Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

Top 8 Sự khác nhau giữa văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt với người Mỹ

09-06-2021 8 4438 11 0

1. Chào hỏi và làm quen

Ở Mỹ , người dân thường chào nhau bằng những cử chỉ rất gần gũi như ôm hoặc hôn má tùy theo độ thân mật hoặc trong các mối quan hệ sơ giao và trong việc kinh doanh thì những cái bắt tay luôn là cách chào nhau lịch sự và văn minh nhất.

Trong khi ở Việt Nam – một nước Á Đông khá coi trọng thứ bậc giao tiếp trong xã hội nên cách chào hỏi cũng trở nên phức tạp hơn tùy theo mối quan hệ.

Với người Mỹ tư duy của họ khá thoáng và bạo dạn trong việc bắt đầu các mối quan hệ mới, cởi mở hòa đồng và vui vẻ là điều mà người ta thường ấn tượng nhất khi làm quen với một người Mỹ. Còn với người Việt hiện nay, tuy nhờ sự du nhập của văn hóa nước ngoài mà đã tự do và mạnh mẽ hơn trong việc làm quen nhưng nhìn chung vẫn còn thái độ ngại ngùng và bối rối hơn sơ với sự thoáng đạt trong giao tiếp của người Mỹ.

2. Cách thể hiện ý kiến cá nhân và giải quyết vấn đề trong giao tiếp:

Người Mỹ luôn coi trọng sự thẳng thắn và chính trực trong giao tiếp nói riêng và cách sống nói chung, ở Mỹ, nói dối còn là một điều tội lỗi và xấu xa hơn cả trộm cắp, đồng thời dường như họ cũng tin rằng những người rụt rè và dài dòng không thẳng thắn trong giao tiếp là không đáng tin. Người Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề và trong mọi sự việc họ thường không quan tâm quá trình mà chỉ chú ý đến kết quả.

Người Việt thì vốn đề cao sự khéo léo và mềm mỏng, cẩn trọng trong quá trình giao tiếp, coi trọng sự nhã nhặn đồng thời trong việc giải quyết các vấn đề thường xem trọng quá trình hơn người Mỹ, chấp nhận sự thỏa hiệp và tránh xa các xung đột.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:Thái độ mềm dẻo

  1. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    1

    Tìm hiểu trước về văn hóa của họ.[1] Một chút kiến thức sẽ có ích cho bạn. Nếu có thời gian để chuẩn bị trước một chuyến đi hay buổi gặp gỡ với những người đến từ nền văn hóa khác, bạn hãy học trước về những thứ “được phép và không cho phép” của nền văn hóa đó. Bạn có thể tìm thông tin trên mạng từ các nguồn như National Center for Cultural Competence.[2]

  2. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    2

    Chuẩn bị cho những khác biệt. Các nền văn hóa khác nhau sẽ nói chuyện với âm lượng khác nhau, bộc lộ cảm xúc ở mức độ khác nhau, thích nói “chuyện phiếm” hoặc không, và thể hiện nhiều khác biệt trong giao tiếp khác nữa.[3] Khi giao tiếp với mọi người từ các nền văn hóa khác, hãy chuẩn bị tâm thế đối mặt với những khác biệt mà bạn không ngờ tới.

  3. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    3

    Hiểu về thứ bậc. Khi giao tiếp với một nền văn hóa khác, sẽ có những quy luật bất thành văn về thứ bậc xã hội mà bạn chưa biết được.[4] [5] Ví dụ, bạn có thể đến từ một nền văn hóa mà nam và nữ phải được đối xử ngang nhau trong giao tiếp, nhưng nếu làm việc trong công ty đa văn hóa, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhân vật đến từ nền văn hóa nơi mà đàn ông nắm vai trò chủ đạo trong giao tiếp. Tương tự, bạn có thể sẽ gặp những nhân vật với quan niệm rằng người trẻ tuổi phải biết lắng nghe người lớn, cho dù bạn có quan điểm rằng các nhóm tuổi đều phải được bình đẳng.

  4. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    4

    Thành thật về những khó khăn trong giao tiếp. Nếu bạn không hiểu người đối diện hoặc nghĩ người đó không hiểu bạn thì hãy tìm cách giải thích. Tránh thô lỗ hay đụng chạm mà nên kiên nhẫn giải thích vấn đề. Tốt nhất là luôn thẳng thắn thay vì để vấn đề trôi đi mà chưa giải quyết, bởi từ đó có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn về sau.

    • Nếu bạn không hiểu ý đối phương, hãy thử hỏi lại: “Tôi không chắc mình hiểu đúng ý bạn. Chúng ta nói lại chỗ đó được không?”.
    • Nếu bạn nghĩ đối phương không hiểu mình, hãy thử nhắc lại: “Hãy cùng xem lại một lượt mọi thứ để đảm bảo tất cả đều hiểu chung một ý nhé”. Bạn cũng có thể để đối phương đặt câu hỏi.

  5. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    5

    Tỏ ra tôn trọng và khoan dung. Mỗi nền văn hóa đều có những giá trị, niềm tin, và thành kiến chủ đạo. Dấu hiệu của những điều này có thể xuất hiện khi bạn giao tiếp với họ. Trong đối thoại cơ bản, bạn không nên phán xét người khác dựa trên những khác biệt này. Thay vào đó, hãy tôn trọng và bao dung với họ.[6] Thậm chí bạn có thể học được nhiều thứ mới mẻ khác nữa.

    • Cho dù những khác biệt văn hóa bộc lộ rõ trong cuộc trò chuyện, cũng hãy bỏ qua và cởi mở thay vì tranh cãi. Ví dụ, nếu bạn là người Mỹ và có ai đó bình luận rằng người Mỹ có xu hướng nghiện công việc, bạn có thể nói: “Đúng, sự thật là người Mỹ rất xem trọng sự nghiệp, và có nhiều lý do cho việc đó. Bạn có thể chia sẻ cách nghĩ của nước bạn về công việc không?”.

    "Hãy nhớ: đổi mới, sáng tạo, và trí tuệ tức là không phân biệt tuổi tác, không lằn ranh văn hóa, không phân biệt màu dakhông phân biệt giới tính."

    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    Maureen Taylor

    Chuyên gia nói chuyện trước công chúng

    Maureen Taylor là CEO và người sáng lập của SNP Communications, một công ty truyền thông dành cho doanh nghiệp có trụ sở tại Khu vực Vịnh San Francisco. Cô đã giúp các nhà lãnh đạo, người sáng lập và các nhà đổi mới trong mọi lĩnh vực truyền tải thông điệp trong hơn 25 năm.

    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    Maureen Taylor
    Chuyên gia nói chuyện trước công chúng

  6. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    6

    Hãy kiên nhẫn. Giao tiếp với những người từ nền văn hóa khác có thể mang lại những trải nghiệm mở mang và đáng học hỏi, nhưng việc này cũng có khó khăn của nó. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng không phải mọi thứ đều theo đúng ý mình hay hiểu được hết. Bạn nên kiên nhẫn với mọi người và đề nghị họ kiên nhẫn với mình.

Phần 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({}); Phần 2 của 3:Giao tiếp bằng lời

  1. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    1

    Nói chuyện rõ ràng từ tốn nếu cần. Tránh to tiếng không cần thiết hoặc đối xử với mọi người như thể họ đã hiểu mình.[7] Dù bạn có nói to thì lời của bạn cũng không dễ hiểu hơn mà trông bạn còn rất thô lỗ. Tương tự, dù có những khó khăn trong giao tiếp vì khác biệt văn hóa, bạn cũng không được đối xử như thể người ta không thông minh. Khác biệt giao tiếp xảy ra do khác biệt văn hóa, chứ không phải vấn đề trí tuệ.

  2. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    2

    Cư xử đúng mực. Hãy lịch sự và dùng cách xưng hô trang trọng cho đến khi biết rõ rằng bạn không cần phải như vậy nữa (như khi đối tác làm ăn yêu cầu bạn gọi họ bằng tên).[8] Tùy vào nền văn hóa mà bạn đang tiếp xúc, điều này bao gồm bạn phải nhắc đến đối phương theo các cách sau:

    • Bằng cả họ tên
    • Bằng họ
    • Kèm theo “Mr.” hoặc “sir”
    • Dùng danh xưng trang trọng, nếu trong ngôn ngữ đó có kính ngữ dùng trong giao tiếp.

  3. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    3

    Nắm vững kỹ năng ngoại ngữ. Nếu bạn sẽ giao tiếp với những người nói ngôn ngữ khác, thì hãy cố học một vài câu cơ bản. Tình thế có thể không cho phép bạn thông làu ngoại ngữ đó, nhưng bạn có thể cố gắng học vài câu.

    • Học những câu cơ bản như: “Chào”, “Làm ơn”, “Cảm ơn”, “Bạn khỏe không?”,…v.v.
    • Mang theo sách đàm thoại căn bản hay thiết bị điện tử giúp bạn tra cứu những câu cần biết và chưa biết.
    • Hãy kiên nhẫn khi ai đó cố gắng nói tiếng của bạn.

  4. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    4

    Cố gắng nói ngôn ngữ được đa số dùng nếu bạn thuộc nhóm ngôn ngữ thiểu số. Nếu giao tiếp với những người nói thứ tiếng khác, hãy cố dùng ngôn ngữ của họ hết sức có thể. Cho dù nếu không thể nói nhiều hơn câu “Xin chào” và “Bạn có khỏe không?”, thì thiện chí của bạn vẫn được ghi nhận.

  5. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    5

    Tránh dùng tiếng lóng và từ báng bổ. Đây là điều quan trọng, trừ phi bạn hoàn toàn hiểu cách nó được dùng trong nền văn hóa đó. Sử dụng từ ngữ không chuẩn hoặc báng bổ sẽ khiến mọi người khó hiểu và có thể gây xúc phạm. Bởi vì tiếng lóng và từ báng bổ rất phức tạp và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh, tốt nhất hãy tránh dùng, trừ phi bạn hoàn toàn nắm chắc cách sử dụng phù hợp.

Phần 3 Phần 3 của 3:Giao tiếp phi ngôn ngữ

  1. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    1

    Mở bàn tay. Trong vài nền văn hóa, hành động chỉ ngón tay trỏ có nghĩa là “ok”, trong khi vài cử chỉ phổ biến khác bị hiểu là xúc phạm.[9] Bởi vì bạn có thể không biết cử chỉ nào bị xem là tiêu cực, nên hãy gắn với cử chỉ “bàn tay mở”.[10] Ví dụ, hãy dùng cả bàn tay để chỉ vào thứ gì đó thay vì chỉ một ngón.

  2. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    2

    Giữ tư thế trang trọng.[11] Đặt hai chân trên sàn, ngồi thẳng lưng, đừng dùng tay quá nhiều mà hãy giữ tư thế ôn hòa, bởi vì có vài tư thế bị cho là xúc phạm đối với các nền văn hóa khác. Ví dụ, để hở bàn chân trong một số nền văn hóa bị cho là thô lỗ, nên bạn không nên ngồi vắt chéo chân khiến bàn chân hở ra.[12]

    • Nếu biết rõ rằng tư thế không trang trọng được chấp nhận thì bạn có thể làm theo.

  3. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    3

    Hiểu những quy tắc liên quan đến tiếp xúc thân thể. Một số nền văn hóa thích tiếp xúc thân thể nhiều hơn những nền văn hóa khác. Ví dụ, một số nơi sẽ bắt tay hoặc chạm tay nhiệt tình hơn những nơi khác.[13]

    • Đừng cảm thấy xúc phạm nếu các nền văn hóa khác tiếp xúc thân thể nhiều hay ít hơn nơi của bạn, ngoại trừ trường hợp bạn cảm thấy mình bị xâm hại hoặc ngược đãi. Nếu không thoải mái, hãy cho người khác biết.
    • Quy tắc là bạn nên tiếp xúc với những người từ nền văn hóa khác một cách từ tốn khi lần đầu gặp họ. Tuy nhiên, nếu họ tỏ ra thoải mái với cách giao tiếp thân tình hơn thì bạn có thể làm theo nếu thấy ổn.

  4. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    4

    Biết cách giao tiếp bằng mắt. Trong một số nền văn hóa, nhìn vào mắt đối phương khi nói chuyện là dấu hiệu của sự thành thật và bạn đang hứng thú với câu chuyện. Tuy nhiên, ở một số nền văn hóa khác, diều này lại bị xem là thiếu tôn trọng, đối đầu, hoặc hứng thú tình dục. Trái ngược lại. một số nơi cho rằng không trực tiếp nhìn vào mắt bề trên khi nói chuyện là lễ phép.[14]

  5. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    5

    Chuẩn bị cho những biểu cảm gương mặt khác nhau.[15] Các nền văn hóa khác nhau thường có những biểu cảm gương mặt khác nhau. Ví dụ, người Mỹ thường hay cười, trong khi những nơi khác cho rằng hay cười là biểu hiện của sự nông cạn. Khi giao tiếp với những người đến từ vùng văn hóa khác, bạn có thể nhận thấy họ biểu cảm nhiều hơn bạn (để thể hiện niềm vui, nỗi buồn, thất vọng,…v.v.), hoặc ít khi thể hiện, thậm chí là không bộc lộ biểu cảm.

    • Đa số các cuộc giao tiếp là phi ngôn ngữ, cho dù là nền văn hóa nào. Tuy nhiên, bạn có thể tập trung vào nội dung được nói và đặt câu hỏi để làm rõ những gì cần biết. Ví dụ, nếu ai đó phản ứng với điều bạn nói bằng một nụ cười hay tràng cười, thì bạn cần nói: “Thật ra tôi đang nghiêm túc đấy”.

  6. Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp
    Sự khác biệt về văn hóa trong giao tiếp

    6

    Tôn trọng không gian cá nhân mà tình huống yêu cầu. Vài nền văn hóa yêu cầu nhiều không gian cá nhân hơn nơi khác. Nếu bạn giao tiếp với người từ nền văn hóa khác và nhận thấy họ đứng gần hoặc xa hơn khoảng cách bạn thường dùng, thì đó không hẳn là vì họ muốn xâm phạm hay tránh mặt bạn. Hãy tuân theo dấu hiệu liên quan đến khoảng cách cá nhân và giao tiếp theo cách tốt nhất có thể.

Hiển thị thêm

Sự khác biệt văn hoá – Bí quyết giao tiếp đa văn hoá hiệu quả cho doanh nghiệp toàn cầu (Phần 2)

Jobstack | May 11, 2021

Share

Share

Email

Facebook

LinkedIn

Telegram

Twitter

Viber

WhatsApp

https://jobstack.vn/blog/su-khac-biet-van-hoa-bi-quyet-giao-tiep-da-van-hoa-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-toan-cau-phan-2Copy

Ở bài viết đầu, qua quyển sách ‘The Culture Map’ - Erin Meyer, chúng ta đã hiểu phần nào về tầm ảnh hưởng của sự khác biệt văn hoá đến môi trường làm việc toàn cầu. Khi các nền văn hóa khác nhau cùng làm việc sẽ dễ xảy ra nhiều bất đồng quan điểm. Vậy liệu rằng những bất đồng này sẽ được giải quyết bằng cách nào? Trong bài viết này,JobStack Vietnam xin tiết lộ một số bí quyết giao tiếp đa văn hoá hiệu quả cho các doanh nghiệp toàn cầu.

>> Xem thêm: Sự khác biệt văn hoá – Những rào cản vô hình đang tồn tại trong khả năng giao tiếp của công ty đa quốc gia (Phần 1)

1. Bước đầu của giao tiếp đa văn hoá hiệu quả - Tại sao chúng ta cần hiểu rõ hơn về văn hoá nơi mình làm việc?

Việc hiểu rõ văn hoá nơi mình sống giúp ta nhận dạng được các điểm đặc trưng của con người, và từ đó, điều chỉnh hành động lời nói của chúng ta phù hợp hơn khi giao tiếp đa văn hoá. Nguồn gốc văn hoá không chỉ ảnh hưởng đến việc giao tiếp, mà còn tác động đến việc quản lý một tổ chức toàn cầu. Khi điều hành một đội ngũ nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, người quản lý, ngoài việc phải hiểu văn hoá nơi mình đang làm việc, mà cần có sự thấu hiệu góc nhìn của nhân viên khi sống trong nền văn hoá khác.

Đầu tiên, để hiểu văn hoá nơi ta sống hơn, hãy lắng nghe những góc nhìn, đánh giá của các bạn đến từ các nền văn hoá khác ngay. Hầu hết mọi người đều có thói quen xấu là hay nổi giận khi một người ngoại quốc nhận xét, bình phẩm về văn hoá của mình. Thật ra, các bạn ngoại quốc sẽ cho ta cái nhìn khái quát hơn nền văn hoá mà chúng ta đang sống. Bởi vì sinh sống trong một nền văn hoá trong một khoảng gian khá lâu, có thể chúng ta sẽ khó nhận ra được những đặc điểm chung đại diện cho nền văn hoá này.

>> Nhấn vào đây để xem thêm các việc làm IT đang hot hiện nay!

2. Phân biệt các loại văn hoá giao tiếp ở mỗi quốc gia

Việc nắm các đặc điểm văn hoá giao tiếp rất quan trọng trong một cuộc đối thoại. Vì văn hoá này sẽ thay đổi liên tục trên mỗi quốc gia, người giao tiếp cần phải trau dồi kiến thức để có những chiến thuật giao tiếp hiệu quả. Văn hoá giao tiếp ở đây được phân loại trên hai dạng là low-context (nghèo ngữ cảnh) và high-context (giàu ngữ cảnh).

Trong văn hoá nghèo ngữ cảnh, người nói thường có xu hướng bày tỏ quan điểm thật rõ ràng để chắc rằng người nghe thật sự hiểu những gì họ nói. Một cuộc giao tiếp tốt sẽ có những yếu tố cụ thể, dễ hiểu và bảo đảm việc truyền đạt hiệu quả. Thật ra, nếu bạn đến từ một nền văn hoá nghèo ngữ cảnh, bạn sẽ nhận xét một người là giao tiếp không hiệu quả hay không đáng tin khi họ sử dụng hàm ý trong lúc nói chuyện. Mỹ được xếp hạng cao nhất trong văn hoá nghèo ngữ cảnh trên thế giới, theo sau đó là các quốc gia Canada, Úc, Hà Lan, Đức và Anh.

Ngược lại, ở văn hoá giàu ngữ cảnh, đa phần ở các quốc gia Châu Á thường giao tiếp dựa trên ý nghĩa hàm ý của cuộc hội thoại. Để có thể hiểu rõ được cuộc hội thoại, người nghe phải chú ý đến ngữ cảnh và bầu không khí xung quanh. Ở nền văn hóa này, một cuộc hội thoại được cho là hiệu quả ngoài nhiệm vụ truyền tải đúng thông tin mà còn phải có tính tinh tế, ngắn gọn và chứa nhiều tầng ý. Văn hoá này cũng tương tự như văn hoá ở các nước Châu Phi (Kenya và Zimbabwe), và mức độ nhẹ hơn như ở văn hoá Latin ở Mỹ và Châu Âu (Mexico, Brazil, and Argentina, Spain, Italy and Portugal).

Người Nhật trong tiềm thức sẽ có thói quen đọc hiểu và giao tiếp dựa trên bầu không khí chung. Họ có một từ là ‘KY’ – kuuki yomenai, là một người không thể nghe hiểu bầu không khí chung. Ở đây, một người bị gọi ‘KY’, nếu họ không phải là một người lắng nghe tốt.

Một sự thật ngược đời là, ở những nước có văn hoá giàu ngữ cảnh, người càng giỏi sẽ là người nghe hiểu tốt những ẩn dụ chứa trong câu từ và đọc được bầu không khí xung quanh. Nhưng điều đó ngược lại với những nơi nghèo ngữ cảnh khi người giao tiếp giỏi là người truyền đạt thông tin rõ ràng và cụ thể. Chúng ta có thể là người giao tiếp hiệu quả nhưng sẽ ngược lại với một số nền văn hoá khác.

>> Đọc thêm rất nhiều blogs hấp dẫn của JobStack Vietnam tại đây nhé!

3. Chiến thuật thích nghi với từng loại văn hoá ngữ cảnh:

Tuỳ theo xuất thân văn hoá của chúng ta sẽ có những kế hoạch khách để thích nghi với loại văn hoá giao tiếp ngược lại.

a. Người từ môi trường giàu ngữ cảnh nên làm gì với môi trường nghèo ngữ cảnh?

Người ở môi trường giàu ngữ cảnh thường giao tiếp ngắn gọn và có thể gây khó hiểu cho người nghe từ môi trường ngược lại. Hãy học cách nhận ra khả năng nghe hiểu của người đối diện ở mức độ nào và tập làm quen phát biểu chi tiết và cụ thể vấn đề hơn. Hãy mở đầu cuộc hội thoại bằng cách đưa ra chủ đề chính, tóm tắt lại những gì đã quyết định và nêu lên những bước làm việc tiếp theo. Để chắc chắn đã truyền tải đúng thông tin, hãy hỏi người nghe một lần nữa. Cuối cùng, tóm tắt lại nội dung đoạn hội thoại và trình bày chi tiết những vấn đề quan trọng bằng một chiếc email xác nhận.

>> Liên hệ ngay với JobStack Vietnam về nhu cầu tuyển dụng nhân sự IT!

b. Người từ môi trường nghèo ngữ cảnh nên làm gì với môi trường giàu ngữ cảnh?

Trong môi trường này, chúng ta nên luyện tập lắng nghe và quan sát nhiều hơn. Đầu tiên, nỗ lực quan sát và phỏng đoán từ ngôn ngữ hình thể và yếu tố xung quanh cuộc hội thoại, đồng thời đặt câu hỏi xoáy vào vấn đề hơn nếu chưa thực sự hiểu rõ. Để xác thực thông tin, hãy dùng những câu hỏi mở để khai thác nhiều chi tiết hơn thay vì câu hỏi dạng có, không. Việc nhận biết những chi tiết hình thể và đặt câu hỏi sẽ giúp bạn dần quen với việc hiểu bầu không khí chung. Khi bạn đã quen với việc đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được hàm ý của người nói.

Ví dụ, để từ chối khéo cho vấn đề “bạn có thể hoàn thành dự án này trong tuần tới không”, người ta sẽ đưa ra những câu trả lời khái quát như “Hơi khó, nhưng tôi sẽ cố hết sức” hay là “Có thể được nhưng sẽ rất khó, tôi không hứa trước”, ...

Người dùng văn hoá giàu ngữ cảnh thường vô tình gây khó hiểu cho những người nghe khác đến từ văn hoá nghèo ngữ cảnh. Hãy thử tưởng tượng, nếu làm việc với người quản lý thuộc văn hoá nghèo ngữ cảnh, họ sẽ bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp trong vấn đề giao tiếp. Để giải quyết vấn đề giao tiếp này, dùng những câu hỏi xác thực để có thể hiểu nhau và làm việc hiệu quả hơn.

Khả năng giao tiếp là một kỹ năng quan trọng trong môi trường kinh doanh. Trong môi trường làm việc đa văn hoá, ta có thể vấp phải những cái ‘bẫy ngôn ngữ’ do không đọc hiểu được suy nghĩ của đối phương. Một cuộc giao tiếp hiệu quả phụ thuộc vào hai yếu tố là lắng nghe và truyền đạt thông tin. Không phân biệt bạn là người thuộc văn hoá nghèo hay giàu ngữ cảnh, hãy là một người học hỏi nhanh, khôn khéo và linh động trong mọi trường hợp.Qua bài viết này, JobStack Vietnam hi vọng bạn có thể hiểu rõ được văn hoá của quốc gia bạn cũng như sự khác biệt của các nền văn hoá. Đồng thời, hãy áp dụng hiệu quả các văn hoá ngữ cảnh trên phù hợp với môi trường làm việc của mình nhé.

>> Xem thêm: Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến công cuộc xây dựng thương hiệu?

Back to blog page

Share

Share

Email

Facebook

LinkedIn

Telegram

Twitter

Viber

WhatsApp

https://jobstack.vn/blog/su-khac-biet-van-hoa-bi-quyet-giao-tiep-da-van-hoa-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-toan-cau-phan-2Copy

Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông

Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông .Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này, nhưng không có gì đảm bảo tốt cho nước khác. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Văn hóa giao tiếp của phương tây và phương đông
  2. Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau. Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này, nhưng không có gì đảm bảo tốt cho nước khác. Lấy một ví dụ như ở các nước phương Tây, việc con cái lý luận với cha mẹ là một điều bình thường, nhưng đối với các nước phương đông thì đó được xem là hành động vô giáo dục, thiếu tôn trọng người lớn tuổi dễ làm cho phụ huynh bị shock. Hay người phương Đông khi giao tiếp thì thường hạ thấp mình xuống và không dám tự ca ngợi bản thân mình, nhưng đối với người phương Tây thì lại khác, việc tự ca ngợi bản thân, ca ngợi cái tôi là một việc đáng làm, và đó đó cũng được xem là cách thể hiện bản thân mình trước người khác. Có khá nhiều điểm khác biệt thú vị về văn hóa giao tiếp của phương đông và phương tây. Nữ họa sĩ Lưu Dương người Trung Quốc sau nhiều năm sinh sống học tập tại Đức, đã gửi gắm thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này qua cuộc triển lãm tranh East meets West (Đông Tây tương ngộ). Hãy cùng điểm qua những điểm khác biệt giữa 2 nền văn hóa giao tiếp bạn nhé! Lưu ý:
  3. 1. Màu xanh: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Tây 2. Màu đỏ: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Đông Sự khác biệt về văn hóa giao tiếp, trình bày quan điểm cá nhân. Phong cách sống.
  4. Quan điểm về thời gian. Cách thức làm việc.
  5. Biểu lộ cảm xúc. Văn hóa xếp hàng.
  6. Cách thể hiện cái tôi trong giao tiếp. Phố xá ngày cuối tuần.
  7. Các bữa tiệc. Văn hóa giao tiếp tại những nơi công cộng như nhà hàng, điều chỉnh âm lượng giọng nói.
  8. Stomach Ache Du lịch.
  9. Sự khác biệt về cách trình, giải quyết vấn đề. Nhu cầu ăn uống
  10. Phương tiện di chuyển. Cuộc sống khi trung niên.
  11. Khác biệt về thời gian vệ sinh thân thể (tắm). Mối liên quan giữa thời tiết, tính cách.
  12. Chân dung sếp. Mốt thời thượng trong cách ăn uống.
  13. Cách đối xử với trẻ em. Khi có được món đồ mới.
  14. Cách hiểu nhau của người phương Đông và phương Tây. Cuối cùng là tiêu chí đánh giá cái đẹp.