Các hành vi nhà giáo không được làm trong Luật giáo dục 2022

Nội dung bài viết

  • Những điều giáo viên không được làm đối với học sinh

Quy định về những việc giáo viên được làm đối với học sinh

Thầy cô giáo không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn là người giáo dục nhân cách, nhận thức cho học sinh. Đặc biệt, giáo viên phải nhớ tuyệt đối không được làm những điều sau đây với học sinh.

Những điều giáo viên không được làm đối với học sinh

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT;

– Quyết định 16 năm 2008;

– Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Luật Giáo dục năm 2019 [có hiệu lực từ 01/7/2020].

STT

Căn cứ

Không được

Nên làm

1

Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT

– Không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi;

– Không được trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại;

– Không được thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

– Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe, động viên khích lệ người học;

– Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh;

– Mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương;

– Tích cực phòng, chống bạo lực học đường.

2

Quyết định 16 năm 2008

– Không được gây khó khăn, phiền hà cho người học;

– Không được gian lận, thiếu trung thực khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục;

– Không được trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học;

– Không được tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học;

– Không được xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học.

– Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học

– Có lòng nhân ái, bao dung, độ lư­ợng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp;

– Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học

– Có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với người học.

3

Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

– Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

– Không được gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

– Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

– Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;

– Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4

Luật Giáo dục năm 2019 [Sẽ có hiệu lực từ 01/7/2020]

– Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

– Không được lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

– Tôn trọng, đối xử công bằng với người học;

– Bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy những việc giáo viên không được làm với học sinh gồm:

– Không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh; xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học;

– Không được trù dập, định kiến, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học sinh;

– Không được thờ ơ, né tránh hoặc tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của học sinh;

– Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Thiquocgia.vn.

6 hành vi giáo viên không được làm

Ngày cập nhật : 26/05/2020

Các hành vi giáo viên không được làm được ghi rõ trong dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Bộ GD&ĐT đang công bố xin ý kiến góp ý. Cụ thể, theo dự thảo Điều lệ, giáo viên không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp. 

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Nghiêm cấm giáo viên lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền/hiện vật. 

5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp không phục vụ cho việc dạy học, giáo dục tại thời điểm đó. 

Ảnh minh họa/internet

6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

Dự thảo Điều lệ cũng quy định các nhiệm vụ của giáo viên. Trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục của nhà trường; chuẩn bị kế hoạch dạy học, đánh giá học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục. 

Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 

Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giáo dục. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương. 

Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục. 

Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Dự thảo Điều lệ ghi rõ các quyền của giáo viên. Theo đó, giáo viên có quyền được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định; 

Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác; 

Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. Được nghỉ hè theo quy định và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật; và các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định trên, còn có những quyền sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

Theo GD&TĐ

09:13, 08/07/2019

Nhằm giúp Quý Khách hàng, Thành viên nắm rõ các quy định pháp luật hiện hành để tránh có những hành vi vi phạm trong công tác giảng dạy, Thư Ký Luật trân trọng gửi đến Quý Khách hàng, Thành viên những hành vi nhà giáo tuyệt đối không được làm tại bài viết dưới đây.

Những điều nhà giáo tuyệt đối không được làm trong giảng dạy [Ảnh minh họa]

Theo quy định tại Điều 6 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT, nhà giáo tuyệt đối không được làm những việc sau :

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

Đồng thời, theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 mới được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020, các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm :

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

- Xuyên tạc nội dung giáo dục.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Đối với những trường hợp giáo viên vi phạm, tùy vào mức độ và quy định của pháp luật liên quan mà giáo viên, giảng viên đó có thể bị tạm dừng việc giảng dạy, bố trí làm công việc khác để chờ xử lý hoặc xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế, chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.

Nguyễn Trinh 

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề