Soạn văn 7 tập 1 bài bạn đến chơi nhà

1. Tóm tắt nội dung văn bản

1.1. Nghệ thuật

  • Phép đối, nói quá, liệt kê, ngôn ngữ giản dị.

1.2. Nội dung

  • Cảm xúc chân thành tự nhiên về tình bạn gắn bó thủy chung son sắc.

Câu 1. "Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ gì? Vì sao?

  • Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:
    • Số câu: 8 câu [bát cú]
    • Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ [thất ngôn]
    • Hiệp vần: chữ cuối của các dòng 1-2-4-6-8: nhà - xa -gà - hoa - ta [vần a]
    • Phép đối: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2.

a. Theo nội dung của câu thứ nhất "Đã bấy lâu nay bác tới nhà", đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?

  • Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đãi bạn vì những lí do sau:
    • Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô “bác” chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi.
    • Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi “Đã bấy lâu nay” Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại.
    • Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ một chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn.

b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

  • Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh huống oái oăm “lực bất tòng tâm”, 6 câu tiếp theo nói về cảnh huống đó.
  • Hoàn cảnh thiếu thốn
    • Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: trẻ đi vắng, chợ lại xa.
    • Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng: có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả “miếng trầu là đầu câu chuyện” thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt... gần như là “ một cuộc tổng duyệt các sản vật có trong nhà” từ lớn đến nhỏ

⇒ Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu.

  • Dụng ý của tác giả: Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.

c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ " ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?

  • Vị trí của câu thứ tám: Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này: có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường.
  • Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.

d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyên trong bài “Bạn đến chơi nhà”.

  • Đó là một tình bạn thiêng liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Bạn đến chơi nhà. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Bạn đến chơi nhà.    

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1.

a. Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có khác gì với ngôn ngữ ở đoạn thơ "Sau phút chia li" đã học?

So sánh

Sau phút chia ly

Bạn đến chơi nhà

Giống nhau

Cả hai đều ngắn gọn hàm xúc, có giá trị nghệ thuật cao.

Khác nhau

  • Ngôn ngữ điêu luyện, bongs bảy, tinh tế
  • Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, xa lạ chứ không phải ở Việt Nam
  • Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.
  • Mang đậm đời sống dân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.
  • Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc

b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh Quan.

“Ta với ta” trong “Qua đèo Ngang”

“Ta với ta”  trong “Bạn đến chơi nhà”

  • Dùng để chỉ 2 người: Nguyễn Khuyến và bạn của ông
  • Nói về cái buồn cô đơn, thầm kín, buồn lặng không người chia sẻ
  • Niềm vui về sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, sự sẻ chia thông cảm, sự tri kỉ, tri âm của tình bạn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Hãy đọc các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây:

  • Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn
  • Buôn có bạn, bán có phường
  • Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn
  • Thuận vợ thuận chồng, bể Đông tát cạn

Thuận bè thuận bạn, tát cạn bể Đông

2. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Những câu thành ngữ trên muốn nói điều gì về tình bạn?

b. Theo em thế nào là một người bạn tốt

=> Xem hướng dẫn giải

1. Đọc văn bản sau: Bạn đến chơi nhà

2, Tìm hiểu văn bản

a. Bài Bạn đến chơi nhà có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?

b] Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?

c] Qua 7 câu thơ đầu tác giả cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?

d] Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

e] Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Phát hiện lỗi sử dụng quan hệ từ:

a. Nối các câu ở cột A với loại lỗi về sử dụng quan hệ từ [QHT] ở cột B cho thích hợp:

 A

B

[1] Đừng nên nhìn của cải vật chất đánh giá con người.

a] Lỗi thừa QHT

[2] Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị.

b]Lỗi thiếu QHT

[3] Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ

c] Lỗi dùng QHT mà không có tác dụng liên kết.

[4] Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung

d]Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa

=> Xem hướng dẫn giải

b.  Mỗi câu dưới đây mắc loại lỗi nào về quan hệ từ:

[1] Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng.

[2] Qua câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

[3] Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

=> Xem hướng dẫn giải

c. Các câu văn dưới đây có mắc loại lỗi nào về sử dụng quan hệ từ? Hãy chữa lại cho đúng:

[1] Qua bài thơ này đa nói lên tình cảm của Nguyễn Khuyết đối với bạn bè.

[2] Đối với bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.

[3] Với câu tục ngữ " Lá lành đùm lá ránh" cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.

=> Xem hướng dẫn giải

1. Có ý kiến cho rằng, tình bạn là một trong những đề tài có từ lâu đời trong lịch sử văn học Việt nam. Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn của thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ này.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Thêm các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành các câu dưới đây:

a.  Nó chăm chú nghe kể câu chuyện đầu đến cuối.

b.Con xin báo một tin vui cha mẹ vui lòng

=> Xem hướng dẫn giải

3. Thay các quan hệ từ dùng sai trong các câu bằng các quan hệ từ thích hợp.

a. Ngày nay, chúng ta cũng có quan niệm với cha ông ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.

b. Tuy nước sơn có đẹp đến mấy mà chất gỗ không tốt thì đồ vật cũng không được bền.

c. Không nên chỉ đánh giá con người bằng hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người bằng những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Cho biết các quan hệ từ [in đậm] trong các câu dưới đây dùng đúng hay sai:

Câu

Đúng

Sai

a. Nhờ cố gắng học tập nên nó đạt thành tích cao .

b.  Tại nó không cẩn thận nên nó đã giải sai bài toán.

c.  Chúng ta phải sống cho thế nào để chan hoà với mọi người.

d. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

e. Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi bản thân của mình.

g. Sống trong xã hội của phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.

h. Nếu trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

i. Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

=> Xem hướng dẫn giải

5. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

=> Xem hướng dẫn giải

Dựa vào dàn bài chi tiết đã lập ở bài 7, viết bài tập làm văn số 2[văn biểu cảm]

Đề bài: Loài cây em yêu

=> Xem hướng dẫn giải

1. Đọc đoạn thơ sau và nhận xét về cách thể hiện tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến so với bàI Bạn đến chơi nhà

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai ai viết mà đưa

=> Xem hướng dẫn giải

2. Sưu tầm những câu thơ, đoạn văn về tình bạn

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: Soạn văn 7 VNEN bài 8: Bạn đến chơi nhà trang 53, giải bài tập VNEN bài 8: Bạn đến chơi nhà trang 53 , VNEN bài 7:Bạn đến chơi nhà trang 53

Video liên quan

Chủ Đề