức khỏe.

Uống nước rau má giúp cơ thể mát hơn
 

Rau má giúp cơ thể lưu thong khí huyết, mát và làm đẹp da. Ngoài việc uống nước ép, các mẹ cũng có thể nấu nước uống hàng ngày cũng như nấu canh với các loại thì bò, thịt gà,..để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày

9. Nước nụ hoặc lá vối

Loại lá này khá phổ biến ở miền Bắc nước ta, uống lá vối có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, đặc biêt phù hợp trong những ngày thời tiết nắng nóng.
Lá vối có tác dụng kích thích tiết sữa, mẹ có thể uống nụ hoặc lá vối còn tươi hoặc đã phơi khô

10. Nước lá thì là

Thì là ngoài việc làm gia vị trong một số loại thức ăn còn có tác dung giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào hơn.
Các mẹ có thể mua hạt hoặc hạt về rửa sạch và hãm trong 10 phút sau đó uống khi nước còn ấm.

Trà thì là giúp mẹ cải thiện tiêu hóa và ngủ ngon hơn
 

Thoạt đầu loại nước này có mùi rất đặc trưng của thì là và rất khó uống. tuy nhiên, nếu mẹ chịu khó uống trong khoảng 10 phút trước khi cho bé bú thì hiệu quả sẽ rất tốt, sữa về dồi dào hơn trông thấy.

11. Nước lá mít

Để sử dụng, mẹ dùng lá mít tươi [30-40g.ngày] và nấu nước uống. Việc uống lá mít mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra một cách đáng kể.
 

Ít người biết công dụng lợi sữa của lá mít non
 

Ngoài ra, quả mít non có thể dùng mít non, gọt vỏ gai, thái lát và đem xem với thị lợn nạc để dùng với cơm. Bài thuốc sẽ có tác dụng bổ tỳ hòa can, tăng số lượng sữa và thong tắc tia sữa, rất phù hợp với phụ nữ sau sinh bị ốm yếu và ít sữa, Mỗi liệu trình từ 3-5 ngày.

Ngoài việc dùng mè đen làm muối để ăn, mẹ cũng có thể nấu nước uống. Mè đen với lá tằm khô đem xay nhuyễn, sau đó trộn thêm ít đường và hòa tan với nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút là có thể dùng được. Chỉ cần sử dụng 4 ngày là lượng sữa sẽ ra tăng đáng kể.

Ngoài việc uống đầy đủ nước, mẹ cũng nên chú ý thay đổ và bổ sung thêm cho chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cũng như luộn có một tâm lý thoải mái nhất trong thời gian nuôi con.

Video liên quan

Chủ Đề