Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng cung cấp phân phối và hợp đồng nhượng quyền thương mại

Skip to content

Luật sư có thể giúp tôi làm rõ sự khác nhau giữa đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại được không ạ? Xin cám ơn luật sư!

Người gửi: Lương Bình (Bình Dương)

Hiện nay, Luật Thương mại quy định về đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại như sau:

“Điều 166. Đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Như vậy, đại lý thương mại được hiểu là một hình thức trung gian mà ở đó bên đại lý là bên trung gian để chuyển hàng hóa hay thực hiện cung cấp dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Theo đó, bên nhận đại lý sẽ được hưởng thù lao có thể là phần trăm hoa hồng, là chênh lệch giá giữa giá giao đại lý và giá bán ra thị trường. Bên cạnh đó, về bản chất bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của tài sản nên bên giao đại lý phải chịu trách niệm về chất lượng và những rủi ro xảy ra với hàng hóa.

Trong khi đó, việc nhượng quyền thương mại hướng tới vấn đề về nhãn hiệu, tên thương mại hay nói cách khác ở đây là tài sản sở hữu trí tuệ. Sở dĩ điều này ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của bên nhượng quyền nên bên nhượng quyền sẽ kiểm soát một cách rất chặt chẽ đối với bên nhận nhượng quyền về các tiêu chuẩn như: cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh, giá cả, chất lượng hàng hóa nhận. Như vậy, đối với bên nhận nhượng quyền thì phải đáp ứng những điều kiện nhất định và để được sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền phải trả một chi phí nhất định. Đồng thời, họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình. Có thể thấy lợi ích đối với bên nhận quyền là không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức mà có thể sở hữu một thương hiệu, được điều hành kinh doanh một cách độc lập nhưng đồng thời cũng nhận được sự hỗ trợ từ người nhượng quyền.

Bên cạnh việc làm rõ bản chất của hai hình thức nói trên, chúng tôi có thể đưa ra cho bạn một số điểm khác biệt như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của các bên trong quan hệ.

– Đại lý thương mại: bên giao đại lý vẫn là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý vì vậy khi bên đại lý không bán được hàng hóa hoặc có vấn đề về rủi ro đối với hàng hóa thì bên giao địa lý phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, bên giao đại lý có nghĩa vụ đảm bảo về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ vì vậy khi có bất cứ phát sinh về chất lượng của hàng hóa thì bên giao đại lý phải chịu trách nhiệm. 

– Nhượng quyền thương mại: Khi tiến hành nhượng quyền thì bên nhượng quyền và bên nhận quyền được xác định là hai chủ thể kinh doanh độc lập và mối quan hệ gắn kết giữa hai bên là cùng kinh doanh dưới một tên chung ở đây là nhãn hiệu, thương hiệu của hàng hóa. Vì vậy, bên nhận quyền phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm với khác hàng về chất lượng của sản phẩm. 

Thứ hai, sự tự do trong hoạt động của bên nhận đại lý/nhận chuyển nhượng quyền

– Đại lý thương mại: Bên đại lý được quyền chủ động trong việc tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình và không cần đảm bảo sự thống nhất với các bên đại lý khác.

– Nhượng quyền thương mại: bên nhận quyền có nghĩa vụ chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền và điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhựng quyền thương mại. Ngoài ra, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ. 

Thứ ba, nghĩa vụ về tài chính của các bên.

– Đại lý thương mại: bên nhận đại lý được nhận thù lao khi làm đại lý do bên giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.

– Bên nhận quyền nhượng mại: do được “nhượng quyền” nên bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định tại Hợp đồng Nhượng quyền thương mại) cho bên nhượng quyền thương mại.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Phân biệt đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại. Chúng tôi hy vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Phùng Thị Mai

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Phân biệt đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng cung cấp phân phối và hợp đồng nhượng quyền thương mại

hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

  • Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng cung cấp phân phối và hợp đồng nhượng quyền thương mại

    • 1900 6589
    • Đặt câu hỏi
    • Tìm kiếm

    Sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng cung cấp phân phối và hợp đồng nhượng quyền thương mại

    Hình thức nhượng quyền, phân phối hoặc đại lý là gì?

    Vì bạn không thể có nhân viên của mình trên toàn cầu, bạn sẽ cần một con đường khác để có đơn vị đại diện. Làm việc với các đại lý, nhà phân phối hoặc bên nhận nhượng quyền sẽ giúp bạn tiếp xúc rộng rãi hơn trên thị trường và đảm bảo việc phân phối các sản phẩm và dịch vụ bạn muốn cung cấp cho khách hàng của mình.

    Bạn đang tìm nhà phân phối ở nước ngoài? Đọc thêm …

    Sự khác biệt giữa nhà phân phối và đại lý

    Đại lý sẽ bán hàng của bạn mà không giữ quyền sở hữu, các nhà phân phối sẽ mua hàng của bạn và bán lại. Đại lý và nhà phân phối đều là những công ty sẽ đại diện cho thương hiệu của bạn ở thị trường nước ngoài, nhưng vẫn đang hoạt động dưới tên riêng của họ. Điều quan trọng là phải biết sự khác biệt giữa hai điều này, vì chúng liên quan đến các yêu cầu pháp lý.

    Quyền sở hữu hàng hóa
    Đại lý không có quyền sở hữu hàng hóa. Đại lý đại diện cho nhà cung cấp (nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ) tại thị trường nước ngoài.

    Các nhà phân phối mua hàng và bán lại cho người tiêu dùng. Họ cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ và hậu mãi.

    Mô hình doanh thu

    Đại lý được trả bởi nhà cung cấp thông qua hoa hồng bán hàng. Nhà cung cấp định giá bán. Hoa hồng trên doanh số bán hàng phải đủ để khiến đại lý thú vị khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.

    Các nhà phân phối cộng thêm lợi nhuận trên giá, có thể cao hơn phí của đại lý. Do đó, giá  cho người tiêu dùng cao hơn. Nhà sản xuất cuối cùng có thể thậm chí không biết giá bán, họ có thể chỉ biết giá mà nhà phân phối trả cho họ. Điều quan trọng là phải đặt mức giá để nhà phân phối có thể tạo ra một mức lợi nhuận hợp lý.

    Hoạt động trên thị trường

    Đơn đặt hàng của đại lý thông qua nhà cung cấp nhưng đại lý sẽ giao hàng, xuất hóa đơn và thu tiền từ khách hàng. Đại lý sẽ tập trung vào việc bán hàng và phát triển doanh số.

    Các nhà phân phối chăm sóc hàng tồn kho, họ mở rộng tín dụng cho khách hàng và cung cấp nhiều dịch vụ hơn các đại lý, do đó phí của họ cao hơn mức của một đại lý.

    Bán sản phẩm và vấn đề rủi ro bị giảm doanh thu do bán sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm đang bán (cannibalization)

    Các đại lý có phạm vi sản phẩm nhỏ hơn các nhà phân phối. Một đại lý cung cấp tập trung hơn vào sản phẩm.

    Nhà phân phối bán nhiều sản phẩm. Trọng tâm của họ bị chia cắt nhiều hơn

    Bên nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền và cấp phép

    Để công việc kinh doanh của bạn phát triển mạnh mẽ, bạn không chỉ cần tìm đúng đối tác kinh doanh mà còn phải tìm ra những mô hình bán hàng hoàn hảo cho bạn và công việc kinh doanh của bạn.

    Cấp giấy phép là sự cho phép hoặc quyền chính thức để làm điều gì đó, nếu không sẽ bị cấm, ví dụ như sử dụng thương hiệu, công nghệ được bảo vệ bằng sáng chế, phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu.

    Nhượng quyền thương mại là hợp đồng giữa chủ sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) và một bên khác (bên nhận nhượng quyền) để sử dụng thương hiệu, nhưng cũng để có được sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ từ bên nhượng quyền. Trong khi sử dụng thương hiệu, bên nhận nhượng quyền thường có nghĩa vụ sử dụng mẫu trang trí cửa hàng, bảng hiệu và phong cách doanh nghiệp và phải trả một phần doanh thu hoặc lợi nhuận của mình cho bên nhượng quyền. Vì vậy, về cơ bản đây không chỉ là một nhà phân phối.

    Có ba loại nhượng quyền thương mại khác nhau:

    • Nhượng quyền sản phẩm – một cửa hàng bán một sản phẩm cụ thể
      Ví dụ: Coca-Cola, Exxon, Ford Motor Company và Osim
    • Nhượng quyền Hệ thống – được ủy quyền để tiến hành kinh doanh theo một hệ thống do bên nhượng quyền phát triển.
      Ví dụ: American Idol, Hilton và UPS Store
    • Nhượng quyền quy trình hoặc sản xuất – người nhượng quyền cung cấp nguyên liệu hoặc bí quyết quan trọng cho quy trình sản xuất.
      Ví dụ: Dunkin ’Donuts, Famous Amos, KFC, McDonalds và Starbucks Coffee

    Mối quan hệ mật thiết với các đối tác bán hàng

    Khi bạn đã có đối tác bán hàng triển khai hoạt động kinh doanh, không có nghĩa là bạn để họ làm tất cả công việc. Toàn bộ quá trình sẽ vẫn cần đến trao đổi và hỗ trợ liên tục.

    Với đại lý bán hàng, giữ liên lạc thường xuyên. Làm họ hào hứng với sản phẩm của bạn. Giúp họ trở thành một người chơi cạnh tranh trên thị trường.

    Với các nhà phân phối, hãy lưu ý về các sản phẩm phù hợp với các chính sách khác nhau. Đào tạo đội ngũ bán hàng của họ. Giúp đỡ quảng bá sản phẩm và luôn cập nhật nguồn hàng theo mùa và theo ngày.

    Với bên được cấp phép, hãy đảm bảo tài liệu pháp lý hợp lệ. Cố gắng hiểu rõ hoạt động kinh doanh của bên được cấp phép.

    Với Bên nhận nhượng quyền, hãy sử dụng chuyên gia tư vấn nhượng quyền để giúp phát triển gói sản phẩm. Dành đủ thời gian cho việc đào tạo và hiểu các giá trị thương hiệu của bạn

    Điều rất cần thiết là bạn phải biết các đối tác mà bạn tham gia hợp tác kinh doanh và sản phẩm của bạn trải qua quá trình phân phối và bán hàng như thế nào. Biết những điều cơ bản và thuật ngữ trong việc tiến hành kinh doanh là chìa khóa.

    Đại lý nhượng quyền (Franchise agency/franchising agent): trường hợp đặc biệt

    Thông thường bên nhận nhượng quyền đóng vai trò là nhà phân phối: họ chủ yếu mua hàng hóa từ bên nhượng quyền, sở hữu chúng và bán chúng cho khách hàng của họ. Ngược lại, các đại lý nhượng quyền lại làm việc dưới tên riêng của họ và không sở hữu hàng hóa. Một đại lý nhượng quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền dưới thương hiệu đó.

    Đại lý nhượng quyền có thể được sử dụng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không cần phải tuyển dụng nhân viên bán hàng. Các đại lý được trả hoa hồng trên doanh số họ thực hiện và cũng có thể cung cấp một phần dịch vụ mà họ bán cùng.