Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

Đồng tiền Việt Nam mất giá liên tục trong ba thập niên qua và chưa bao giờ lên giá trở lại so với đồng đô la, cũng như các ngoại tệ mạnh khác. Sự mất giá không ngừng này mang ý nghĩa gì và lý giải như thế nào.

Kinh tế chưa ổn định

Trong vòng 7 năm từ 2008 đến nay đồng tiền Việt Nam mất giá 30% so với đồng đô la Mỹ, đó là khoảng thời gian gần đây nhất. Xa hơn trong quá khứ, ngày 15/9/1985 một ngày sau khi Nhà nước thực hiện đổi tiền lần thứ 6, tỷ giá chính thức 1 USD đổi được 15 đồng Việt Nam. Nhưng tiền đồng rớt giá rất nhanh, chỉ một năm sau, năm 1986 tỷ giá tăng 10 lần lên 150 đồng/USD; năm 1987 là 550đ/USD; đến 1990 là 7.500đ/USD.  Nếu tính từ ngày 15/9/1985 đến ngày 31/8/2015 thì trong vòng 30 năm tiền đồng Việt Nam mất giá khủng khiếp, từ mức 15 đồng ăn 1 USD đã tăng lên 22.500 đồng/1 USD.

Thái Lan là nước láng giềng của Việt Nam cũng có đồng Baht có lúc bị mất giá, tuy vậy sau giai đoạn khủng hoảng đồng Baht lại có giá trở lại và ổn định. Thí dụ vào tháng 1/1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính lên tới cao độ, 1 USD đổi được 55 baht, nhưng hiện nay đồng Baht Thái xê xích trong khoảng từ 32 tới 35 Baht đổi một USD.

Giải thích về tình trạng đồng tiền Việt Nam cứ liên tục mất giá chứ chưa bao giờ tăng giá trở lại, TS Lê Xuân Nghĩa nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia từ Hà Nội phát biểu:

“Thật ra nếu Việt Nam cũng làm như Thái Lan nghĩa là thả nổi đồng tiền thì chắc là có lúc lên có lúc xuống. Nhưng chúng ta chưa thả nổi tiền tệ và có khuynh hướng là đồng tiền cứ mất giá dần. Thứ hai nữa lạm phát của Thái Lan thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Việt Nam thỉnh thoảng lại gặp một cú sốc lạm phát rất là lớn, cuối cùng đồng tiền Việt Nam mất giá rất là xa so với những đồng tiền mạnh khác. Cái này nó phải có một thời kỳ ổn định kinh tế vĩ mô tương đối dài hạn thì mới tránh được chuyện đồng tiền của mình lúc nào cũng giảm giá so với các đồng tiền lớn.”

Nguyên nhân xuất phát của nó là tình trạng kinh tế, là vì kinh tế VN chưa ổn định, các nhu cầu đầu tư là rất lớn cho nên thu nhập quốc dân không nhiều. Sau đó là tình hình vay nợ rất cao. Nợ công rất là lớn mà trong tình trạng thu không đủ chi...

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa

Trả lời chúng tôi vào tối 31/8/2015, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trình bày cách nhìn của ông đối với việc đồng tiền Việt Nam cứ liên tục đi xuống mãi.

“ Nguyên nhân xuất phát của nó là tình trạng kinh tế, là vì kinh tế Việt Nam chưa ổn định, các nhu cầu đầu tư là rất lớn cho nên thu nhập quốc dân không nhiều. Sau đó là tình hình vay nợ rất cao. Nợ công rất là lớn mà trong tình trạng thu không đủ chi, tình hình Việt Nam trong thời gian vừa qua bấp bênh như vậy cho nên nó thể hiện ra bên ngoài bằng cái giá cả tiền tệ. Về thực chất thì vẫn là thu chi tài chính thôi.”

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì
Ảnh chụp vào ngày 27 Tháng 6 năm 2015 một người nông dân ở một cánh đồng lúa ở Hội An, Quảng Nam một tỉnh miền trung của Việt Nam. AFP

Đồng tiền Việt Nam được định giá dựa trên cơ sở nào khi mà thực lực nền kinh tế rất yếu, dự trữ ngoại tệ không bao nhiêu. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa tiếp lời:

“ Bất cứ một nước nào thì đồng tiền đều phải được định giá bằng cơ sở kinh tế của nước đó, thu nhập quốc dân của nó là bao nhiêu và cân đối với số lượng tiền phát hành. Thế thì thu nhập quốc dân của Việt Nam trên dưới 100 tỷ đô một năm, rất là thấp trong khi lượng tiền phát hành ra ngày một gia tăng. Cái đó là định giá căn bản về kinh tế, định giá của nó là cơ sở thấp mà khối lượng tiền tệ cao thì giá trị tiền tệ phải giảm. Đó là nguyên lý thông thường…”

Đáp câu hỏi, phải chăng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang hàm ý không có nền kinh tế thị trường thực chất, chính là một rào cản phát triển đối với Việt Nam mà đồng tiền mất giá liên tục là hệ quả. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa nhận định:

Mặc dù 70% dân số sống trong khu vực nông thôn, nhưng nền nông nghiệp lạc hậu không thể cạnh tranh với các nước như Thái Lan chẳng hạn. Phải có một cuộc cải cách với cái đích, nông nghiệp phát bền vững với năng suất cao và có những sản phẩm độc đáo ở trên thị trường

“Bây giờ cứ nói định hướng xã hội chủ nghĩa chứ thực ra nó không có cái định hướng nào cả, nó là câu nói cửa miệng quen rồi. Định hướng xã hội chủ nghĩa thì nó phải có cái đích của nó chứ, định hướng như thế nào. Tất cả những vấn đề đó tôi cho rằng cần phải xem xét, cần phải sửa đổi lại.”

Nông nghiệp lạc hậu

Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa đề cập tới nhu cầu cải cách rất lớn ở Việt Nam, theo lời ông mặc dù 70% dân số sống trong khu vực nông thôn, nhưng nền nông nghiệp lạc hậu không thể cạnh tranh với các nước như Thái Lan chẳng hạn. Phải có một cuộc cải cách với cái đích, nông nghiệp phát bền vững với năng suất cao và có những sản phẩm độc đáo ở trên thị trường.

Đối với ngành công nghiệp dệt may, da giày là những ngành xuất khẩu quan trọng, theo GSTS Vũ Văn Hóa hiện nay đứng trên tổng gía trị hàng hóa xuất khẩu thì là lớn, nhưng tiền lãi trong đó thì không cao và đây là thực tế đáng buồn của Việt Nam. Bởi vì công nghiệp phụ trợ chưa có gì, xuất khẩu rất nhiều nhưng chỉ gia công là chính, từ cây kim sợi chỉ cũng phải nhập của nước ngoài.

Khi nêu ra những nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam, GSTS Vũ Văn Hóa đã dẫn chứng tình trạng thực lực nền kinh tế yếu kém, là nguyên nhân chính của việc đồng tiền Việt Nam mất giá từ năm này qua năm khác.

Nhiều đồng tiền châu Á mất giá mạnh, chiến tranh thương mại đã lan sang thị trường tiền tệ?

Liệu các chính sách tiền tệ của các nước đó là liệu chúng có làm tiền tệ mất giá hay không? Vậy sự mất giá tiền tệ này là gì, nguyên nhân nào gây ra nó và đồng tiền mất giá có phải là tình huống cực kì xấu cho một quốc gia?

Như vừa rồi, Tổng thống Mỹ - Donald Trump phát biểu rằng ông thích một chính sách lãi suất thấp vì nó sẽ khiến đồng đô la yếu đi so với các đồng tiền khác. Điều này có nghĩa đồng đô la sẽ mất giá nếu như chính sách ông Trump muốn thành hiện thực. Hoặc trong một trường hợp khác, mọi người thường hay nói rằng đồng tiền Việt Nam đang mất giá và điều này thật tệ.

Sự mất giá tiền tệ có thể xảy ra theo nghĩa tuyệt đối và tương đối. Sự mất giá tương đối xảy ra khi giá trị ngoại hối của một loại tiền tệ giảm xuống so với giá trị trao đổi của các loại tiền tệ khác.

Ví dụ, đồng Bảng Anh có thể giao dịch đổi lấy nhiều đô la Mỹ hơn trong hôm nay so với hôm qua. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là giá trị tuyệt đối của đồng đô la Mỹ là ít hơn so với ngày hôm trước nếu xét theo sức mua thực của thị trường. Trong cả hai trường hợp, nguồn gốc kinh tế của việc mất giá tiền tệ đều phụ thuộc vào khả năng sản xuất của một nền kinh tế và quy mô cung tiền của nó.

Hầu như mọi đồng tiền chính được kiểm soát độc quyền bởi nhà nước và luật pháp quốc gia. Vì lý do này, các chính phủ và ngân hàng trung ương kiểm soát các yếu tố mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ. Mặc dù những điều này không được coi là những yếu tố kinh tế, nhưng chúng vẫn là các yếu tố quyết định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ bao gồm:


Năng suất và giá trị tuyệt đối của đồng tiền


Trong thị trường kinh tế và lao động của một đất nước, đồng tiền là kho hàng giá trị và là phương tiện trao đổi thể hiện mức cung cầu tài chính. Ví dụ, trong trường hợp năng suất lao động tăng, tiền lương sẽ tăng và người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Nếu cung tiền ở một quốc gia được cố định nhưng năng suất tăng, thì mỗi đơn vị tiền tệ phải có giá trị lớn hơn. Nếu năng suất của một nền kinh tế được cố định nhưng cung tiền tệ giảm, thì mỗi đơn vị tiền tệ cũng sẽ phải có giá trị lớn hơn. Điều ngược lại cũng đúng. Khi năng suất giảm nhanh hơn cung tiền, giá trị của mỗi đơn vị tiền tệ sẽ giảm.

Sức mua và giá trị ngoại hối


Chúng ta hiểu đơn giản là tỷ giá hối đoái và các nhà giao dịch đang mua vào đồng tiền nào nhiều hơn khi xét trên một cặp tiền tệ. Đây cũng là lí do vì sao chúng ta thường nghe các nhà phân tích forex nhận xét rằng đồng USD bị giao dịch thấp hơn hoặc cao hơn các đồng tiền chính khác. Sức mua chính là yếu tố quyết định, nếu nhà giao dịch cảm thấy giá trị kì vọng trong tương lai của đồng tiền này cao hơn đồng tiền khác, họ có thể lợi dụng điều này để giao dịch thu lợi nhờ vào cặp tiền chênh lệch đó.

Bốn nhân tố trên sẽ điều chỉnh giá trị của một đồng tiền. Tuy nhiên, các nhân tố trên thông thường không tự nó thay đổi mà được kiểm soát bởi các chính sách từ chính phủ và ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ giá tiền tệ và lượng cung cầu tiền hợp lí nhằm phát triển kinh tế.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ trên thị trường quốc tế bao gồm chính sách tiền tệ tương đối giữa các chính phủ và ngân hàng trung ương, sự khác biệt trong dự báo kinh tế giữa hai nước, sự khác biệt trong năng suất giữa các nhóm lao động, và nhu cầu tương đối cho hàng hoá và dịch vụ được sản xuất giữa các quốc gia khác nhau.


Thực chất, không phải sự mất giá tiền tệ nào cũng là tình huống tồi tệ cho một quốc gia. Trường hợp chúng ta thường gặp nhất đó là các quốc gia cố tình giữ giá trị đồng tiền nước mình thấp hơn so với các đồng tiền chính khác.

Sự mất giá tiền tệ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa.

Mặt lợi của chính sách này là ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh tỷ giá và cán cân thương mại mà không cần phải chờ đợi thị trường tự điều chỉnh.

Điều này giúp họ chủ động trong việc kiểm soát cán cân thương mại và giảm thiểu cạnh tranh giá không lành mạnh từ các nước khác (trong trường hợp của Mỹ như lời Tổng thống Trump nói).

Tuy nhiên, mất giá quá nhiều sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế trong nước nếu áp lực giá cả là quá cao. Do đó, mất giá tiền tệ sẽ không là tồi tệ nếu đó là chủ trương ngắn hạn của một quốc gia, còn nếu do chính thị trường kinh tế tự điều chỉnh khiến đồng tiền mất giá thì lại là một vấn đề cần phải lo lắng.

Đăng nhập / Đăng ký

5 đồng tiền quốc gia đã đối mặt với lạm phát cao nhất trong lịch sử

Giới thiệu sách Trading hay Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

#1 Jasmine Tran, 22/04/2017

Lưu

phuchatri, Ha Trang, Levuong1983 và 22 người khác bài này.

THAM GIA GROUP FB TRADERVIET

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ Phân Tích BITCOIN - ALTCOIN Theo Price Action Tuần 04-10/09 | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ Khối Lượng Giao Dịch Trong Forex - Hữu Dụng Hay Vô Ích? | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-BITCOIN Tuần 04-10/09 Theo Phương Pháp WYCKOFF | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ Phân Tích BITCOIN - ALTCOIN Theo Price Action Tuần 28/08-03/09 | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-BITCOIN Tuần 28/08-03/09 Theo Phương Pháp WYCKOFF | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ Phân Tích VÀNG-FOREX-STOCK Tuần 29/08-02/09 Theo Phương Pháp Price Action Tinh Gọn | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

Điểm Nóng Forex Tuần 29/8-2/9 ✅ - Chuyển Hướng! | TraderViet

Sự mất giá của đồng tiền gọi là gì

✅ 2 Yếu Tố Kỹ Thuật Xác Nhận Điểm Phá Vỡ Cấu Trúc Thị Trường (Break Of Structure) | TraderViet

Xem thêm trên Youtube