So sánh lục bát và lục bát biến thể

[Toquoc]- Lục bát là thể thơ gắn bó từ lâu đời với người Việt Nam bởi sự gần gũi, mộc mạc và cấu trúc nhịp điệu thật nhẹ nhàng mà tinh tế của nó. Lục bát là thể thơ dân tộc được hình thành trên những điều kiện cụ thể từ những đặc trưng ưu việt của tiếng Việt và những đặc điểm thẩm mỹ, văn hóa truyền thống của người Việt.



[Toquoc]- Lục bát là thể thơ gắn bó từ lâu đời v
ới người Việt Nam bởi sự gần gũi, mộc mạc và cấu trúc nhịp điệu thật nhẹ nhàng mà tinh tế của nó.

Lục bát là thể thơ dân tộc được hình thành trên những điều kiện cụ thể từ những đặc trưng ưu việt của tiếng Việt và những đặc điểm thẩm mỹ, văn hóa truyền thống của người Việt.

Tên gọi lục bát ý chỉ cặp câu thơ có dòng đầu 6 tiếng dòng sau 8 tiếng “thượng lục hạ bát”. Bài thơ ngắn nhất gồm có một cặp lục bát; trường hợp thứ hai bài thơ không hạn định về số lượng cặp câu [mở đầu bằng câu lục; câu lục rồi tới câu bát luân phiên nhau; và kết thúc ở câu bát].

Tuy nhiên, trong dòng chảy thời gian từ trước đến nay và ắt hẳn còn ở tương lai thơ lục bát luôn được sáng tạo linh động, với nhiều biến đổi mang tính dụng ý nghệ thuật. Sự biến đổi đó được đúc kết với tên gọi chung là biến thể trong lục bát hay “Lục bát biến thể”.

Như đã nêu, lục bát biến thể được nói cách khác là dụng ý nghệ thuật của người sáng tạo, đã làm cho câu thơ thêm phần sinh động và đặc biệt là tạo ra nhiều điểm độc đáo. Xét trên nhiều bình diện ta có thể tạm vạch ra những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, số lời có thể bị kéo dãn ra hoặc phối hợp với thể nói lối:

Con rắn không chân đi năm rừng bảy rú

Con gà không vú nuôi chín mười con

Phải chi nhan sắc em còn

Anh vô chốn đó chiều lòn cũng ưng.

[Ca dao - Dân ca]

Hoặc:

Dẫu thương anh, em vẫn giữ đạo hằng

Anh về cậy mai tới nói, phụ mẫu bằng lòng em mới thuận ưng.

[Ca dao - Dân ca]

Hoặc nữa:

Miễn cho mở miệng em ừ,

Anh chẳng từ lao khổ,

Dẫu lên non tróc hổ,

Hay xuống biển nã rồng,

Anh đây cũng chẳng tiếc công,

Mong sao cho đặng tấm lòng em thương.

[Ca dao - Dân ca]

Thứ hai, lục bát thường theo vần bằng nhưng có những trường hợp biến thể theo vần trắc.

Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó đến nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi, nhện hỡi! Nhện đi đằng nào?

[Ca dao - Dân ca]

Hoặc:

Gặp lúc đêm thanh trăng tỏa

Hát đôi câu cho nhân tình

Phòng loan thục nữ một mình

Hay là đã biết duyên tình cùng ai?

[Ca dao - Dân ca]

Thứ ba, tiếng thứ 6 của dòng lục lại hiệp vần vói tiếng thứ 4 của dòng bát.

Con vua thì được làm vua

Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.

[Ca dao - Dân ca]

Hoặc:

Tiếc thay hoa nở làm chi

Hoa nở lỡ thì, lại phải mùa đông.

[Ca dao - Dân ca]

Hoặc nữa:

Thu đi cho lá vàng rơi

Lòng em rối bời như là thu sang.

[Thu sang - Linh Giang]

Thứ tư, trong bài thơ lục bát có xen lẫn hai câu thất.

Bốn năm mới gặp lại em

Nỗi lòng vui sướng lòng tràn mừng vui

Nụ cười xinh đọng ướt trên môi

Chén hàn huyên một lời thành hai

Cha em xa cách lâu ngày

Cỏ cây mừng rỡ như là bài thơ xuân.

[Đưa em vào nắng mới - Linh Giang]

Hoặc:

Đêm qua nguyệt lặn về Tây

Sự tình kẻ ấy, người đây còn dài

Trúc với mai, mai về trúc nhớ

Trúc trở về, mai nhớ trúc không

Bây giờ kẻ Bắc, người Đông

Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư.

[Ca dao - Dân ca]

Thứ năm, xuất hiện hiện tượng lạc vần.

Ta ngồi nhuộm lại thời xa

Tự mình có thể băng qua nỗi buồn?

Cái qua thì đã đâu còn

Cái sắp tới cũng mỏi mòn rụng rơi.

[Nhuộm tình - Hữu Phước]

Hoặc:

Năm mươi tóc đã bạc màu

Bây giờ môi đỏ, má đào còn đâu?

Nụ cười duyên dáng thành xưa

Duy còn mong nhớ như vừa hôm qua.

[Tình khúc tuổi năm mươi - Hữu Phước]

Thứ sáu, bài thơ lục bát xuất hiện với số lượng câu lẻ.

Ta còn ở tuổi… năm mươi

Ngất cao ngày tháng đất trời đã cho.

Đường đời ngắn lại lẽ thường

Trao yêu thương, gởi yêu thương nhé người!

Ta còn nhiều… tuổi năm mươi…

[Ta còn - Hữu Phước]

Hoặc:

Mình về đường ấy thì xa

Để anh bắt cầu sông Cái về qua Ninh Bình

Đất Ninh Bình có chùa Non Nước

Núi Phi Diên, Hồi Lạc xung quanh

Em về em nhớ quê anh.

[Ca dao - Dân ca]

Hoặc nữa:

Vô duyên vô phúc!

Múc phải anh chồng già

Ra đường người hỏi rằng cha hay chồng?

Nói ra đau đớn trong lòng,

Ấy cái nợ truyền kiếp có phải chồng em đâu!

[Ca dao - Dân ca]

Thứ bảy, là biến đổi về cấu trúc Bằng - Trắc.

Ðồtếnhuyễn của riêng tây

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham

[Truyện Kiều - Nguyễn Du]

Hoặc:

Cướivợthì cưới liềntay

Chớđểlâungàylắmkẻdèm pha

[Ca dao - Dân ca]

Thứ tám, là thay đổi hình thức câu thơ.

Chân qua

chín chín

chiếc cầu,

Thêm cây

cầu khỉ

thành câu

thơ tình.

[Lục bát - Nguyễn Chơn Thuần]

Hoặc:

Núi bài thơ

đứng bao giờ?

Biển nheo sóng biếc

mịt mờ trùng khơi.

Nghìn hồn đảo nổi chơi vơi,

Bức tranh

sơn thuỷ

tuyệt vời

Hạ Long.

[Vịnh Hạ Long - Nguyễn Chơn Thuần]

Có thể thấy, qua một số bình diện trên, câu thơ lục bát phù hơp cho việc truyền tải cảm xúc của người sáng tạo một cách đa dạng và phong phú. Đồng thời tính nhạc của câu thơ cũng được thể hiện rõ nét với những nhịp điệu khác nhau; lúc lên cao xuống thấp, lúc khắc khoải nghẹn ngào, lúc thiết tha tình cảm.

Và cũng chính những tác dụng từ việc sáng tạo mạng lại, đã tạo nên những nét riêng hết sức độc đáo cho câu lục bát biến thể mà vẫn không làm biến chất hay pha tạp ảnh hưởng đến câu lục bát chính thể. Nói cách khác câu lục bát biến thể đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công cuộc cách tân, làm mới thể lục bát, giúp đưa thể thơ này luôn đi song hành với người Việt ở mọi thời đại bởi sự linh hoạt và uyển chuyển của nó.

Nguyễn Thanh Toàn

--------------

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học.

2. Linh Giang, Đêm thao thức [Tập thơ], NXB Thanh Niên.

3. Giáo án điện tử [Đặc điểm thi pháp thơ Lục bát], Thạc sỹ Nguyễn Thị Chính, Trường Đaị học Đồng Tháp.

4. Dương Phong, Ca dao - Dân ca Việt Nam tinh tuyển, NXB Văn học.

5. Hữu Phước, Gọi mình [Tập thơ], NXB Văn học.

6. Nguyễn Chơn Thuần, Khơi nguồn [Tập thơ], NXB Văn nghệ.

Lục bát và biến thể lục bát trong ca dao nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.43 MB, 221 trang ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Thu Thảo

LỤC BÁT VÀ BIẾN THỂ LỤC BÁT
TRONG CA DAO NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Thu Thảo

LỤC BÁT VÀ BIẾN THỂ LỤC BÁT
TRONG CA DAO NAM BỘ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẾ TRUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả số liệu
thống kê và nội dung trong luận văn là trung thực và chưa có ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Người thực hiện
Phan Thị Thu Thảo


LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, cịn có sự giúp
đỡ của q thầy cô, anh chị đồng nghiệp và các bạn cùng khóa.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
Nguyễn Thế Truyền, người đã hướng dẫn tôi trong nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cám ơn q thầy cơ đã tận tình giảng dạy và chỉ dẫn cho
tôi ở lớp Cao học Ngôn ngữ Khóa 25, cám ơn Phịng Sau đại học và Khoa Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi
thực hiện và bảo vệ luận văn.
Sau cùng tôi cũng xin chân thành cám ơn gia đình đã động viên và cổ vũ
cho tơi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin gởi tới tất cả quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
những người thân lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016

Phan Thị Thu Thảo



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

.......................................................................................................................... 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG....................................................................... 13
1.1. Lục bát và biến thể lục bát ........................................................................ 13
1.1.1. Lục bát................................................................................................. 13
1.1.2. Biến thể lục bát ................................................................................... 21
1.2. Ca dao Nam Bộ ......................................................................................... 31
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 31
1.2.2. Các kiểu loại ca dao Nam Bộ.............................................................. 32
1.2.3. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của ca dao Nam Bộ............. 33
1.2.4. Đóng góp của ca dao Nam Bộ trong kho tàng VHDG Việt Nam ...... 35
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................. 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LỤC BÁT TRONG CA DAO NAM BỘ..... 39
2.1. Khái quát về thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ......................................... 39
2.1.1. Vị trí của thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ........................................ 39
2.1.2. Quy mô tác phẩm ................................................................................ 40
2.1.3. Mức độ phổ biến của biến thể lục bát ................................................. 42
2.2. Vần trong lục bát ca dao Nam Bộ ............................................................. 44
2.2.1. Khái niệm vần chính, vần thơng, vần ép, vần lặp và vần sai [lạc
vận]...................................................................................................... 44
2.2.2. Việc sử dụng các loại vần trong lục bát ca dao Nam Bộ .................... 48

2.3. Luật bằng trắc trong lục bát ca dao Nam Bộ ............................................ 51
2.3.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 51


2.3.2. Phối thanh của lục bát Nam Bộ .......................................................... 52
2.4. Nhịp điệu của lục bát ca dao Nam Bộ....................................................... 55
2.4.1. Khái niệm nhịp điệu ............................................................................ 55
2.4.2. Các kiểu nhịp điệu của lục bát ca dao Nam Bộ .................................. 57
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................. 68
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN THỂ LỤC BÁT TRONG CA DAO
NAM BỘ...................................................................................................... 69
3.1. Nhận xét chung về biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ....................... 69
3.1.1. Biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ rất phong phú về số lượng
và khá đa dạng về kiểu loại. ................................................................ 69
3.1.2. Biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ thiên về biến thể số tiếng....... 71
3.1.3. Biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ thể hiện một giai đoạn biến
chuyển đáng chú ý của thể lục bát trong thơ ca dân gian Việt
Nam ..................................................................................................... 72
3.2. Các kiểu biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ........................................ 73
3.2.1. Biến thể thanh điệu [luật bằng trắc] .................................................... 73
3.2.2. Biến thể vần ........................................................................................ 75
3.2.3. Biến thể số tiếng.................................................................................. 78
3.3. Nguyên nhân hình thành biến thể lục bát.................................................. 84
3.3.1. Nguyên nhân về lịch sử....................................................................... 84
3.3.2. Nguyên nhân về khuynh hướng thẩm mỹ ........................................... 85
3.3.3. Nguyên nhân về môi trường diễn xướng ............................................ 87
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................. 89
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93
PHỤ LỤC



QUY ƯỚC VIẾT TẮT


NGHĨA

TT

HIỆU

1.

CDNB

Ca dao Nam Bộ

2.

ĐBCL

Văn học dân gian Đồng bằng Cửu Long

3.

NKLT

Ca dao dân ca Nam Kỳ lục tỉnh

4.


NTB

Ca dao Nam Trung Bộ

5.

VNP

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam

6.

16a

Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tập 16

7.

STT

Số thứ tự

8.

%

Phần trăm



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.a. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Nam Bộ ........................................... 39
Bảng 2.1.b. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ ................................ 39
Bảng 2.1.c. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Bắc Bộ [VNP]................................. 39
Bảng 2.1.d. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Việt Nam......................................... 39
Bảng 2.2.a. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Nam Bộ.. 41
Bảng 2.2.b. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Nam
Trung Bộ ......................................................................................... 41
Bảng 2.2.c. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Bắc Bộ [VNP]
......................................................................................................... 41
Bảng 2.2.d. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Việt Nam 41
Bảng 2.3.a. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Nam Bộ ................................... 43
Bảng 2.3.b. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Nam Trung Bộ ........................ 43
Bảng 2.3.c. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Bắc Bộ [VNP] ......................... 43
Bảng 2.3.d. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Việt Nam ................................. 43
Bảng 2.4.a. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Nam Bộ ......................... 49
Bảng 2.4.b. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Nam Trung Bộ .............. 49
Bảng 2.4.c. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Bắc Bộ [VNP] ............... 49
Bảng 2.4.d. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Việt Nam ....................... 49
Bảng 2.5.

Luật bằng trắc của thể lục bát ......................................................... 51

Bảng 2.6.

Mô hình lý tưởng về luật bằng trắc ................................................. 52

Bảng 2.7.a. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Nam Bộ.......................... 53
Bảng 2.7.b. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Nam Trung Bộ ............... 53
Bảng 2.7.c. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Bắc Bộ [VNP] ............... 53

Bảng 2.7.d. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Việt Nam ........................ 53
Bảng 2.8.a. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Nam Bộ............................ 57
Bảng 2.8.b. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ ................. 58


Bảng 2.8.c. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Bắc Bộ [VNP] ................. 58
Bảng 2.8.d. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Việt Nam ......................... 58
Bảng 3.1.a. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ................. 70
Bảng 3.1.b. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ ...... 70
Bảng 3.1.c. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Bắc Bộ [VNP] ....... 70
Bảng 3.1.d. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Việt Nam ............... 71


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Mơ hình vần và luật bằng trắc của thể lục bát ...........................................14

Hình 1.2.

Mơ hình phối thanh lý tưởng của thể lục bát .............................................17

Hình 1.3.

Sơ đồ các loại biến thể lục bát ...................................................................27

Hình 1.4.

Ba bộ phận ca dao Nam Bộ .......................................................................35


Hình 2.1.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao 4 khu vực ..........................40

Hình 2.2.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ lục bát biến thể của ca dao 4 khu vực .....................44

Hình 2.3.

Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại vần của ca dao 4 khu vực .......................50


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ca dao là ngọn nguồn của thơ ca một nền văn học dân tộc. Lục bát là thể
thơ truyền thống đặc sắc của người Việt. Theo Nguyễn Xn Kính [33, tr.64] thì
95% ca dao Việt Nam được sáng tác theo thể lục bát. Tìm hiểu về lục bát và
biến thể lục bát trong ca dao là tìm hiểu một thể thơ căn bản nhất của thơ ca Việt
Nam trong cái nôi ban đầu của nó. Hướng nghiên cứu này giúp chúng ta phát
hiện ra các đặc trưng thẩm mỹ của thể lục bát trong ca dao từ góc độ loại hình
cũng như từ góc độ so sánh. Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có một số bài viết
đi theo hướng nghiên cứu này nhưng chưa có cơng trình như chun luận hay
luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ về nó.
Nam Bộ là vùng đất mới về phía Nam của Tổ quốc có bề dày văn hóa 300
năm lịch sử với nhiều sắc thái riêng về thiên nhiên, phong tục, tập quán, tính
cách con người,... Ca dao và cùng với nó là thể lục bát trong ca dao Nam Bộ
chắc chắn hứa hẹn nhiều sắc thái riêng về thi luật, phản ánh thế giới tâm hồn

tình cảm phóng khống, bộc trực, ưa tự do, chuộng tình nghĩa,... của người dân
Nam Bộ. Nghiên cứu các phương diện hình thức thi luật của thể lục bát trong ca
dao Nam Bộ, đặc biệt phần biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ, là một đề tài
hứa hẹn nhiều phát hiện lý thú về sáng tác thơ ca cũng như những vấn đề về văn
hoá, thẩm mỹ.
Về mặt ứng dụng dạy học, đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên và học
sinh ở trường PTTH nắm chắc các đặc điểm thi luật của thể lục bát và biến thể
lục bát trong ca dao Nam Bộ. Từ đó giúp họ có cách hiểu, cách nhận thức đúng
đắn về hình thức và nội dung các phần dạy học liên quan trong nhà trường.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu này để góp phần
làm rõ những vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ về lục bát và biến thể lục bát
trong ca dao Nam Bộ cũng như nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy học đề
tài này trong trường PTTH.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm tới ba mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây:
2.1. Góp phần làm rõ khái niệm “biến thể lục bát” [hay còn gọi là “lục bát
biến thể”] của thơ Việt Nam qua phân tích tư liệu thực tiễn phong phú, sinh
động của ca dao Nam Bộ đối chiếu với ca dao Nam Trung Bộ, ca dao Bắc Bộ và
ca dao Việt Nam.
2.2. Miêu tả các đặc điểm của lục bát chính thể và lục bát biến thể trong
ca dao Nam Bộ, từ đó giúp tìm hiểu các đặc trưng về văn hóa, văn học, thẩm
mỹ, thi luật,... của người miền Nam.
2.3. So sánh các đặc điểm của lục bát chính thể và lục bát biến thể trong
ca dao Nam Bộ với ca dao Nam Trung Bộ, ca dao Bắc Bộ và ca dao Việt Nam
để thấy nét riêng biệt, đặc sắc của thi ca dân gian miền Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu

Các đặc điểm thi luật của thể lục bát và biến thể lục bát trong ca dao Nam
Bộ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn thời gian, nên các phương diện thi luật được nghiên cứu trong
đề tài này chỉ trong phạm vi 5 vấn đề sau:
 Quy mô bài thơ
 Vần
 Luật bằng trắc
 Nhịp điệu
 Số tiếng [âm tiết] của dòng thơ
Những phương diện thi luật khác của thể lục bát như: bước thơ, cấu trúc
câu thơ, kết cấu bài thơ, cấu tứ, … do khó khăn về tiêu chuẩn khảo sát hoặc về
cách xử lý, nên chúng tôi đành phải gác lại.


3

5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có khá nhiều bài viết và một ít luận văn,
luận án bàn về ngơn ngữ ca dao, về lục bát, biến thể lục bát nói chung và về lục
bát, biến thể lục bát trong ca dao nói riêng. Những cơng trình đó có thể phân
thành 4 nhóm sau đây:
5.1.Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ và thi pháp ca dao
Nguyễn Xuân Kính [1992], Thi pháp ca dao; Bùi Mạnh Nhị [1999],
“Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình”;
Trịnh Sâm [1999b], “Phương ngữ và ca dao dân ca Việt Nam”, Mai Ngọc Chừ
[2009a], “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”.
Đây là những cơng trình nghiên cứu có tính chất lý luận chung của đề tài
này.
Trong mảng nội dung này, bài viết của tác giả Mai Ngọc Chừ tuy ngắn

nhưng liên quan nhiều nhất đến đề tài mà chúng tôi đang thực hiện. Trong bài
viết này, những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ ca dao đã được tác giả vạch
ra như: “tính chất khẩu ngữ” [thêm bớt âm tiết ở những thể thơ truyền thống để
diễn đạt đúng với lời nói thường ngày, dùng lớp đại từ nhân xưng khẩu ngữ] [7,
tr.415], kết hợp nhuần nhuyễn “ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hội thoại” [7, tr.416],
ngôn ngữ ca dao là một thứ ngôn ngữ “truyền miệng bằng thơ” [7, tr.416].
Nhận xét về các kiểu vần trong ca dao, tác giả Mai Ngọc Chừ [7] nêu ra
một nhận định đáng chú ý: “Khác với thơ nói chung, vần trong ca dao chặt chẽ
đến mức tối đa. Ở đó vần chính được thống trị gần như tồn bộ, do đó hiệu quả
hịa âm của vần đạt đến mức lý tưởng” [7, tr.414]. Tác giả đưa ra một con số
thống kê cụ thể [tuy ơng khơng nói rõ phân tích trên nguồn tư liệu nào] về tỷ lệ
vần chính trong ca dao: vần chính: 78%, vần thơng: 21%, vần ép: 1%. Trong khi
tác giả văn học viết dùng vần chính nhiều nhất [trong 4 tác giả văn học viết mà
ông thống kê] là Tố Hữu có tỷ lệ như sau: vần chính: 75%, vần thơng: 23%, vần
ép: 2%.


4

5.2. Những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ trong ca dao Nam Bộ
Gồm những tác giả sau: Bảo Định Giang [16], “Ca dao – dân ca Nam Bộ,
những biểu hiện sắc thái địa phương”, Bùi Mạnh Nhị [42], “Một số đặc điểm
của ca dao – dân ca Nam Bộ”; Nguyễn Thế Truyền [71] “Ngôn ngữ của người
Nam Bộ trong ca dao dân ca”, Trần Minh Thương [69], “Cách nói của người
miền Tây Nam Bộ qua ca dao”,….
Về mảng nội dung này, bài viết của tác giả Bùi Mạnh Nhị [43] là bài viết
đưa ra những nhận định khái quát nhất, có tính chất định hướng suy nghĩ về hai
vấn đề liên quan đến đề tài này là hình ảnh và ngôn ngữ của ca dao – dân ca
Nam Bộ.
Theo tác giả Bùi Mạnh Nhị thì “ca dao – dân ca Nam Bộ ln tràn đầy

hình ảnh của thiên nhiên” [43, tr.78] và “hình ảnh ghe xuồng, kinh rạch xuất
hiện với tần số rất cao”1 [43, tr.80]. Hình ảnh trong ca dao – dân ca Nam Bộ,
ngồi những hình ảnh cổ điển, mang đặc trưng thẩm mỹ truyền thống, còn có
khá nhiều hình ảnh “cịn ngun chất sống tươi rói, mới mẻ” [43, tr.81].
Về ngôn ngữ, ca dao – dân ca Nam Bộ mang đặc trưng của “ngôn ngữ
sinh hoạt” và “rất đậm đặc những đặc điểm của phương ngữ” [43, tr.84], “Nhiều
câu ca dao Nam Bộ lấy thẳng từ khẩu ngữ sinh hoạt hằng ngày, thứ tiếng nói cụ
thể, thẳng đuột, phóng túng, trẻ trung, dí dỏm và chân thực” [43, tr.88]. Ngơn
ngữ, cách nói ca dao – dân ca Nam Bộ biểu hiện ở hai đặc tính: [i] “nhỏ nhẹ,
hiền lành, ngộ nghĩnh, dễ thương”. [ii] “chất xông xáo, phóng túng, tự do”, “phù
hợp với tính cách con người và phong cách sinh hoạt xã hội ở Nam Bộ”. [43,
tr.87-88]. “Ngôn ngữ ca dao – dân ca Nam Bộ đầy sức sống, tươi rói, đập mạnh
vào giác quan” [43, tr.89] và “vì chưa bị gị bó nhiều vào khuôn mẫu của ngôn
ngữ truyền thống” [43, tr.89] nên ca dao Nam Bộ “tạo nên những từ ngữ rất sáng
tạo” [43, tr.89].
Tác giả Bảo Định Giang [16] bổ sung thêm ảnh hưởng của văn học viết
1

Cũng như “Câu hát miền Trung trùng điệp hình ảnh của núi rừng” [43, tr.80].


5

với ca dao Nam Bộ. Theo ông, ca dao – dân ca Nam Bộ “chịu ảnh hưởng Lục
Vân Tiên của Đồ Chiểu. Trong ca dao, có nhiều câu mượn sự tích và nhân vật
trong Lục Vân Tiên để thể hiện tình cảm” [16, tr.110], nhiều câu của Đồ Chiểu
“đã mặc nhiên biến thành ca dao” “ngay từ khi sinh thời Đồ Chiểu, Trương Vĩnh
Ký đã sưu tầm xem là ca dao, in trong tập Miscellanées [Thơng loại khóa trình]”
[16, tr.111].
5.3. Những cơng trình nghiên cứu chung về lục bát

Gồm các tác giả: Võ Bình [1985], “Vần trong thơ lục bát”, Nguyễn Tài
Cẩn – Võ Bình [2001], “Thử bàn về thể thơ lục bát”, Nguyễn Xn Kính [1990],
“Những đóng góp mới trong việc nghiên cứu thể thơ lục bát”, Phan Diễm
Phương [1998], Lục bát và song thất lục bát [Lịch sử phát triển, đặc trưng thể
loại], Đào Thản [1998], “Nhịp chẵn, nhịp lẻ trong thơ lục bát”, Nguyễn Thị
Thanh Xuân [2013], “Haiku – lục bát, một vài ghi nhận”, Hồ Văn Hải [2014],
Khảo sát một số đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại [trên ngữ liệu của một
số nhà thơ], Lý Toàn Thắng [2015], Thi luật thơ lục bát trong trong Truyện
Kiều, ...
Trong mảng đề tài này, cơng trình của Phan Diễm Phương [1998], Lục bát
và song thất lục bát [Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại], Nxb Khoa học Xã
hội, có lẽ là cơng trình nghiên cứu bao quát nhất theo tiến trình lịch sử về thể lục
bát từ trước đến nay. Cơng trình này có 4 chương:
Chương 1: Sự phát triển về cấu trúc âm luật của hai thể thơ trong thơ ca
Việt Nam thời kỳ trung đại và cận đại.
Chương 2: Ngọn nguồn dân tộc của hai thể thơ.
Chương 3: Sự phát triển về chức năng biểu đạt của hai thể thơ trong thơ
ca Việt Nam thời kỳ trung đại và cận đại.
Chương 4: Lục bát và song thất lục bát trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Trong cuốn sách này, “Thông qua khảo sát, phân tích và so sánh hàng loạt
tác phẩm lục bát và song thất tiêu biểu xuất hiện trên thi đàn Việt Nam trong


6

suốt 5 thế kỷ, từ trung đại đến hiện đại, tác giả đã khái quát những chặng đường
phát triển và các đặc trưng thể loại trong mối liên quan mật thiết giữa thi luật
dân tộc và nội dung thi ca của hai thể thơ đặc sắc này” [Lời giới thiệu ở bìa
sách].
Tuy nhiên, trọng tâm của sách này là khảo sát lục bát và song thất lục bát

trong văn học thành văn, chủ yếu là những tác phẩm văn học bằng chữ Nơm,
như chính tác giả đã nói trong Lời mở đầu: “Lục bát và song thất lục bát trong
thơ ca dân gian chỉ được nói đến trong trường hợp cần có sự liên hệ, chứ khơng
phải là đối tượng nghiên cứu của cuốn sách” [48, tr.12].
Từ góc nhìn đối chiếu với thể thơ Haiku, tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân
[76] đã đưa ra nhiều nhận xét lý thú về thể lục bát trong quan hệ giống nhau và
khác nhau về mỹ cảm giữa hai dân tộc Nhật – Việt. Theo tác giả, “Haiku và lục
bát như hai đôi mắt trên hai khuôn mặt văn chương Nhật – Việt” [76, tr.269].
Haiku và lục bát đều là hai thể thơ ‘tinh gọn” [76, tr.269], song, “Haiku chỉ tựa
trên một thanh duy nhất [thanh ngang], khước từ thủ pháp [không đối, không
vần…]” nên “Là cấu trúc âm thanh, Haiku như một tiếng vang trong, ngân dài”
còn “Lục bát là đại tiệc của âm thanh [ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng]; là kết
hợp của nhiều thủ pháp tu từ” “Là cấu trúc âm thanh, lục bát như một lời ca, dạt
dào âm điệu, luyến láy, lả lướt trong nhịp lướt của sóng và gió” [76, tr.270].
“Ngơn từ trong Haiku và lục bát, hầu hết là thuần phác, giản dị” [76, tr.271].
Haiku “thường để cho sự vật tự lên tiếng, với những đường nét tối giản. Cái tơi
của người sáng tạo náu mình sau những ghi nhận đã tỉnh lược đi cảm xúc.
Không tả, không kể, không so sánh, không liên kết”. Haiku là “thể thơ của danh
từ” còn lục bát “Nhà thơ xuất hiện trong tác phẩm như nhân vật chính” “ln
khao khát bộc lộ tâm trạng” [76, tr.271], không gian của lục bát là “không gian
tự sự và là không gian sân khấu” [76, tr.272]. Về âm thanh, “lục bát luôn tràn
đầy thanh bằng” “thể hiện sự uốn lượn của âm thanh nhịp điệu”, sự biến hóa đa
dạng của lục bát “làm cho nó có thể chuyên chở được nhiều sắc thái khác nhau


7

của đời sống” [76, tr.275]. Về nhịp câu thơ, “Với Haiku, nguyên tắc lẻ là điều
kiện lý tưởng để tạo ra vẻ đẹp không đối xứng, vẻ đẹp lệch, vẻ u huyền”, còn lục
bát theo “nguyên tắc chẵn” bắt nguồn từ tâm lý dân tộc Việt “u thích sự vng

trịn trọn vẹn; sợ và ghét sự đơn lẻ, tan vỡ, tách biệt” [76, tr.275], v.v.
Tác giả Hồ Văn Hải trong luận án Tiến sĩ “Khảo sát một số đặc trưng
ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại [trên tác phẩm của một số nhà thơ] đã nghiên cứu
một số vấn đề chung về ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ thơ lục bát, biểu hiện ngữ âm
mang tính đặc trưng trong âm luật, phương thức, phương tiện tạo nghĩa đặc
trưng trong thơ lục bát hiện đại.
Về phương diện thi luật thơ lục bát, cơng trình của Lý Tồn Thắng 2015,
“Thi luật thơ lục bát trong Truyện Kiều” là tác phẩm đồ sộ [1035 trang, gồm 417
trang chính văn] về khảo sát thi luật chun sâu trong một tác phẩm. Cơng trình
này hướng tới ba mục tiêu: [i] Thử nghiệm nghiên cứu thơ lục bát Truyện Kiều
từ góc độ thi học và thi luật, [ii] Khảo sát định lượng tổ chức ngữ âm [vần, nhịp,
sự tổ hợp âm thanh] của toàn bộ các dòng thơ của Truyện Kiều; [iii] Khảo sát sự
tri giác nhịp điệu của 3254 câu thơ Truyện Kiều qua 9 nghiệm viên [Lời mở đầu,
tr.4]. Cơng trình này có 5 chương sau:
Chương 1: Lục bát Truyện Kiều từ góc nhìn thi học và thi luật
Chương 2: Thi vận – Vần điệu thơ lục bát trong Truyện Kiều
Chương 3: Thi tiết – Tiết điệu thơ lục bát trong Truyện Kiều
Chương 4: Thi điệu – Nhịp điệu thơ lục bát trong Truyện Kiều
Chương 5: Thi âm – Kết hợp âm thanh trong Truyện Kiều
Đây là một cơng trình nghiên cứu cơng phu dựa trên nền tảng lý luận sâu
rộng về thơ ca, có đối chiếu với thơ ca tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh.
5.4. Những cơng trình nghiên cứu về lục bát và biến thể lục bát trong ca
dao
Gồm các tác giả: Trần Đức Các [1999], “Tục ngữ với câu thơ lục bát
trong ca dao dân ca”, Nguyễn Văn Hoàn [1999], “Thể lục bát, từ ca dao đến


8

Truyện Kiều”; Nguyễn Xn Kính [1999], “Hình thức lục bát bất biến thể từ ca

dao qua thơ Tản Đà đến sáng tác Hồ Chí Minh và Tố Hữu”, Nguyễn Xuân Kính
[Chủ biên] [2002], Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Mai Ngọc Chừ
[2009], “Vần, nhịp, thanh điệu và sức mạnh biểu hiện của lục bát biến thể [Khảo
sát trên ca dao Việt Nam]”.
Về vấn đề biến thể lục bát
Gồm các tác giả: Mai Ngọc Chừ [2009d], Nguyễn Xuân Kính [2002a],
Phan Diễm Phương [1998],…
Tác giả Mai Ngọc Chừ [2009d] quan niệm về vấn đề biến thể lục bát như
sau:
“Lục bát biến thể [LBBT] ở đây được quan niệm là những câu ca dao có
hình thức lục bát nhưng khơng khít khịt “trên sáu dưới tám” mà có sự co giãn
nhất định về số lượng âm tiết [tiếng]. Ví dụ:
[2] Ai làm miếu nọ xa đình [6]
Hạc xa hương án, đơi lứa mình đừng xa. [9]
Em trồng tre, anh chớ bẻ mầm [7]
Yêu em, anh chớ âm thầm cùng ai. [8]
Ba lời thề khở [gỡ] núi lấp sông [7]
Em quyết theo anh đi cho trọn đạo kẻo luống công anh đợi chờ. [14]”
[10, tr.438]
Như vậy, theo tác giả, lục bát biến thể chỉ có một loại là biến thể số tiếng
[thêm hoặc bớt]. Loại lục bát gieo vần ở tiếng thứ 4 được Mai Ngọc Chừ coi là
lục bát chính thể hay lục bát điển thể [tác giả Mai Ngọc Chừ gọi là “lục bát chân
chính”]. Ví dụ:
[1] Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
[10, tr.439]
Tác giả Nguyễn Xuân Kính [2002a] theo quan điểm của Mai Ngọc Chừ


9


về biến thể lục bát [chỉ có biến thể số tiếng] nhưng có nói rõ hơn bằng thuật ngữ
“khn hình về vần”:
“Ở ca dao, dân ca có một số lời lục bát biến thể, trong đó khn hình về
vần vẫn được giữ, cịn số tiếng trong mỗi dịng thơ có thể thay đổi” [32, tr.68].
Liên quan đến biến thể lục bát, tác giả Phan Diễm Phương phân biệt 2 loại
khác nhau: biến thể lục bát và biến dạng lục bát [48, tr.52].
Biến thể lục bát gồm có 6 loại: 2 biến thể vần [vần trắc, vần ở tiếng thứ 4
câu bát], 3 biến thể phối điệu [tiếng thứ 2 câu lục từ B->T, tiếng thứ 4 câu lục từ
T->B, tiếng thứ 2 câu bát từ B->T] 1 biến thể về nhịp [nhịp 2 chuyển thành nhịp
3] [tr.2-53].
Còn biến dạng lục bát là loại lục bát thêm bớt số tiếng [48, tr.53].
Tác giả Phan Diễm Phương cho rằng tổ hợp các dịng ở thể lục bát có thể
có nhiều thay đổi theo 4 khả năng:
[i]

dòng lục co lại, dòng bát giữ nguyên

[ii]

dòng lục giữ nguyên dòng bát dãn ra

[iii]

dòng lục dãn ra, dòng bát giữ nguyên

[iv]

cả hai dòng đều dãn ra


Theo tác giả, những trường hợp như thế này là “lục bát chưa hoàn chỉnh”
[48, tr.37-38].
Sự phân biệt giữa biến dạng lục bát và biến thể lục bát của tác giả Phan
Diễm Phương là một điều cần ghi nhận vì mức độ “biến” của hai loại này có
khác nhau so với chính thể. Tuy nhiên, quan niệm về biến thể nhịp [nhịp 3] của
tác giả là chưa hợp lý, vì khơng có tài liệu khẳng định nhịp của thơ lục bát phải
theo nhịp 2. Vả lại theo tác giả thì các nhịp lẻ khác như: 1/5, 7/1, 5/3,… và kể cả
các nhịp chẵn khác như: 4/2, 6/2, 4/4,… thì lục bát chính thể hay biến thể? Và
nếu căn cứ theo tác giả thì Truyện Kiều của Nguyễn Du rất nhiều câu là biến thể
lục bát [vì dùng nhịp lẻ].
Phan Diễm Phương còn cho rằng “Lục bát và song thất lục bát đều có 6


10

biến thể.” [48, tr.217] “Song, do tần số xuất hiện biến thể ở song thất lục bát ít
hơn nhiều so với lục bát nên nó vẫn tạo ấn tượng là thể thơ đạt tính quy phạm
cao hơn thể lục bát” [48, tr.217].
Như vậy, cho đến nay, số cơng trình nghiên cứu về thể lục bát và biến thể
lục bát trong ca dao cịn rất ít [5 cơng trình]. Đặc biệt là, theo tìm hiểu của chúng
tơi, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thể lục bát cũng như biến thể lục bát
trong ca dao Nam Bộ. Vì vậy, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài này để góp phần
hồn thiện công việc nghiên cứu thi luật của lục bát trong thơ ca Việt Nam từ
một phạm vi tư liệu phong phú, đa dạng và mang nhiều đặc trưng vùng miền.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là phương pháp miêu tả của ngôn ngữ học [với các thủ pháp như phân tích,
phân loại, giải thích]. Trong q trình sử dụng phương pháp miêu tả, để khẳng
định các nhận định đưa ra, chúng tôi quán triệt việc dùng hai thủ pháp thống kê

và so sánh. Các kết quả thống kê và so sánh của đề tài được công bố trong các
bảng số liệu trình bày trong phân nội dung của đề tài.
Phương pháp thứ hai được vận dụng khá nhiều trong luận văn này là
phương pháp thực nghiệm phong cách học [thử nghiệm – đối chiếu] nhằm kiểm
chứng xem lời thơ, câu thơ trong trường hợp đang xem xét đã hoàn hảo hay
chưa [so với những khả năng có thể khác], từ đó đưa kết luận về thi luật và tính
thẩm mỹ của tác phẩm. Ta có thể thấy rõ qua những thử nghiệm trong phần biến
thể số tiếng [tr.81] để thấy được cái hay cái đẹp của ca dao Nam Bộ đứng ở góc
độ là phong cách mang đặc trưng vùng miền hay ở khía cạnh thi luật chẳng hạn.
6.2. Nguồn tư liệu
Cho đến nay, ca dao Nam Bộ nói chung [khơng tính ca dao từng tỉnh]
được ghi lại trong ba tuyển tập sau:
[1] Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn


11

Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 19842.
[2] Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Hà Thắng, Nguyễn
Hoa Bằng, Nguyễn Lâm Điền [Chủ biên], Nxb Giáo dục, 20023.
[3] Ca dao dân ca Nam Kỳ lục tỉnh, Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb Đồng Nai,
19984.
Vì giới hạn thời gian nghiên cứu, nên chúng tơi chỉ chọn phần ca dao
“Tình yêu nam nữ” [gồm 2030 bài, từ trang 154 đến 241] in trong quyển Ca dao
dân ca Nam Bộ làm mẫu đại diện của ca dao Nam Bộ để khảo sát, phân tích.
Tư liệu để đối chiếu gồm:
[i] Ca dao Nam Trung Bộ, Thạch Phương, Ngô Quang Hiển, Nxb Khoa
học Xã hội, 1994, gồm 30 trang đầu của phần “Tình yêu lứa đôi và khát vọng
hạnh phúc”, từ trang 115 đến trang 145.
Ca dao trong quyển này đại diện cho mẫu ca dao Nam Trung Bộ và ca dao

Trung Bộ nói chung.
[ii] “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” [In lần thứ 12], Vũ Ngọc Phan,
Nxb Khoa học Xã hội, 1999, gồm 54 trang đầu của ca dao “Vũ trụ, con người
và xã hội”, từ trang 93 đến trang 147.
Ca dao trong tuyển tập Vũ Ngọc Phan đại đa số [khoảng 80%] sưu tầm ở
Bắc Bộ. Trong khi hiện nay chưa có một quyển ca dao nào riêng của ca dao
Bắc Bộ, chúng tôi tạm lấy ca dao trong tuyển tập này đại diện cho mẫu ca dao
Bắc Bộ, và gọi tắt với tên gọi là ca dao Bắc Bộ [VNP].
2

Phần tư liệu ca dao trong quyển này in từ trang 126 đến trang 505, gồm 479 trang. Ngữ liệu trong tuyển tập
này “tuyệt đại bộ phận là nguồn ghi chép từ thực tế” [Lời giới thiệu của Nxb TP. Hồ Chí Minh, in trong sách
này, tr.4]. Tư liệu trong sách được chọn lọc cơng phu, khoa học, có độ tin cậy cao.
3
Phần ca dao trong quyển này in từ trang 315 đến trang 486, gồm 171 trang, có tất cả là 1031 bài ca dao. Ngữ
liệu trong sách này “về cơ bản được biên soạn trên cơ sở những tài liệu sưu tầm điền dã” “trọng điểm thuộc 12
tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long” “từ 1977 đến 1987” [Lời giới thiệu của PGS. Chu Xuân Diên, in trong sách
này, tr.3]. Tuy nhiên sách này đưa vào “cả những tác phẩm khơng phải do chính tập thể của mình đã sưu tầm
được trên thực địa” [Lời giới thiệu của PGS. Chu Xuân Diên, in trong sách này, tr.4]
4
Tư liệu trong sách này là tư liệu dẫn lại từ 6 quyển sách sưu tầm ca dao dân ca ở miền Nam từ 1967 trở về
trước:
Tư liệu trong Ca dao dân ca Nam Kỳ lục tỉnh thiên về dân ca, chỉ có phần Câu hát góp gồm 952 câu do Huỳnh
Tịnh Của sưu tầm là ca dao thực sự.


12

[iii] Tổng tập văn học dân gian người Việt – Tập 16: Ca dao tình u đơi
lứa, Quyển thượng, Nguyễn Xuân Kính chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, 2002.

Ngữ liệu ca dao trong quyển này được chúng tôi lấy 45 trang đầu, từ trang 13
đến trang 58.
Ca dao trong tuyển tập này đại diện cho mẫu ca dao Việt Nam.
7. Đóng góp của luận văn
Nếu được thực hiện thành cơng, đề tài này sẽ có những đóng góp
sau đây về lý luận và thực hành:
 Góp phần hồn thiện quan niệm về biến thể của lục bát trong ca dao và
trong thơ Việt Nam nói chung.
 Miêu tả và phân tích các đặc điểm của lục bát trong ca dao Nam Bộ từ ba
phương diện là kiểu vần, luật bằng trắc, nhịp điệu, giúp soi sáng rõ hơn các đặc
trưng thi luật của thể thơ này trong thơ ca dân gian của người miền Nam.
 Phân loại và giải thích các kiểu biến thể lục bát ca dao Nam Bộ để làm rõ
sự biến đổi của thể loại lục bát trong một khu vực văn học, từ đó khám phá các
đặc trưng về văn hóa, thẩm mỹ và tính cách con người miền Nam.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Phụ lục và Danh mục TLTK, luận
văn được trình bày trong 3 chương sau:
 Chương I: Những vấn đề chung
 Chương II: Đặc điểm của thể lục bát trong ca dao Nam Bộ
 Chương III: Đặc điểm của biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ.


13

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lục bát và biến thể lục bát
1.1.1. Lục bát
1.1.1.1. Khái niệm lục bát
Lục bát là thể thơ truyền thống của Việt Nam. Thể lục bát gồm hai dòng
thơ với số tiếng cố định [6 – 8] và thường được làm theo lối trường thiên [nhiều

câu lục bát nối tiếp nhau, dài ngắn bao nhiêu tuỳ ý].
Thơ lục bát gieo vần lưng và vần chân: tiếng 6 của câu lục gieo vần lưng
với tiếng 6 của câu bát và tiếng 8 của câu bát gieo vần chân với tiếng 6 của câu
lục kế tiếp. Tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 của câu bát phải khác nhau về âm vực
[một tiếng ở âm vực cao thì tiếng cịn lại ở âm vực thấp và ngược lại].
Tác giả Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” [bản in
1968] đã đưa ra mơ hình đầy đủ về luật bằng trắc của thể lục bát như sau:
“Câu sáu:

b b t t b b

Câu tám:

b b t t b b t b” [19, tr.151].

Những chữ in nghiêng không bắt buộc theo đúng luật, theo lệ “nhất, tam,
ngũ bất luận”.
Trong câu bát, tuy chữ thứ sáu và chữ thứ tám đều là tiếng bằng, nhưng
không được cùng một thanh, nghĩa là nếu chữ thứ sáu thuộc thanh cao [thanh
ngang] thì chữ thứ tám phải thuộc thanh thấp [thanh huyền], và ngược lại.
Về cách hiệp vần, lục bát dùng vần chân [cước vận] ở chữ cuối câu lục và
vần lưng [yêu vận] ở chữ thứ sáu của câu bát và vần chân ở chữ cuối câu bát. Và
chữ cuối câu bát phải hiệp vần [vần chân] với chữ cuối câu lục tiếp theo nếu bài
thơ nhiều hơn hai câu. Vần trong thơ lục bát [chính thể] là vần bằng.
Thí dụ: [yv = yêu vận – vần lưng; cv = cước vận – vần chân]
[1] “Thành tây có cảnh Bích-câu,
Cỏ hoa họp lại một bầu [yv] xinh sao [cv]!


14


Đua chen thu cúc, xuân đào,
Lựu phun lửa hạ, mai chào [yv] gió đơng!
[Bích-câu kỳ ngộ]5
Phối hợp cả luật bằng trắc và cách hiệp vần, chúng ta có mơ hình của thể
lục bát như sau:

ф

ф

ф

B

ф

T

ф

B

B

ф

T

ф


B

ф

ф

B

ф

T

ф

B

B

ф

T

ф

B

ф

B


B

Hình 1.1. Mơ hình vần và luật bằng trắc của thể lục bát

Chú thích:
 ф : tiếng không bắt buộc phải theo luật bằng trắc.
 B : bằng, T: trắc.
 B [in đậm] tiếng gieo vần.


: hai tiếng phải khác nhau về âm vực [cao, thấp].

Ví dụ:
[2] Đói lịng ăn trái khổ qua,
Nuốt vơ thì đắng, nhả ra bạn cười.
+



[ĐBCL 480]

Theo Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức [41], thì thể lục bát là thể thơ
5

Dương Quảng Hàm 1968. tr.150.


15


phối hợp giữa lục ngôn và bát ngôn [41, tr.219]. Niêm luật của thể lục bát “khá
giản dị, có thể tóm tắt trong hai hệ thống” là “hệ thống phổ biến” và “hệ thống
đặc biệt”.
[a] Hệ thống phổ biến: vần bằng, gieo ở tiếng thứ 6 câu bát; niêm ở giữa
câu lục và câu bát theo từng cặp: /bằng/ trắc/ bằng/. Các tiếng thứ 4, thứ 6, thứ 8
nhất thiết phải theo bằng trắc cố định, riêng tiếng thứ 2 có thể linh động thay
bằng trắc. Ví dụ:
[3] Có oản anh tình phụ xơi,
Có cam phụ qt, có người phụ ta.
[Ca dao] [41, tr.220]
[b] Hệ thống đặc biệt
Có hai điểm khác với hệ thống phổ biến:
[i]

Vần trắc, thí dụ:

[4] Tị vị mà ni con nhện,
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
[Ca dao]
[ii]

Vần lưng gieo ở tiếng thứ 4 câu bát, ví dụ:

[5] Nước ngược ta bỏ sào ngược,
Ta chống chẳng được ta bỏ sào xuôi.
[Ca dao]
[6] Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
[Ca dao] [41, tr.221]
Ngoài ra, trong thể lục bát, theo hai tác giả này, cần chú ý thêm nhịp và

đối.
[a] Về nhịp: Cả cặp lục bát mười bốn tiếng là một đơn vị nhịp điệu6, trong
đó có thể ngắt thành từng tiết tấu thường gọi là nhịp 2, nhịp 3, nhịp 4,… và
6

Thực ra từng dòng thơ là một đơn vị nhịp điệu nữa, và đò là nhịp chẵn bắt buộc [6/8].


LỤC BÁT VÀ BIẾN THỂ LỤC BÁT TRONG CA DAO NAM BỘ - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [172.08 KB, 10 trang ]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Thu Thảo

LỤC BÁT VÀ BIẾN THỂ LỤC BÁT
TRONG CA DAO NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Thu Thảo

LỤC BÁT VÀ BIẾN THỂ LỤC BÁT
TRONG CA DAO NAM BỘ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẾ TRUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả số liệu
thống kê và nội dung trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
bất kì công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.

Người thực hiện
Phan Thị Thu Thảo


LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự giúp
đỡ của quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp và các bạn cùng khóa.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
Nguyễn Thế Truyền, người đã hướng dẫn tôi trong nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và chỉ dẫn cho
tôi ở lớp Cao học Ngôn ngữ Khóa 25, cám ơn Phòng Sau đại học và Khoa Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi
thực hiện và bảo vệ luận văn.
Sau cùng tôi cũng xin chân thành cám ơn gia đình đã động viên và cổ vũ
cho tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin gởi tới tất cả quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
những người thân lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016

Phan Thị Thu Thảo



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

.......................................................................................................................... 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG....................................................................... 13
1.1. Lục bát và biến thể lục bát ........................................................................ 13
1.1.1. Lục bát................................................................................................. 13
1.1.2. Biến thể lục bát ................................................................................... 21
1.2. Ca dao Nam Bộ ......................................................................................... 31
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 31
1.2.2. Các kiểu loại ca dao Nam Bộ.............................................................. 32
1.2.3. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của ca dao Nam Bộ............. 33
1.2.4. Đóng góp của ca dao Nam Bộ trong kho tàng VHDG Việt Nam ...... 35
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................. 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LỤC BÁT TRONG CA DAO NAM BỘ..... 39
2.1. Khái quát về thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ......................................... 39
2.1.1. Vị trí của thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ........................................ 39
2.1.2. Quy mô tác phẩm ................................................................................ 40
2.1.3. Mức độ phổ biến của biến thể lục bát ................................................. 42
2.2. Vần trong lục bát ca dao Nam Bộ ............................................................. 44
2.2.1. Khái niệm vần chính, vần thông, vần ép, vần lặp và vần sai [lạc
vận]...................................................................................................... 44
2.2.2. Việc sử dụng các loại vần trong lục bát ca dao Nam Bộ .................... 48

2.3. Luật bằng trắc trong lục bát ca dao Nam Bộ ............................................ 51
2.3.1. Đặc điểm chung .................................................................................. 51


2.3.2. Phối thanh của lục bát Nam Bộ .......................................................... 52
2.4. Nhịp điệu của lục bát ca dao Nam Bộ....................................................... 55
2.4.1. Khái niệm nhịp điệu ............................................................................ 55
2.4.2. Các kiểu nhịp điệu của lục bát ca dao Nam Bộ .................................. 57
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................. 68
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN THỂ LỤC BÁT TRONG CA DAO
NAM BỘ...................................................................................................... 69
3.1. Nhận xét chung về biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ....................... 69
3.1.1. Biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ rất phong phú về số lượng
và khá đa dạng về kiểu loại. ................................................................ 69
3.1.2. Biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ thiên về biến thể số tiếng....... 71
3.1.3. Biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ thể hiện một giai đoạn biến
chuyển đáng chú ý của thể lục bát trong thơ ca dân gian Việt
Nam ..................................................................................................... 72
3.2. Các kiểu biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ........................................ 73
3.2.1. Biến thể thanh điệu [luật bằng trắc] .................................................... 73
3.2.2. Biến thể vần ........................................................................................ 75
3.2.3. Biến thể số tiếng.................................................................................. 78
3.3. Nguyên nhân hình thành biến thể lục bát.................................................. 84
3.3.1. Nguyên nhân về lịch sử....................................................................... 84
3.3.2. Nguyên nhân về khuynh hướng thẩm mỹ ........................................... 85
3.3.3. Nguyên nhân về môi trường diễn xướng ............................................ 87
Tiểu kết chương 3.............................................................................................................. 89
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 93
PHỤ LỤC



QUY ƯỚC VIẾT TẮT


NGHĨA

TT

HIỆU

1.

CDNB

Ca dao Nam Bộ

2.

ĐBCL

Văn học dân gian Đồng bằng Cửu Long

3.

NKLT

Ca dao dân ca Nam Kỳ lục tỉnh

4.


NTB

Ca dao Nam Trung Bộ

5.

VNP

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam

6.

16a

Tổng tập văn học dân gian người Việt, Tập 16

7.

STT

Số thứ tự

8.

%

Phần trăm



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.a. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Nam Bộ ........................................... 39
Bảng 2.1.b. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ ................................ 39
Bảng 2.1.c. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Bắc Bộ [VNP]................................. 39
Bảng 2.1.d. Tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao Việt Nam......................................... 39
Bảng 2.2.a. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Nam Bộ.. 41
Bảng 2.2.b. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Nam
Trung Bộ ......................................................................................... 41
Bảng 2.2.c. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Bắc Bộ [VNP]
......................................................................................................... 41
Bảng 2.2.d. Thống kê số lượng bài thơ theo độ dài trong lục bát ca dao Việt Nam 41
Bảng 2.3.a. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Nam Bộ ................................... 43
Bảng 2.3.b. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Nam Trung Bộ ........................ 43
Bảng 2.3.c. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Bắc Bộ [VNP] ......................... 43
Bảng 2.3.d. Tỷ lệ lục bát biến thể trong ca dao Việt Nam ................................. 43
Bảng 2.4.a. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Nam Bộ ......................... 49
Bảng 2.4.b. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Nam Trung Bộ .............. 49
Bảng 2.4.c. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Bắc Bộ [VNP] ............... 49
Bảng 2.4.d. Phân tích các loại vần của lục bát ca dao Việt Nam ....................... 49
Bảng 2.5.

Luật bằng trắc của thể lục bát ......................................................... 51

Bảng 2.6.

Mô hình lý tưởng về luật bằng trắc ................................................. 52

Bảng 2.7.a. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Nam Bộ.......................... 53
Bảng 2.7.b. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Nam Trung Bộ ............... 53
Bảng 2.7.c. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Bắc Bộ [VNP] ............... 53

Bảng 2.7.d. Phối thanh lý tưởng trong lục bát ca dao Việt Nam ........................ 53
Bảng 2.8.a. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Nam Bộ............................ 57
Bảng 2.8.b. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ ................. 58


Bảng 2.8.c. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Bắc Bộ [VNP] ................. 58
Bảng 2.8.d. Phân tích nhịp của lục bát trong ca dao Việt Nam ......................... 58
Bảng 3.1.a. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Nam Bộ ................. 70
Bảng 3.1.b. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Nam Trung Bộ ...... 70
Bảng 3.1.c. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Bắc Bộ [VNP] ....... 70
Bảng 3.1.d. Số liệu thống kê biến thể lục bát trong ca dao Việt Nam ............... 71


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Mô hình vần và luật bằng trắc của thể lục bát ...........................................14

Hình 1.2.

Mô hình phối thanh lý tưởng của thể lục bát .............................................17

Hình 1.3.

Sơ đồ các loại biến thể lục bát ...................................................................27

Hình 1.4.

Ba bộ phận ca dao Nam Bộ .......................................................................35


Hình 2.1.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ thơ lục bát trong ca dao 4 khu vực ..........................40

Hình 2.2.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ lục bát biến thể của ca dao 4 khu vực .....................44

Hình 2.3.

Biểu đồ so sánh cơ cấu các loại vần của ca dao 4 khu vực .......................50



So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này...

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước. Trả lời câu 3 trang 92 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức.

Câu hỏi:So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…

Trả lời:

Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3 trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…


– Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.

– Cách gieo vần: tiếng “Ba” vần với tiếng “Đá”; tiếng “Dạ” vần với tiếng “ba”.

– Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: “qua”, “Sình”, “chênh”. “tình” là thanh bằng; tiếng “Dạ”, “ngả”, “vọng” là thanh trắc, tuy nhiên tiếng “Ba” lại là thanh ngang.


    Bài học:
  • Bài 4: Quê Hương Yêu Dấu [Kết nối tri thức]
  • Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước [Kết nối tri thức]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức


Bài trướcĐối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp
Bài tiếp theoTrong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề