Tác hại lớn nhất mà thuốc lá mang đến cho con người là tác hại nào

Các bệnh do hút thuốc lá. Nguồn: who.int

Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn chứa 7.000 hóa chất khác mà trong đó có những chất rất độc đối với cơ thể. Ít nhất có 69 chất có khả năng gây ung thư.

Sau đây là một số độc chất chủ yếu:

- Hắc ín: Khi bạn hít khói thuốc, hắc ín sẽ bám vào khí quản và phổi . Khí quản được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ, gọi là tiêm mao để "quét" mầm bệnh và những chất khác ra khỏi phổi. Nhiệm vụ của tiêm mao sẽ trở nên khó khăn khi khí quản và phổi bị hắc ín bám vào. Hắc ín trong thuốc lá có chứa những hóa chất, được gọi là chất gây ung thư, chất này có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

- Oxyd carbon: Oxyd carbon tự kết hợp với huyết cầu tố trong máu và cản trở sự vận chuyển oxy đến tế bào. Điều này có nghĩa là những người hút thuốc lá thường bị khó thở và dễ bị mệt. Sau cùng bạn bị một loại bệnh đường hô hấp, gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi bạn mắc bệnh này thì bạn càng ngày càng thấy khó thở.

- Khí oxy-hóa: Khí oxy-hóa là những chất khí phản ứng với oxy. Chúng có thể tạo ra cục máu đông trong mạch máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

- Benzen: Tiếp xúc với benzen có thể làm tế bào bị tổn thương ở trong nhiễm sắc thể. Và nó có thể gây ra những chứng ung thư như ung thư máu và ung thư thận.

Ung thư

Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của thuốc lá là tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương tế bào trong phổi và những tế bào bị thương tổn này có thể trở thành tế bào ung thư. Nguy cơ bị ung thư phổi liên quan đến số lượng thuốc hút và thời gian hút thuốc.

Một công trình nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy trên 80% ung thư phổi tại Anh Quốc trong năm 2010 là do hút thuốc. Hiện nay, những người hút thuốc tử vong vì ung thư phổi cao gấp 15 lần so với người không hút thuốc. Ngưng hút thuốc làm giảm nguy cơ bị ung thư phổi rất cao. 

Hút thuốc không chỉ gây ra ung thư phổi mà còn có thể dẫn đến những loại ung thư khác như ung thư miệng, môi, yết hầu, bàng quang, thận, dạ dày, gan, vú và cổ tử cung.

Bệnh tim mạch

Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Những người hút thuốc lá thì nguy cơ bị cơn đau tim cao gấp đôi so với người không hề hút.

Hút thuốc gây tổn thương thành mạch máu. Một vài chất có trong thuốc lá giúp cho cholesterol "xấu" ở trong máu bám vào thành mạch. Điều này dẫn đến sự hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp và gây tắc nghẽn mạch máu. Hẹp lòng mạch máu đưa đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Hơn nữa:

- Oxyd carbon có trong khói thuốc làm giảm nồng độ oxy trong máu, vì vậy tim phải đập nhanh hơn để có đủ oxy cung cấp cho cơ thể.

- Nicotin kích thích cơ thể sản sinh ra adrenalin và chất này làm cho tim đập nhanh hơn. Điều đó khiến cho huyết áp tăng lên và làm tăng gánh nặng cho tim.

Bỏ hút thuốc làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các bệnh khác

+ Lão hóa

Người hút thuốc trông có vẻ già hơn người không hút.Sở dĩ thấy già hơn bởi vì thuốc lá làm thay đổi da, răng và tóc. Chảng hạn như thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho da bị tổn thương các chất collagen và elastin, khiến cho da bị nhão và trổ đồi mồi.

+ Mất thị lực

Người hút thuốc có nguy cơ cao về vấn đề thị lực khi lớn tuổi. Thực vậy, hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ bị mất thị lực. Hút thuốc làm tổn thương tế bào võng mô và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mô do tuổi tác. Hút thuốc còn gây ra chứng đục thủy tinh thể.

+ Bệnh răng miệng

Răng ố vàng là hậu quả của khói thuốc nhưng tổn thương răng không dừng lại ở đó. Người hút thuốc còn mắc bệnh cao răng và có hơi thở hôi thường xuyên so với người không hút.

+ Hen suyễn

Khi hít khói thuốc thì khói kích thích những chất đọng trong niêm mạc của khí quản. Các chất này có thể phát khởi cơn hen ác tính ở người bị hen. Vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn bởi vì hút thuốc có thể dẫn đến tổn hại đường hô hấp và như vậy cản trở hiệu quả của thuốc chữa hen [khí dung].

+ Loãng xương

Những người hút thuốc có thể dẫn đến tình trạng xương dễ gãy, một chứng bệnh được gọi là loãng xương. Nguyên nhân là do khói thuốc có một tác dụng độc hại trên xương bằng cách cản trở sự tạo tế bào xương. Chất độc này còn gây rối loạn về hoc-môn như oestrogen mà xương cần để duy trì sự chắc khỏe của xương.

+ Bất lực [Rối loạn cường dương]

Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bất lực ở nam giới bởi vì tác động đến lượng máu cần thiết cung cấp để làm dãn dương vật trong sự cường dương.

Một công trình nghiên cứu trên 2.000 người đàn ông ở Mỹ trong độ tuổi từ 40 – 79 cho thấy những người hút thuốc lá hầu như đều bị rối loạn cường dương.

+ Mãn kinh sớm

Một công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa phụ nữ hút thuốc và tình trạng mãn kinh sớm. Theo khảo sát cho thấy những người này mãn kinh sớm 1 năm so với bình thường.

Hút thuốc thụ động

Hút thuốc thụ động cũng gây tác hại cho mọi người, đặc biệt cho em bé và trẻ em. Những đối tượng này có nguy cơ cao về nhiễm trùng đường hô hấp, bị hen suyễn, ho dai dẳng và viêm tai giữa. Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 600.000 người tử vong do hút thuốc thụ động.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Thừa Thiên - Huế

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13 - 15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Và ung thư phổi [do hút thuốc lá] là ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới.

Khói thuốc lá đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư [International Agency for Research on Cancer - IARC] trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] xếp vào các chất gây ung thư bậc 1. Trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư như: nicotin, oxide carbon, hắc ín và benzen, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide… Những chất này chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, hoàn toàn có hại, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ.
Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày.
Trong những năm qua, kiểu hút thuốc lá bằng điếu của người Ả Rập [gọi là hookah hoặc shisha] càng trở nên ưa thích tại Mỹ, như một thú chơi “sành điệu” của thanh niên mới lớn và mọi người đều tin vào lời đồn rằng hút kiểu này không có hại, hay ít ra cũng an toàn hơn nhiều so với thuốc lá. Một công trình nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí American Jourrnal of Preventive Medicine [Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ]: 31 người tình nguyện từ 18 đến 35 tuổi, chia thành hai nhóm hút thuốc lào bằng điếu cày và hút thuốc lá quấn [thuốc rê]. Sau mỗi lần hút, lại đo lượng nicotin và cacbon monoxit trong máu, cùng với nhịp tim, số lần nuốt khói và thể tích khói đó. Các tác giả đã nhận thấy: hút thuốc lào thì lượng cacbon monoxit trong máu còn cao hơn hút thuốc lá quấn. Số lần nuốt khói trung bình của người hút thuốc lào cao hơn hút thuốc lá tới 48 lần và cả hai kiểu hút đều đưa nicotin vào máu.
Các bệnh lý do khói thuốc lá gây ra
Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Các căn bệnh chính do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc, đục nhân mắt. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ: cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen.   
Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm: thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài
Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng mà còn ảnh hưởng xấu đến vẻ bề ngoài của bạn. Cùng với sự trợ giúp của các chuyên gia da liễu, Tiến sĩ Nipun Jain và Viện Y học Sri Balaji [Ấn Độ] đã chứng minh được hút thuốc lá ảnh hưởng đến ngoại hình như thế nào, đặc biệt là đối với da và tóc.
Già trước tuổi: do các độc chất trong khói thuốc có thể lấy đi những dưỡng chất và lượng ôxy cần thiết cho da.
Răng ố vàng: khói thuốc lá làm hỏng vẻ ngoài của bạn bằng cách mang đến cho bạn một hàm răng vàng và xỉn. Và nếu tiếp tục hút thuốc, bạn có thể chẳng còn chiếc răng nào nữa.
Bọng mắt xấu xí: lượng nicotine bạn hít vào sẽ khiến bạn mất ngủ, tạo nên những bọng mắt to.
Da chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn: các hóa chất trong khói thuốc phá hủy collagen và elastin – hai thành phần giúp da săn chắc và đàn hồi, khiến da bị chảy xệ và hình thành nếp nhăn.
Nếp nhăn quanh mắt: khói của những điếu thuốc đang cháy và việc nheo mắt để tránh khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn quanh mắt; ngoài ra, khói thuốc còn làm tổn thương cấu trúc da và các mạch máu xung quanh mắt do nó chứa nhiều chất độc hại.
Nếp nhăn quanh môi: khi hút thuốc, các cơ quanh môi được vận dụng để phục vụ động tác hút, dần dần mất đi tính đàn hồi và tạo thành các nếp nhăn.
Da tróc vảy: hút thuốc làm da tróc vảy và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Điều này chắc chắn làm bạn trở nên xấu xí.
Xuất hiện đốm đồi mồi: người hút thuốc rất dễ xuất hiện các đốm đồi mồi, những nốt nâu và đen có kích thước to nhỏ không đều xuất hiện phổ biến trên mặt và tay – dấu hiệu của sự lão hóa.
Rụng tóc: hút thuốc lá làm gia tăng quá trình rụng tóc ở cả nam lẫn nữ, trong đó nicotine và các hóa chất khác đi vào động mạch, làm tắc nghẽn các động mạch dẫn máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy cũng ngăn chặn sự truyền tải chất dinh dưỡng lên đầu.
Béo bụng: thuốc lá ức chế ăn ngon miệng trong khi làm tăng sự tích tụ của chất béo xung quanh bụng.
Khói thuốc lá có quá nhiều tác động xấu đến người hút chủ động và người hút thụ động, tàn phá sức khỏe và kéo giảm tuổi thọ, nhưng có thể phòng ngừa được.
Vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh: hãy bỏ hút thuốc lá ngay từ bây giờ !

TS.BS. Nguyễn Trọng Nơi
                Tham khảo từ internet

Video liên quan

Chủ Đề