So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?

Show


Câu 17417 Vận dụng

So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

Dựa vào tình hình kinh tế của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và quốc gia cổ Cham-pa để so sánh, nhận xét.

...

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?

Đề bài

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 77 - 79, suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Khác nhau:

Nội dung

so sánh

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Cư dân Lâm Ấp - Cham-pa

Cư dân Phù Nam

Đời sống

kinh tế

Nghề đúc đồng, dệt, làm gốm phát triển mạnh

Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền tháp

Nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

Văn hóa,

tín ngưỡng

Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo

Loigiaihay.com

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia Phù Nam.

    Giải bài tập 3 trang 79 SGK Lịch sử 10

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

    Giải bài tập 2 trang 79 SGK Lịch sử 10

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

    Giải bài tập 1 trang 79 SGK Lịch sử 10. Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia cổ Phù Nam.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 79 SGK Lịch sử 10

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Tóm tắt tình hình văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 78 SGK Lịch sử 10

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • So với Văn Lang -- Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt

    Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?

    Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp – Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì?

Lịch sử lớp 10

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Sử liệu
  • 3 Địa lý
  • 4 Tổ chức nhà nước
  • 5 Kết thúc
  • 6 Tham khảo
  • 7 Xem thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Tên nước Văn Lang, theo một số suy đoán thì có khả năng, từ "Văn Lang" có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ là Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim mà họ tôn kính như vật tổ.

Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, tên gọi của Mê Linh có nguồn gốc là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của vùng đất: Bạch Hạc, "con hạc trắng", - Mê Linh nằm trong vùng đất này, - đồng thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng[1]. Một điểm khác, chữ Hồng trong từ Hồng Bàng, thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương vương, chỉ một loài chim nước thuộc họ chim Diệc.

Sử liệuSửa đổi

Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) viết rằng phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, đẻ ra Lạc Long Quân (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần Nông). Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai, 50 người theo Lạc Long Quân theo cha về bờ biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

Theo truyền thuyết này, Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN, sinh ra người con là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu cơ sinh được 50 người con theo mẹ lên núi phủ tuyết (Âu Việt) và 50 người con theo cha xuống biển (Lạc Việt). Con trưởng của Lạc Long Quân là Vua Hùng cai trị nước Văn Lang (bộ tộc Lạc Việt), truyền qua các đời vua Hùng và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN) bởi An Dương Vương (bộ tộc Âu Việt). An Dương Vương thống nhất 2 bộ tộc gọi là Âu-Lạc. Vì vậy quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ ĐVSKTT là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.[2] Về sau các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên gọi kinh đô thời Văn Lang là Phong Châu.[3] Trong bộ Việt sử lược có dành những dòng sau cho các vua Hùng

"Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút."[4]

Sách An Nam chí (tức An Nam chí nguyên) của Cao Hùng Trưng cho rằng: "Đất Giao Chỉ từ khi chưa đặt có quận huyện, chỉ có ruộng của dân giống Lạc, theo nước trào lên xuống mà cấy lúa; có vua giống Lạc (Lạc vương) thống trị dân; có tướng giống Lạc (Lạc tướng) là quan để giúp vua. Vua quan đều ấn đồng dải xanh, gọi là nước Văn Lang; truyền 18 đời."

Sử kí, quyển 113, Nam Việt liệt truyện, 53, Sách ẩn (thời Đường – Tư Mã Trinh soạn) dẫn Quảng châu kí chép:

“Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ở ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương – Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị ở huyện Phong Khê.

Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, năm 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép:

“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu...".

Tuy nhiên, các sách này không thống nhất tên gọi của vua nước này, có sách đề cập đến Hùng Vương (雄王) nhưng có sách lại gọi là Lạc Vương (雒王). Hai chữ này viết gần giống nhau nên có thể đã có sự nhầm lẫn.

Địa lýSửa đổi

Theo "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪), quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang:

  • Đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông
  • Tây tới Ba Thục (巴蜀)
  • Bắc tới hồ Động Đình (洞庭)
  • Nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城).
  • Về sau, qua các đời Hùng Vương tiếp theo, đất nước Văn Lang rộng lớn ấy bị phân chia thành Bách Việt, trăm bộ tộc Việt, trăm nước Việt, Văn Lang bấy giờ còn như hình dưới.

Nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡), bao gồm:

  1. Việt Thường (越裳)
  2. Giao Chỉ (交趾)
  3. Chu Diên (朱鳶)
  4. Vũ Ninh (武寧)
  5. Phúc Lộc (福祿)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Hoài Hoan (懷驩)
  10. Cửu Chân (九真)
  11. Nhật Nam (日南)
  12. Chân Định (真定)
  13. Văn Lang (文郎)
  14. Quế Lâm (桂林)
  15. Tượng Quận (象郡)

Nước Văn Lang năm 500 TCN

Theo "Việt sử lược" (越史略), quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Việt Thường Thị (越裳氏)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Quân Ninh (軍寧)
  5. Gia Ninh (嘉寧)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Lục Hải (陸海)
  8. Thang Tuyền (湯泉)
  9. Tân Xương (新昌)
  10. Bình Văn (平文)
  11. Văn Lang (文郎)
  12. Cửu Chân (九真)
  13. Nhật Nam (日南)
  14. Hoài Hoan (懷驩)
  15. Cửu Đức (九德)

Kinh đô đặt tại bộ Văn Lang.

Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỉ (鴻厖氏紀), cương vực và tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang được chép gần như tương tự với "Lĩnh Nam chích quái" chỉ khác là không có bốn bộ Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm và Tượng Quận mà thay vào đó là bốn bộ Vũ Định (武定), Bình Văn (平文), Tân Hưng (新興) và Cửu Đức (九德). Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô. 15 bộ của nước Văn Lang theo "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm:

  1. Giao Chỉ (交趾)
  2. Chu Diên (朱鳶)
  3. Vũ Ninh (武寧)
  4. Phúc Lộc (福祿)
  5. Việt Thường (越裳)
  6. Ninh Hải (寧海)
  7. Dương Tuyền (陽泉)
  8. Lục Hải (陸海)
  9. Vũ Định (武定)
  10. Hoài Hoan (懷驩)
  11. Cửu Chân (九真)
  12. Bình Văn (平文)
  13. Tân Hưng (新興)
  14. Cửu Đức (九德)
  15. Văn Lang (文郎)

Bản đồ cương vực của nước Văn Lang (lưu ý: đây chỉ là ước chừng, vì ghi chép địa lý thời đó là chưa rõ ràng)

Các tài liệu nghiên cứu sau này cho rằng lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, thậm chí kéo dài tới Thừa Thiên Huế[5], dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 696 TCN - 682 TCN)

Mười lăm bộ, ở Sử cũ có chép đầy đủ tên riêng, là:

1) Văn Lang(文郎)

2) Giao Chỉ (交趾)

3) Chu Diên (朱鳶)

4) Võ Ninh (武寧)

5) Phúc Lộc(福祿)

6) Việt Thường(越裳)

7) Ninh Hải (陸海)

8) Dương Tuyền (陽泉)

9) Lục Hải (陸海)

10) Võ Định (武定)

11) Hoài Hoan (懷驩)

12) Cửu Chân (九真)

13) Bình Văn (平文)

14) Tân Hưng (新興)

15) Cửu Đức (九德)

Người đời sau có lấy tên các bộ ấy để chú sách Dư địa chí. Nay xem như ở Sử Khân định khảo và chú, từ nước Ngô mới đặt quận Cửu Đức (nay là đất Hà Tĩnh) mà đến đời thuộc hán mới có huyện Chu Diên (nay là đất Vĩnh Tường). Nhân Nhân thế xem ra thời cả như như mười ba bộ kia, có nhẽ đều là sau khi Triệu Đà thống trị ta, mới đạt đặt tên ấy. 15 bộ chia đây, không biết cõi đất ra làm sao, nhưng hẳn chỉ có những tên gọi rất đơn sơ mà không truyền lại đến nay vậy. Vậy nay chỉ tạm biết là mười lăm bộ mà không dám theo ở Sử cũ liệt tên.