Cổng đực và cổng cái là gì

Sự xuất hiện của cổng USB ngày càng xuất hiện nhiều trên các sản phẩm thiết bị điện tử nhất là trên mẫu laptop bởi sự tiện lợi, đa nhiệm của chúng. Nhưng hiểu rõ về định nghĩa của USB và usb type a là gì chưa? Hãy cùng HACOM tìm hiểu nhé!

USB là gì? 

USB [Universal Serial Bus] là một chuẩn kết nối tuần tự đa dụng trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm.

Có thể hiểu, cổng USB cho phép các thiết bị có trang bị cổng USB được kết nối với nhau và truyền dữ liệu kỹ thuật số qua cáp USB, hơn nữa có thể truyền năng lượng điện cho những thiết bị cần điện để hoạt động. USB được phát hành vào năm 1996, tiêu chuẩn USB hiện được duy trì bởi tổ chức USB-IF. USB đã có 4 thế hệ bao gồm: USB 1.x, USB 2.0, USB 3.x và USB4. Cổng kết nối USB có 2 loại: loại có dây và loại không có dây, nhưng phổ biến vẫn là cổng USB có dây.

Hiện nay, có 3 loại USB phổ biến nhất đó chính là USB Type A, USB Type B, USB Type C. Mỗi loại USB lại có những đặc điểm riêng, đều có chung nhiệm vụ là truyền tải dữ liệu giữa các trang thiết bị có cổng USB mà không cần sử dụng mạng. USB Type A hiện là cổng được sử dụng phổ biến nhiều nhất. Hãy cùng tìm hiểu USB type A là gì nhé!

USB Type A là gì? Khả năng kết nối thế nào?

USB Type A được sử dụng phổ biến ở hầu hết các thiết bị máy tính hiện nay. Bao gồm cả máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng. Cổng USB Type A sử dụng trên máy tính để kết nối với bàn phím, chuột, kết nối ổ USB Flash, có thể truyền dữ liệu giữa các thiết bị… USB loại A còn rất nhiều loại công dụng khác. Ngày nay, ta nói đến USB hầu hết đều để chỉ Type A.

Cổng USB Type A cũng được sử dụng nhiều trên các thiết bị chơi game. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy trên các bộ loa, Smart TV và rất nhiều thiết bị khác xung quanh ta.

Thông thường, sử dụng cổng USB để cắm dây nối các thiết bị lại với nhau kết nối dữ liệu giữa các máy tính. Nhưng hiện tại, tất cả đều được thay thế bằng USB Type A.

Giao diện USB được chia thành hai nhánh khác nhau được nhiều người gọi đó là đầu đực và đầu cái, nhưng giữa hai nhánh của giao diện USB Type A đều có bản chất giống nhau. Đầu đực là đầu nằm trên dây cáp, USB Flash hoặc đầu thu-phát của chuột không dây,… được cắm vào USB Type-A đầu cái, thường nằm trên các thiết bị chủ như máy tính, TV, …. Giao diện này chủ yếu tồn tại trên máy tính và được sử dụng để điều khiển việc truyền dữ liệu của thông số kỹ thuật USB.

Sự khác biệt giữa USB-A và USB-C

Giữa USB-A và USB-C có nhiều điểm khác biệt đó chính là:

Hình dạng và thiết kế 

Kết nối khó khăn của USB-A đã được cập nhật với thiết kế USB-C nhằm tiết kiệm không gian, cho phép các thiết bị điện tử được thiết kế mỏng hơn bao giờ hết.

Ngoài bản sửa đổi trực quan rõ ràng, các cổng USB-C hiện cho phép cắm những đầu nối USB-C bất kể hướng nào. Bản cập nhật tiện lợi chính này là do vị trí ghim đối xứng ở cả phía dưới và phía trên của đầu nối USB-C.

Các chân USB-A dành riêng cho phần dưới cùng của cổng USB-A [khiến cho không thể đảo ngược đầu nối khi cắm].

Hỗ trợ các chuẩn USB

Chuẩn USB 4.0 mới nhất chỉ yêu cầu đầu nối USB-C và loại bỏ USB-A. USB 4.0 có tốc độ dữ liệu 40Gbps tiềm năng cho phép phân phối điện hai chiều lên đến 100W [cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử lớn, từ laptop cho đến một số máy in].

Điều này mạnh hơn đáng kể so với chuẩn gần đây nhất, USB 3.1, có tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 10Gbps.

Hỗ trợ Alternate Modes

Tính năng Alternate Mode [chế độ thay thế] của USB-C cho phép các cổng USB-C phù hợp với nhiều loại giao thức dữ liệu hơn. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này phụ thuộc vào việc nhà sản xuất phần cứng có quyết định tích hợp nó vào thiết bị điện tử của họ không.

Alternate Modes có thể được sắp xếp hợp lý thành một cổng USB-C duy nhất bao gồm Thunderbolt, DisplayPort, HDMI, Mobile High-Definition Link và VirtualLink.

Bạn có thể tích hợp tất cả các kết nối này vào một cổng USB-C duy nhất, Alternate Modes cho phép các thiết bị điện tử được thiết kế mỏng hơn trước. Tất cả những gì bạn cần là một adapter phù hợp để truy cập tính năng Alternate Mode mà bạn muốn từ cổng USB-C.

USB-A không có hỗ trợ Alternate Mode.

Cả USB-A và USB-C đều được thiết kế để tương thích ngược với thiết bị mà chúng được kết nối. Ví dụ, đầu nối USB-A 3.0 sẽ chạy ở tốc độ của cổng USB, bao gồm cả USB 2.0 và USB 1.1. Tương tự, đầu nối USB-C 3.2 cũng tương thích ngược với các tiêu chuẩn trước đó của cổng USB-C.

Kết luận:

Trên đây là các thông tin chi tiết về các cổng kết nối USB type A là gì phổ biến trên các dòng sản phẩm laptop phổ biến sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn khi cần tìm mua sản phẩm. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ hotline: 19001903 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Cổng VGA và cổng HDMI là hai trong số những cổng kết nối được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên các mẫu laptop nhằm hỗ trợ kết nối từ laptop tới các thiết bị như máy chiếu hay màn hình tivi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cách phân biệt giữa Cổng VGA và cổng HDMI trên các dòng laptop cũng như ưu và nhược điểm của mỗi loại.

Cáp VGA là gì?

Cáp VGA có nhiều loại và độ dài khác nhau từ 1m đến 50m, 100m. Với độ dài càng lớn thì thì khả năng nhiễu tín hiệu càng cao.

Ngày nay, chúng ta vẫn thấy ổ cắm và cáp VGA được sử dụng trên một sô PC, máy tính xách tay, TV và màn hình. Dễ nhận biết nhất của cáp VGA là đầu nối 3 hàng, 15 chân cổ điển ở hai đầu.

Các đầu nối này có thể là đầu nối đực hoặc cái, được định vị bởi một cặp ốc vít. Vặn chặt vít này sau khi cắm để cố định đầu nối và để tạo kết nối an toàn hơn với ổ cắm.

Cáp VGA là gì?

Cáp VGA được thiết kế để truyền tín hiệu video tương tự giữa các loại thiết bị điện và linh kiện. Mỗi chân của đầu nối VGA đóng vai trò truyền và hiển thị một số tín hiệu video RGBHV. RGBHV là viết tắt của đồng bộ màu đỏ [Red], xanh lục [Green], xanh lam [Blue] – tương ứng với 3 kênh hiển thị màu khác nhau, và đồng bộ ngang, đồng bộ dọc. Khi xuất ra bởi PC, máy tính xách tay hoặc card video/ đồ họa, các yếu tố này kết hợp để tạo thành tín hiệu video gắn kết, sau đó có thể xem được trên màn hình hoặc màn hình thiết bị khác ở đầu kia của cáp VGA. Nó không truyền tín hiệu âm thanh và vì vậy cần phải có kết nối âm thanh riêng.

Cấu tạo chi tiết cáp VGA

Dưới đây là chi tiết từng chân trong cáp VGA DE-15:

Cấu tạo chi tiết cáp VGA
  • Chân 1: Màu đỏ – Quan trọng
  • Chân 2: Màu xanh lá – Quan trọng
  • Chân 3: Màu xanh da trời – Quan trọng
  • Chân 4: ID2/RES Monitor ID bit 2
  • Chân 5: GND [HSync]
  • Chân 6: RED_RTN trả tín hiệu màu đỏ
  • Chân 7: GREEN_RTN trả tín hiệu màu xanh lá
  • Chân 8: BLUE_RTN trả tín hiệu màu xanh da trời
  • Chân 9: KEY/PWR
  • Chân 10: GND [VSync]
  • Chân 11: ID0/RES Monitor ID bit 0
  • Chân 12: ID1/SDA Monitor ID bit 1
  • Chân 13: HSync – Tín hiệu đồng bộ ngang
  • Chân 14: VSync – Tín hiệu đồng bộ dọc
  • Chân 15: ID3/SCL – Monitor ID bit 3

Các chân số 1, 2, 3, 13, 14 là 5 chân quan trọng nhất của cáp VGA. Về lý thuyết thì kể cả khi gãy các chân khác ngoài 5 chân này và hai chân GND thì cáp VGA vẫn hoạt động được.

Nếu các chân 1,2 và 3 bị gãy sẽ dẫn đến việc bị mất màu hoặc sai màu.

Các chân 13 và 14 khi bị gãy sẽ dẫn đến việc không có hình.

Đầu nối VGA

Đầu nối VGA được phân loại theo biến thể đực [chân/ phích cắm] và cái [lỗ/ ổ cắm]. Hầu hết các loại cáp VGA được xác định dựa trên “giới tính” của cả 2 đầu nối, cho phép bạn chọn cấu hình phù hợp cho kết nối mà bạn đang cần thực hiện giữa các thiết bị.

Mặc dù vậy, tùy thuộc vào loại cáp cụ thể đang sử dụng và cấu hình chính xác của kết nối bạn cần thực hiện ở đầu PC hoặc màn hình, máy chiếu, bạn có thể yêu cầu sử dụng các bộ điều hợp, bộ mở rộng và bộ chia VGA khác nhau để tạo kết nối hoạt động cho một thiết lập cụ thể. Các tùy chọn bộ bộ chia có sẵn rộng rãi cho cáp VGA theo giới tính bao gồm:

  • Bộ chuyển đổi VGA đực – đực
  • Bộ chuyển đổi VGA đực – cái
  • Bộ chuyển đổi VGA cái – đực
  • Bộ chuyển đổi VGA cái – cái
Đầu nối VGA

Trước đây thiết bị hỗ trợ chuẩn VGA rất nhiều điển hình như màn hình, tivi, máy chiếu và hầu hết các đời máy tính, laptop…Với giao diện VGA người sử dụng có thể kết nối hoặc ngắt kết nối giữa các thiết bị trong khi đang hoạt động mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống.

Chuẩn VGA chỉ hoạt động trên màn hình CRT đời cũ và không còn phù hợp với những chiếc LCD, LED thế hệ mới bởi chúng chỉ cho phép truyền tín hiệu analog.

Hiện nay, đầu nối VGA đã được sử dụng kết hợp với các tiêu chuẩn đầu nối mới hơn như đầu nối DVI hay cáp HDMI. Hầu hết các nhà sản xuất và nhà cung cấp cũng sẽ cung cấp một loạt các bộ điều hợp và bộ chia cáp VGA cũng như nhiều đầu nối, tính năng và phụ kiện tương thích khác.

Hiện nay cáp VGA thường được sử dụng ở những đâu?

Mặc dù cổng VGA đã bị thay thế bằng các loại kết nối hiện đại hơn [DVI, HDMI]. Tuy nhiên, chúng vẫn xuất hiện trên máy tính, TV, máy chiếu cũ… Thường được sử dụng phổ biến trong gia đình, trường học.

Đặc biệt, nhu cầu của nhiều môi trường công nghiệp, nhà máy, kho bãi và sản xuất, cáp VGA thường được ưu tiên tìm kiếm hơn các lựa chọn thay thế [DVI, HDMI] do độ bền và độ tin cậy của kết nối cổng VGA [đặc biệt là những loại cáp đi kèm với vít vặn]. Hơn nữa, cáp VGA thường có độ dài dài hơn và có vỏ bọc/ bề mặt dày hơn nhiều loại cáp thay thế hiện đại.

Đầu nối VGA

Đối với máy tính windows

Bước 1: Khởi động laptop

Bước 2: Kết nối laptop với máy chiếu bằng dây cáp. Nếu laptop không hỗ trợ cổng VGA bạn cần mua dây cáp chuyển đổi cổng VGA thành HDMI hoặc USB-C. Gắn 1 đầu dây cáp với máy chiếu và đầu còn lại với laptop thông qua cáp chuyển đổi.

Bước 3: Khởi động máy chiếu. Bạn có thể phải chờ từ 1-2 phút để máy chiếu khởi động xong nếu máy chiếu đời cũ.

Bước 4: Mở chế độ Duplicate màn hình bằng cách ấn tổ hợp phím Windows + P và chọn Duplicate để xuất màn hình laptop sang máy chiếu.

Đối với Macbook

Bước 1: Khởi động Macbook  của bạn

Bước 2: Bật nguồn và khởi động máy chiếu

Bước 3: Bạn cần cáp chuyển đổi cổng VGA sang Displayport để kết nối Macbook với máy chiếu. Gắn một đầu dây cáp vào cổng VGA của máy chiếu, đầu còn lại gắn với Macbook qua dây cáp chuyển đổi.

Bước 4: Mở menu Apple ở góc trên bên trái màn hình desktop.

Bước 5: Nhấp chọn System Preferences

Bước 6: Nhấp chọn Displays, chọn Detect Display trong cửa sổ vừa xuất hiện.

Khi kết thúc bước này, bạn đã kết nối Macbook với máy chiếu thành công.

Nếu sau khi kết nối mà vẫn không thể truyền tải được hình ảnh từ Macbook sang máy chiếu bạn hãy tiếp tục thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Menu Apple chọn System references

Bước 2: Chọn Displays → chọn tab Arrangement

Bước 3: Bật chế độ Mirror Displays [nằm tại góc dưới bên trái], nhấp OK.

Sau vài giây màn hình trên Macbook của bạn sẽ được hiển thị qua máy chiếu.

Độ phân giải các loại cáp VGA

Có rất nhiều loại cáp VGA khác nhau và các biến thể tương thích. Một số biến thể của VGA đề cập đến độ phân giải màn hình, cụ thể:

  • Video Graphics Array [VGA] – 640 x 480p
  • Ultra video Graphics Array [SVGA] – 800 x 600p
  • Extended Graphics Array [XGA] – 1024 x 768p
  • Super Extended Graphics Array [SXGA] – 1280 x 1024p
  • Ultra Extended Graphics Array [UXGA] – 1600 x 1200p

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến Dây VAG do thegioidienco.vn tổng hợp được. Hy vọng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề