Sự khác nhau giữa lễ hội và sự kiện

Sự khác biệt giữa công ty niêm yết và công ty chưa niêm yết | Công ty niêm yết vs công ty chưa niêm yết

Sự khác biệt giữa Công ty niêm yết và Công ty chưa công bố là gì? Các công ty niêm yết thuộc sở hữu của nhiều cổ đông; các công ty chưa niêm yết được sở hữu bởi các nhà đầu tư tư nhân.

Sự khác biệt giữa khái niệm bán hàng và khái niệm marketing | Bán Khái niệm Khái niệm Marketing &

Sự khác biệt giữa Khái niệm Bán hàng và Khái niệm Marketing - Khái niệm bán quảng cáo chỉ ủng hộ bên bán. Tiếp thị khái niệm tập trung vào khách hàng ...

Sự khác biệt giữa phân tầng xã hội và sự khác biệt xã hội | Phân tầng xã hội so với sự khác biệt về mặt xã hội

Sự khác biệt giữa phân tầng xã hội và sự khác biệt xã hội là gì? Sự khác biệt về xã hội dẫn đến bất bình đẳng, phân tầng xã hội và thậm chí là ...

QUẢN TRỊ SỰ KIỆN VÀ LỄ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [865.65 KB, 18 trang ]

NỘI DUNG:
I. QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN:
I.1. Khái niệm quản lý:
Quản lý là sự huy động - tổ chức và điều hành các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu đã xác định trước
Các nguồn lực được hiểu gồm tất cả những gì cần huy động để thực hiện và đạt
được mục tiêu như: chính sách, luật pháp, khoa học, công nghệ, tài chính, nhân lực,
vật lực, phương pháp,... để thực hiện và đạt được mục tiêu đã đề ra 1.
I.2. Khái niệm lễ hội:
Lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng,
xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá
trị nhất định.
Một số tên gọi với cách hiểu tương đương như cụm từ "lễ hội" và đồng thời
biểu thị tính chất hay xuất xứ của lễ hội ấy như: lễ hội truyền thống, lễ hội cổ truyền,
lễ hội dân gian, lễ hội Mới, festival,... 2.
I.3. Khái niệm sự kiện:
Sự kiện là cái gì, việc gì quan trọng đã xảy ra 3. Từ "sự kiện" trong tiếng Việt
còn được sử dụng để chỉ những sự việc quan trọng, sự cố bất ngờ xảy ra ở hầu hết các
lĩnh vực của thế giới tự nhiên và đời sống xã hội 4.
I.4. Khái niệm quản lý lễ hội và sự kiện:
Cần được hiểu theo hai góc độ, phù hợp với hai khu vực công tác chủ yếu, đó
là quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện; tổ chức lễ hội và sự kiện.
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện: là việc sử dụng các công
cụ quản lý như chính sách, luật pháp, bộ máy và các nguồn lực, để kiếm soát hay can
thiệp và các hoạt động lễ hội và sự kiện, nhằm duy trì hệ thống chính sách và luật
1 T.S Cao Đức Hải [2010], "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 T.S Cao Đức Hải [2010], "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3 Nhiều tác giả [2005], "Từ điển Tiếng Việt", NXB Từ điển Bách khoa.
4 T.S Cao Đức Hải [2010], "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

1




pháp hiện hành có liên quan do nhà nước ban hành. Cụ thể trong ngành Văn hóa, Thể
thao và Du lịch là Quy chế tổ chức lễ hội.
Tổ chức lễ hội và sự kiện: được hiểu như sự huy động - sự tổ chức và điều
hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự kiện đáp ứng các mục tiêu
đã xác định trước của tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu sự kiện 1.
II. VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG ĐỂ TÀI "ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ CHUNG
CỦA CHÚNG TA"":
Từ ngày 10 đến ngày 12/9/2013, tại Khu Du lịch Văn Thánh, quận Bình Thạnh,
UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức sự kiện lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh Ngôi nhà chung của chúng ta" với tên tiếng Anh chính thức là "Ho Chi Minh City Our common home festival".

II.1. Toàn cảnh sân khấu đêm bế mạc lễ hội 2.

Chương trình được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho các nước giới thiệu và
quảng bá những nét đặc trưng về văn hóa, bản sắc của nước mình cho nhân dân thành
phố, tạo không khí lễ hội, tăng cường mối quan hệ hữu nghị đoàn kết, giao lưu văn
hóa nghệ thuật giữa các nước; đồng thời thành phố cũng giới thiệu với cộng đồng
quốc tế về những nét đặc trưng, đa dạng của bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các
1 T.S Cao Đức Hải [2010], "Giáo trình Quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 Nguồn: Quang Định, "Bế mạc Lễ hội "TP.HCM - Ngôi nhà chung của chúng ta" 2013",

//www.tuoitre.vn.

2


giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam; đồng

thời tạo môi trường phát triển, thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí
Minh và Việt Nam.
Có thể nói, lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" đã
diễn ra thành công tốt đẹp, các hoạt động lễ hội được tổ chức với qui mô lớn, hoành
tráng, có nhiều sự kiện mới, hấp dẫn, phong phú, các chương trình, nội dung lễ hội
ngày càng thiết thực, bổ ích và sinh động, phục vụ nhiều đối tượng trong cộng đồng,
thu hút đông đảo khách tham dự.
Tuy nhiên, công tác marketing của lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà
chung của chúng ta" chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, thiếu sự đồng bộ
và sự đầu tư hợp lí, đặc biệt là đối với một lễ hội được xem là một trong những sự
kiện du lịch lớn trong năm do thành phố tổ chức. Đề tài này được thực hiện nhằm
đánh giá một cách khách quan công tác marketing của lễ hội, nhằm đưa ra những
phương hướng, giải pháp giải quyết những hạn chế, đồng thời củng cố những mặt tích
cực của nó, góp phần xây dựng và phát triển công tác marketing của lễ hội Thành phố
Hồ Chí Minh trong những năm sau nói riêng và cho những sự kiện, lễ hội khác nói
chung.
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH - NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA":
Marketing là một công việc trong tổ chức sự kiện, nhằm xác lập mối quan hệ
giữa khán thính giả và sự kiện, hiểu được nhu cầu và động cơ của họ, phát triển các
sản phẩm đáp ứng những nhu cầu này, xây dựng một chương trình truyền thông thể
hiện mục đích và mục tiêu của sự kiện.
Trong đề tài này, ta sẽ sử dụng chiến lược 4P của công tác marketing-mix, bao
gồm: Product [sản phẩm], Price [giá cả], Place [thị trường phân phối], Promotion [xúc
tiến, quảng bá], để làm công cụ chuẩn để đánh giá công tác marketing lễ hội "Thành
phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta".

3



III.1. Chiến lược Marketing-mix 1.

III.1. Chiến lược sản phẩm [product]:
Có thể nói, lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" là
một sự kiện văn hóa - du lịch lớn của thành phố. Dù gọi là "lễ hội" như thế, nhưng
phần lễ dường như là không có, đặc biệt là trong ngày khai mạc sự kiện [ngày
10/9/2013]. Như vậy, ta có thể hiểu đây là một sự kiện diễn ra theo hình thức
"festival" [được dịch tương đối sang nghĩa Việt là "lễ hội"] như nước ngoài, với nội
dung xuyên suốt là những chương trình mang tính "hội" nhiều hơn, với các trò chơi
dân gian, vừa thể hiện tính khéo léo, vừa nêu cao tinh thần thượng võ, tính đoàn kết
của cộng đồng. Theo nhiều ý kiến chuyên môn, ta nên dịch từ "festival" sáng tiếng
Việt là từ "hội" hoặc "liên hoan" thì sẽ hợp lí hơn2.
Ngoài ra, với tên gọi tiếng Anh là "Ho Chi Minh City - Our common home
festival" cũng vấp phải một số sai sót trong cách dùng từ, ở phần chiến lược xúc tiến
hỗn hợp [promotion] sẽ đề cập rõ hơn về nội dung này.
Với những hoạt động, chương trình đặc sắc, lễ hội đã thể hiện dường như đầy
đủ các yêu cầu về quảng bá du lịch, nét đẹp văn hóa, ẩm thực đặc trung vùng miền,
cũng như các trò chơi dân gian, đáp ứng được nhu cầu của khách tham quan. Cụ thể
được biểu hiện qua các nội dung hoạt động của chương trình như sau:
+ Khu vực Triển lãm "Hoạt động đối ngoại của Thành phố Hồ Chi Minh - Hội
nhập và Phát triển": Triển lãm các hình ảnh giới thiệu thành tựu về công tác đối ngoại
1 Nguồn: Đoàn Văn Tình, "Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P", //tinhcdnv.blogspot.com.
2 Theo Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7/2005, trang 48.

4


của Thành phố Hồ Chí Minh; giới thiệu đất nước, con người Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; trưng bày các bộ trang phục truyền thống các dân
tộc Việt Nam; tổ chức Liên hoan "Trang phục yêu thích của tôi", Cuộc thi "Bài hát

yêu thích của tôi" do cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Thành phố Hồ Chí
Minh và khách du lịch theo sự giới thiệu của các cơ quan đại diện nước ngoài tại
Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký tham gia.
Những hoạt động trên đã mang đến cho khu vực triển lãm một không gian vừa
mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại trong bầu không khí gắn kết mật thiết
giữa con người, văn hóa Việt Nam với du khách quốc tế.
+ Khu gian nhà văn hóa các nước: Mỗi nước tự trang trí ít nhất một gian hàng
[diện tích 3m x 3m] hoặc tự dựng gian hàng [diện tích do Ban Tổ chức phân bổ]; tự
trang trí, trưng bày các hình ảnh, hiện vật, trang phục, sản phẩm… thể hiện nét đặc
trưng văn hóa, bản sắc của nước mình.
Hoạt động này không những giúp quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống mà
con giúp khách tham quan trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về những nét đặc trưng
riêng của mỗi quốc gia.

III.1.1 Gian hàng Thái Lan 1.

III.1.2 Chương trình hoạt động chi tiết của lễ hội 2 .

1,2 Nguồn: IYC Vietnam, //www.facebook.com/iycvietnam.

5


+ Khu sân khấu: Tổ chức chương trình Khai mạc Lễ hội kết hợp với diễu hành
giới thiệu hình ảnh, đất nước và con người của các nước tham gia Lễ hội, vào lúc 18
giờ 30 ngày 10/ 9/2013; chương trình Bế mạc. Lễ hội vào lúc 20 giờ 30 ngày 12 tháng
9 năm 2013; tổ chức chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp do
các đơn vị nghệ thuật của thành phố và cộng đồng nước ngoài tại thành phố thực hiện.
Là điểm trung tâm thu hút nhiều khách tham quan đến nhất, khu sân khấu với
những chương trình văn hóa, nghệ thuật độc đáo, đa dạng mang đậm tinh thần giao

lưu giữa Việt Nam và bạn bè thế giới đã tạo nên một không gian đầy màu sắc, sôi
động và náo nhiệt.
+ Khu ẩm thực: Giới thiệu văn hóa ẩm thực của các nước do cộng đồng người
nước ngoài và các khách sạn, nhà hàng tại thành phố thực hiện; Thực hiện khu vực ẩm
thực mang đậm nét văn hóa của các vùng miền và các dân tộc Việt Nam; Tổ chức Hội
thi nấu ăn "Món ngon Đất Việt" do các gia đình người nước ngoài đang sinh sống, làm
việc tại Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký tham gia và dự thi nấu ăn tại chỗ các món
ngon, đặc sắc, tiêu biểu của các vùng miền Việt Nam.
Thông qua các hoạt động của khu ẩm thực, lễ hội đã tạo điều kiện cho khách
tham quan hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng với những phong cách
ẩm thức khác nhau của mỗi quốc gia.
+ Khu trò chơi: Giới thiệu các trò chơi dân gian của Việt Nam và các nước như
nhảy sạp, bắn cung, đập niêu, bông vụ..., thu hút sự tham gia nhiệt tình của khách
tham quan trong và ngoài nước.
Dựa vào chiến lược sản phẩm, ta có thể thấy rằng lễ hội "Thành phố Hồ Chí
Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" đã có những nội dung hoạt động khá đầy đủ, thể
hiện đúng trọng tâm của chương trình là một không gian giao lưu văn hóa, phát triển
du lịch, tạo được sự thu hút đối với khách tham quan.
Ngoài ra, lễ hội còn phù hợp với nhiều đối tượng khách tham quan. Theo thống
kê năm 2011 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh gần khoảng 8 triệu người, trong đó có
khoảng 500 nghìn người nước ngoài hiện đang làm việc và sinh sống trên toàn địa bàn
thành phố. Đây là một đối tượng mà chúng ta cần hết sức quan tâm để tạo điều kiện
cho họ tiếp xúc và giao lưu văn hóa với Việt Nam.

6


III.1.3. Du khách thích thú với những chú búp bê Nga đáng yêu 1.

Đối với thành phần học sinh, sinh viên,... thì họ đến để vui chơi, học hỏi và có

cơ hội hiểu rõ hơn về văn hóa các quốc gia tham gia lễ hội. Riêng đối tượng nhân
viên, công chức, hay những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ngoài mục đích
tham quan, họ còn đến để có cái nhìn tổng quát hơn về sự giao lưu văn hóa giữa Việt
Nam ta và các quốc gia khác, nhằm phục vụ cho công tác tổ chức, hoạt động du lịch
của họ. Có thể nói, lễ hội đã thu hút được nhiều đối tượng, đặc biệt là thành phần
khách tham quan nằm trong độ tuổi từ 16 đến 55 tuổi.
Nhìn chung, lễ hội đã có những nội dung chương trình, hoạt động phù hợp với
đạ đa số các thành phần trong xã hội, với đủ mọi lứa tuổi, học vấn và nghệ nghiệp
khác nhau.
Với những hoạt động, chương trình của mình, lễ hội đã mang lại nhiều giá trị
thiết thực, bao gồm giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Giá trị truyền thống đã khắc rõ nét trong các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm
thực, trang phục truyền thống và những hoạt động văn nghệ, diễu hành, qua đó giúp
khách tham quan hiểu được phần nào nét đẹp truyền thống của các nước, tạo cơ hội
cho họ tìm về với cội nguồn văn hóa của dân tộc Việt Nam ta.
Giá trị hiện đại thể hiện rõ nét nhất ở khu vực triển lãm với các thành tựu về
công tác đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì hội nhập, giới thiệu đất
1 Nguồn: Đặng Kim Phương, "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta",

//vietnam.vnanet.vn.

7


nước, con người Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, các cuộc
thi giao lưu âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật đương đại chuyên nghiệp,... góp phần thể
hiện sức sống của thành phố trong sự đa sạng văn hóa, bản sắc các dân tộc, các quốc
gia.

III.1.4. Các đầu bếp Indonesia đang thực hiện món ăn truyền thống tại lễ hội 1.


Tuy nhiên, lễ hội chưa mang được cái riêng, cái độc đáo, công tác tổ chức các
chương trình hoạt động còn dựa trên những sự kiện văn hóa - du lịch [như chương
trình chương trình "Triển lãm quốc tế du lịch 2012", "Ngày hội du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh lần IX, năm 2013",...] đã tổ chức thành công trước đó. Ngoài ra, không gian
tổ chức bó hẹp trong diện tích 7,7ha, khiến sức chứa số lượng khách tham quan của lễ
hội bị hạn chế.
III.2. Chiến lược giá [price]:
Lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" là một sự
kiện văn hóa - du lịch ý nghĩa, góp phần tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam
và các quốc gia đã thiết lập mới quan hệ với nước ta trên các phương diện chính trị văn hóa - xã hội. Chính vì lẽ đó nên chương trình và những hoạt động chủ yếu của nó

1 Nguồn: Đặng Kim Phương, "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta",

//vietnam.vnanet.vn.

8


cũng nhằm vào mục đích quảng bá thành phố, giao lưu, xây dựng mối quan hệ hữu
nghị, hợp tác giữa các quốc gia với nhau.
Đây là một chương trình mang tầm ý nghĩa nhất định, là cơ hội để các nước nói
chung và Việt Nam nói riêng mang đến bản sắc văn hóa truyền thống của mình để
giới thiệu đến với các quốc gia khác, đồng thời nhằm quảng bá hình ảnh một thành
phố Hồ Chí Minh hiện đại, năng động, thân thiện, đang từng ngày hội nhập, hòa mình
cùng sự phát triển của thế giới.
Xuất phát từ những lí do đó, để mọi người có thể dễ dàng và thuận tiện tham
gia lễ hội, Ban Tổ chức đã quyết định miễn phí vé vào cổng cho tất cả mọi người khi
đến tham quan.
Chính vì miễn phí hoàn toàn giá vé vào cổng cho nên đó cũng là một yếu tố hết

sức thuận lợi cho những ai muốn tham gia, chính vì thế mà lễ hội sẽ thu hút được
đông đảo mọi người chú ý và tham gia nhiều hơn.
Tuy nhiên, tại Khu ẩm thực của lễ hội, giá của các món ăn được chế biến và
được bán tại đây được niêm yết với đơn vị tiền tệ là "đôla" [$]. Đa số giá của các món
ăn có giá khá cao nên mọi người thường dừng lại để xem qua cho biết, chứ ít ai có
điều kiện dùng thử nên phần nào gấy khó khăn cho khách tham quan khi muốn thưởng
thức những món ăn của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nhìn chung thì chiến lược về giá được Ban Tổ chức thực hiện rất phù hợp nhờ
vào việc miễn phí hoàn toàn vé cho khách tham quan lễ hội, thu hút được sự tham gia
của đông đảo người Việt, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thành phố
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sự hạn chế trong phương thức thanh toán của các dịch vụ
trong lễ hội đã phần nào khiến ý nghĩa của lễ hội mất đi sự trọn vẹn, thành công như ý
muốn.
III.3. Chiến lược phân phối [place]:
Quá trình phân phối sản phẩm là quá trình để đưa được các sản phẩm được tạo
ra đến với khách hàng. Những quyết định gắn với quá trình đó chính là chiến lược
phân phối sản phẩm.

9


Đối với lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" thì
đây là một sự kiện văn hóa - du lịch, với sản phẩm là sự đa dạng về chương trình, nội
dung hoạt động trong khuôn khổ lễ hội. Vì đây là một sự kiện miễn phí nên không
diễn ra quá trình mua bán sản phẩm trực tiếp lẫn gián tiếp, do vậy ta không có kênh
phân phối phù hợ. Nói cách khác, lễ hội này không có chiến lược phân phối.
Mọi hoạt động nhằm truyền tải, quảng bá nội dung, hoạt động của lễ hội được
tập trung vào chiến lược xúc tiến hỗn hợp [promotion].
III.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp [promotion]:
Chữ P thứ tư bao gồm tất cả các công cụ giao tiếp có thể chuyển thông điệp

đến thị trường mục tiêu. So với các chữ P khác, chữ P trong "promotion" là chữ P
quan trọng nhất cần tập trung vào.
Để thực hiện tốt chiến lược xúc tiến hỗn hợp, ta cần có các phương tiện truyền
thông phù hợp. Phương tiện truyền thông [media] là các kênh truyền thông qua đó
thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận. Người gửi cũng phải tạo ra các
kênh để có thể nhận biết phản ảnh đáp lại của người nhận đối với thông điệp đã gửi.
Trong trường hợp lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng
ta", Ban Tổ chức đã sử dụng chủ yếu là các kênh truyền thông gián tiếp, bao gồm:
+ Báo đài; truyền hình; các kênh thông tin; trang website của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch trên mạng internet; quảng cáo ngoài trời như băng-rôn.
+ Các sự kiện: Năm 2013, Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ
ngoại giao với 25 nước, hưởng ứng sự kiện quan trọng này, ngoài các hoạt động chào
mừng trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, xúc tiến thương mại,…, góp phần tạo ra
hiệu quả truyền thông đặc biệt đối với công chúng.

10


III.4.1. Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ trong lễ hội 1.

Tuy nhiên, công tác thực hiện các kênh truyền thông giáo được thực hiện chưa
thật sự hiệu quả, làm hạn chế thành công của chiến lược xúc tiến hợp hợp của sự kiện.
Trên trang website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh, Ban Tổ chức đã cập nhật khá đầy đủ những nội dung hoạt động trong khuôn
khổ lễ hội. Nhiều trang điện tử như: tuoitre.vn; thegioivanhoa.com.vn;
dulichvn.org.vn,... cũng có những bài viết liên quan, góp phần quảng bá cho lễ hội,
nhưng do nhiều lí do khách quan khác nhau mà lượng thông tin truyền tải trên các
trang điện tử này khá ngắn, súc tích, thiếu hình ảnh trực quan sinh động và chưa tạo
được sự cuốn hút cho người đọc.
Ngoài ra, Ban Tổ chức còn cho treo khá nhiều băng-rôn thể hiện bằng tiếng

Anh và tiếng Việt để quảng bá, giới thiệu về lễ hội tại hai bên vỉa hè của các tuyến
đường chính trong trung tâm thành phố. Nhưng đáng tiếc thay khi trên băng-rôn tiếng
Anh lại vấp phải khá nhiều lỗi dùng từ và cách trình bày.

1 Nguồn: Thanh Xuân, "Ngôi nhà của chúng ta – Nơi giao thoa văn hóa", //www.voh.com.vn.

11


III.4.2. Băng-rôn giới thiệu về lễ hội.

Đầu tiên là tên lễ hội "Festival Ho Chi Minh city Out common home", ở đây bị
sai lỗi ngữ pháp vì chữ Festival nên để cuối tên. Lỗi tiếp theo là thiếu dấu "-" giữa hai
cụm từ "Ho Chi Minh city" và "Our common home". Ngoài ra, từ "Ngôi nhà chung
của chúng ta" khi dịch sang nghĩa tiếng Anh là "Our common home" chưa thật sự
chính xác, ta nên dịch là "Our home" sẽ phù hợp hơn. Vậy, câu trên chính xác phải là
"Ho Chi Minh city - Our home festival".
Lỗi thứ tư là dòng chữ "SÀI GÒN - TP.HỒ CHÍ MINH" được viết bằng tiếng
Việt, không phù hợp và chưa chuyên nghiệp khi thể hiện trên một mẫu băng-rôn vốn
dĩ dành riêng cho người nước ngoài.
Lỗi thứ năm là sai vị trí ghi thời gian tổ chức lễ hội, thay vì ghi theo cấu trúc
"ngày/tháng/năm", ta phải ghi theo cấu trúc "tháng/ngày/năm" để người nước ngoài
đọc dễ hiểu hơn. Vậy cần phải sửa lại thành "From 9/10/2013 to 9/12/2013".
Lỗi thứ sáu là ở tên địa điểm, ta phải sửa thành "At the Van Thanh tourist
village". Cuối cùng là ở cách dùng từ "free ticket" chưa chuyên nghiệp, ta có thể dùng
từ "ticket for free" hoặc "entrance with no ticket/without ticket" sẽ phù hợp hơn.

12



Từ những cách dùng từ thiếu chính xác và cách trình bày, Ban Tổ chức đã làm
giảm hiệu quả quảng bá, giới thiệu thông tin của lễ hội đến với mọi người, nhất là
người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÔNG
TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ
CHUNG CỦA CHÚNG TA":
IV.1. Chiến lược sản phẩm [price]:
Bên cạnh các chương trình, hoạt động quảng bá, giao lưu văn hóa, lễ hội
"Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" cần phải tạo ra những hoạt
động riêng, độc đáo.
Đầu tiên là phương án xác lập một kỷ lục Guiness ấn tượng, đó là "Dàn nhạc
khí đờn ca tài tử tự chế độc đáo nhất Việt Nam" diễn ra ngay trong lễ hội. Hoạt động
này góp phần quảng bá nghệ thuật đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh, công nhận
là một trong những Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ban Tổ chức có thể liên
hệ với nghệ nhân Mai Đình Tới, một nhạc sĩ chơi nhạc dân tộc Việt Nam đã đạt được
nhiều kỷ lục Guiness Việt Nam và Thế giới, phối hợp với các đơn vị, các đoàn văn
hóa - nghệ thuật để cùng thực hiện.
Ngoài ra, Ban Tổ chức có thể hỗ trợ các gian hàng của những nước tham gia lễ
hội, cùng bố trí các gian nhà văn hóa trong không gian khuôn viên hợp lí như một
"Ngôi làng Thế giới". Nhìn từ cổng làng, bên cạnh các phong cách thiết kế mỗi gian
nhà sao cho thể hiện được bản sắc văn hóa riêng, nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng
của mỗi nước, ở đó sẽ có những kì quan, những công trình kiến trúc nổi tiếng, những
loài hoa đặc trưng, những ngọn đồi, những cây cầu được trang trí hệ thống đèn led
tiêu chuẩn đủ màu sắc huyền ảo, và dòng sông nhân tạo chảy dọc giữa các gian nhà.
Khách tham quan sẽ có cơ hội nhìn ngắm những nét hấp dẫn, lung linh, đặc sắc trong
từng gian nhà văn hóa của mỗi quốc gia khác nhau, đặc biệt là vào buổi chiều tối.
Từ hai phương án trên, ta có thể phần nào hình dung được sự độc đáo, nét riêng
biệt, hấp dẫn của lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta", để

13



rồi hiệu quả giao lưu văn hóa giữa Việt Nam ta và các quốc gia sẽ càng được thể hiện
rõ nét, tạo ấn tượng sâu sắc cho khách khi đến tham quan.
IV.2. Chiến lược về giá [price]:
Lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta" đã thực hiện
khá tốt chiến lược về giá khi miễn phí hoàn toàn đối với khách đến tham quan. Tuy
nhiên, đối với các gian hàng ẩm thực cần phải có một sự thay đổi nhất định trong
phương thức thanh toán, nhằm tạo cơ hội cho mọi người có cơ hội tiếp cận, thưởng
thức các sản phẩm, dịch vụ.
Ban Tổ chức và các gian hàng ẩm thực cần có sự hợp tác, thống nhất sử dụng
đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng [VND] thay cho đồng USD đang sử dụng, đồng nhất
giá trị sản phẩm giữa người Việt Nam với người nước ngoài nhằm tránh sự phân biệt.
Đồng thời, các đơn vị cần có các cách thức bán hàng thu hút sự quan tâm của khách
tham quan, bao gồm các chiêu thức khuyến mãi, chiêu thị, giảm giá bán trên số lượng
sản phẩm bán ra,... Chỉ có như thế thì mới đảm bảo hiệu quả cao, vừa quảng bá, giới
thiệu ẩm thực của nước mình đến rộng rãi công chúng, vừa mang lại doanh thu cao
cho các gian hàng dịch vụ ẩm thực tham gia trong lễ hội.
Bất kì một sản phẩm hay dịch vụ nào, giá cả luôn là một trong những mối quan
tâm hàng đầu của khách hàng khi đến sử dụng hoặc tiếp cận. Từ đó có thể thấy, nếu
Ban Tổ chức thay đổi phương thức thanh toán đối với các dịch vụ trong các gian hàng
của lễ hội sẽ tạo điều kiện cho sự giao lưu, quảng bá ẩm thực được hiệu quả hơn, đồng
thời tạo nên thành công nhất định cho lễ hội.
IV.3. Chiến lược về kênh phân phối [place] và xúc tiến hỗn hợp [promotion]:
Do đây là một lễ hội miễn phí nên kênh phân phối không phải là vấn đề cần tập
trung. Tuy nhiên, các kênh phân phối có thể phối hợp với chiến lược xúc tiến hỗn hợp,
nhằm tạo hiệu quả cao hơn cho công tác quảng bá, giới thiệu lễ hội đến rộng rãi công
chúng, thu hút sự tham gia của nhiều người hơn.
Ban Tổ chức có thể truyền tải thông tin về lễ hội đến với các công ty, các trung
tâm dịch vụ du lịch và lữ hành để họ giới thiệu trực tiếp giới thiệu lễ hội đến với


14


khách hàng của mình. Từ đó, các công ty, các trung tâm dịch vụ du lịch và lữ hành đó
vừa như những kênh "phân phối" thông tin trực tiếp, vừa như một kênh truyền thông
trực tiếp đầy hiệu quả. Đồng thời, những khách hàng tiếp cận nguồn thông tin ấy có
thể trở thành công cụ truyền thông theo hình thức truyền miệng, góp phần đưa thông
tin về lễ hội đến với rộng rãi công chúng.
Ngoài trang thông tin điện tử [website] của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức cũng cần có sự phối hợp thực hiện công tác
truyền thông với các đơn vị báo đài, truyền hình, tạp chí chính thống có liên quan về
lữ hành, du lịch, lễ hội trong và ngoài nước để có thể truyền tải đầy đủ, thống nhất
thông tin đến mọi người. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng cần có một đơn vị làm công
tác copywriting [sáng tạo ngôn ngữ quảng cáo], thiết kế các ấn phẩm quảng cáo
chuyên nghiệp như bandoll, tờ rơi,... để tránh trường hợp sai sót trong cách dùng từ,
văn phong quảng cáo, gây thiếu thu hút và hiểu lầm đối với người tiếp cận nguồn
thông tin đó.
Ngoài ra, lễ hội cũng cần phải có sự thay đổi trong địa điểm tổ chức, nên chọn
nơi có diện tích rộng lớn hơn, địa hình đa dạng hơn [gồm đồi, sông, hồ tự nhiên hoặc
nhân tạo,... nếu có] và gần trung tâm thành phố hơn. Chỉ có như thế mới tạo điều kiện
thuận lợi cho công chúng đến tham quan, tìm hiểu và tham gia các chương trình, hoạt
động đặc sắc trong lễ hội.
V. KẾT QUẢ:
Thông qua những phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề trong công tác
marketing lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta", ta có thể
thấy Ban Tổ chức và những đơn vị tham gia lễ hội cần phải có sự đầu tư và sáng tạo
trong công tác marketing, thực hiện những hoạt động, chương trình mới lạ, hấp dẫn
hơn, đồng thời tạo cơ hội thuận lợi cho khách tham quan tiếp cận các dịch vụ, sản
phẩm trong lễ hội. Tất cả những sự thay đổi đó sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả trong

công tác marketing và tổ chức lễ hội, đồng thời thu hút sự hưởng ứng nhiệt tình, sự
quan tâm của mọi người.

15


Ngoài ra, theo định hướng của UBND Thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch thì sẽ tổ chức lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng
ta" thành một hoạt động sự kiện thường niên lớn của thành phố, góp phần tạo môi
trường cố kết cộng đồng, giao lưu văn hóa, xã hội giữa người Việt Nam ta với những
người nước ngoài đang làm việc và sinh sống trên địa bàn thành phố. Chính vì lẽ đó,
sự hấp dẫn và độc đáo của lễ hội sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của nó đối với
khách tham quan.
Với những sự tiếp thu kinh nghiệm qua lần tổ chức đầu tiên năm 2013, Ban Tổ
chức sẽ có sự tổ chức chuyên nghiệp hơn, thành công hơn và ngày càng khẳng định sự
phát triển của thành phố thông qua những sự kiện lễ hội mang tính cộng đồng cao.
VI. TỔNG KẾT:
Nhìn chung, công tác marketing lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà
chung của chúng ta" năm 2013 đã được thực hiện khá thành công và mang lại hiệu
quả nhất định với sự tham gia của đông đảo các lượt khách tham quan, bao gồm người
Việt Nam và cả người nước ngoài đang làm việc và sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác tổ chức nói
chung và công tác marketing nói riêng, làm ảnh hưởng một phần không nhỏ trong
thành công chung của lễ hội. Dù vậy, với những nội dung đã đánh giá, nhìn nhận cùng
các phương hướng, giải pháp thiết thực, khả thi, Ban Tổ chức sẽ có những sự thay đổi
nhất định, góp phần hướng đến việc tổ chức lễ hội "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi
nhà chung của chúng ta" thành một hoạt động thường niên. Hơn thế nữa, ta có thể xây
dựng lễ hội này thành một trong những sản phẩm du lịch, một hoạt động quảng bá du
lịch lớn và hiệu quả của quốc gia, tăng cường thu hút sự quan tâm của du khách thế
giới khi đến du lịch tại thành phố. Điều này sẽ càng làm phong phú, đa dạng hơn các

sự kiện văn hóa - du lịch của thành phố trong chính sách phát triển du lịch chung của
Việt Nam ta. Trong tương lai không xa, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo được cho
mình một hình ảnh đẹp và ấn tượng trong nhận thức không chỉ riêng của người nước
ngoài đang làm việc, sinh sống tại Việt Nam mà còn đối với bạn bè thế giới, trở thành
một trong những điểm đến hấp dẫn đầy thu hút trên bản đồ du lịch năm châu.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Cao Đức Hải [Chủ biên], "Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện", NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2010.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh , TS. Nguyễn Đình Hòa, "Giáo trình Marketing Du
lịch", NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008.
3. Nhiều tác giả [2005], "Từ điển Tiếng Việt", NXB Từ điển Bách khoa.
4. Quang Định, "Bế mạc Lễ hội "TP.HCM - Ngôi nhà chung của chúng ta" 2013",
//www.tuoitre.vn.
5. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 7/2005, trang 48.
6. Các bài viết: "Tổ chức Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta”;
"Chuẩn bị khai mạc lễ hội: Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà của chúng ta"; "Lễ
hội “Thành phố Hồ Chí Minh – Ngôi nhà của chúng ta” kết thúc tốt đẹp" trên trang
thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
//www.svhttdl.hochiminhcity.gov.vn.
7. Hữu Nghị, ""TPHCM - Ngôi nhà của chúng ta": Nhịp cầu kết nối các nền văn hóa",
//www.voh.com.vn.
8. Đoàn Văn Tình, "Chiến lược Marketing hỗn hợp 4P", //tinhcdnv.blogspot.com.
9. IYC Vietnam, //www.facebook.com/iycvietnam.
10. Đặng Kim Phương, "Thành phố Hồ Chí Minh - Ngôi nhà chung của chúng ta",
//vietnam.vnanet.vn.
11. Thanh Xuân, "Ngôi nhà của chúng ta – Nơi giao thoa văn hóa",

//www.voh.com.vn.

17


MỤC LỤC
I. QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ SỰ KIỆN:
I.1. Khái niệm quản lý..............................................................................................trang 1
I.2. Khái niệm lễ hội.................................................................................................trang 1
I.3. Khái niệm sự kiện..............................................................................................trang 1
I.4. Khái niệm quản lý lễ hội và sự kiện..................................................................trang 1
II. VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY TRONG ĐỂ TÀI "ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ CHUNG
CỦA CHÚNG TA":................................................................................................trang 2
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH - NGÔI NHÀ CHUNG CỦA CHÚNG TA":.............................................trang 3
III.1. Chiến lược sản phẩm [product]......................................................................trang 4
III.2. Chiến lược giá [price].....................................................................................trang 8
III.3. Chiến lược phân phối [place]..........................................................................trang 9
III.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp [promotion]....................................................trang 10
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÔNG
TÁC MARKETING LỄ HỘI "THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGÔI NHÀ
CHUNG CỦA CHÚNG TA":...............................................................................trang 13
IV.1. Chiến lược sản phẩm [product]....................................................................trang 13
IV.2. Chiến lược giá [price]...................................................................................trang 14
IV.3. Chiến lược phân phối [place] và chiến lược xúc tiến hỗn hợp [promotion].............
................................................................................................................................trang 14
V. KẾT QUẢ:.......................................................................................................trang 15
VI. KẾT LUẬN:...................................................................................................trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................trang 17

MỤC LỤC.............................................................................................................trang 18

18



Sự khác biệt giữa Hội chợ và Lễ hội

Hội chợ và lễ hội là hai ự kiện công cộng mà hầu hết chúng ta đều thích thú. Tuy nhiên, nhiều người ử dụng hai từ này thay thế cho nhau, bỏ qua ự khác

Phân biệt sự kiện & tổ chức sự kiện cùng các hoạt động cơ bản khác

Tham khảoSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lễ hội.

Video liên quan

Chủ Đề