Sốt xuất huyết nên uống thuốc gì

Sốt xuất huyết gây ra các rối loạn, đặc biệt ở mạch máu - máu. Dùng thuốc nhằm lập lại thăng bằng, chống lại các triệu chứng bất lợi. Nhưng nếu dùng không đúng thuốc, không đúng cách thì sự rối loạn ấy sẽ tiến triển theo hướng xấu, khiến bệnh trầm trọng thêm.

Nắm vững  bệnh lý trước  khi dùng thuốc

Virus Dengue gây ra sốt xuất huyết [SXH] không hoặc có sốc. Trong SXH không sốc: Sự giãn mạch  nhẹ, huyết tương thoát ra ngoài thành mạch ít. Trong SXH có sốc có 3 biểu hiện: Giãn mạch mạnh, làm cho huyết tương thoát ra ngoài thành mạch nhiều, dẫn đến máu bị cô đặc, lượng máu lưu thông giảm, gây tụt huyết áp, tim nhanh rồi trụy tim mạch. Rối loạn đông máu thể hiện ở chỗ biến đổi thành mạch, hạ tiểu cầu, rối loạn đông máu làm xuất huyết. Hệ thống bổ thể và làm giảm C3-C5 huyết thanh bị kích hoạt.

Sự phát triển virus Dengue có điểm đặc biệt: Khi virut mới xâm nhập, có thể sinh ra kháng thể; kháng thể làm cho virut gắn với  tế bào đơn nhân - đại thực bào thành một tổ hợp. Sau đó, tế bào lympho tấn công vào tổ hợp này, phá hủy tế bào đơn nhân - đại thực bào, lại giải phóng ra virut và chất gây giãn mạch, tromboplastin bạch cầu, chất hoạt hóa C3. Chất C3 lại hoạt hóa thành chất kích thích tế bào đơn nhân - đại thực bào. Chu trình lặp lại như trên. Như thế  kháng thể không chặn được virut, trái lại làm chỗ ẩn náu cho virut phát triển.


Phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết.

Các thuốc thường dùng và không được  dùng:

Dùng thuốc hạ nhiệt:

- Chỉ dùng paracetamol: Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao [15g/ngày với người lớn] và hoặc/ lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu [rượu làm cạn kiệt nguồn glutathion để chuyển hóa paracetamol thành chất không độc]. Còn khi dùng với liều điều trị [thấp hơn nhiều so với liều trên] trong thời gian ngắn [2-5 ngày để hạ sốt] thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Liều dùng trong điều trị SXH: Một lần: 15mg/kg thể trọng [750mg cho người 50kg]. Một ngày: 2-3 lần [1.500mg-2.250mg].

- Không được dùng aspirin: Trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin  ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được [nhất là xuất huyết đường tiêu hóa]. Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm.  Do vậy, trong SXH, không được dùng aspirin cho cả người lớn và trẻ em. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì: aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng  Reye [phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30-50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn]. Aspirin làm tăng độ acid [vốn thấp ở dạ dày trẻ], gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.

- Không dùng kháng viêm không steroid: Tuy không làm ngưng tập kết tiểu cầu mạnh như aspirin nhưng các kháng viêm không steroid đều có tính này [với các mức  khác nhau] nên cũng làm  cho việc chảy máu trong SXH không cầm được. Do vậy không dùng chúng trong  SXH. Trên thị trường  có các loại thuốc cấm [bán không cần đơn] trong thành phần thường có chứa kháng viêm không steroid. Ví dụ  biệt dược: alaxan chứa  kháng viêm không steroid [ibuprofen].  Tránh dùng nhầm các loại biệt dược loại này.

Dùng dịch truyền:

- Ưu tiên bù dịch bằng đường uống: Người bệnh SXH rất nhạy cảm, dễ bị sốc phản vệ. Nếu SXH ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống [oresol]. Theo Bệnh viên Bạch Mai Hà Nội, nếu cho 100% người bệnh dùng oresol ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%.

- Chỉ truyền dịch khi cần thiết: Khi SXH ở cuối độ II hay đầu độ III, huyết tương thoát ra ngoài mạch nhiều, thể tích máu trong lòng mạch giảm sút, sốt cao làm mất nước, làm cho sự giảm sút này tăng thêm, máu bị cô đặc lại, huyết áp tụt xuống, tim nhanh dẫn đến trụy tim mạch cho nên cần truyền dịch. Dịch bị mất trong trường hợp này là "mất nước nhiều hơn mất muối" nên dung dịch truyền phải chứa ít muối. Tốt nhất là chọn dung dịch riger lactat [chứa natri clorid + kali clorid + canxi clorid + natrilactat]. Nếu không có thì trộn dung dịch glucose đẳng trương [5%] với dung dịch natri clorid đẳng trương [0,9%] mỗi loại 50%. Khi rất nặng, truyền các dung dịch này mà không nâng được huyết áp thì dùng các dung dịch cao phân tử  nhưng phải dùng ở nội viện.

- Liều lượng và thời gian bù dịch:

Cần bù đủ lượng dịch bị mất trong vòng 24 giờ nhưng trong 8 giờ đầu chỉ bù 50% và 16 giờ sau bù tiếp 50% lượng dịch bị mất.

+ Với trẻ em: Lượng dịch  cần bù bằng P1 [thân trọng lúc chưa mắc bệnh] trừ đi P2 [thân trọng khi mắc bệnh].  Trẻ em  trước khi mắc bệnh không cân nên không biết P1. Vì thế, theo kinh nghiệm, có thể tính liều cho trẻ em dựa vào P2. Liều tính bằng ml/kg/trong 24 giờ trong ngày thứ nhất, hai, ba  như sau: P2 = 7kg, liều 220-165-132; P2 = 8kg-11kg, liều 165-132-88; P2 = 12kg-18kg, liều 132-88-88; P2 = 18kg liều 88-88-88.

+ Với người lớn: Với  SXH độ II ở giờ đầu liều 6-7mg/kg/giờ, ở giờ thứ hai và ba liều 5ml/kg/giờ ở thứ tư và năm liều 3ml/kg/giờ. Theo đó tính ra ở SXH  độ II ở một người nặng trong các thời điểm trên lượng dịch truyền sẽ là 350ml + 500ml + 300ml = 1.150ml. Với SXH độ III,  truyền nhiều hơn ứng với các thời gian trên  là lần lượt  là các liều:15-20ml/kg/giờ -10ml/kg/giờ - 7,5 ml/kg/giờ.

Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ nước trong các mô, tổ chức, hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi. Thêm nữa, trong Ringer lactat có kali, truyền thừa kali có hại cho tim.

- Tốc độ truyền dịch: Từ lượng dịch và thời gian cần bù nói trên, tính ra tốc độ truyền bằng ml/giờ nhưng tốt nhất là tính bằng giọt/phút dễ theo dõi hơn. Là tốc độ tính bằng ml/giờ chia ra 3 lần thì ra tốc độ tính bằng giọt/phút. Ví dụ: tốc độ 100ml/giờ chia ra 3 lần  thì  quy ra bằng tốc độ 33 giọt/phút.

Về nguyên tắc, khi truyền không làm thay đổi nồng độ natri  máu quá 1mEq/L trong 1 giờ. Truyền nhanh sẽ làm thay đổi nồng độ natri máu tức thời quá 1mEq/L sẽ tạo ra những rối loạn  không có lợi.

Không cần dùng kháng sinh

Dùng kháng sinh nhằm làm yếu virut,  tạo điều kiện thuận lợi cho kháng thể tiêu diệt virut bằng cách thực bào. Trong SXH, kháng thể tiêu diệt trái lại làm cho virut phát triển [như nói trên] nên việc dùng kháng sinh không có ý nghĩa. Hơn nữa, trong SXH, máu bị cô đặc, dùng nhiều kháng sinh bao vây sẽ làm  cho nồng độ kháng sinh  máu cao, dễ gây tai biến.

[Theo DS. Bùi Văn Uy - suckhoedoisong.vn]

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn gây ra. Bệnh có thể làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng  nếu không điều trị kịp thời. Vậy cần làm làm gì khi bị sốt xuất huyết?

Theo CDC, mỗi năm có tới 400 triệu người bị nhiễm sốt xuất huyết.

1. Làm gì khi bị sốt xuất huyết? Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh

Hạ sốt bằng thuốc đúng cách

Cách giảm thân nhiệt nhanh chóng nhất là dùng thuốc hạ sốt. Theo các bác sĩ, người bị sốt quá 39ºC có thể sử dụng paracetamol [Hapacol] để hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý liều lượng thuốc khi cho trẻ nhỏ dùng [10 – 15mg/kg cân nặng]. 

Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt nhiều lần trong ngày nếu cần thiết. Mỗi lần uống thuốc nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Mặt khác, nếu không muốn bị ngộ độc thuốc, bạn chỉ nên dùng paracetamol ít hơn năm lần trong cùng một ngày.

Một lưu ý khác bạn cần nhớ là không sử dụng những loại thuốc hạ sốt khác như aspirin, ibuprofen… khi bị sốt xuất huyết. Các loại này có nguy cơ khiến những triệu chứng sốt xuất huyết còn lại như đau đầu, nhức mỏi cơ thể, buồn nôn… trở nặng. 

  Thuốc hạ sốt uống cách nhau bao lâu là an toàn và những lưu ý khi sử dụng

Giảm thân nhiệt cơ thể

Ngoài việc uống thuốc hạ sốt, bạn còn có thể áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục khác, ví dụ như:

  • Chườm khăn mát lên trán. Lưu ý không dùng nước đá hoặc nước lạnh.
  • Lau người bằng nước ấm.

Nhiều bạn chọn giải pháp đi tắm để giải tỏa đi nhu cầu vệ sinh cá nhân vì khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, mồ hôi tuôn ra nhiều hơn. Nhưng thật sự cần lưu ý vì việc này sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Không nên tự ý truyền dịch tại nhà vì dễ dẫn đến hiện tượng phù nề, suy hô hấp làm bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Ngoài ra nên mặc đồ thoáng mát, mỏng, chườm khăn thấm nước vào trán, bẹn, nách… Lưu ý nên chườm nước ấm hay nước có nhiệt độ thường, tránh dùng nước đá gây co mạch.

Bổ sung dinh dưỡng

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cho người bệnh đầy đủ chất, cân đối 4 nhóm chất đường, bột, đạm, béo; không nên kiêng khem dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Nếu đối tượng sốt xuất huyết là trẻ em, bạn có thể chia nhỏ bữa, điều này giúp bé có thể vừa nhận đủ chất và ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú mẹ, bạn nên cho bé bú sữa nhiều hơn để đề đề phòng tình trạng mất nước.

Uống đủ nước

Sốt xuất huyết có khả năng thúc đẩy quá trình bay hơi nước trong cơ thể diễn ra nhanh hơn. Từ đó, bạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái mất nước. Nhằm khắc phục vấn đề này, bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên chú trọng việc bổ sung nước cho cơ thể, bao gồm:

Bổ sung nước rất quan trọng khi bị sốt xuất huyết.

  • Bé từ năm tuổi trở xuống: uống 0,5 – 1 lít nước trong một ngày.
  • Trẻ lớn hơn năm tuổi: cố gắng tiêu thụ 1,5 – 2,5 lít chất lỏng trong ngày.
  • Người trưởng thành: 2,5 – 3 lít nước là lượng chất lỏng một người cần bổ sung mỗi ngày trong thời gian phát sốt. 

Nước lọc đã đun sôi và để nguội luôn là lựa chọn hàng đầu trong mọi tình huống. Mặt khác, bạn còn có thể chọn uống nước bổ sung ion để phòng ngừa tình trạng rối loạn điện giải. Ngoài ra, một số lựa chọn sau đây cũng có khả năng khắc phục tình trạng mất nước, bao gồm:

  • Uống nước ép trái cây
  • Dùng thức ăn loãng, dễ nuốt như súp, sữa, cháo…

Kèm theo nên uống thêm nước hoa quả như nước cam, chanh, bưởi, dừa… Những loại hoa quả chứa vitamin C và khoáng chất, tăng sức đề kháng, bổ sung sức mạnh cho thành mạch máu, từ đó bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.

Ngoài các loại nước kể trên, có thắc mắc sốt uống nước dừa được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bạn nhé. Nước dừa cung cấp vitamin C, kali và chất điện giải cho cơ thể. Với bệnh nhân sốt xuất huyết, nước dừa giúp cơ thể bớt mệt và hạ sốt nhanh hơn.

Cho trẻ ăn bù sau khi hết bệnh

Sau khi trẻ khỏi bệnh sốt xuất huyết, bố mẹ nên cho trẻ ăn uống điều độ và ăn bù nhằm bổ sung dinh dưỡng trong khoảng thời gian bé bị ốm, hạn chế để bé bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng. Theo đó, bố mẹ cần kiên trì nấu ăn ngon cho trẻ và ưu tiên các loại đồ ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin.

Nhập viện khi có triệu chứng nặng

Các phương pháp trên chỉ phù hợp với xuất xuất huyết nhẹ, vậy nên làm gì khi bị sốt xuất huyết nặng?

Khoảng 1 trong 20 người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ bị sốt xuất huyết nặng. Sốt xuất huyết nặng là một dạng bệnh nghiêm trọng hơn sốt xuất huyết thông thường vì có thể dẫn đến sốc, chảy máu trong và thậm chí tử vong. Các dấu hiệu cho thấy bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn [ít nhất 3 lần trong 24 giờ].
  • Chảy máu mũi hoặc nướu.
  • Nôn ra máu, hoặc máu trong phân.
  • Cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh.

2. Thực phẩm nên ăn khi bị sốt xuất huyết

Lá đu đủ

Các bác sĩ và chuyên gia trên thế giới đã công nhận rằng lá đu đủ là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Bạn chỉ cần lấy 2 lá đu đủ tươi, nghiền nát và ép lấy nước để dùng.

Lá đu đủ có chứa nhiều flavonoid, các hợp chất phenolic và khoáng chất. 

Người bệnh nên uống 2 muỗng nước ép lá đu đủ mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối. Chiết xuất từ lá đu đủ giúp làm tăng số lượng tiểu cầu. Cách này được xem là biện pháp tốt nhất giúp điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Cam

Một trong những loại trái cây mà người bệnh sốt xuất huyết nên ăn đó là cam. Nước cam chứa nhiều vitamin và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, nước cam còn có lợi cho hệ tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy các kháng thể để cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Cháo

Cháo hay thực phẩm được xay nhuyễn thường được gợi ý cho người bị sốt xuất huyết. Lý do là vì chúng dễ nuốt hơn thực phẩm bình thường, dễ tiêu hóa và giúp cung cấp năng lượng cho người bệnh.

Giá trị dinh dưỡng cao cùng hàm lượng chất xơ từ các thành phần trong cháo sẽ hỗ trợ điều trị bệnh.

Nước chanh

Nước chanh giúp loại bỏ các độc tố từ virus sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Hơn thế nữa, người bệnh sốt xuất huyết thường không được ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ hay có vị cay và điều này gây ảnh hưởng đến vị giác. Bạn có thể cảm thấy nhạt miệng và thèm ăn gì đó. Lúc này, nước chanh là một lựa chọn hoàn hảo.

Nước dừa

Để giải đáp cho câu hỏi phổ biến Sốt cao uống nước dừa được không, chúng ta cùng xem công dụng của nước dừa nhé. Nước dừa giúp bổ sung chất điện giải và nhiều chất khoáng vi lượng khác cho cơ thể bị mất nước do sốt xuất huyết. Do đó, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh nên uống nhiều nước dừa trong quá trình điều trị và hồi phục sau khi mắc bệnh.

Nước ép rau củ hoặc trái cây

Một số thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh sốt xuất huyết, chẳng hạn như:

Nước ép rau củ hoặc trái cây không chỉ tăng cường đề kháng mà còn giúp da dẻ thêm hồng hào.

  • Dưa chuột
  • Rau có lá màu xanh
  • Cà rốt 

Bạn có thể ép các thực phẩm này và lấy nước uống để hỗ trợ chữa trị các triệu chứng sốt xuất huyết. Ngoài ra, nước ép từ các loại trái cây như ổi, cam, dâu, kiwi hay dứa cũng kích thích cơ thể tăng sản xuất các tế bào lympho chống lại virus. Vậy nên, người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung nước ép rau củ hoặc trái cây vào chế độ ăn hàng ngày. 

Thực phẩm giàu protein

Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như sữa, trứng và các sản phẩm từ sữa. Bạn nên phân chia chúng một cách hợp lý vào các bữa ăn. Cá và thịt gà cũng là những thực phẩm tốt cho người bệnh sốt xuất huyết bởi những thực phẩm này có khả năng tăng cường sức khỏe, từ đó giúp đánh bại virus sốt xuất huyết.

Bạn nên sử dụng các nguyên liệu này khi nấu cháo để dễ tiêu hóa hơn.

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh, hay bông cải xanh, là một nguồn bổ sung vitamin K tuyệt vời, giúp tái tạo tiểu cầu.Nếu lượng tiểu cầu trong máu bị giảm xuống thấp, bạn nên ăn súp lơ xanh hàng ngày. Loại rau này cũng có hàm lượng khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú.

Cải bó xôi

Cải bó xôi là một nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 và sắt, giúp cải thiện hệ thống miễn dịch. Việc ăn rau cải bó xôi hàng ngày là một cách hiệu quả để tăng số lượng tiểu cầu.

3. Người bệnh xuất huyết nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm giúp ích cho người bệnh sốt xuất huyết, có một vài thực phẩm mà bạn nên kiêng trong thời gian nhiễm bệnh, chẳng hạn như:

Đồ ăn dầu mỡ

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay. Đây là những thực phẩm bạn nên kiêng ăn hoàn toàn.

Đồ uống ngọt

Không nên uống soda, mật ong, các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục vì các tế bào trắng diệt khuẩn bị chậm lại.

Thêm vào đó là không nên uống rượu, caffein và hút thuốc

Thực phẩm có màu tối

Không nên ăn các màu đỏ, nâu, đen vì sẽ làm bác sĩ khó xác định và chẩn đoán đúng bệnh khi bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bị nôn mửa.

Đồ ăn cay nóng

Người bệnh sốt xuất huyết bị thuyên giảm đi sức đề kháng, kèm theo hao hụt khi người bệnh ăn đồ cay, nóng, gừng, mù tạt… điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của người bệnh.

Bên cạnh những biện pháp trên, đáp án quan trọng nhất cho vấn đề “nên làm gì khi bị sốt xuất huyết” là quan sát những thay đổi diễn ra trên cơ thể. Việc này có thể giúp bạn sớm phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng [chẳng hạn như sốt cao kéo dài, xuất huyết dưới da, buồn nôn và nôn…] và đặc biệt là có phương pháp can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Sốt xuất huyết phát ban khi nào và bao lâu khỏi?

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Nguồn tham khảo:

9 Food Items To Help Recover From Dengue Fast. //blog.safetykart.com/9-food-items-to-help-recover-from-dengue/

Diet for Dengue Patients – Everything You Need to Know. //frommonday.in/diet-for-dengue-patients-everything-you-need-to-know/

Video liên quan

Chủ Đề