Tài liệu lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

TS. NGUYỄN MINH TUÁNTS. PHẠM THỊ DUYÊN THẢO - TS. MAI VĂN THÁNG[Đồng chủ biên]GIÁO TRÌNHLỊCH SÙ NHÀ NllứcVÀ PHÁP LUẴT VIÊT NAMNHÀ XUẮT BẢN ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘIĐồng chủ biên:TS. Nguyễn Minh TuấnTS. Phạm Thị Duyên Thảo, TS. Mai Văn ThắngPhân công biên soạn:GS.TSKH. Đào Trí ú c[Chương IV]GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế[Chương III tiet 2 mục IV, tiết 3 mục IV]PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh[Chương VI mục I, mục II, viết chung với tác giả khác Chương VI mục III]TS. Nguyễn Minh Tuấn[Chương I; Chương II; Chương III mục I, mục III, tiết 1 mục IV, mục V, VI, VII;Chương VII mục I, II; cùng tác giả khác Chương III mục II]TS. Phạm Thị Duyên Thảo[Chương V tiết 1, 2, 3, 4 mục I, tiết 1, 2.1, 2.2 mục II, mục III]TS. Mai Văn Thắng[Chương VII tiết 1 mục III, mục IV, V; Chương VIII, Chương IX mục III, IV, V]TS. Phan Thị Lan Phương[viết chung với tác giả khác Chương III mục II]TS. Lê Thị Phương Nga[Chương ix mục I, II]ThS. NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương[Chương VII tiết 2 mục III]TS. Nguyễn Văn Quân[Chương VI tiết 5 mục I, tiết 2.3 mục II, mục IV, mục V; viết chung với tác giảkhác Chương VI mục III]MỤC LỤC■■Lời nói đ ẩu ................................................................................................................................... 9PHẦN THỨ NHẤTNHẬP MÔN LỊCH s ử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM••••Chưởng I. NHẬP MÔN LỊCH sử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMI. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một khoa học pháp lý cơ s ở ....................... 15II. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một hợp phần trong học phân bát buộcLịch sử nhà nước và pháp luật thuộc chương trình đào tạo ngành Luật........................ 25III. Ý nghĩa của hợp phần Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.....................................29PHẨN THỨ HAINHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTVIỆTNAM THỜI CỔ VÀ TRUNGĐẠI• ____•________________________________________________•Chương II. NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI cổ ĐẠI[thời Văn Lang - Âu Lạc và thời Bắc thuộc]I. Quá trình hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên ở Việt Nam..............................................35II. Phân hóa xã hội, tổ chức nhà nước và pháp luật............................................................... 44III. Nhà nước thời Âu L ạ c ........................................................................................................... 58IV. Vương quốc Chăm pa và Vương quốc Phù N a m ..............................................................60V. Nhà nước và pháp luật thời Bắc thuộc [179 TCN - 938 C N ]........................................... 626GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMChưdng III. NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ TRUNG ĐẠI[Thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX]I. Khái quát chung vé Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời trung đ ạ i.................................81II. Tổ chức nhà nước và pháp luật thời Ngô - Đinh - Tiền Lê [939 - 1 0 0 9 ]........................ 99III. Tổ chức nhà nước và pháp luật thời Lý - Trần - Hó [1010 - 1 4 0 7 ]............................. 110IV. Tổ chức nhà nước và pháp luật thời Hậu L ê .................................................................... 126V. Tổ chức nhà nước và pháp luật thời nội chiến phân liệt [thế kỷ XVI- thế kỷ XVIII] ...176VI. Tổ chức nhà nước và pháp luậttriẽu Nguyễn [1802 - 1 8 8 4 ]....................................... 212VII. Nhận xét chung vẽ lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ trung đ ại......... 236PHẨN THỨ BANHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỸ CẬN ĐẠIChường IV. KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH sử, NHÀ NướcVÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠII. Khái quát lịch sử Việt Nam thời cận đại.............................................................................. 253II. Bối cảnh kinh tế - xã hội qua các giai đoạn của chế độ thực dân - phong kiếnở Việt N am ....................... .....................................................................................................263III. Tổng quan về thề chế chính trị và Nhà n ư ớ c...................................................................274IV. Tổng quan vê pháp luật...................................................................................................... 288Chương V. Tổ CHỨC CHÍNH QUYỂN ở VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠII. Tổ chức chính quyên của Pháp ở Việt N am ...................................................................... 297II. Tổ chức chính quyên triêu N guyễn.................................................................................... 336III. Nhận xét chung vẽ chính quyền thời cận đ ạ i...................................................................349Chương VI. PHÁP LUẬT ở VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN ĐẠII. Quy chế pháp lý ...................................................................................................................... 351II. Hoạt động pháp điển hóa pháp lu ật...................................................................................353III. Nguổn pháp luật................................................................................................................... 360IV. Các lĩnh vực pháp luật cơ bản ở Việt Nam thời kỳ cận đ ại........................................... 3727Mục lụcPHẨN THỨ T ưNHÀ NƯỚCVÀ PHÁP LUẬTVIỆTNAM THỜI KỲ HIỆNĐẠI____________________________________________•________•_________________________________•_______•_____Chương VII. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1954I. Nội dung và ý nghĩa lịch sử của “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 đốivới sự phát triển nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ hiện đại................................ 407II. Bối cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiến phápnăm 194 6...................... 414III. Tổ chức và hoạt động của chính quyền dân chủ nhân dântừ năm 1945 đến năm 1 9 5 4 .............................................................................................. 427IV. Những chuyển biến cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa giai đoạn từ 1945 đến 1 9 5 4 ............................................................ 449V. Pháp luật Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 195 4............................................................ 455Chương VIII. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMTừ NĂM 1954 ĐẾN TRƯỚC Đổl MỚI [1986]I. Nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòanăm 1 9 5 9 ....4 6 5II. Tổ chức và hoạt động của chính quyên dân chủ nhân dân từ 1954 đến 1 9 7 6 ........... 473III. Pháp luật của chính quyền dân chủ nhân dân giai đoạn từ 1954 đến 1 9 7 6 ............. 487IV. Tổ chức chính quyén và pháp luật của các chính quyén ở mién Nam ViệtNamgiai đoạn trước năm 1976 ................................................................................................. 493V. Bối cảnh ra đời, nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp Việt Nam năm1980.5 06VI. Nhà nước và pháp luật Cộng hòa XHCN Việt Nam giai đoạn từ 1976đến trước Đổi mới [1 9 8 6 ].................................................................................................. 510Chương IX. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMTừ SAU ĐỔI MỚI [1986] ĐẾN NAYI. Nội dung và ý nghĩa lịch sử của đường lối Đổi m ớ i........................................................ 533II. Bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1 9 9 2 ....... 539III. Tổ chức bộ máy nhà nước giai đoạn từ Đổi mới đến nay............................................. 553IV. Pháp luật Việt Nam giai đoạn từ sau Đổi mới đến n a y .................................................. 576V. Bối cảnh lịch sử, nội dung cơ bản, ý nghĩa và giá trị lịch sửcủa Hiến pháp năm 2013 .................................................................................................. 590DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIÊU B lỂ U ................................................... 607LỜI NÚI DẦULịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là khoa học pháp lý cơsở, là một nội dung quan trọng thuộc học phần bắt buộc Lịch sử nhànước và pháp luật trong chương trình đào tạo cử nhân Luật.Từ những ngày đầu khi mới thành lập các cơ sở đào tạo luật ởViệt Nam, trong đó có Khoa Luật, Đại học Tổng hợp [nay là Khoa Luậttrực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội], Lịch sử nhà nước và pháp luậtViệt Nam đã là một môn học bắt buộc, một môn học pháp lý cơ sở củangành trong chương trình đào tạo luật.Hiện nay, theo chương trình đào tạo tín chỉ, Lịch sử nhà nước vàpháp luật Việt Nam là một nội dung trong học phần bắt buộc Lịch sửnhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo ngành Luật [bao gồmngành Luật học, ngành Luật Kinh doanh và một số mã ngành mới],được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quô'c gia Hà Nội. Đây là họcphẩn có chức năng cung câ'p các tri thức về pháp luật, chức năng tăngcường khả năng tư duy, khả năng lập luận của người học và chức năngđịnh hướng cho người học trước khi tìm hiểu về các môn học pháp lýchuyên ngành.Do tầm quan trọng của vân đề lịch sử nhà nước và pháp luật ViệtNam đối với khoa học pháp lý, nên từ rất sớm đã có những công trìnhkhoa học nghiên cứu râ't đầy đủ, công phu về vấn đề này, trong đó phảikể đến những công trình như: Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quỳên ViệtNam [từ nguồn gốc đến thê'kỷ XIX], Nhà xuất bản [Nxb] Khoa học Xãhội, Hà Nội, năm 1968 của tác giả Đinh Gia Trinh; Cô’luật Việt Nam và10GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMTư pháp sử, Quyển thứ nhất, Tập nhất, Sài Gòn, năm 1973 của tác giả VũVăn Mau; Pháp chế sử, Sài Gòn, năm 1974 của tác giả Vũ Quo'c Thông;Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam [từ Cách mạng Tháng Támđêh nay] của Viện Luật học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983 v.v...Tại Khoa Luật, Đại học Tổng hợp trước đây, nay là Khoa Luật, Đạihọc Quốỉc gia Hà Nội, những cuôn sách và giáo trình đầu tiên về Lịchsử nhà nước và pháp luật Việt Nam được xuất bản cũng rất sóm như:cuốn Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam: Từ ngudn gốc đêh trướcCách mạng tháng Tám 1945, Nxb Khoa học Xã hội, năm 1990, tái bảnnăm 1993 và cuốn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam hiện đại [Thờikỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945], Khoa Luật, Đại học Tổng hợpxuất bản năm 1991 của cùng tác giả Vũ Thị Phụng. Tiếp đó là cuốn Giáotrình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của tác giả Vũ Thị Phụngđược in lần đầu năm 1993, được tái bản nhiều lần sau đó. Đây là giáotrình được sử dụng trong giảng dạy nhiều năm nay tại Khoa Luật, Đạihọc Tổng hợp, nay là Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ở nhiều casở đào tạo khác nhau cũng có các giáo trình về vân đề này, tiêu biểunhư Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Trường Đạihọc Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, do các tác giả Phạm Điềmvà Vũ Thị Nga [Chủ biên] in lần đầu năm 2002; tiếp đó là Giáo trình Lịchsử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Trường Đại học Luật Thành phốHồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức năm 2013 do tác giả Nguyễn Thị ThươngHuyền [Chủ biên] và nhiều giáo trình khác.Do yêu cầu của chương trình đào tạo tín chỉ, cũng như nhiều họcphần khác, thòi lượng giảng dạy Lịch sử nhà nước và pháp luật ViệtNam có thể đã giảm đi phần nào để tăng cường thời lượng cho nhữnghọc phần chuyên ngành và những học phần kĩ năng, nhưng xét về ýnghĩa, tầm quan trọng của vân để Lịch sử nhà nước và pháp luật, vị trí,vai trò của nó trong hệ thông các học phần thuộc chương trình đào tạoLuật là không hề giảm, thậm chí càng ngày càng được quan tâm nhiềuhơn, ở mức độ sâu sắc hơn, đặc biệt trong bôi cảnh hội nhập, toàn cầuhóa, phù hợp với mong muôn ôn cô' tri tân của nhiều đôi tượng, trongđó có sinh viên ngành Luật. Biết lịch sử, hiểu lịch sử nhà nưóc và phápluật của đât nưóc mình, vận dụng những tri thức, kê'thừa những kinhLời nói đầu11nghiệm trong quá khứ của cha ông để phục vụ cho hiện tại, cho côngviệc, cho nghề luật cũng là một phong cách tiếp cận thể hiện nét độcđáo riêng, đổng thời cũng là một cách thê hiện lòng yêu nước, thêhiện trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Lịch sử không phải là một tâ'mgương quá lớn chắn đặt trước mặt, chỉ khiêm tốn là chiếc gương chiếuhậu của một cỗ xe tuy nhỏ bé nhưng vô cùng cần thiết để khi tiến vềphía trước vẫn không quên học hỏi, chắt lọc những truyền thống, kinhnghiệm mà cha ông thuở trước đã phải bằng xương máu đánh đổi mớicó được.Giáo trình lần này có sự tham gia của nhiều giảng viên thuộc Bộmôn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại họcQuốc gia Hà Nội. Các tác giả khi biên soạn đã tham khảo, kế thừanhiều tài liệu trong nước và nước ngoài, trong đó có các sách chuyênkhảo, tham khảo và các giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật ViệtNam qua nhiều thời kỳ, nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Nội dung củahầu hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật thêm những nội dungmới. Từng phần của Giáo trình được viết theo hướng phản ánh trungthực lịch sử, bám sát bối cảnh lịch sử cụ thể để luận giải nội dung vàý nghĩa của các vân đề nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.Tuy nhiên, trong phạm vi một cuốn giáo trình, không phải tâ't cảcác vâ'n đề về nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam đã đểuđược để cập và phân tích đầy đủ, sâu sắc. Dù có nhiều cô' gắng, nhưngdo lĩnh vực nghiên cứu có phạm vi rất rộng, nguổn sử liệu còn hạnchế, nên chắc chắn nhiều vấn đề trong giáo trình còn có những khiếmkhuyết ngoài mong muốn. Tập thể tác giả râ't mong nhận được nhữngý kiến góp ý chân thành của các đồng nghiệp, các học viên, sinh viênvà bạn đọc quan tâm đ ể giáo trình được hoàn thiện hơn trong các lẩntái bản tiếp theo. Hy vọng giáo trình này sẽ trở thành một tài liệu hữuích, đáp ứng được một phần nhu cầu giảng dạy và học tập môn Lịch sửnhà nước và pháp luật Việt Nam của giáo viên và sinh viên, học viêncao học ngành Luật học, các ngành khoa học xã hội và nhân văn, cũngnhư những ai quan tâm, muôn tìm hiểu một cách hệ thông những kiếnthức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam.PHẦN THỨ NHẤTNHẬP MÔN LỊCH sù NHÀ NUỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM■■■■C h ư ơ n gINHẬP MfiN LỊCH sù NHA NU0C và PHAP lu ậ t v iệ t nam■■■■I. LỊCH s ử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIÊT NAM LÀ MỘT KHOA HỌCP H A P LÝ C Ơ SỞ1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khoa học Lịch sử nhà nướcvà pháp luật Việt NamCũng giống như các ngành khoa học khác, sự hình thành ngànhkhoa học Lịch sử nhà nước và pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ đây làkhoa học có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.Đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luậtViệt Nam là quá trình phát sinh, tổn tại, phát triển, cũng như xu hướngvận động của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật ở Việt Nam từ quá khứđêh hiện tại, theo trục thời gian từ thời cô đại, thời trung đại đến thờicận, hiện đại.Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam nghiên cứu những vấnđề cơ bản về nhà nưóc và pháp luật trong lịch sử Việt Nam, chí ranhững quy luật cơ bản của nhà nước và pháp luật trong lịch sử ViệtNam. Hai vân đề nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam đượcnghiên cứu một cách đồng thời, trong môi liên hệ biện chứng, kháchquan. Đồng thời để làm sáng tỏ những vân đề của Lịch sử nhà nướcvà pháp luật Việt Nam thì cần phải đặt những vân đề thuộc nội dungnghiên cứu trong môi liên hệ với các ngành khoa học pháp lý và cácngành khoa học xã hội và nhân văn khác.16GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMPhạm vi nghiên cứu của khoa học lịch sử nhà nước và pháp luậtViệt Nam rộng hơn những vân đề được giới thiệu trong môn học Lịchsử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hay nói cách khác, phạm vi củakhoa học bao gôm cả những vấn đê chuyên sâu, trong đó có cả những vấn đênhư nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhà nước và pháp luật, so sánh lịch sử nhànước và pháp luật Việt Nam với lịch sử nhà nước và pháp luật của các nướctrong khu vực và trên thế giới... Trong bô'i cảnh hội nhập, xây dựng nhànước pháp quyền hiện nay, trước những đổi thay to lớn trong đời sốngchính trị - xã hội, việc nghiên cứu và chỉ ra những bài học kinh nghiệmtrong tổ chức nhà nước và trong xây dựng, thực hiện pháp luật tò lịchsử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho việc phát triển kinh tê' xãhội một cách bền vững, hiệu quả.Tóm lại, khoa học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là tổngthể các tri thức, các quan điểm khoa học về lịch sử hình thành, tổn tạivà phát triển, xu hướng vận động của hai hiện tượng nhà nước và phápluật ở Việt Nam. Những thành quả nghiên cứu của khoa học này là cơsở để xây dựng những luận cứ, xác định những bài học kinh nghiệmđể k ế thừa trong giai đoạn hiện nay.2. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể2.1. P h ư ơ n g p h á p lu ậ nPhương pháp luận của bât kỳ khoa học nào cũng là lập trườngxuất phát điểm để tiếp cận vấn đê can nghiên cứu. Hay nói cách khác, đó lànhững nguyên tắc xuất phát điểm cho phép quan sát và nhận thức hiện tượng,khám phá ra tri thức trong những lĩnh vực nhất định. Phương pháp luậntrả lời cho câu hỏi: Ta đang đứng ở đâu để giải quyết vấn đê?Trong khoa học pháp lý, phương pháp luận là các nguyên tắc cơ bản- tức là các quan điểm cơ bản, định hướng, là hệ thông các cách thức, phươngpháp, phương tiện để nhận thức các hiện tượng khách quan, là phương pháptiếp cận các vấn đê cần nghiên cứu1.1H oàng Thị Kim Q uế, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Đ ại học Q uốc giaH à Nọi, 2015, tr. 39.Chương I. Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam17Thực chât, nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung và nghiên cứulịch sử pháp luật Việt Nam nói riêng phải dựa trên "thành quả nghiêncứu của những người đi trước". Đó là cách thức tiếp cận vấn đề nghiêncứu một cách toàn diện, bằng tất cả các lý thuyết, các luận điểm, thểhiện sự nhận biết vân đề cần nghiên cứu1.Người ta có thể phân biệt phương pháp luận thành phương phápluận chung [trie't học] và phương pháp luận chuyên ngành khoa học2.Điểm riêng của phương pháp luận nghiên cứu Luật học là phải tiếpcận dựa trên các loại nguồn pháp luật, thực tiên áp dụng pháp luật vàqua việc xét xử các vụ việc của thẩm phán.Việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật hiện nay cần phảibám sát các lý thuyết pháp luật truyền thông, vừa có sự tiếp thu, kếthừa các thành quả nghiên cứu cùa các khoa học khác như lịch sử, chínhtrị học, nhân học, triết học... có liên quan đến nội dung nghiên cứu.Nghiên cứu lịch sử nhà nưóc và pháp luật là vừa nghiên cứu lịchsử, vừa khảo cứu pháp luật. Theo như tác giả Vũ Văn Mâu thì công việcquan trọng nhất của người nghiên cứu lịch sử pháp luật là tìm kiếm vàđánh giá những tài liệu để tìm ra sự thật. Đây là công việc tưởng nhưđơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp, khó khăn, vì tìm được tài liệurồi, ta phải "xác định được niên hiệu của tài liệu đó, bổ chính tài liệuvà xác định tín lực, đồng thời chỉ ra được khiêm khuyết của tài liệu"3.Đối với luật gia, cần phải có "một tinh thần khảo sát và tổng hợp hếtsức khách quan, loại bỏ hết các tiên kiến và thiên kiến để thâu rõ cácsắc thái và tinh thần cô luật, đồng thời phải so sánh, đôi chiếu vơi cácđịnh chế tương tự, nhưng cũng phải cùng thuộc trong khuôn khổ mộthệ thông pháp luật chung"4.N g u y ễn Đ ăng D ung, 'T h ư ơ n g p h áp lu ận ng h iên cứ u lu ậ t học", in tro n g sách: VũC ông G iao - N g u y ễn H oàng A nh [Chủ biên], Phương pháp nghiên cứu, viết luận vàn,luận án ngành luật, Nxb. Đại học Q uốc gia H à nội, 2015, tr. 28.Đ ào Trí Ưc, 'T h ư ơ n g p h áp luận và p h ư ơ n g p h á p n g h iên cứ u tro n g khoa học xãhội: k h ái niệm , nội d u ng, kinh nghiệm áp d ụ n g ", in trong sách: Vũ C ông G iao N guyễn H o àn g A n h [Chủ biên], Sđd, N xb Đại học Q uốc gia H à N ội, 2015, tr. 10.Vũ Văn M ẩu, CỐ luật Việt Nam và Tư pháp sử, Q u vển th ứ n h ắ t Tạp nhắt, Sài Gòn,1973' tr- 78;',TVũ Văn M âu, Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử, Sđd,ĐẠ' HỌC QUỐC GIA HẰ N Ô I'ĨH Q N G T|N THƯ ý -OOQ ị0 0 003 T918GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀNước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMTrong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay, cách hiểu vềphương pháp luận cũng cần có sự đổi mới. Để đạt được hiệu quả trongviệc nghiên cứu Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam cần hướngtới các nguyên tắc sau:Thứ nhất, thừa nhận sự đa dạng trong cách tiếp cậnCẩn phải thừa nhận sự đa dạng trong cách tiếp cận vì đối tượngcủa khoa học không tĩnh tại. Khi đối tượng nghiên cứu vận động, thayđổi thì phương pháp nghiên cứu cũng phải thay đổi theo. Mục đíchcủa nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung hay nghiên cứu lịch sừnhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng là "đi tìm sự thật của vấnđề thông qua việc phát triển tri thức mới". Nhưng sự thật sẽ khôngđược tìm thây một khi vân đề khoa học bị "chính trị hóa" hay "hànhchính hóa" cao độ. Nêu như không có tự do học thuật, theo nghĩa làtự do giảng dạy, nghiên cúm và thảo luận khoa học, tự do công bô'kê'tquả nghiên cứu, thì không thể có phương pháp luận đúng đắn. Khôngthể đi đến chân lý nếu không có sự cọ xát và kiếm định các học thuyết,quan điếm hay các kết quả nghiên cứu khác nhau.Thứ hai, cân tiếp cận các van đê lịch sử theo nguyên tắc tôn trọngsự thật lịch sửKhi nghiên cứu các vân đề lịch sử cần phân biệt giữa sự thật lịchsử với giả thuyết khoa học. Nếu chỉ đưa ra giả thuyết nhưng thiếunhững luận cứ, luận chứng để chúng minh thì đó chưa phải là sự thậtlịch sử. GS. Hà Văn Tấn cho rằng: "Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịchsử là những sự thật tổn tại độc lập ngoài ý thức."1Ông cũng cho rằng:"Trong nhiều công trình sử học hiện nay, cái mới chi là giả thuyết vóicái đã là sự thật thường bị làm lẫn lộn. [...] Cũng là để đề cao truyềnthống, chúng ta thường chỉ đánh giá một chiều, chỉ nhìn thây cái haycái tốt, dường như người ta không châp nhận có truyền thống xâu [...]Phải phân tích trung thực và khoa học các un điểm và nhược điểm củacon người Việt Nam, chứ không phải cỏi gỡ cũng khen"2.12H à Văn Tần, "Lịch sử, sự th ật và sử học", in tro n g sách: N hiều tác giả, Lịch sử, sựthật và sử học [Tái b ản lần 2 có b ổ sung], Tạp chí Xưa và nay và Nxb. H ổ n g Đức, H àN ội, 2013, tr. 8.H à Văn Tần, Lịch sử, sự thật và sử học, Sđd, tr. 12-13.Chương I. Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam19Thứ ba, tiếp cận các vấn đê lịch sử luôn đặt trong mối liên hệ vớicác diêu kiện chính trị - kinh tế - xã hội tại thời điêtn lịch sử mà vấnđê đó diễnKhông thể đánh giá được chính xác vấn đề đã diên ra trong lịchsử nếu dùng tư duy, cách suy nghĩ của thời hiện tại để áp đặt chonhững vấn đề đã diên ra trong quá khứ. Khi nghiên cứu các vấn đề vềnhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam, người nghiên cứu phảihết sức thận trọng và nên đặt vấn đề nghiên cứu tại đúng thời điểmđã diên ra, không nên sử dụng những ý niệm pháp lý, tư duy pháp lýcủa phương Tây hay tư duy của thời hiện đại để đánh giá chủ quanvề các vấn đề trong quá khứ. Khi so sánh những chế định pháp luậttrong lịch sử Việt Nam thì cũng cần phải so sánh với các nền pháp luậttrong cùng hệ thông. Chằng hạn khi nghiên cứu lịch sừ nhà nước vàpháp luật Việt Nam thời cổ đại và thòi trung đại, ta nên so sánh với ýthức hệ Trung Hoa, do ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân trị và pháp trịđã ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông trong đó có Việt Nam.So sánh như vậy ta mới hiểu thêm được những điểm đặc sắc của phápluật nước nhà, hiểu rõ được sự thích ứng của mỗi ý niệm pháp lý vớiđiều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của môi quốc gia.Thứ tư, tiếp cận các vấn đê lịch sử nhà nước và pháp luật phảiđảm bảo tính nhất quán với đối tượng và phạm v i nghiên cứuLịch sử nhà nước và pháp luật chỉ giới hạn nghiên cứu lịch sửhình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật Việt Nam qua cácgiai đoạn cụ thể, bám sát bôì cảnh chính trị - kinh tế - xã hội ở thời kỳđó. Môn học này không đi sâu vào những vấn đê thông sử; cũng không đisang, nghiêng hẳn vào phạm vi của lịch sử tư tưởng nhà nước và pháp luật,cũng không làm nhiệm vụ so sánh lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Namvới lịch sử nhà nước và pháp luật của các nước trong khu vực và trên thê'giới. Những kết quả nghiên cứu của lịch sử tư tưởng nhà nưóc và phápluật, của khoa học lịch sử, của lịch sử nhà nước và pháp luật th ế gióicó thể được sử dụng đ ể tham khảo và luận giải những vân đề thuộcđối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoa học lịch sử nhà nước vàpháp luật.GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM20Thứ năm, nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật không chỉdừng lại ở việc tìm kiêm sự thật lịch sử mà còn nhằm chỉ ra những bàihọc kinh nghiệm cho hiện tạiTheo tinh thần "gạn đục, khơi trong", nghiên cứu lịch sử giúp tanhìn nhận những vâĩì đề còn hạn chế, những giá trị cần kế thừa, pháthuy. GS. Phan Huy Lê cho rằng "mọi cuộc cách mạng dù triệt đ ể đếnđâu, đứng về phương diện lịch sử đều có mặt đứt đoạn và mặt liên tục,mặt đập phá, từ bò và mặt k ế thừa, phát triển. Bâ't cứ một công cuộcphục hưng dân tộc nào cũng phải xuất phát trước hết từ những đặcđiểm của nước đó với tâ't cả di sản lịch sử - văn hóa của m ình"1.Tóm lại, phương pháp luận của khoa học Lịch sử nhà nưóc vàpháp luật Việt Nam dựa trên quan điểm mở, khách quan, khoa học,dựa trên những thành tựu của những người đi trước, không chỉ củariêng khoa học pháp lý mà còn của nhiều ngành khoa học khác liênquan, đó là tồng hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau vói mục đích nhận thức toàn diện, đầy đủ,có hệ thống về nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.2.2.C á c p h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u c ụ th ểPhương pháp nghiên cứu cụ thể là tất cả những thủ pháp kỹ thuật,cách thức để nhận thức về đôi tượng nghiên cứu. Để làm sáng tỏ vânđề nghiên cứu cần phải sử dụng tâ't cả các thủ pháp kỹ thuật một cáchhiệu quả. Có nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích - tổng hợp;thống kê; phương pháp hệ thông - cấu trúc, phương pháp so sánh,phương pháp phỏng đoán khoa học...Nghiên cứu lịch sử pháp luật đòi hỏi sự tổng hợp nhiều phươngpháp. Chẳng hạn, một phương pháp phổ biên nhất là phương pháp tưduy trừu tượng, theo đó, người nghiên cứu đặt tư duy của mình theohướng xác định một đặc điểm cơ bản nhất của vấn đề đang được nghiêncứu, tách nó [trừu tượng hóa] ra khỏi các đặc điểm khác để phân tích,đánh giá nhằm đơn giản hóa quá trình tiếp cận với đôì tượng nghiên1Phan H uy Lê, Tim ve cội nguon [in lần thứ hai], Nxb. T hế giới, 2011, tr. 751.Chương I. Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam21cứu1. Chẳng hạn, đế rút ra được những đặc trưng cơ bản của pháp luậtthời kỳ trung đại ở Việt Nam, ta cần phải tập hợp tât cả các sự kiện,tình hình xây dựng và thực thi pháp luật các giai đoạn trong đó, gạt bỏnhững ngoại lệ ngâu nhiên, không phổ biến để rút ra những đặc điểmmang tính quy luật, tìm trong đó những gì là chung nhất,Quá trình tư duy trừu tượng gắn liền với phương pháp phântích, tổng hợp, qui nạp, diên dịch. Phương pháp phân tích là cách phânchia một vấn đề đang cần nghiên cứu ra thành các nhóm vân đề nhằmnghiên cứu toàn diện các khía cạnh của vân đề. Phương pháp tổng hợp làcách sâu chuỗi kết quả phân tích từng bộ phận, nhóm vấn đề trong tổngthể. Phương pháp quy nạp [inductive method] là phương pháp nghiên cứutheo đó kết luận chung được xác lập trên cơ sở các phân tích cụ thể.Phương pháp diễn dịch là cách tìm kết quả từ những thông số cụ thểvà qua suy luận lô gích để có được những kết quả cụ thể về đối tượngnghiên cứu.Nghiên cứu lý thuyết đòi hỏi thêm nhiều phương pháp mới nhưphương pháp hệ thông, phương pháp so sánh...2.Phương pháp hệ thống thường được sử dụng khi nghiên cứu cácđối tượng phức tạp, đang trong quá trình tiếp diễn, phát triển, chưathực sự định hình. Phương pháp này đỏi hỏi nghiên cứu một tổng thểcác yếu tố có mối liên hệ và quan hệ với nhau và với môi trường xungquanh đ ể tạo nên một thực thể toàn vẹn, thông nha't. Trong quá trìnhnghiên cứu, hệ thống sẽ tìm thây những tính cha't [yếu tô] xuyên suốt,liên hệ chung của sự vật cũng như những môi liên hệ giữa các yếu tô'với nhau.Phương pháp so sánh là phương pháp dựa trên những tiêu chí cụthể của các đôi tượng so sánh để tìm ra những điểm tương đồng và12Đ ào Trí úc, 'T h ư ơ n g p h áp lu ậ n và p h ư ơ n g p h áp n g h iên cứ u tro n g khoa học xã hội:k h ái niệm , nội d u n g , kinh nghiệm áp d ụ n g ", in tro n g sách: Vũ C ông G iao - N gu y ễnH o àn g A nh [Chủ biên], Phương pháp nghiên cứu, viết luận văn, luận án ngành luật,Sđd, Nxb. Đại học Q uốc gia H à Nội, 2015, tr. 12.Xem thêm : Đ ào Trí ú c , y/P h ư ơ n g p h áp luận và p h ư ơ n g p h á p n g h iên cứu trongkhoa học xã hội: khái niệm , nội dung, kinh nghiệm á p d ụ n g ", Sđd, tr. 13.22GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT V IỆT NAMkhác biệt. Điều kiện quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp sosánh là phải tìm cho được dấu hiệu chung [căn cứ chung] để đưa raso sánh. Phương pháp so sánh - lịch sử, hay so sánh các quá trình pháttriển của cùng một sự việc [sự vật] để từ đó xác định được quy luậtphát triển theo thời gian của sự vật, hiện tượng ngày nay được vậndụng rất phổ biến trong nghiên cứu lịch sử pháp luật.Bên cạnh đó, nghiên cứu lịch sử cũng đòi hỏi phải tổng hợp nhiềuphương pháp khác. Ví dụ như phương pháp mô hình hóa, phươngpháp phân loại. Phương pháp mô hình hóa là cách nghiên cứu về đôìtượng thông qua việc tạo ra mô hình để dễ tiếp cận vấn đề, đơn giảnhóa vâín đề do tính phức tạp, nhiều mặt của vâh đề đó. Phương phápphân loại là cách chia tất cả các đối tượng nghiên cứu thành nhữngnhóm riêng biệt dựa trên những dâu hiệu đặc trưng mà người nghiêncứu đặt ra1.Một trong những phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụngnhiều trong lịch sử nhà nưóc và pháp luật là "phương pháp phòngđoán khoa học". Nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu về quá khứ, các vấnđê thường ở rất xa so với thời điểm nghiên cứuchúng ta đa phan chỉ biết vêlịch sử qua các tài liệu với độ tin cậy rất khác nhau, do vậy để có kết quả tôican phải kết hợp kết quả nghiên cứu của nhỉêu ngành khoa học khác để từ đórút ra những phỏng đoán thật sự khách quan, khoa học. Chẳng hạn,dựa vào các kết quả nghiên cứu của sử học, khảo cổ học, văn hóa họcvà luật học, người ta có thể đưa ra phỏng đoán rằng thời Hùng Vươngcó thể đã có chữ viết và đã có luật thành văn.Từ những phương pháp nghiên cứu khác nhau được trình bày ởtrên, có thể thây rằng khi tiếp cận các vâ'n đề khoa học nói chung vàcác vấn đề lịch sử nhà nước và pháp luật nói riêng, người học cần rènluyện cho mình một phong cách tiếp cận, tập cách lập luận, tiếp cậnvề những khía cạnh khác nhau của một vân đề một cách toàn diện,không nên chỉ nhìn một phía và kết luận. Khi nghiên cứu, tranh luận,người học cần học cách lắng nghe các lập luận của người khác, tập cách1Đ ào Trí Úc, 'T h ư ơ n g p h áp lu ận và p h ư ơ n g p h áp nghiên cứ u tro n g k h o a học xãhội: khái niệm , nội d u n g , kinh ng h iệm áp d ụ n g ", Sđd, tr. 12.Chướng I. Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam23giải quyết các vấn để không phải bằng cách xóa bỏ hết mâu thuẫn, màbằng cách hóa giải nó một cách hữu hiệu và đưa ra một hệ thông cácgiải pháp đê lựa chọn giải pháp nào là tôi ưu. Cần suy xét các vân đềmột cách duy lý, có căn cứ, cơ sở chắc chắn thay vì duy tình hoặc cảmtính, hời hợt. Cần tránh trích dẫn nguồn thông tin, kê cả sử liệu chưađược kiêm chứng về độ chính xác và coi đó là chân lý. Ngoài ra cũngcần tránh lối tư duy chủ quan, hàm ý "tấn công cá nhân" và tránh lâysố đông [hoặc viện đến tình cảm của sổ đông] đế lân át tính đúng đắncua vấn đề.3. Mối quan hệ giữa Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Namvới các ngành khoa học pháp lý và khoa học xã hội - nhân vănCó nhiều cách phân loại các khoa học pháp lý khác nhau, nhưngphô biến hơn cả là cách phân loại thành bôn tiểu hệ thống, theo đó cáckhoa học pháp lý gổm có bốn lĩnh vực cơ bản là khoa học pháp lý cơsớ, khoa học pháp lý chuyên ngành và liên ngành, các khoa học pháplý quốc tế và các khoa học pháp lý ứng dụng - kĩ thuật. Lịch sử nhànước và pháp luật là khoa học nằm trong tiểu hệ thống các khoa họcpháp lý cơ sở, cùng với lý luận nhà nước và pháp luật, xã hội học phápluật, luật học so sánh, Luật La Mã, nhân chủng học pháp luật, tư duypháp lý v.v...1.Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam cùng với Lịch sử nhàn ư ớ c v à p h á p l u ậ t t h ế g i ớ i là k h o a h ọ c p h á p lý cơ s ở có v a i tr ò p h ư ơ n gpháp luận đôi với các ngành khoa học xã hội khác. Những tri thức cơbản của Lịch sử nhà nưóc pháp luật Việt Nam nói riêng và Lịch sử nhànước và pháp luật nói chung tạo cơ sở cho việc tiếp thu một cách cóhiệu quả các khoa học pháp lý khác, giúp người học có được nền tảngkiến thức về lịch sử nhà nước và pháp luật, có được khả năng nghiêncứu, phân tích, đánh giá các hiện tượng pháp lý trong sự liên hệ, đốichiêu với những vân đề tương ứng đã diễn ra trong lịch sử.1H o àn g Thị Kim Q uế, G iáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốícgia H à Nội, 2015, tr. 18.24GIÁO TRÌNH LỊCH s ử NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAMLịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là một ngành khoa họcthuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, vì vậy ngành khoa họcnày có mối liên hệ râ't chặt chẽ, mật thiết với các ngành khoa học xã hộivà nhân văn khác như triết học, sử học, chính trị học, xã hội học, nhânhọc v.v...Khoa học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam có mối liênhệ chặt chẽ với nhiều khoa học pháp lý khác, nhung không hoàn toànđồng nhất. Chẳng hạn trong mối liên hệ với khoa học Lý luận chungvề nhà nước và pháp luật thì điểm chung của hai khoa học này là đềunghiên cứu hai hiện tượng nhà nước và pháp luật, nhưng giữa chúngcũng có những điểm riêng. Khoa học Lý luận chung nhà nước và phápluật hướng tới xây dựng một hệ thông các khái niệm, các phạm trù cơbản về nhà nước và pháp luật. Trong khi đó, Lịch sử nhà nước và phápluật lại hướng tới xác định các quy luật mang tính lịch sử, chỉ ra thựctế lịch sử đã diễn ra về nhà nước và pháp luật.Giữa khoa học Lịch sử nhà nước và pháp luật với khoa học Lý luậnchung nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Trong hệ thống khoa học pháp lý, Lý luận chung nhà nước và pháp luậtgiữ vai trò là khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận đênhận thức đúng đắn các vấn đề có tính bản châ't, các quy luật cúa nhànước và pháp luật. Tuy nhiên, những khái niệm, những phạm trù củalý luận chung không phải xuâ't phát từ hư vô, mà phải k ế thừa nhữngthành quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác, trong đó đặcbiệt là khoa học Lịch sử nhà nước và pháp luật. Nhờ có khoa học Lịchsử nhà nước và pháp luật, các khái niệm, phạm trù về nhà nước và phápluật được làm sáng tỏ, có những minh họa thực tê' có cơ sở thực tiễn từlịch sử, do vậy mới đảm bảo được tính đúng đắn, thuyết phục. Ngượclại, khi nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật cũng không thê’táchrời những vấn đề có tính phương pháp luận của Lý luận chung nhànước và pháp luật. Râ't nhiều những khái niệm, phạm trù của lý luậnchung nhà nước và pháp luật như bản châ't nhà nước, chức năng nhànước, bộ máy nhà nước, hình thức nhà nước; bản chất pháp luật, nguồncủa pháp luật, thuộc tính của pháp luật, quan hệ pháp luật, quy phạmChương I. Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam25pháp luật, vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật... đều được kế thừa,vận dụng trong việc nghiên cứu Lịch sử nhà nước và pháp luật.Lịch sử nhà nước và pháp luật gồm có Lịch sử nhà nước và phápluật Việt Nam và Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới. Hai khoa họcnày cùng nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật nhưng cũngkhác nhau về không gian và phạm vi nghiên cứu. Khác với Lịch sử nhànước và pháp luật Việt Nam, Lịch sử nhà nước và pháp luật th ế giớinghiên cứu nhửng nét chung nhất về lịch sử hình thành, tổn tại và pháttriến của nhà nước và pháp luật ờ những khu vực lớn, điển hình trênthế giới. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam và Lịch sử nhà nướcpháp luật thếgiới còn là hai hợp phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,hô trợ cho nhau, giúp hiểu đúng đắn, toàn diện về các vấn đề nhà nướcvà pháp luật t r o n g lịch sử.II. LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM LÀ MỘT HỢPPHAN t r o n g h ọ c p h ầ n B ắ t b u ộ c l ịc h S ừ n h à Nư ớ cVÀ PHÁP LUẬT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐAO TẠO NGÀNH LUẬT1. Nội dung, kết cấu của hợp phần Lịch sử nhà nước và pháp luậtViệt NamLịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam đã là một môn học bắtbuộc, một môn học pháp lý cơ sở của ngành trong chương trình đào tạoLuật từ những ngày đầu khi mới thành lập các ca sở đào tạo Luật ởViệt Nam, trong đó có Khoa Luật, Đại học Tổng hợp [nay là Khoa Luậttrực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội].Theo chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay, Lịch sử nhà nước vàpháp luật Việt Nam là một nội dung trong học phan bắt buộc Lịch sử nhànước và pháp luật của chương trình đào tạo ngành Luật [bao gồm ngànhLuật học và ngành Luật kinh doanh], được giảng dạy tại Khoa Luật,Đại học Quốc gia Hà Nội. Khái niệm "môn học" trước đây nay đã được đôìthành khái niệm "học phan". Học phần Lịch sử nhà nưóc và pháp luậtthực chất là sự kết hợp của hai môn học truyền thông trưóc đây là mônhọc Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới và môn học Lịch sử nhànước và pháp luật Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề