Sự khác nhau giữa quảng cáo và pr

Sự khác biệt giữa quảng cáo và PR

Thứ tư - 22/08/2018 06:23

Quảng cáo vào PR (Public Relations – Quan hệ công chúng) là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều người tưởng rằng hai thứ này là một. Hai lĩnh vực này luôn chiếm một vị thế quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của nó nên chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa quảng cáo và PR để có thể đưa ra những phương pháp phát triển riêng cho mỗi lĩnh vực. Để giúp các bạn sinh viên ngành kinh tế phân biệt được quảng cáo và PR, bài viết dưới đây xin đưa ra những khác biệt giữa quảng cáo và PR giúp các bạn dễ dàng phân biệt được.

Sự khác nhau giữa quảng cáo và pr

1. Khái niệm

Quảng cáo là hình thức tuyên truyền. Mục đích chính của quảng cáo là giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng đến khách hàng tiềm năng. Từ đó, có thể tác động đến thói quen, hành vi của khách hàng và kêu gọi hành động của khách hàng bằng các thông điệp.

PR là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/ công ty quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua tiếng nói bên thứ ba.

2. Đối tượng hướng tới

Quảng cáo xuất hiện trên các kênh truyền thông, vì thế nó sẽ trực tiếp hướng tới khách hàng tiềm năng.

PR hướng tới cộng đồng, công chúng rộng rãi. Họ có thể là khách hàng tiềm năng, giới báo chí truyền thông hoặc đơn giản chỉ là những người dân.

3. Mục đích

Quảng cáo có mục đích gia tăng sự nhận biết. Vì thế, nó “áp đặt” người xem, giống như kiểu dù muốn hay không thì cứ tới khung giờ đó quảng cáo của tôi sẽ xuất hiện. Quảng cáo thường xuất hiện trong thời gian ngắn, nhanh, bùng nổ để cố gắng tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Vì thế, quảng cáo chỉ có tương tác một chiều người quảng cáo → người xem quảng cáo. Bạn không đánh giá chính xác được khách hàng của bạn muốn gì.

PR với mục đích xây dựng mối quan hệ cùng có lợi, dùng phương pháp “mưa lâu thấm đất” để từ từ đi vào tâm lý của công chúng. PR giúp công chúng hiểu được lợi thế của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó để chính công chúng nói về những ưu điểm của sản sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Chính vì thế, thông tin mang tính khách quan, tin tưởng hơn có sự tương tác hai chiều giữa doang nghiệp – khách hàng. Từ đó, bạn cũng có thể đánh giá được khách hàng của mình thực sự, lắng nghe họ nói một cách cởi mở và chân thật nhất.

4. Công cụ

Quảng cáo sử dụng hình ảnh là chính đề truyền tải thông tin và thường xuất hiện trên tivi,băng rôn, áp phích lớn…Vì thể, nó chỉ thể hiện được “bề nổi” của sản phẩm, dịch vụ.

PR sử dụng ngôn từ kết hợp với các sự kiện để truyền tải thông tin, là cả một quá trình đi trước – về sau mất nhiều công sức. PR thể hiện được “chiều sâu” của sản phẩm, dịch vụ.

5. Chi phí đăng

Quảng cáo: Công ty của bạn phải trả tiền cho phần “đất” quảng cáo. Bạn biết chính xác khi nào quảngcáo của bạn sẽ được đăng tải hoặc phát sóng.

PR: Việc của bạn là phải “kiếm” được các phần “đất” miễn phí cho công ty mình. Từ việc họp báo đến thông cáo báo chí, bạn phải tập trung vào việc xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng những bài viết hoặc tin về công ty và sản phẩm, dịch vụ của mình.

6. Khả năng sáng tạo hình ảnh

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền để đăng quảng cáo, cho nên bạn có toàn quyền sáng tạo những gì bạn muốn đưa ra trong quảng cáo đó.

PR: Bạn không có quyền điều khiển việc báo chí sẽ thể hiện thông tin về bạn như thế nào hay họ có đăng cho bạn hay không. Họ không nhất thiết phải đăng tải thông tin về sự kiện của bạn hay thông cáo báo chí của bạn chỉ bởi vì bạn đã gửi đến cho họ.

7. Thời hạn

Quảng cáo: Bởi vì bạn trả tiền quảng cáo, bạn có thể đăng đi đăng lại bao lâu mà bạn muốn, chừng nào ngân sách của bạn còn cho phép. Thông thường vòng đời của một quảng cáo thường dài hơn rất nhiều so với một thông cáo báo chí.

PR: Bạn chỉ gửi một thông cáo báo chí về một sản phẩm mới của bạn duy nhất một lần. Bạn cũng chỉ gửi thông cáo báo chí về cuộc họp báo của bạn một lần. Và khả năng đưa tin trên báo dưới dạng bài viết PR cũng chỉ có thể xuất hiện được một lần.

8. Sự tin tưởng của khách hàng

Quảng cáo: Khi xem hay đọc một quảng cáo, khách hàng sẽ biết ngay chúng ta đang tìm cách bán hàng cho họ. Khách hàng hiểu rằng bạn phải trả tiền để gửi thông điệp bán hàng đến cho họ. Tuy nhiên, khách hàng thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều thông điệp, nên họ sẽ xem xét thông điệp bán hàng của bạn một cách hết sức thận trọng để đi đến quyết định mua hàng.

PR: Khi một độc giả đọc một bài báo viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên ti vi, họ thường cho rằng đây là những bản tin, phóng sự do bên truyền hình làm chứ bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng một cách khác hẳn so với việc xem quảng cáo. Khi bạn xuất hiện trên báo chí, truyền hình dưới dạng tin, bài độc lập, bạn có thể tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.

9. Trong các sự kiện đặc biệt

Quảng cáo: Nếu công ty của bạn tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể sẽ không muốn bỏ tên mình ra ngoài danh sách nhà tài trợ trên phông sân khấu để chứng tỏ công ty của bạn lớn mạnh như thế nào. Đây chính là lúc để cho bộ phận PR nhảy vào việc.

PR: Nếu bạn đang tài trợ cho một sự kiện, bạn có thể phát hành một thông cáo báo chí và báo giới có thể đăng tải. Họ có thể đăng thông tin bạn gửi tới hoặc đưa tin về sự kiện.

10. Phong cách viết

Quảng cáo: Bài viết quảng cáo có thể mang nhiều phong thái khác nhau như vui nhộn, hài hước… nói chung là quảng cáo mục đích chính là để kêu gọi mua hàng hoá hay sản phẩm dịch vụ nào đó của công ty chính vì thế nó thường mang nhiều biểu cảm của người viết.

PR: Một bài PR thì gần như là trái ngược với quảng cáo. Thay vì ngắn gọn như quảng cáo thì PR sẽ được viết khá là dài và súc tích, nó phải thể hiện được sự sang trọng, chuyên nghiệp của công ty để tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi giới thiệu về chính doanh nghiệp hay công ty của mình.

Trong bài viết đã chỉ ra cách bạn phân biệt một bài viết quảng cáo và PR. Hai hình thức này rất hữu ích cho việc quảng cáo sản phẩm hay công ty của mình đến khách hàng. Tuy nhiên các bạn cần phân biệt rõ đâu là quảng cáo, đâu là PR và sử dụng, phối hợp hai công cụ này linh hoạt để đem lại lợi ích lớn nhất cho công ty của bạn. Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Nguyễn Thủy

PR và quảng cáo là gì?

Quảng cáo hay còn được gọi là advertising là những hình thức truyền thông không trực tiếp thực hiện thông qua những phương tiện truyền thông phải trả tiền trong đó nguồn kinh phí phải được xây dựng rõ ràng.

Còn Pr (Quan hệ công chúng) là công cụ dùng để truyền thông cho sản phẩm, con người, ý tưởng,….. Người ta sử dụng quan hệ công chúng để xây dựng những mối quan hệ cho khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng,…..

Sự khác nhau giữa quảng cáo và pr

Nhìn chung cả Pr và quảng cáo đều là một quá trình truyền thông đến khách hàng, đối tác,…về hàng hóa dịch vụ từ đó gây ấn tượng tốt đẹp, củng cố niềm tin mà người làm truyền thông muốn truyền tải.

Quảng cáo Pr là gì và sự khác biệt của chúng trong tiếp thị truyền thông

Sự khác nhau giữa quảng cáo và pr

Quảng cáo Pr có khả năng song hành với nhau khi được các công ty sử dụng trong nỗ lực đạt được mục tiêu kinh doanh của họ. Cả hai đều có nhiều điểm tương đồng là chúng thường được triển khai vào các chiến dịch tiếp thị, với mục đích cuối cùng là nâng cao hồ sơ doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số bán hàng, và thường các chuyên gia PR và chuyên gia quảng cáo sẽ làm việc song song để đạt được những mục tiêu này.

Đừng hiểu nhầm PR là quảng cáo

“Quảng cáo là gió, PR là mặt trời”, nghe qua câu này bạn cũng đã hình dung được phần nào sự khác biệt giữa quảng cáo và PR rồi chứ?

Có 6 yếu tố chính giúp bạn có thể hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa PR và quảng cáo:

Đối tượng: Quảng cáo chỉ nhắm đến khách hàng mục tiêu trong khi PR thường nhắm đến cộng đồng. Ví dụ như sản phẩm sữa dành cho trẻ con nhưng khi PR lại hướng đến đối tượng là các bà mẹ, cộng đồng và gia đình.

Phương tiện truyền thông: Quảng cáo thường sử dụng những phương tiện truyền thông như online, print hay TV… trong khi PR có thể sử dụng các phương tiện truyền thông trên kèm theo đó là các loại hình sự kiện.

Vai trò: Đối với quảng cáo đó là tăng sự nhận biết. Khi đọc một quảng cáo, thứ khiến chúng ta nhớ nhiều nhất chính là ‘Brand’ trong khi PR cung cấp nhiều thông tin hơn, giúp khách hàng có cơ hội “hiểu” được sản phẩm hơn. Vậy nên có thể nói quảng cáo giúp khách hàng tăng sự nhận biết trong khi PR làm cho khách hàng “hiểu”.

Cách thể hiện: Quảng cáo là bề nổi trong khi PR là bề chìm, có thể hiểu một cách sâu sắc hơn nếu quảng cáo là bề mặt của một tảng băng thì PR chính là bề chìm bên dưới của tảng băng đó. Do đó, khi thực hiện một tiến trình PR bạn sẽ có vô số thông tin để khai thác hơn là quảng cáo.

Thời điểm: PR thường được sử dụng trong giai đoạn mà khách hàng chưa biết gì về sản phẩm vì hoạt động PR hỗ trợ cung cấp kiến thức cho khách hàng tiềm năng về sản phẩm hay dịch vụ. Và khi khách hàng cần nhận biết về sản phẩm nhiều hơn đây là lúc quảng cáo được sử dụng. Vì vậy có thể nói, về thời điểm quảng cáo thường được dùng trong giai đoạn tăng nhận biết trong khi PR luôn đi trước nhưng về sau. Ngoài ra khi muốn khách hàng có hiểu biết rộng hơn và dẫn đến hành vi mua hàng, cần sử dụng quảng cáo và PR như hai công cụ chen lẫn vào nhau và bổ sung cho nhau nhiều hơn là tách biệt nhau hoàn toàn.

Cuối cùng, khi liên quan đến khủng hoảng, quảng cáo không được sử dụng trong khi PR chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp xử lí khủng hoảng. Vì PR chính là công cụ nói lên tiếng nói của doanh nghiệp và tiếng nói của khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp đó. Nên nhớ khi khủng hoảng xảy ra, thứ khách hàng cần là thông tin chứ không phải là một quảng cáo.

Bạn có thể hiểu rõ hơn về PR qua video này

PR là gì?

Prlà viết tắt củaPublic Relations(Quan hệ công chúng) là 1 phần củamarketingnghĩa vụlênkế hoạchthiết lậppicdoanh nghiệpgiúpKHcảm tình,chú ýđến sản phẩm, nhận thức vềbrandcủacông ty.Từ đó thay đổi hành vikhách hànggiúp tăng thị phần, doanh thu chocông ty

Nếu bạnmuốnlàm việc tronglĩnh vựcquan hệ công chúng và có những câu hỏi thắc mắc vềlĩnh vựcPRnhưPR là gì ?, PR nghĩa là gì ?, PRthương hiệulà gì ?, PR viết tắt là gì ?, PR trênFacebooklà gì ?, PRonlinelà gì?lĩnh vựcquan hệ công chúng có hot không? Thì hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây nhé.

PR là mộtlĩnh vựcngày càng trở nênthông dụng, đặc biệt ởVN.lĩnh vựcquan hệ công chúng là một kênh truyền thông tiếp thị giúp kết nốicông tyvới đối tượngmục tiêu, công chúngđể ý, hay nói dễ hiểu hơn là cộng đồng, tạo ra cáiNhìnthiện cảmtừ công chúng đối vớicông ty,tổ chứccủa mình qua cáctoolđểlôi kéosựđể ýcủa công chúng.mục tiêucuối cùng của Quan hệ công chúng chính là truyền thông tiếp thị tạo rahình ảnhriêng chocông ty,tổ chứcvà tăng thiện chí từkhách hàng. Đây là những hiệu quả không sờ thấy được nhưng lạiđưanhữngchú ýdư luận xã hội tích cực, một hiệu ứnglâu dàivà có thể coi là mộtnền móngcần thiếtđểtăng trưởngtổ chứcđó.

Quảng cáo là gì?

Ở mỗi vị trí khác nhau, có một cách định nghĩa về quảng cáo nhất định. Dưới góc độ người làm truyền thông, marketing, chúng tôi thấykhái niệmsau là hợp lý nhất “Quảng cáolàhình thức tuyên truyền.Mục đích chính của quảng cáo là giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng đến khách hàng tiềm năng. Từ đó, có thể tác động đếnthói quen, hành vicủa khách hàng và kêu gọihành động của khách hàngbằng cácthông điệp.