Tài sản phi vật chất là gì

Theo quy định của pháp luật Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Điều 1 Luật di sản văn hóa [sửa đổi, bổ sung năm 2009] xác định rõ: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian.

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Tài sản vô hình và tài tài sản hữu hình là những khái niệm nhiều người vẫn chưa hiểu rõ. Vậy những tài sản nào là tài sản hữu hình? Tài sản nào được xem là tài sản vô hình? Tài sản hữu hìnhvô hình có mối liên hệ gì với nhau không? Bài viết pháp lý dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp cho quý bạn đọc một cách cụ thể những vấn đề vừa nêu.

Tài sản vô hình và tài sản hữu hình

>>Xem thêm: Đăng ký chuyển chủ sở hữu tài sản khi sáp nhập doanh nghiệp

Tài sản hữu hình [vật]

Tài sản hữu hình là gì?

Pháp luật không quy định như thế nào là tài sản hữu hình. Tuy nhiên, ta có thể hiểu dưới góc độ pháp lý, tài sản hữu hình là vật chất được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Mà để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.

Tài sản hữu hình

Phân loại tài sản hữu hình

Tài sản hữu hình được phân loại cụ thể theo quy định từ Điều 109 đến Điều 114 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

Hoa lợi, lợi tức

  • Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
  • Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.

Vật chính và vật phụ

  • Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
  • Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
  • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vật chia được và vật không chia được

  • Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

  • Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
  • Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
  • Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật cùng loại và vật đặc định

  • Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
  • Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
  • Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
  • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.

Vật đồng bộ

  • Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
  • Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng trao đổi tài sản

Tài sản vô hình [Quyền tài sản]

Tài sản vô hình

Tài sản vô hình là gì?

Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không?

Phân loại tài sản vô hình

Tài sản vô hình hay cụ thể theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 gọi là quyền tài sản thì bao gồm:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất;
  • Quyền tài sản đối với các quyền khác theo quy định pháp luật.

Mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình

Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai yếu tố cấu thành nên quy định về tài sản nói chung theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015. Cả hai loại tài sản này tạo nên sự hoàn thiện hơn trong quy định pháp luật về tài sản. Từ đó, ta thấy rằng khoa học pháp lý ngày càng hoàn thiện và đi theo sự phát triển của xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Nếu có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hoặc cần TƯ VẤN DÂN SỰ về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trách nhiệm phi vật chất là gì?

  • 1. Khái quát về trách nhiệm pháp lý quốc tế
  • 2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì?
  • 3. Trách nhiệm phi vật chất là gì?
  • 4. Các hình thức trách nhiệm pháp lý phi vật chất
  • 4.1. Trừng phạt [sanction]
  • 4.1. Đáp trả thiếu thân thiện [retosion]
  • 4.3. Trả đũa [reprecalia]
  • 4.4. Sự hài lòng [satisfaction]
  • 4.5. Sự khôi phục [restoration]

Thưa luật sư, theo tôi được biết trong quan hệ với quốc tế, lợi ích quốc gia luôn gắn liền với trách nhiệm quốc tế của quốc gia đó. Và một trong nhũng hình thức biểu hiện của trách nhiệm pháp lý đó chính là trách nhiệm phi vật chất. Vậy luật sư cho hỏi "trách nhiệm phi vật chất" là gì? Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm phi vật chất trong quan hệ quốc tế? Rất mong nhận được giải đáp từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Hồng Phong - Bạc Liêu

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Khái quát về trách nhiệm pháp lý quốc tế

Trách nhiệm trong Luật qu ốc tế liên quan trực tiếp với ch ức năng duy trì hòa bình, thiết lập trật tự pháp lý quố c tế và đảm bảo sự công bằng trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trong lịch sử phát triển pháp luật, các xung đột trước đây được giải quyết bằng các phương tiện có tính thô bạo với việc sử dụng vũ lực, nhưng cùng với sự phát triển của luật quốc tế, con người đã tìm ra một cơ chế đặc biệt hơn đó là công lý, công lý đã đem lại sự công bằng trong giải quyết các xung đột lợi ích giữa các quốc gia mà ít phải nhờ tới phương tiện vũ trang. Theo đó, trong Luật quốc tế bắt đầu hình thành một chế định mới để buộc các chủ thể luật quốc tế phải chịu trách nhiệm vì thiệt hại do chính họ gây ra.

Hiện nay, càng có ý nghĩa hơn khi chế định trách nhiệm đã và đang trở thành một phương tiện hữu ích nhất để phòng ngừa chiến tranh, duy trì trật tự quốc tế, khôi phục sự công bằng và bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

2. Trách nhiệm pháp lý quốc tế là gì?

Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia là hệ quả pháp lý phát sinh khi quốc gia có hành vi sai phạm quốc tế [gọi tắt là trách nhiệm quốc gia – state responsibility]

Trách nhiệm pháp lý quốc tế được thể hiện trong các loại và hình thức xác định, trách nhiệm pháp lý quốc tế khác với trách nhiệm pháp lý quốc gia, trong luật quốc gia thường không chia thành trách nhiệm chính trị hoặc không có các hình thức trách nhiệm như sự hài lòng, v.v… Trong ấn phẩm pháp lý quốc tế đã có sự giải thích khác nhau về các hình thức trách nhiệm quốc tế và thuật ngữ tương ứng, thuật ngữ thường đa nghĩa vì cùng một sự kiện có thể có các quan đi ểm khác nhau phản ánh về bản chất của một vấn đề.

3. Trách nhiệm phi vật chất là gì?

Trách nhiệm phi vật chất là trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh đối với chủ thể luật quốc tế có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây thiệt hại cho các chủ thể khác của luật quốc tế.

Hình thức trách nhiệm phi vật chất là khôi phục lại, làm hài lòng hoặc áp dụng các chế tài. Tuy nhiên, cần kết hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt với trách nhiệm vật chất đối với quốc gia vi phạm, các hình thức phổ biến nhất của trách nhiệm chính trị là đáp trả thiếu thân thiện, trả đũa, làm hài lòng, khôi phục lại, tạm đình chỉ thành viên, khai trừ khỏi tổ chức quốc tế hoặc trấn áp kẻ xâm lược bằng sức mạnh theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc; còn hình thức trách nhiệm vật chất xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế và gây ra thiệt hại vật chất, trách nhiệm có thể biểu hiện dưới hình thức là bồi thường, thay thế và đền bù.

Trong lý luận Luật quốc tế, trách nhiệm phi vật chất thường có ba loại: đạo đức, chính trị, chính trị-đạo đức. Có quan điểm cho rằng, trách nhiệm đạo đức không tồn tại, còn trách nhiệm phi vật ch ất chỉ là trách nhiệm chính trị, vì thuật ngữ "đạo đức" có ý nói đến cơ sở ngoài pháp lu ật, trong khi đó trách nhiệ m trong Luật quốc tế có thể ch ỉ d ựa trên cơ sở củ a pháp lu ật, mà không phải là đạo đức. Công ước "Về trách nhiệm của qu ốc gia vì các hành vi trái Luật quốc tế" năm 2001 [đ.31] đã quy định chính phủ có trách nhiệm phải bồi th ường đầy đủ thiệt hại do hành vi trái Luật quốc tế củ a mình gây ra, thiệt h ại là tổn th ất bất kỳ cả về vật chất và tinh thần. Việc phân loại thành trách nhiệm vật chất và phi vật chất là phân loại có điều ki ện và cần thiết để áp dụng trách nhiệm trong thực tiễn.

Điều 34 Công ước đã quy định về hình thức bồi thường, theo đó bồi thường đầy đủ thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm Luật quốc tế được thực hiện dưới các hình thức: phục hồi, hoàn lại, hoặc kết hợp cả hai hình thức đó theo nội dung chương II Phần 2 Công ước.

Bên gây thiệt hại có thể thực hiện trách nhiệm phi vật chất đối với bên bị hại bằng các cách thức như:

- Thừa nhận công khai hành vị vi phạm;

- Chính thức xin lỗi bên bị hại;

- Cam kết không tái diễn hành vi vi phạm.

4. Các hình thức trách nhiệm pháp lý phi vật chất

4.1. Trừng phạt [sanction]

Một là, trừng phạt [sanction] là biện pháp tiêu cực đượ c áp dụng đối với quốc gia [có thể đối v ới cả tổ chức quốc tế] vi ph ạm các cam kết quốc tế, tuy nhiên biện pháp và loại trừng phạt phụ thuộc vào mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội và tổng thể thiệt hại đã gây ra. Ví dụ , đối với quốc gia xâm lược có thể áp dụng các biện pháp như: h ạn chế tạm thời chủ quyền quốc gia; chiểm đóng một phần lãnh thổ; chiếm đóng sau chiến tranh; phi quân sự hóa toàn phần hoặc từng phần lãnh thổ; cấm không được trang bị loại vũ khí nào đó; bao vây kinh tế; tạm đình chỉ các quan hệ ngoại giao, kinh tế, giao thông vận tải hoặc các quan hệ khác.

Các biện pháp trừng phạt vì xâm phạm đến hòa bình và an ninh quốc tế đã được trù định tại các điều 39, 41 và 42 Hiến chương Liên hợp quốc và trong các Hiến chương của một số tổ chức quốc tế khu vực. Các biện pháp trừng phạt nêu trên gần như đã áp dụng đối với Đức, Ý và Nhật Bản sau kết thúc Thế chiến II. Nă m 1945, các quốc gia đồng minh đã giành cho mình quyền lực tối cao, thực hiện việc giải trừ vũ khí và phi quân sự hóa Đức, loại bỏ các tổ chức Đức Quốc xã, đồng thời nhấn mạnh hình phạt là hình thức trách nhiệm có thể được áp dụng cho những tội ác khi vi phạm nghiêm trọng Luật quốc tế. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với Iraq, loại bỏ lực lượng vũ trang, buộc Iraq phải rút quân khỏi lãnh thổ Kuwait và cấm Iraq sở hữu vũ khí tên lửa hoặc vũ khí hóa học.

4.1. Đáp trả thiếu thân thiện [retosion]

Hai là, đáp trả thiếu thân thiện [retorsion], là hành vi trừng phạt được một quốc gia này thực thi nhằm chống lại một quốc gia khác với mục đích nhằm phục hồi quyền đã bị vi phạm. Hành vi này thể hiện dưới các hình thức: triệu hồi đại sứ về nước; trục xuất người có hàm, cấp ngoại giao tương tự giữa hai quốc gia; hoặc cấm nhập cảnh. Ví dụ, năm 1995, Litva đã triệu hồi đại sứ từ Latvia để phản đối một thỏa thuận thăm dò các giếng dầu đã được ký kết giữa Latvia với một số công ty phương Tây. Theo quan điểm của Litva, lãnh thổ mà trên đó sẽ tiến hành công việc thăm dò là đang có tranh chấp và dự định kế hoạch khai thác có thể gây thiệt hại đến chủ quyền và các lợi ích của Litva.

4.3. Trả đũa [reprecalia]

Ba là , trả đũa [reprecalia] là hành vi của một quốc gia đối với quốc gia có hành vi trái luật, nhằm mục đích khôi phục các quyền đã bị vi phạm, thiệt hại cần khôi phục phải tương đương với thiệt hại đã gây ra. Các hành vi trả đũa có thể bao gồm: cắt các quan hệ ngoại giao; cấm xuất khẩu các loại hàng hoá và các dịch vụ từ lãnh thổ của quốc gia vi phạm. Ví dụ, năm 1994, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký Luật "Về các biện pháp trừng phạt Cuba" để đáp trả vụ máy bay tiêm kích quân sự Cuba tấn công máy bay dân sự của tổ chức di trú làm bốn phi công thiệt mạng; tạm ngừng các chuyến bay giữa Mỹ và Cuba, đặt ra các rào cản mới cho các nhà ngoại giao Cuba, kể cả các công ty nước ngoài kinh doanh tại Cuba. Trả đũa cần phải chấm dứt nếu đã nhận được sự làm cho hài lòng từ bên đối diện. Luật quốc tế hiện đại nghiêm cấm áp dụng trả đũa bằng vũ trang với tính chất là phương tiện để giải quyết các tranh chấp, ngoại trừ khi áp dụng quyền tự vệ khi bị xâm lược quy định tại điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc.

4.4. Sự hài lòng [satisfaction]

Bốn là, sự hài lòng [satisfaction] là tạo điều kiện cho quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế làm thỏa mãn cho quốc gia bị tổn hại về danh dự và nhân phẩm, làm hài lòng quốc gia bị hại có thể bằng các hình thức: có lời xin lỗi chính thức; thể hiện sự hối tiếc, thương xót hay đồng cảm với việc đã xảy ra; bảo đảm rằng những hành vi như vậy sẽ không xảy ra trong tương lai. Ví dụ, tháng 10/1994, tại nhà ga phía đông Warsaw, các công dân Nga đã bị cướp, cảnh sát đã giải quyết khiếu nại và trấn áp bọn cướp. Sau đó, trong chuyến thăm Nga, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan đã đưa ra lời xin lỗi chính thức. Làm hài lòng cho quốc gia bị thiệt hại chỉ thực sự có ý nghĩa khi áp dụng hình thức phục hồi hoặc hình thức bù lại không thể đảm bảo được sự đền bù đầy đủ.

Sự hài lòng là một phương ti ện để đền bù thiệt hại, không đặt dưới áp lực đánh giá tài chính, không cần thiết mang đặc điểm trừng phạt hoặc dự báo các chế tài sẽ trừng phạt hoặc không nên áp dụng có tính chất làm nhục.

4.5. Sự khôi phục [restoration]

Năm là, sự khôi phục [restoration] là sự phục hồi lại tình trạng ban đầu của khách thể [vật chất] nào đó. Ví dụ, khôi phục lại độ trong sạch của nước bị ô nhiễm vì lỗi của mình đã gây ra.

Ngoài ra, còn các hình thức trách nhiệm đặc biệt khác như tạm đình chỉ các quyền và đặc quyền ở tổ chức quốc tế, tước quyền biểu quyết, quyền đại diện cho đến khi khai trừ khỏi tổ chức quốc tế. Ví dụ, vì hành vi xâm lược Phần Lan [mặc dù hai nước Liên Xô và Phần Lan đã ký kết điều ước “Về không xâm phạm lẫn nhau” năm 1932] nên Liên Xô đã bị trục xuất khỏi Hội quốc liên năm 1940.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Trách nhiệm phi vật chất là gì? Quy định pháp luật về trách nhiệm phi vật chất". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập

Video liên quan

Chủ Đề