Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ Ả RẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.03 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HCM
KHOA VĂN HÓA HỌC
o0o
VĂN HÓA SO SÁNH
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ Ả RẬP
GIẢNG VIÊN: PGS. TS. PHAN THỊ THU HIỀN
HỌC VIÊN: LÊ THI DUYÊN HÀ
LỚP VĂN HÓA HỌC K13B
MSHV: 0305161234
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DẪN NHẬP 2
1.Lý do chọn đề tài 2
2.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học 2
3.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 3
NỘI DUNG 4
1.Hoàn cảnh tiếp nhận 4
2.Quá trình phát triển và phân li 7
3.Cách thức hoạt động và giáo lý 10
4.Thân phận phụ nữ 14
5.Cơ sở thờ tự 18
6.Nghi lễ tôn giáo 19
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Hồi giáo là một tôn giáo lớn, ước tính có từ 1,2 đến 1,57 tỷ người Hồi giáo trên thế


giới. Những cộng đồng cải đạo và nhập cư Hồi giáo có mặt ở hầu như mọi nơi trên thế giới.
Qua quá trình hình thành tôn giáo, do ảnh hưởng của những biến cố lịch sử, con
người, và văn hóa bản địa, Hồi giáo đã thay đổi và phân nhánh so với ban đầu. Do đó, dù
chịu ảnh hưởng của nơi phát nguồn, nhưng Hồi giáo Việt Nam ngoài những tương đồng
cũng có những nét đặc trưng riêng biệt.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học
Qua đề tài, em muốn thực hành những kiến thức đã học trong môn Văn hóa so sánh để
áp dụng vào trong những nghiên cứu của mình.
Qua bài luận, em tập dợt tìm hiểu thông tin một cách hệ thống, để người đọc dễ hình
dung những nội dung chủ yếu của Hồi giáo.
Với vai trò là một cán bộ hoạt động trong ngành Du lịch, em muốn tìm hiều về một
tôn giáo đã đồng hành trong suốt thời kỳ lịch sử của mình, nhằm phục vụ cho nhiệm vụ
chuyên môn.
2
3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Dùng phương pháp tổng hợp hệ thống, phân tích những thông tin đã thu thập được.
Sau đó, em sẽ đối chiếu với các thông tin với nhau để rút ra những vấn đề căn bản mà đề tài
cần.
3
NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh tiếp nhận
Tại Ả rập, Hồi giáo bắt đầu phát triển trong các dân tộc sống ở sa mạc Ả Rập, vào
thế kỷ thứ 7. Hồi giáo không nảy sinh ở một nơi không hề có tôn giáo. Cư dân ở vùng này
đã phát triển những hình thức tôn giáo của riêng họ, và đã tiếp cận những tôn giáo khác
nhau qua nhiều thế kỷ. Dù không mạnh, Kito giáo Byzantine đã là một nhân tố trong đời
sống của cư dân này. Xứ Judea, quê hương của Kito giáo, không xa các quốc gia Ả Rập.
Các quốc vương Kito giáo trị vì đã viết và dạy đạo tại những thành phố lân cận Mecca và
Medina (Yathrid).
Tại Việt Nam, theo một số tài liệu thì Othman Bin Affan, vị Khalip thứ ba của
của Hồi giáo, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Trung Hoa và một số quốc gia ở

Đông Nam Á vào thời kỳ nhà Đường ở Trung Quốc vào khoảng năm 650. Có lẽ trong
những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường biển đã
dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc. Tuy nhiên chứng cớ
trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Điều này cho biết người Chăm bắt đầu tiếp nhận
đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11. Lúc này người Chăm có tôn giáo chính
là Ấn Độ giáo và một thiểu số theo đạo Phật, là hai tôn giáo lớn lúc bấy giờ.
Qua đây cho thấy Hồi giáo hình thành và tiếp nhận tại những quốc gia đã có sẵn tín
ngưỡng địa phương và tôn giáo khác rất lớn mạnh. Thế nhưng, Hồi giáo vẫn bám rễ được
vào cộng đồng dân cư, vượt qua những ảnh hưởng của thói quen tôn giáo cũ, chấp nhận
cái mới và thuận thành với nó. Vấn đề này liên quan đến quy luật tư tưởng, khi không còn
phù hợp, tức nhiên hình thành và chấp nhận cái mới.
Thế nhưng, để Hồi giáo được tiếp nhận như một thay thế, ta tìm kiếm những yếu tố
suy giảm ảnh hưởng cùa tôn giáo cũ. Tại Ả Rập, thần học Kito giáo trong thế giới
Byzantine tự chia thành nhiều phái liên quan đến bản chất chúa Kito. Những cuộc chiến
cả thần học lẫn quân sự diễn ra về mối quan hệ chính xác giữa Thượng Đế và Chúa
Giesu. Có lẽ những cuộc chiến này đã tạo ra khát vọng có một tiên tri rao giảng “Chỉ có
một Thượng Đế duy nhất là Allah”. Ngoài ra, các nhà cai trị Byzantine trong nhiều
trường hợp đã đối xử với người Kito giáo Ả Rập với sự thù hận và tàn ác. Người Ả Rập
cũng quen với Do Thái giáo. Một số những bộ tộc vùng sa mạc là người Do Thái giáo.
Khi Muhammad, nhà tiên tri của Hồi giáo, vào thành Medina, năm 622 nhiều cư dân của
4
thành phố là người Do Thái giáo. Một tôn giáo khác có thể đã ảnh hưởng đến sự hình
thành Hồi giáo là Bái Hỏa giáo. Dù ảnh hưởng của nó trên Hồi giáo không mạnh như Do
Thái giáo và Kito giáo, có lẽ Muhammad và những môn đệ có tiếp xúc với những người
Ba Tư theo Bái Hỏa giáo. Có lẽ đó là sức mạnh tôn giáo chủ yếu phát sinh Hồi giáo và
chống lại là tôn giáo bản địa của người Ả Rập. Theo kinh Koran, trước đó đã thờ rất
nhiều thần khác nhau, họ quan tâm nhất là những vị thần địa phương và của bộ tộc. Hình
ảnh các vị thần này đã được đẽo tạc và quý trọng, và huyết tế được dâng lên các thần ấy.
Ngoài các chủ thần cấp cao của Trời Đất, còn có những tạo vật kém linh thiêng hơn, Có
những thiên thần và tiên, là những thiện linh hay phù hộ và có những ác quỷ hay tìm cách

hại người. Do đó, tính chất rõ ràng nhất của tôn giáo trước Hồi giáo là tính chất vật linh
giáo.
Tương tự thế, trong thời điểm lúc bấy giờ vương quốc Chăm là một vương quốc
mạnh trong khu vực. Người dân theo hai tôn giáo chử yếu là Balamon và Phật giáo truyền
từ Ấn Độ sang. Đạo Bàlamôn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại
và biến đổi trong cộng đồng người Chăm. Tôn giáo Bà la môn vốn là tín ngưỡng đa thần
như thần mặt trời, thần gió, thần mưa, thần sấm sét, thần núi, thần sông, thần cây, thần
rừng Tuy nhiên, hệ thống thần linh của người Chăm Bà la môn không theo một hệ
thống rạch ròi như Bà la môn nguyên thủy mà đã được bồi đắp nhiều lớp đời này qua đời
khác thông qua sự cúng tế, cầu nguyện. Đền tháp theo tôn giáo Ấn Độ là để thờ các đấng
thần linh của đạo Bà la môn. Bà la môn của người Chăm không có hệ thống giáo lý, giáo
luật rõ ràng. Giáo lý, giáo luật của người Chăm Bà la môn là các kinh luật Bà la môn
được các tăng lữ Pà xế phiên dịch ra tiếng Chăm, ghi lại bằng chữ Chăm trong các thư
tịch cổ, truyền lại từ đời này qua đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín
ngưỡng và đời sống xã hội Chăm như bộ kinh Upanishad (Áo nghĩa thư), Rigvêđa,
Samavada (ca vịnh Vệ đà), Yajurvada (tế tự Vệ đà) và Athrvamda (gồm bùa chú và khấn
trừ tà ma) Song song với nó là Phật giáo Đại thừa do những thương gia Ấn Độ du nhập
vào Chăm pa từ những năm trước công nguyên, phát triển và hưng thịnh nhất vào thế kỷ
thứ IX. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tượng Phật trong các di chỉ vùng Indrapura
(Đồng Dương, Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), Vijaya (Nhơn Hậu, huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định ngày nay), Kauthara (khu vực đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp từ Phú Yên
Cam Ranh ngày nay), và Panturanka (vùng Phan Rang, Phan Thiết ngày nay). Đặc biệt là
các nữ thần phái Mật Tông mà phổ biến nhất là Bồ Tát Prana Paramita, Bồ Tát
5
Avalokitesvara (Bồ Tát Quán Thế Âm) và Lokesvara (Nam Phật) những vị Bồ Tát này là
Phật Amitahba hay A Di Đà hiện thân để cứu độ chúng sinh. Một số tượng Phật bằng
đồng cũng được tìm thấy tại động Phong Nha. Vào năm 875 nhà vua Indravarman II cho
xây dựng tại Indrapura (Quảng Nam) một tu viện Phật giáo lấy tên là Laskmida
Lokeskvara. Đây chính là di tích Phật viện Đồng Dương ngày nay. Thế nhưng trong các
thế kỷ XII-XVI, hoạt động hàng hải của người Chăm phát triển mạnh họ tiếp xúc mua

bán với các nước Indonesia, Malaysia, Malacca (là những nước theo Hồi giáo) Hồi giáo
bắt đầu vào Chăm Pa theo con đường này. Trong giai đoạn đầu sự truyền đạo mới chỉ xảy
ra ở cấp thượng lưu xã hội (triều đình và các người quyền quý), sau năm 1471 (năm thủ
đô Vijaya thất thủ, quân Chiêm bị bắt sống hơn 3 vạn người, bị giết 4 vạn người, vua
Chiêm là Trà Toàn bị bắt đem về Đại Việt, kinh đô bị phá hủy hoàn toàn), niềm tin vào
Bà la môn của người Chămpa giảm sút, một bộ phận người Chămpa chuyển sang Hồi
giáo.
Qua đó, cho thấy rằng giữa những cuộc chiến máu lửa và mâu thuẩn trở nên gay gắt
trong xã hội. Con người dần đi đến tuyệt vọng thì Hồi giáo xuất hiện một cách ôn hòa,
bình đẳng các thành phần trong xã hội. Từ đó Hồi giáo được tiếp nhận tại bản xứ Ả Rập
và truyền bá về Châu Á – vương quốc Chăm pa (Việt Nam ngày nay).
Ngoài ra, Mecca khi xưa nằm trên con đường thương buôn chính bắc nam, nổi tiếng
nhờ vào thiên thạch rơi xuống đó từ bao thế kỷ nay. Thiên thạch đó trở thành vật thờ kính
của cư dân theo tín ngưỡng vật hồn giáo. Đây là sự dung hợp cùng tín ngưỡng đa thần địa
phương “vạn vật hữu linh”, người Hồi giáo Chăm Việt Nam vẫn chọn những tảng đá làm
vật thiêng cho minh (trong nghĩa trang, Linga, Yoni).

Hình 1: Nghĩa địa Người Chăm Bani
6
2. Quá trình phát triển và phân li
Trong quá trình phát triển của Hồi giáo nói chung vẫn nhất trí cơ bản về kinh Koran
và tôn kính nhà tiên tri Mohammad, người sáng lập ra đạo Hồi.
Do đó, điều nổi bật ta cần xét là sự phân ly của Hồi giáo vì ở đây cho thấy cách ứng
xử khác biệt của văn minh phương Tây và văn hóa phương Đông.
Bắt đầu vào năm 632 sau Công nguyên, nghĩa là ngay sau khi sáng lập ra Hồi giáo
và nhà tiên tri Mohammad trước khi qua đời đã không chỉ định người kế tục. Một vài
môn đồ của ông tin rằng vai trò Caliph (Khalip) hay Phó Vương của Đức Chúa Trời cần
được truyền theo con đường huyết thống của Mohammad, bắt đầu bằng người họ hàng và
con rể của ông – Ali ibn Abi Talib, nhưng đại đa số tín đồ lại ủng hộ người bạn của nhà
tiên tri là Abu Bakr mà theo họ là người có đủ tư cách để trở thành Caliph và cho rằng

người kế vị cần được bầu chọn công bằng. Ali cuối cùng trở thành Caliph thứ tư trước khi
ông bị giết hại vào năm 661 SCN bởi một người theo dị giáo gần Kufa thuộc Iraq. Việc
kế vị một lần nữa lại được đem ra tranh luận và lần này đã dẫn đến một sự chia rẽ chính
thức. Đại đa số tín đồ ủng hộ lời đề nghị của Mu’awiyah, người thống trị Sirya và con trai
của ông Yazid. Những người ủng hộ Ali, những người cuối cùng được gọi chung là
Shi’at Ali đã vận động để giành sự ủng hộ cho người con trai của ông ta là Hussein.
Khi cả hai bên đụng độ ở mặt trận gần thành phố Karbala vào ngày 10/10/680 SCN,
Hussein đã bị chém đầu. Thay vì bóp chết phong trào của người Shiite từ trong trứng
nước, cái chết của ông đã làm cho phong trào này mang ý nghĩa “tử vì đạo”. Trong con
mắt của người Shiite, Hussein là một nhân vật nhân đức và chính nghĩa, người đã đứng
lên đấu tranh chống lại một kẻ áp bức hùng mạnh. Lễ tưởng niệm hàng năm ngày Hussein
bị xử trảm được biết đến với cái tên Ashura là lễ thương tâm và thu hút sự chú ý nhất
trong những nghi lễ của người Shiite.
Những người trung thành với Mu’awiyah và những người kế tục ông với tư cách
Caliph cuối cùng được biết đến là những người Sunni, có nghĩa là những môn đồ đi theo
con đường (Sunnah) của nhà tiên tri. Vì Caliph thường là người đứng đầu về phương diện
chính trị của đế chế Hồi giáo đồng thời là lãnh tụ tôn giáo của đế chế này, sự bảo trợ của
đế chế đã giúp cho Hồi giáo dòng Sunni trở thành dòng thống trị. Hiện nay, có khoảng
90% người Hồi giáo trên thế giới theo dòng Sunni. Những người theo dòng Shiite luôn
7
cảm thấy bị người Sunni chèn ép, họ tiếp tục sùng kính các Imam hay những con cháu
của nhà tiên tri cho đến vị Imam thứ 12 là Mohammad Al-Mahdi – người đã biến mất vào
thế kỷ thứ IX tại nơi đặt đền thờ Samara ở Iraq. Những người Shiite theo trào lưu chính
đều cho rằng Al-Mahdi đã biến mất một cách thần bí và sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó
để mở ra một triều đại của công lý.
Những người Shiite đã nhanh chóng hình thành đa số ở những khu vực mà ở đó, sau
này đã trở thành những nhà nước hiện đại như Iraq, Iran, Bahrain,…Cũng có những dân
tộc thiểu số quan trọng người Shiite ở những nước Hồi giáo khác, trong đó có Ả-rập Xê-
út, Li băng và Pakistan. Người Shiite đông hơn người Sunni ở những khu vực sản xuất
dầu lửa chủ yếu ở Trung Đông, không chỉ ở Iran, Iraq mà còn ở cả đông Ả-rập Xê-út.

Nhưng trừ Iran, người Sunni có lịch sử bám chặt quyền lực về chính trị, ngay cả ở nơi
những người Shiite có lợi thế về dân số. (Ví dụ tại Syria, người Shiite nắm quyền nhưng
dân số hầu hết là người Sunni). Giới cầm quyền thuộc người Sunni duy trì sự độc quyền
về quyền lực của họ bằng cách không cho người Shiite tham gia quân đội và bộ máy hành
chính. Trong lịch sử Hồi giáo, hầu như giới cầm quyền người Sunni đã đối xử với người
Shiite như đối với tầng lớp dưới, giới hạn họ ở các công việc lao động chân tay và không
chịu chia sẻ các nguồn tài nguyên quốc gia một cách công bằng.
Những người thống trị đã dùng những luận điểm tôn giáo để biện minh cho sự áp
bức. Họ nói rằng người Shiite không phải là những người Hồi giáo chân chính mà là
những người theo dị giáo. Cách nhìn nhận này đã trở thành định kiến nhằm tạo điều kiện
thuận lợi về mặt chính trị. Người Sunni đã so sánh việc sùng kính dòng dõi huyết thống
của nhà tiên tri và sự ưa thích của người Shiite đối với những chân dung của một vài vị
Imam với tội sùng bái thần tượng. Những nghi lễ của người Shiite, nhất là việc tự đánh
mình bằng roi trong lễ Ashura đã bị chế giễu như một nghi lễ ngoại giáo.
Phải chăng nhìn dưới lăng kính ứng xử của một nền văn hóa trọng động – gốc du
mục đã khiến cho cuộc phân ly trở nên đẫm máu và còn day dứt về sau giữa cầm quyền
và bị cầm quyền. Có thể vì trong cuộc sống luôn tràn trong huyết quản là sức mạnh cá
nhân, chinh phục thiên nhiên, háo thắng mà gây nên thù địch.
Với Việt Nam, văn hóa là sự dung hợp và biến đổi, tận dụng những điều tốt lành sẳn
có. Cách ứng xử dung hòa với môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội, mang tư duy tổng hợp
điển hình cho nên văn hóa gốc nông nghiệp, luôn muốn hòa hợp, bình yên, chuộng hòa
8
bình, linh hoạt…từ đó tiếp nhận từ những cái mới của Hồi giáo (một tôn giáo đến từ
phương Tây), biến đổi thành sản phẩm của mình mà thành phẩm là vẫn Hồi giáo, và vẫn
là văn hóa Việt Nam.
Trong đó Bani là Hồi giáo đã Chăm hóa với nhiều chất bản địa nổi bật. Balamon và
Hồi giáo Bani ban đầu cũng có sự cạnh tranh của 2 tôn giáo. Do đó Vua Ppo Rome
(1627-1651), một vị vua anh minh của Chăm pa, đã đưa quan niệm “nhất thể lưỡng hợp”
để dung hòa hai cộng đồng tôn giáo này, cho rằng người Chăm theo tôn giáo Bà la môn
(Bà chăm) được gọi là Ahier thuộc dương, người Chăm theo Hồi giáo (Bà ni) được gọi là

Awal thuộc âm. Theo quan niệm này thì hai cộng đồng tôn giáo “tuy hai mà một”, sống
gắn bó và kết hợp với nhau như nam và nữ, chồng và vợ. Đạo Bà la môn tiếp tục thờ đa
thần nhưng phải thờ phượng thêm Đấng Allah (của Hồi giáo), và ngược lại đạo Bà ni vừa
phụng thờ Allah (Ppo Uwlwah theo Chăm hóa) vừa phải tôn thờ tất cả thần của Bà la
môn. Trong thực tế, người Chăm Bà la môn vẫn mời các tu sĩ Bà ni đến chủ lễ trong một
số việc cúng kiếng. Trong tháng chay Ramưwan tín đồ Bà la môn cũng đến thánh đường
Bà ni để cầu nguyện và cúng dường.
Đối với các lễ thức được tiếp biến cho phù hợp chế độ gia đình mẫu hệ, đạo thờ
cúng tổ tiên, các lễ thức liên quan đến chu kỳ đời sống con người và các lễ thức nông
nghiệp. Cho nên Hồi giáo Bani của người Chăm Việt Nam được coi là một biến thái của
Hồi giáo.
1
Đối với dòng Hồi giáo Islam thuộc dòng Sunni ở Việt Nam (được gọi là Chăm
Islam, Hồi giáo mới) gần như giữ nguyên bản Hồi giáo từ Trung Đông. Tập trung ở Nam
Bộ do một nhóm người lai giữa người Mã Lai, Khmer, người Chăm từ Campuchia sang
vào thế kỷ 18 – 19. Tuy mang yếu tố tôn giáo gốc đậm hơn. Các giáo luật, lễ thức phong
tục Hồi giáo và hành hương về Mecca được tôn trọng., Tuy nhiên, trong cộng đồng vẫn
giữ lại không ít các yếu tố tập quán tín ngưỡng bản địa, cụ thể là chế độ mẫu hệ vẫn được
duy trì, các lễ hội nông nghiệp vẫn được tổ chức.
Ngày nay do những nguyên nhân lịch sử để lại, các tín đồ dễ quyện vấn đề tôn giáo
vào vấn đề dân tộc, không chỉ trong giới trí thức, giới chức sắc, mà cả trong các tín đồ.
Do dó, việc hợp tác trong sự bình đẳng góp phần phát triển lẫn nhau và phát triển cả nước
được thực hiện.
Sự khác biệt của hai dòng Hồi giáo này đã góp phần tạo nên sự phong phú và đa
dạng trong bức tranh tôn giáo nước ta.
1
Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2005
9
3. Cách thức hoạt động và giáo lý
Giáo nghĩa của đạo Hồi do 3 bộ phận cấu thành: tín ngưỡng tôn giáo (“Imami”),

cụ thể chỉ tin Allah, tin sứ giả, tin thiên sứ, tin thiên kinh, tin hậu thế; nghĩa vụ tôn giáo
(“Ipatato”), chỉ năm vấn đề của bài học tôn giáo mà Muslim cần phải thực hành; thiện
hành (Ybad”) chỉ nhựng quy phạm đạo đức mà tín đồ buộc phải tôn trọng. Tín ngưỡng
thuộc về phương diện lý luận thế giới quan và tư tưởng, nghĩa vụ tôn giáo và hành thiện
thì thuộc về phương diện thực tiễn và hành vi. Hai phương diện hợp thành giáo lý cơ
bản của Hồi giáo.
Hồi giáo ở Ả Rập và Việt Nam đều chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Koran.
Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Koran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời
phán của Allah Đấng Toàn Năng. Tín điều cơ bản của Hồi giáo là “vạn vật không phải
là Chúa, chỉ có Chân Chúa, Mohammad là sứ giả của Chúa”.
Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể
từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu
ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do
người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Koran được Allah mặc khải
xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không
tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ
giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con,
như Thiên kinh Koran đã phán:
“Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề
có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi
vật." (trích 6:101)
Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là
nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác;
ngoại trừ Allah. Ngài là Đấng Duy Nhất, Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra
ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài và không một ai đồng đẳng với Ngài.
Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Koran cũng liệt kê
mười điều tương tự:
10
1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).

2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tôn trọng quyền của người khác.
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn
(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:
1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người
đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương
thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.
2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
• Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với
điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo
cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ
vắng mặt hành hương.
• Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo
nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
• Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
• Nghiêm cấm cờ bạc.
• Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
• Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp
11
(như chó, mèo, chuột, v.v.).
• Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo
nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không
có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.

• Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết
thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong
tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến
đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám
hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn
có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện
Ramadan.
• Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo
không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc
của Allah Đấng Toàn Năng
Năm điều căn bản của đạo Hồi (Niệm, Lễ, Trai, Khóa, Triều)
1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah
Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công
nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và
tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài.
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng
hôn và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan. Trong tháng chay Ramadan, diễn ra vào
tháng 9 lịch Hồi giáo, người Chăm Hồi giáo luôn phải giữ mình trong
sạch, phải chịu thử thách. Người Chăm phải nhịn mọi thứ vào ban
ngày và chỉ được phép ăn uống vào ban đêm. Vào mồng 1 tháng 10
lịch Hồi giáo, nghi lễ được người Chăm tổ chức trọng thể để mừng
cho mình và cộng đồng đã qua cuộc thử thách trong suốt tháng
Ramadan.
12
5. Hành hương tại Mecca.
Giáo lý Hồi giáo tập trung vào giáo huấn con người trở nên thanh khiết hơn,
từ bi, hướng thiện, vì mọi người hơn. Tôn vinh những đức tính tốt, đồng thời mang
giá trị rèn giũa con người tiến tới tự điều chỉnh bản thân. Hồi giáo cho rằng, cuộc

sống hiện tại là tạm bợ, linh hồn con người là bất diệt và có sụ xét tội để được lên
thiên đàng hay xuống địa ngục (bị phạt bằng những hình phạt thảm khốc).
2
Ngoài ra, một số học giả Hồi giáo chủ trương đưa them điều “tin tiền định”
đem tất cả mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người là do sự sắp đặt an bài
từ thánh Allah, do ý chí Allah quyết định.
Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam, kể cả những tín đồ Chăm Hồi giáo nhiệt
thành ở Nam Bộ, do ảnh hưởng truyền thống chuộng hoà bình của dân tộc và các
chính sách phù hợp đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên việc thực hiện năm
hành vi tôn giáo đã được cải biến:
-Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối
cùng của Allah, là người khai sáng Islam.
- Mỗi ngày đêm phải cầu nguyện đủ 5 lần.
- Phải ăn chay trọn tháng Ramadan.
- Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình.
- Nếu có khả năng thì ít nhất một lần trong đời hành hương về thánh địa
Mecca (Saudi Arabia) để làm lễ Haji.
Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam đặc biệt là những người Chăm Hồi giáo ở
Nam Bộ tuân thủ khá chặt chẽ những giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống. Họ
đã thay đức tin “Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo” bằng đức tin “Tin tưởng Thượng
đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người
khai sáng Islam”.
Khác với người Chăm Islam ở Nam Bộ, người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và
Bình Thuận tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất. Họ
vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi,
2
Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), 10 tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2012, tr569.
13
Thần biển Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như
lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng

Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong) Người Chăm Bàni cầu
nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có giáo sĩ
nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh địa La
Mecque. Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở nước ta được xuất phát và
gìn giữ bởi nền tảng văn hoá truyền thống Chămpa cổ.
Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3 lịch Hồi giáo), cộng
đồng theo Hồi giáo tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Mohamet. Đây cũng là
một trong những ngày hội quan trọng của người Chăm ở Nam Bộ. Sau buổi lễ,
người Chăm cùng nhau sức dầu thơm như để thụ hưởng phúc lộc của Thượng Đế.
Nghi lễ Tolakbala được tổ chức vào tuần thứ tư ngày cuối tháng Safar (tháng
2 lịch Hồi giáo) hàng năm. Người Chăm tin rằng vào thời gian này, Thượng Đế
giáng những tai họa xuống trần gian, nên họ phải cầu xin Thượng Đế ban cho họ sự
bình an.
Ngoài ra, do bị hạn chế bởi quy luật Hồi giáo nên hoạt động nghệ thuật như
ca, múa, kịch,… chỉ được cộng đồng Chăm Islam ủng hộ trong những ngày Raya
kết thúc tháng Ramadan, sinh nhật Mohamet, hoặc nhân dịp cưới hỏi… cộng đồng.
4. Thân phận phụ nữ
Tín đồ Hồi Giáo trải rộng trên khắp các lục địa nên số phận của phụ nữ không
đồng nhất. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, số phận phụ nữ ở mỗi nước cũng khác
nhau và tùy theo phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của
lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi giáo cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, vượt lên trên mọi dị biệt của địa phương và qua mọi giai đoạn khác
nhau của lịch sử vẫn có những yếu tố chung của đạo Hồi quyết định phần lớn số phận
của các phụ nữ Hồi Giáo. Đó chính là những điều luật về phụ nữ được nêu rõ trong kinh
Koran và trong Thánh Luật Sharia (The Holy Law of Islam). Kinh Koran là cuốn sách
thiêng liêng ghi chép các lời của Thiên Chúa Allah (Words of Allah) nên Koran được
coi là bộ luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi. Bộ luật Sharia được triển khai từ
kinh Koran nên cũng là Thánh Luật bất khả xâm phạm. Do đó, những điều gì dù bất
14
công và vô lý đã được kinh Koran và thánh luật Sharia áp đặt lên số phận phụ nữ cũng

đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Hồi Giáo.
Vị thế của người phụ nữ Ả Rập trước khi có Hồi giáo là rất thấp. Rõ ràng việc
giết bé gái sơ sinh là cách phổ biến để kiểm soát dân số nữ. Người nữ được coi là tài sản
của cha, chồng hoặc anh trai mình. Nếu nàng làm cho chồng không hài lòng thì có thể
ly dị mà nàng không thể kêu cứu từ đâu. Cho dù Mohammad không nâng vị thế phụ nữ
ngang bằng với đàn ông nhưng ông đã nâng lên một mức đáng kể. Mohammad cho
phép tiếp tục tục đa thê, và bản thân ông cũng lấy nhiều vợ. Ông giới hạn số vợ là bốn
miễn là đàn ông có đủ khả năng chu tất bổn phận và đối xử bình đẳng với họ.
3
Tuy nhiên, thực chất Kinh Koran minh thị xác nhận uy quyền của đàn ông đối
với đàn bà: "Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn
đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng
lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ
không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có
quyền đánh đập".
(Man has the authority over women because God has made the one superior to
the other and because they spend wealth to breed them. Good women are obedient
because they guard their unseen parts. As for those whom you fear disobedience,
admolish them, send them to beds apart and beat them - Koran 4:34).
Kinh Koran coi thiên đàng là "Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời", còn ở
trên thế gian nầy thì đàn bà là "cánh đồng lạc thú" mà mọi nguời đàn ông đều có quyền
chủ động bước vào nếu muốn: "Women are your field, go into your field whence you
please" - Koran 2: 221)
Đàn bà bị xã hội Hồi Giáo coi là một thứ công cụ để đẻ con và để thỏa mãn dục
tính của đàn ông. Kinh Koran còn qui định: khi cha mẹ chia gia tài thì con gái chỉ được
hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi. Khi các nhân chứng ra trước tòa làm
chứng thì lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi
nạn nhân là phụ nữ bị giết thì thân nhân chỉ được lãnh một nửa số tiền bồi thường.
3
Lewis M. Hopfe, Mark R. Woodward, Pham Văn Liễn (dịch), Các tôn giáo trên thế giới, NXB Thời Đại, 2011, tr553.

15
Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn
ông không có tội ngoại tình. Trái lại, đàn bà ngoại tình sẽ bị đem ra nơi công cộng để
mọi người ném đá đến chết.
4
Một quy định khác của Hồi giáo thường được các tín đồ
hết sức coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt là hôn nhân đồng đạo. Không có hôn nhân
ngoài Hồi giáo. Nếu có xảy ra cuộc hôn nhân này thì người ngoại đạo phải cải theo đạo
Hồi trước khi cử hành hôn lễ.
Vị thế thật sự của người phụ nữ trong các xã hội Hồi giáo có sự khác biệt đáng
kể bởi vì vị thế này chủ yếu là sản phẩm của nên văn hóa và cũng là xác tín tôn giáo. Ả
Rập Saudi, phụ nữ được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về trang phục và
ứng xử nơi công cộng. Họ không được phép học tập và làm việc với đàn ông, không
được lái xe,…
5
Tuy nhiên, đối với luật lệ đó tại Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi người
phụ nữ Chăm Islam phải chịu nhiều ràng buộc tương đối nghiêm ngặt trong các quan hệ
gia đình và xã hội cũng như trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, thì phụ nữ Chăm Bàni
không chỉ được bình đẳng, được khuyến khích vươn lên khẳng định vị trí của mình mà
còn có nhiều ưu thế hơn so với nam giới do ảnh hưởng chế độ mẫu hệ đã đi sâu vào
tiềm thức của họ.
Trong quan hệ hôn nhân, gia đình, người Chăm ở Việt Nam theo mẫu hệ, con cái
tính theo dòng mẹ, người phụ nữ trong nhà nắm giữ nhiều của cải, quyết định mọi hình
thức cưới hỏi. Đạo Hồi đã đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống Chăm nhưng đã dung
hoà với phong tục truyền thống Chăm:
+ Trong hôn nhân có sự bình quyền tương đối giữa nhà trai và nhà gái, cho tự
do tìm hiểu giữa nam nữ trước hôn nhân.
+ Cho phép kết hôn con chú, con gì.
+ Cho phép con mang cả họ mẹ và họ cha.
+ Chú rể – chồng bắt buộc phải ở lại nhà vợ 2 - 3 tháng (ở nông thôn) hay 3 -

4 ngày ở thành thị sau ngày cưới. Người Chăm theo mẫu hệ, họ chỉ có tục đưa rể
chứ không đón dâu. Chú rể được đưa sang nhà cô dâu và mọi thủ tục, nghi lễ được
thực hiện bên nhà gái.
4
http://home.earthlink.net/~charlienguyen/than_phan_phu_nu_hoi_giao.htm
5
Lewis M. Hopfe, Mark R. Woodward, Pham Văn Liễn (dịch), Các tôn giáo trên thế giới, NXB Thời Đại, 2011, tr554.
16
+ Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc bạn của
mẹ.
+ Khi ly hôn, theo luật pháp người đàn ông được chia tài sản nhưng phần lớn
họ ra đi tay không.
+ Người đàn ông có quyền lấy 4 vợ nhưng rất hiếm trường hợp người đàn
ông Chăm lấy hơn một vợ (6) (Luật pháp Việt Nam không cho phép).
+ Người Chăm có thể tục huyền khi vợ hoặc chồng chết, tuy nhiên người đàn
bà phải ở vậy trong 10 tháng để xác định dòng máu của đứa con sau này (có nơi
người ta chỉ bắt buộc người phụ nữ ở vậy trong 3 tháng để xác định có thai hay
không). Mặc dù có sự ngự trị của chế độ phụ hệ nhưng gia đình mẹ vợ (nếu như có
điều kiện kinh ế) giúp đỡ người con gái xây dựng nhà cửa bên cạnh nhà mình, nhất
là với người con gái út (huyết thống theo dòng mẹ và theo đằng con gái út).
Đối với người Chăm Bàni, trước đây họ cũng tuân thủ nguyên tắc hôn nhân đồng
tôn giáo. Những năm gần đây, người Chăm Bàni ở Bình Thuận đã có những cuộc hôn
nhân không cùng tôn giáo, được cộng đồng và các chức sắc chấp nhận. Tuy nhiên, trong
những cuộc hôn nhân như thế, người ngoại đạo không phải cải thành đạo Hồi nhưng
phải đáp ứng 3 điều kiện: phải biết tiếng và chữ Chăm cổ truyền; phải chịu lễ Katat (nếu
là đàn ông) hoặc lễ Karơh (nếu là phụ nữ) và phải tuân thủ đầy đủ các nghi lễ Hồi giáo
Bàni; khi chết không được chôn chung vào nghĩa địa của dòng họ mà phải chôn riêng.
Ngoài ra, người phụ nữ lớn tuổi vẫn rất được coi trọng. Nó thể hiện truyền thống
mẫu hệ còn ảnh hưởng khá mạnh đến đời sống tộc người. Ở đây, người phụ nữ không
chỉ giữ vai trò chủ đạo trong quản lý kinh tế và điều phối các hoạt động trong gia đình

mà còn có vai trò trụ cột trong đời sống tâm linh và tinh thần nói chung. Người phụ nữ
Chăm Hồi giáo ở thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là người nội trợ mà còn là người
buôn bán rất giỏi, là công nhân, ca sĩ, giáo viên, giảng kinh Qur
,
an ở thánh đường và
nhà riêng. Họ không phải cấm cung, được học hành và giao tiếp rộng rãi, không phải
mang mạng che mặt, mặc áo dài tay hay có người lớn đi kèm khi ra đường như phụ
nữ ở các quốc gia Hồi giáo khác (7). Các quy định của giáo lý Hồi giáo trong người
Chăm ở Việt Nam đã bị bản địa hoá nhiều, có hướng mở cho phụ nữ Chăm trong quan
hệ gia đình và xã hội.
17
Trang phục của người Chăm ở Nam Bộ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Phụ nữ
chăm Islam khi tiếp xúc với khách hoặc khi ra đường đều đội khăn trên đầu để che kín
tóc chứ không phải mang mạng như người Hồi giáo ở các nước Arập. Ngoài ra phụ nữ
Hồi giáo Bani thì chỉ đội khăn trong những ngày lễ hội của dân tộc, trong đời sống bình
thường thi không có đội khăn, che mặt.
5. Cơ sở thờ tự
Thánh đường Hồi giáo được xây cất theo kiến trúc khác nhau, đa số theo kiến trúc
Trung Đông với các tháp cao thường gắn một ngôi sao và vành trăng lưỡi liềm vốn là
biểu tượng của đạo Hồi, với mái vòm bên cạnh thánh đường để phát đi tiếng gọi về
hành lễ, người hành lễ sẽ hướng về Thánh Địa Mecca và phải đủ chỗ cho người hành lễ
(ít nhất phải trên 60 người). Trần có vòm lõm để khi đọc kinh thì âm thanh sẽ phát tán
xa về phía sau cho người ở xa nhất trong phòng có thể nghe được, trong chính diện
được bố trí thành hàng, người vào trước ngồi trước, vào sau ngồi sau, Hồi giáo không
phân biệt giai cấp, mọi người đứng hành lễ, và trực tiếp với Allah, không qua trung gian
nào cả. Ở đó thường có một bể nước để dùng vào việc thanh tẩy trước khi cầu nguyện.
Riêng đối với Hồi giáo Chăm Bani không gọi là thánh đường mà gọi là Chùa
Bani (tiếng Chăm là Thang Mưgik – nhà làm lễ cầu nguyện, Thang Pô - nhà thánh hay
thánh đường, Thang Dhat – nhà phước), có kiến trúc gần với nhà tục (thang Yơ) truyền
thống nhưng mở ở đầu hồi hướng Đông (hướng thần thánh trong tín ngưỡng của Hindu

giáo) và không xuất hiện tháp đỉnh vòm trên nóc thánh đường. Chùa Bani của người
Chăm không chỉ nơi cầu nguyện mà còn là nơi hội họp các việc làng, là nơi tấn phong
của các tu sĩ…
18
Hình 2: Chùa Bani
Hình 3: Thánh đường Islam

6. Nghi lễ tôn giáo
Sau đây là một số nghi lễ tôn giáo ở cộng đồng. Đối vời người Chăm, Hồi giáo
còn có ảnh hưởng rất lớn trong các nghi lễ vòng đời và tập quán sinh hoạt thường nhật.
• Nghi lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh: Khi đứa trẻ sinh ra được 7 hoặc 14
ngày, cha mẹ đứa bé làm lễ cắt tóc và đặt tên. Trong buổi lễ, người ta đọc
kinh Coran cầu Thượng Đế ban cho đứa trẻ được bình an. Sau đó, cha mẹ
đứa trẻ đặt tên cho con mình. Đối với bé trai thì có chữ nối là “bin”, bé gái có
chữ nối là “binti”. Ví dụ: Osama Bin Laden, Sarigah Binti Hosen.
• Nghi lễ thành niên: Nghi lễ này nhằm chứng nhận một người đến tuổi thành
niên. Cả con trai và con gái đều quy định là 15 tuổi. Họ phải chịu tiểu phẫu ở
bộ phận sinh dục là cắt bao quy đầu bằng dao sắc (lễ Khotan), đối với nữ giới
cũng phải chịu lễ rạch màng trinh bằng dao sắc có sát trùng (lễ Karơh). Đối
với Hồi giáo chính thống Ả Rập thì lễ này được thực hiện nghiêm túc và
được coi là những nghi lễ man dã của tín đồ Hồi giáo. Nhưng đối với cộng
đồng Hồi giáo người Chăm ở Việt Nam thì nghi lễ được thực hiện bởi Thầy
Achar. Thầy sẽ cầu kinh, một tay cầm bao quy đầu của chàng trai, một tay
cầm thanh tre cật đã được chuốt mỏng hoặc một con dao đưa qua đưa lại ở
đầu dương vật của người chịu lễ. Sau đó, thày Achar lấy một quả trứng vịt
xoa vào chỗ vừa giả vờ cắt. Đây chỉ là nghi lễ tượng trưng, mô phỏng động
tác thực sự cắt bao quy đầu của người chịu lễ Khotan truyền thống Hồi giáo.
Nghi thức này đối với nữ giới, họ phải làm hai cái rạp: Cái lớn thờ thánh
Allah, cái nhỏ để các cô gái chịu lễ thay quần áo và ở đó trong suốt thời kỳ
làm lễ. Các thiếu nữ không được ra ngoài với bất kỳ lý do gì. Người làm lễ

này gồm có thầy chính gọi là Po Grù, hai thầy phụ gọi là Imưn. Sau một đêm
trôi qua, các cô gái mặc quần áo chỉnh tề mới bước ra rạp nhỏ. Họ sang rạp
lớn chờ các thầy ban phép. Chỗ các thầy làm lễ ban phép có một cái bát lớn
đựng nước phép và một cành lá thơm, một cái kéo. Đến giờ làm lễ, các thầy
đọc kinh, rồi ra hiệu cho từng người một vào quỳ đối diện với thầy chính (Pô-
19
Grù). Thầy để vào lưỡi người thiếu nữ vài hạt muối, rồi lấy kéo cắt một ít tóc
trên đỉnh đầu và cho uống một ngụm nước phép. Sau đó người nhà dâng lễ ăn
sáng cho các thầy. Khi vào dâng lễ, người nhà và họ hàng phải mặc toàn đồ
trắng tượng trưng cho sự trinh bạch đến chào người thiếu nữ vừa chịu lễ
xong.
Qua nghi lễ này, có thể thấy quá trình đạo Hồi chính thống bị pha loãng
trong xã hội truyền thống của người Chăm để trở thành Hồi giáo Bani, nghi lễ
Khotan hà khắc của Hồi giáo chính thống (cắt da bao quy đầu thật sự) đã
thích nghi với xã hội Chăm và trở thành một nghi thức mang tính tượng
trưng.
• Hôn nhân: Trong quan hệ hôn nhân, gia đình, người Chăm ở Việt Nam theo
mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, người phụ nữ trong nhà nắm giữ nhiều
của cải, quyết định mọi hình thức cưới hỏi. Đạo Hồi đã đem phụ hệ, phụ
quyền vào đời sống Chăm nhưng đã dung hoà với phong tục truyền thống
Chăm. Nhà trai nhờ người đến nhà gái để dạm hỏi, sau khi nhà gái đồng ý thì
nhà trai chuẩn bị lễ hỏi. Lễ hỏi bao gồm các lễ vật như vải vóc, hoa tai, dây
chuyền,… Lễ cưới thực hiện theo đúng nghi thức Rukun Nikah: Thứ nhất,
phải có người đại diện phía nhà gái làm chủ hôn gọi là Wali. Thứ hai, phải có
hai người làm chứng gọi là Saksi. Thứ ba, lễ Kabon tiến hành giữa ông Wali
và chú rể. Ông Wali tuyên bố việc gả người con gái và chú rể chấp nhận việc
cưới cô dâu. Thứ tư, phải có cô dâu. Thứ năm, phải có chú rể. Buổi lễ chính
thức được diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người. Sau lễ cưới ba ngày,
chú rể phải đưa cô dâu về thăm cha mẹ mình và phải mang sang nhà gái các
vật dụng sinh hoạt như nồi, niêu, xoong, chảo, gạo, muối,… Cha mẹ chú rể sẽ

đưa vợ chồng mới cưới đi thăm người thân. Chú rể có thể đưa vợ về ở nhà
mình hoặc đến sống chung cùng với gia đình bên vợ.
Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc
bạn của mẹ. Người Chăm có thể tục huyền khi vợ hoặc chồng chết, tuy
nhiên người đàn bà phải ở vậy trong 10 tháng để xác định dòng máu của đứa
con sau này (có nơi người ta chỉ bắt buộc người phụ nữ ở vậy trong 3 tháng
để xác định có thai hay không). Tín đồ Hồi giáo Bani tuân thủ nguyên tắc hôn
20
nhân đồng tôn giáo. Những năm gần đây, người Chăm Bàni ở Bình Thuận đã
có những cuộc hôn nhân không cùng tôn giáo, được cộng đồng và các chức
sắc chấp nhận. Tuy nhiên, trong những cuộc hôn nhân như thế, người ngoại
đạo không phải cải thành đạo Hồi nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện: phải biết
tiếng và chữ Chăm cổ truyền; phải chịu lễ Katat (nếu là đàn ông) hoặc lễ
Karơh (nếu là phụ nữ) và phải tuân thủ đầy đủ các nghi lễ Hồi giáo Bàni; khi
chết không được chôn chung vào nghĩa địa của dòng họ mà phải chôn riêng.
• Tang chế: Cũng giống như người Kitô giáo, người Chăm quan niệm cuộc
sống hiện tại chỉ là tạm bợ. Vì thế, khi có người mất thì những người trong
gia đình không ai được than khóc, để tang hoặc lập bàn thờ vì coi đó là sự đã
an bài. Sau khi tẩm liệm, người chết được phủ trên mình một tấm khăn lớn có
thêu những đoạn Kinh Coran và được đưa vào thánh đường để làm lễ cầu
nguyện trước khi đem chôn. Khi đưa xuống huyệt, người chết sẽ được lật
nghiêng hướng về phía tây, và cho đất lấp lại. Sau khi chôn cất xong, người
ta cầu nguyện liên tục trong suất ba đêm, rồi ngưng cho đến ngày thứ 7, thứ
40 và thứ 100 sẽ cầu nguyện lại, sau đó là ngưng hẳn không còn bất kỳ hình
thức lễ nào cho người quá cố nữa. Đối với ông bà tổ tiên, người Chăm thường
xuyên tưởng nhớ và tổ chức thăm viếng vào những ngày cuối tháng
Ramadan.
• Thở cúng tổ tiên: người Chăm ở Việt Nam (đặc biệt là người Chăm Bàni ở
miền Trung Việt Nam) vẫn còn lữu giữ và coi trọng tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên. Họ quan niệm những người trong gia đình, khi mất đi vẫn có ảnh hưởng

rất nhiều tới những người còn sống. Trách nhiệm này người Chăm giao cho
người đàn ông đã thành niên (đã trải qua lễ Katat). Lễ Tảo mộ là một trong 5
nghi thức của chuỗi lễ hội Ramưwan, nó giống như tiết thanh minh của người
Việt.
Lễ hội tảo mộ diễn ra trước tháng ăn chay Ramưwan 3 ngày, bắt đầu từ
ngày mùng Một tháng Chín của lịch Hồi giáo. Tảo mộ là nghi thức cúng
viếng ông bà, tổ tiên. Trước đó từ ngày 25 tháng 8 lịch Islam, các làng Chăm
Bani bắt đầu đi rãy mả (tảo mộ), rước vong linh ông bà tổ tiên về nhà, lập bàn
thờ tạm, tổ chức lễ cúng ông bà trước khi đưa lên Chùa (Thánh đường Hồi
21
giáo). Tháng Ramưwan kết thúc bằng lễ ra chùa, còn gọi là lễ xả chay. Từ
nghi lễ tưởng nhớ trong đạo Hồi, đến với cộng đồng người Chăm, nó trở
thành nghi lễ tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên mạng đậm văn hoá truyền thống
bản địa Đông Nam Á.
• Người Chăm Islam có rất nhiều kiêng cữ trong cuộc sống. Trong nhà, họ
không treo hình tượng của người hoặc loài vật kể cả di ảnh của người thân đã
qua đời vì sợ sẽ làm sao lãng đức tin. Trong các bữa ăn thường ngày, người
Chăm Islam không ăn thịt heo vì cho rằng đó là thức ăn dơ bẩn, không ăn thịt
các động vật tự nhiên chết, không uống rượu bia,…
22
KẾT LUẬN
Trong quá trình hình thành và truyền bá Hồi giáo từ Ả Rập đến các quốc gia khác
trên thế giới. Tuy những giáo lý được cho là tối thượng trong kinh Koran mà bất kỳ một tín
đồ nào theo Hồi giáo đều phải tuân thủ.
Tuy nhiên, tại mỗi nơi Hồi giáo được truyền bá đều đã chịu ảnh hưởng của những
tôn giáo và tín ngưỡng bản địa. Do đó, để Hồi giáo bám rễ được vào cộng đồng dân cư bản
địa, buộc nó phải thay đổi. Vì thế, tại Việt Nam, Hồi giáo chính thống từ Ả rập khi truyền
đến phải thay đổi, có khi được xem là một loại biến thái của Hồi giáo.
Chính vì sự dung hợp và tiếp biến giữa hai nền văn hóa khác nhau đã tạo nên một
nền văn hóa Chăm một sự đa dạng đầy màu sắc. Góp phần đa dạng hóa nhưng vẫn giữ tính

thống nhất chung của nền văn hóa Việt Nam.
Bất kỳ tôn giáo nào cũng muốn đưa con người tiến đến cuộc sống thanh sạch và tốt
đẹp hơn. Con người cần có tôn giáo làm chổ dựa vào những thời điểm thích hợp. Và bất kỳ
sự biến đổi nào cũng nhằm vào mục đích đó. Đối với Hồi giáo, ngay trong thời điểm hình
thành, và phát triển để trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới đã trải nhiều sự
biến đổi, từ chính những giáo luật được xem là nghiêm khắc nhất.
Một bộ phận người Việt Nam cũng đã tiếp nhận cho mình những thiên lý mới, tận
dụng những điều tốt, lẽ hay kết hợp một cách khéo léo vào trong cái có sẵn đã được cho là
thích hợp. Từ đó, tạo cho mình một chổ dựa khá vững chắc về tinh thần. Đồng thời, dựa
vào đó để phấn đấu cho đời sống vật chất được hoàn thiện tốt hơn.
Qua đây, ta còn thấy rõ sức mạnh của tín ngưỡng, và tôn giáo bản địa cực kỳ lớn
lao, tạo thành một nền tảng vững chắc cho bất kỳ tôn giáo hay nền văn hóa nào tác động
đến. Theo góc nhìn Địa văn hóa, các tín ngưỡng bản địa được hình thành theo những ảnh
hưởng của tự nhiên do đó, các tín ngưỡng này là phù hợp nên không thể áp vào một giáo lý
mới đã phù hợp với một nền văn hóa khác vào nó mà không cần một sự biến đổi nào.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU SÁCH
Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, 2005.
Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên), 10 tôn giáo lớn trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, 2012.
Lewis M. Hopfe, Mark R. Woodward, Pham Văn Liễn (dịch), Các tôn giáo trên thế giới,
NXB Thời Đại, 2011.
V.S. Naipaul, Nguyễn Văn Lâm (dịch), Bước vào thế giới Hồi giáo, NXB Thời Đại, 2010.
TÀI LIỆU MẠNG
http://huc.edu.vn/vi/spct/id95/HOI-GIAO-CUA-NGUOI-CHAM-O-VIET-NAM
NHUNG-YEU-TO-BAN-DIA/
http://home.earthlink.net/~charlienguyen/than_phan_phu_nu_hoi_giao.htm
http://vietbao.vn/The-gioi/Phu-nu-Hoi-giao-di-tim-su-cai-cach/10733773/162/
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi
%E1%BB%87t_Nam
http://www.halal-vietnam.vn/vi/tin-tuc-thi-truong/2043-cong-dong-hoi-giao-o-viet-nam-
hien-nay.html
24

Những nét tương đồng và khác biệt giữa hồi giáo Việt Nam và hồi giáo Indonesia

  • 08/08/2016

Hồi giáo được du nhập vào Việt Nam đầu tiên là ở mảnh đất miền Trung vốn thuộc Vương quốc Champa cổ xưa. Những nhà nghiên cứu chưa thống nhất thời gian chính xác mà đạo Hồi được truyền bá vào Champa, nhưng họ đều thống nhất rằng quá trình du nhập của Hồi giáo vào Champa rất sớm. Một số quan điểm về mốc thời gian mà Hồi giáo du nhập vào Champa như: Học giả M. Ed. Huber đã trích dẫn trong sử liệu cổ của Trung Quốc, cụ thể là Tống thư (chương 489), miêu tả về việc truyền bá đạo Hồi sớm nhất vào Đông Nam Á của người Ả Rập và người Ba Tư. Tống thư chép rằng: Cũng có (Ở xứa Chàm) trâu sống trong rừng núi; người ta không được phép dùng chúng trong việc canh tác mà chỉ dùng chúng trong việc hiến sinh cho các vị thần linh. Lúc giết trâu để cúng họ đọc lời cầu nguyện “Alôhôkipa”.

Xem trọn bộ tại đây

Sử Ngọc Minh Hải


  • Tags
Các tin khác
  • Các thương cảng ven biển Bắc Trung Bộ thế kỷ X-XIX
  • Cuốn sách về xứ biển Bình Thuận
  • Chiến thắng Phước Thành 60 năm nhìn lại
  • Ký ức lúa mùa (Lúa nổi)
  • Tìm hiểu quan hệ giữa tư tưởng của các tôn giáo nội sinh và tính cách người Việt vùng Tây Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Thới và tác phẩm Kim cổ kỳ quan
  • Miền tháp cổ
  • Dăm cách bắt cá miền Tây
  • Văn hoá đánh bắt thuỷ sản Nam Bộ
  • Những tờ báo xuân Phụ nữ Tân văn

Mục lục

  • 1 Thời kỳ truyền đạo
  • 2 Giai đoạn phát triển
  • 3 Hiện trạng Hồi giáo tại Việt Nam
  • 4 Các tổ chức Hồi giáo ở Việt Nam
  • 5 Thánh đường Hồi giáo nổi tiếng tại Việt Nam
  • 6 Ảnh hưởng của Hồi giáo đối với cộng đồng Chăm ở Việt Nam
    • 6.1 Chức sắc Hồi giáo
    • 6.2 Tổ chức tôn giáo của người Chăm Hồi giáo
    • 6.3 Các nghi lễ tôn giáo cộng đồng
  • 7 Hình ảnh
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích
  • 10 Tham khảo

Khái quát về Hồi giáo và Hồi giáo ở Việt Nam

19/08/202019/08/2020

Đạo Islam khi truyền bá vào Việt Nam được gọi là đạo Hồi hay Hồi giáo1. Trong những sách sử Trung Hoa xưa, đạo Islam được gọi là Hồi giáo hoặc Hồi Hột giáo, vì khi nó được truyền vào Trung Hoa thông qua một bộ lạc thuộc dân tộc Hồi Hột, nên người Trung Hoa gọi Islam là đạo Hồi hoặc Hồi Hột giáo.

A. KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO

I.Khái quát sự ra đời và quá trình truyền bá Hồi giáo vào Việt Nam
1. Sự ra đời và phát triển của Hồi giáo
Đạo Islam khi truyền bá vào Việt Nam được gọi là đạo Hồi hay Hồi giáo. Trong những sách sử Trung Hoa xưa, đạo Islam được gọi là Hồi giáo hoặc Hồi Hột giáo, vì khi nó được truyền vào Trung Hoa thông qua một bộ lạc thuộc dân tộc Hồi Hột, nên người Trung Hoa gọi Islam là đạo Hồi hoặc Hồi Hột giáo. Sự ra đời của Hồi giáo bởi những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII.
1.1. Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên. Sự ra đời của tôn giáo này xuất phát bởi một loạt nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng; nó gắn liền với những biến chuyển xã hội, từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ xã hội có giai cấp. Lịch sử thống nhất nhà nước Ảrập thành một nhà nước phong kiến độc quyền, đồng thời trên cơ sở thống nhất giữa các tín ngưỡng, tôn giáo trên bán đảo Ảrập.
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Mohammad – người mạc khải, khai sáng tín ngưỡng Hồi giáo. Mohammad được tín đồ Hồi giáo thế giới tôn vinh là “tinh thần”, “duy nhất”, “toàn năng”, “độ lượng”, “siêu việt” và “vĩnh cửu”… là thiên sứ và Giáo chủ.
1.2. Sau khi Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời kỳ đấu tranh quyết liệt, kết hợp những cuộc “thánh chiến” với những hoạt động chính trị và ngoại giao, Mohammad và những người Hồi giáo đã chinh phục được thành Mecca và truyền bá Hồi giáo đến vùng này. Mohammad cùng những người anh em Hồi giáo xây dựng Mecca thành “Thánh địa ” – trung tâm Hồi giáo thế giới cho tới ngày nay. Sau khi chinh phục thành Mecca, Hồi giáo đã trở thành một đế quốc bành trướng thế lực, tiếp tục mở rộng “thánh chiến” tấn công để mở rộng thế giới Hồi giáo. Mục tiêu trước hết là tiêu diệt người Do Thái ở Arabia, tàn sát và bắt những người có thái độ chống đối làm nô lệ cho người Hồi giáo chiến thắng. Từ năm 636, Hồi giáo bắt đầu những cuộc viễn chinh tấn công, mở đầu cho một thời kỳ truyền bá Hồi giáo sang các quốc gia khác. Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
1.3. Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,3 tỷ tín đồ), có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục. Quốc gia có đông người Hồi giáo nhất hiện nay không phải là nước ở khu vực Trung Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là Indonesia nước ở khu vực Đông Nam Á với trên 180 triệu tín đồ chiếm 87% dân số của đất nước này.
Mặc dù Hồi giáo Islam là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng lại không có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế và không có hệ thống phẩm trật chức sắc (người giữ vai trò trung gian thay quyền Thượng đế Allah) mà chỉ có các giáo sĩ đảm nhận những chức trách như: Khalifat, Mufti, Naep, Hakim, Ahly, Imâm, Tuôn…
1.4. Từ khi Mohammad qua đời, nội bộ Hồi giáo xảy ra nhiều cuộc tranh chấp quyền lực. Vì vậy, sau này Hồi giáo phải chia thành các dòng, các hệ phái khác nhau. Cho đến nay, Hồi giáo vẫn không có người thừa kế ngôi vị Khalifat (Giáo chủ). Đây là nguyên nhân chính, là hệ quả của việc Hồi giáo không có tổ chức giáo hội quốc tế. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, với sự gia tăng không ngừng số lượng tín đồ Hồi giáo trên thế giới làm cho dạng thức thuần nhất của Hồi giáo thời Mohammad không thể duy trì được mà đã có sự biến dạng thành những cộng đồng (Jamah) ngăn cách bởi chế độ xã hội của mỗi quốc gia. Theo đó, Hồi giáo cũng phát triển mối tương giao với những tín ngưỡng, tôn giáo khác. Chính vì vậy, các quốc gia có đông người Hồi giáo có khuynh hướng thành lập tổ chức Hồi giáo gắn với lãnh thổ của từng nước, kết hợp hoạt động tôn giáo với chăm lo đời sống mọi mặt cho cộng đồng. Mặt khác, một số tổ chức Hồi giáo quốc tế cũng ra đời, tuy nhiên các tổ chức này mang hình thức “liên hiệp” lỏng lẻo, không phải là tổ chức giáo hội quốc tế.
2. Sự du nhập Hồi giáo vào Việt Nam
Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII. Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường “hoà bình” qua những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư.Những thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão bằng chiến tranh với công thức “thanh gươm – vó ngựa – kinh Qur’an”. Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ. Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường “hoà bình”, lại từ nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương. Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục. Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo như một số khu vực khác.
Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau. Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành.
Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi. Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.
Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia… và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo. Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình. Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bàni tại miền Nam Trung bộ.
Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng bị quân của An Dương – Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc – An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới. Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm – đạo Islam.
Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn – Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ. Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo. Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 – 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn. Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh cho tới ngày nay.
II. Đức tin và giáo luật của Hồi giáo
1. Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, giáo lý Hồi giáo cũng bao gồm những quan niệm về thế giới và con người. Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo chứa đựng yếu tố tín ngưỡng cổ của người Ảrập. Cơ sở giáo lý Hồi giáo là niềm tin vào Thượng đế Allah và Thiên sứ Mohammad, tin vào thiên thần và sự bất tử của linh hồn, tin vào ngày phục sinh và phán xét cuối cùng. Đặc biệt là tin vào sự vĩnh cửu của kinh Qur’an và luật Sariat.
Kinh Qur’an là thánh thư của Hồi giáo, được thiết lập gồm 30 phần, 114 chương (Surah) với 6.211 câu (Ayat) và được viết bằng tiếng Ảrập. Theo Hồi giáo, kinh Qur’an là những lời giáo huấn của Thượng đế cho mọi người mà Thiên sứ Mohammad đã nhận được qua thiên thần Gabriel trong khoảng 22 năm (610-632). Thực ra, kinh Qur’an là tập hợp những lời thuyết đạo của Mohammad lúc còn tại thế, mãi về sau này được sưu tầm, biên soạn thành văn bản chính thức lưu truyền cho đến ngày nay. Kinh Qur’an được người Hồi giáo coi là “cuốn sách vĩ đại nhất, thông thái nhất” chứa đựng mọi “chân lý và tri thức” của loài người.
Thực tiễn cho thấy, kinh Qur’an không chỉ đơn thuần là kinh sách tôn giáo mà nó còn có ý nghĩa về tính pháp lý trong xã hội, có nhiều quy định về vệ sinh, ăn ở, hôn nhân, cách cư xử trong gia đình và trong quan hệ xã hội như: quan hệ mua bán, tài chính, chính trị – có cả tội ác và hình phạt. Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của Hồi giáo, nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo với đời, giữa tôn giáo và chính trị.
Ngoài những điều, những hành vi cuộc sống thường nhật của con người mà kinh Qur’an không quy định, hành vi “đối nhân xử thế” của Mohammad hoặc những việc làm của tín đồ mà không bị ngăn cấm đều được coi như những điều luật về tôn giáo và đạo đức của con người. Sự ghi nhận đó là cơ sở và nguồn gốc sách luật thứ hai của tín ngưỡng Hồi giáo – luật Sariat.
2. Hồi giáo là một tôn giáo không có hệ thống phẩm trật chức sắc, tuy nhiên giáo luật Hồi giáo lại chứa đựng nhiều nội dung và hành vi xử thế trong cuộc sống xã hội – con người có tính chất bắt buộc cao và rất khắt khe. Nó vượt ra khỏi phạm vi đức tin và những sinh hoạt tôn giáo thuần tuý để trở thành tiêu chuẩn pháp lý trong đời sống xã hội, chi phối mọi hoạt động của người Hồi giáo. Vì vậy, một số quốc gia Hồi giáo áp dụng và đưa luật Hồi giáo vào quản lý đất nước hoặc được thực hiện với luật pháp nhà nước. Giáo luật Hồi giáo tập trung vào 5 điều sống đạo cơ bản (còn gọi là 5 cốt đạo) sau đây:
– Xác tín hoặc còn gọi là biểu lộ đức tin (Tawhid).
– Cầu nguyện mỗi ngày (Solah).
– Tháng lễ Ramadan – tháng 9 Hồi lịch.
– Bố thí (Zakat).
– Hành hương (Hadji) viếng thánh địa Mecca.
Ngoài ra, những tín đồ Hồi giáo còn có nghĩa vụ dự thánh chiến (Jihad).
B. HỒI GIÁO Ở VIỆT NAM
I. Những đặc điểm chủ yếu
Ở nước ta, cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo mang tính đặc thù rõ nét, được chia thành 2 dòng khác nhau. Người ta thường gọi là Chăm Islam và Chăm Bàni với những đặc điểm chủ yếu sau đây:
1. Truyền thống gắn bó và đồng hành cùng dân tộc
Việt Nam chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo. Vì vậy, Hồi giáo gắn bó với dân tộc Chăm, mà cư dân Chăm là một dân tộc có nền văn hoá đa dạng và phong phú; có truyền thống yêu nước, gắn kết với dân tộc và cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Chăm Hồi giáo luôn phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đoàn kết, yêu nước gắn bó với cộng đồng các dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc.
Hơn nữa, từ khi có Đảng đồng bào Chăm Hồi giáo luôn đi theo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; làm tốt nghĩa vụ công dân, ủng hộ sự nghiệp đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2. Tính chính thống của Hồi giáo có thay đổi
Bởi tác động của bản sắc văn hoá dân tộc vùng Đông Nam Á, trong đó nền tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn chiếm địa vị chủ yếu. Sự tác động này được gọi là quá trình “Chăm hoá”.
Như khi nghiên cứu, để chinh phục thế giới Ảrập và bành trướng thế lực, Hồi giáo chủ trương mở rộng “đất thánh” bằng các cuộc thánh chiến, với khẩu hiệu “Thanh gươm, vó ngựa, kinh Qur’an”. Nhưng khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông bị cản trở bởi đại dương nên không thể tiến hành thánh chiến mà các giáo sĩ truyền đạo thông qua thương thuyền theo con đường mậu dịch để truyền bá và phát triển Hồi giáo ở vùng này. Chúng ta có thể khẳng định khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bản sắc văn hoá truyền thống lâu đời của vùng Á Đông và tín ngưỡng cổ Bàlamôn với chế độ mẫu hệ, làm cho tính cách Hồi giáo phải biến đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa.
3. Tính quốc tế của Hồi giáo
Hồi giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất thế giới, đang trong xu thế của quá trình “Hồi giáo hoá thế giới”. Hơn nữa, thế giới đang đứng trước nguy cơ xung đột sắc tộc và tôn giáo trong mối quan hệ “toàn cầu hoá”. Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế theo phương châm “Việt Nam là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Các tôn giáo ở Việt Nam, nhất là Chăm Hồi giáo đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự tác động nhiều mặt của Hồi giáo thế giới. Theo đó, một số sinh hoạt tôn giáo truyền thống của Hồi giáo vốn mang tính quốc tế nay được mở rộng. Nó vừa là nhu cầu, vừa là đặc điểm phổ biến đang phát triển.
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của Nhà nước, Hồi giáo Việt Nam cũng mở rộng và phát triển giao lưu với các cá nhân, tổ chức Hồi giáo ngoài nước. Mối quan hệ đó không chỉ vì mục đích tôn giáo mà còn có những mục đích chính trị – xã hội. Nhằm thúc đẩy hoạt động Hồi giáo nước ta hội nhập vào cộng đồng Hồi giáo thế giới.
II. Thực trạng về tình hình Hồi giáo
1. Số lượng và phân bố tín đồ
Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước. Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dòng:
– Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thuỷ gọi là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang,Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đô Hà Nội.
– Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bàni, sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước.
Qua khảo sát về tình hình Hồi giáo ở Việt Nam, có thể rút ra một số vấn đề sau:
– Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều và chủ yếu là trong cư dân Chăm. Tỷ lệ tín đồ tăng chậm trong thời gian qua, ngoài một bộ phận bỏ tín ngưỡng Bàni theo Islam ở Phước Nam (Ninh Thuận) vào những năm 60 của thế kỷ XX, số tín đồ theo Hồi giáo qua con đường “truyền đạo” không đáng kể và chủ yếu là tăng tự nhiên.
– Dân cư hình thành theo các nhóm cộng đồng Jam’ah có tính quần cư là chủ yếu, một bộ phận không lớn cộng cư với người Kinh và các dân tộc anh em. Tuy nhiên, tính cộng đồng – nét truyền thống tổ chức – xã hội của cư dân Chăm vẫn là lối sống đặc trưng của cư dân Chăm Hồi giáo.
– Hồi giáo nước ta có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó Chăm Islam có mối quan hệ thường xuyên với Hồi giáo thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Mối quan hệ đó, ngoài yếu tố tôn giáo còn có quan hệ thân tộc.
2. Nhu cầu về niềm tin tôn giáo
Đồng bào Chăm Islam và Chăm Bàni có niềm tin tôn giáo sâu sắc vào Thượng đế Allah và Thiên kinh Qur’an, là nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu, nó gắn chặt với yếu tố tôn giáo. Nó hoàn toàn khác với nhu cầu về vật chất trong đời sống xã hội. Nhưng niềm tin đó lại có sự khác nhau trong quá trình thực thi giáo luật Hồi giáo giữa hai dòng: Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn mang tính chính thống, yếu tố tôn giáo sâu sắc hơn; Chăm Bàni thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo, chỉ thực hiện trong tháng Ramadan mà họ quen gọi là tháng “vào chùa’’ của các vị chức sắc. Mặt khác, Chăm Bàni chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bàlamôn và tín ngưỡng bản địa với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.

Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập

Quang cảnh buổi lễ của cộng đồng Hồi giáo tỉnh Tây Ninh

3. Về thực trạng kinh tế – xã hội

Đánh giá một cách tổng quát, tình hình kinh tế – xã hội của đồng bào Chăm Hồi giáo nước ta hiện nay được cải thiện. Đời sống kinh tế của đồng bào Hồi giáo được nâng cao nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, nhất là khi Đảng ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước. Cho nên, mức sống của đồng bào Chăm cũng được nâng lên theo tỷ lệ chung ở từng vùng, từng địa phương, số hộ đạt mức sống khá và giàu tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số cộng đồng Hồi giáo nhỏ lẻ thiếu đất sản xuất. Do đó, tình hình tái nghèo và thất học trong các cộng đồng này đang là một vấn đề cần được quan tâm.
Những năm gần đây, đời sống văn hoá – xã hội trong các cộng đồng Hồi giáo cũng phát triển và tăng lên rõ rệt. Theo đó, trình độ học vấn trong đồng bào Hồi giáo cũng từng bước nâng lên, nhất là khi Nhà nước áp dụng chính sách miễn học phí cho học sinh là con em đồng bào Chăm. Một bộ phận người Chăm Hồi giáo có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.
4. Về cơ sở thờ tự
Theo kết quả khảo sát, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo đến năm 2009 là 79 cơ sở. Trong đó, Chăm Islam có 40 thánh đường, 22 tiểu thánh đường; Chăm Bàni có 17 thánh đường (chùa). So với trước ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, số lượng cơ sở thờ tự của Hồi giáo tăng, nhiều cơ sở được trùng tu, sửa chữa khang trang.
5. Về tổ chức Hồi giáo
Đối với Chăm Islam, trước năm 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là: “Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam” và “Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam”. Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung Ương và Đại hội đồng cơ sở. Nhằm mục đích: không hoạt động chính trị mà duy trì những tinh hoa đạo đức trong sinh hoạt tôn giáo; thực thi các tập tục truyền thống và đời sống đạo đã được kinh Qur’an giáo huấn. Tuy nhiên, cả hai tổ chức này nhất là Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam bị chính quyền Mỹ, Ngụy lợi dụng, sử dụng làm công cụ chống cách mạng. Do đó, nó cùng tồn tại đến ngày 30/4/1975 thì tự giải tán theo sự sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn.
Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Bàni ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trước năm 1975 đều có tổ chức “Hội đồng giáo cả” tuy chưa được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại cho đến nay.
Từ sau giải phóng miền Nam đến trước khi có chủ trương của Đảng về công tác đối với Hồi giáo, ở Việt Nam mới có một tổ chức là Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh được thành lập tháng 7/1992. Từ năm 2003 (thực hiện chủ trương của Đảng về công tác Hồi giáo), Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có Hồi giáo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo về mặt tổ chức cho bà con tín đồ. Đến nay, đối với Chăm Islam, có thêm hai tổ chức Hồi giáo cấp tỉnh ở tỉnh An Giang và Tây Ninh; đối với Chăm Bàni, có Hội đồng sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận. Trong thời gian qua, việc thành lập tổ chức của các cộng đồng Hồi giáo giúp cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương đối với Hồi giáo tốt hơn, kịp thời đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của bà con tín đồ.
Thông qua các tổ chức này, cấp uỷ, chính quyền, UBMTTQVN và đoàn thể các cấp có nhiều thuận lợi trong việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho bà con tín đồ Hồi giáo. Nhằm giúp họ hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ Hồi giáo, củng cố niềm tin, ý thức tự nguyện ủng hộ và tham gia thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội, cũng như chủ trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta./.
Trần Thị Minh Thu
Chuyên viên Vụ Các tôn giáo khác
Ban Tôn giáo Chính phủ
Nguồn:http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/954/Khai_quat_ve_Hoi_giao_va_Hoi_giao_o_Viet_Nam

Sự khác biệt giữa người Hồi giáo và người Ả Rập

Vì hai từ, Hồi giáo và Ả Rập, thường xuyên được ử dụng khi nói về thế giới Hồi giáo, nên hiểu được ự khác biệt giữa Hồi giáo và Ả Rập là rất c

Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập

Bóng ma “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiếp tục ám ảnh thế giới 2015

VOV.VN - Lực lượng Hồi giáo cực đoan IS không phải là “ngáo ộp” mà là hiện thực sống động, đe dọa an ninh toàn cầu và các quyền con người.

Đầu năm 2015, thế giới và nước Pháp rúng động với vụ tấn công của khủng bố Hồi giáo nhằm vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo.

Giữa năm 2015, bầu không khí Trung Đông lại u ám thêm khi IS không những không bị chặn đứng sau nhiều vụ oanh kích mà còn bành trướng thêm, đe dọa “nhuộm đen” cả Iraq và Syria. Quân đội Iraq tháo chạy khỏi nhiều vị trí quan trọng, khiến Mỹ giật mình và thấy “ngượng” về những “học trò” do họ tự tay huấn luyện. Bên Syria, lãnh thổ do chính quyền Assad kiểm soát cũng bị thu hẹp dần trước các nhóm đối lập và nhất là phiến quân IS.

Cuối năm 2015 thế giới vẫn không bình yên khi bất ngờ xảy ra loạt vụ tấn công đẫm máu ở Paris vào ngày 13/11 khiến 130 người chết.

Trong năm 2015, bộ máy an ninh các nước phương Tây tiếp tục phải làm việc cật lực để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vụ tấn công khủng bố của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo cũng như các phần tử cảm tình với chúng.

Làn sóng người tị nạn từ Trung Đông (nhất là Syria) chạy sang Tây Âu tăng mạnh trong năm 2015 khiến khu vực này gặp khó khăn lớn trong bảo đảm an ninh trước nguy cơ khủng bố Hồi giáo. Việc thực hiện thỏa thuận tự do đi lại trong khu vực Schengen của EU và việc Tây Âu đề cao quyền tự do cá nhân cũng gây không ít thách thức cho cơ quan an ninh.

Hiện tượng mới IS

Tổ chức khủng bố IS tiếp tục lấn lướt al-Qaeda để trở thành tâm điểm chú ý của công luận thế giới 2015. Tuy cùng là Hồi giáo cực đoan, IS khác biệt với al-Qaeda ở nhiều điểm, khiến IS trở thành một dạng khủng bố kiểu mới, chưa từng có tiền lệ.

Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập
Phiến quân IS sở hữu cả xe tăng. Ảnh: AP.

IS chủ trương chiếm đất, nắm dân, bám dân, xây dựng “nhà nước”, “quân đội”, hệ thống thuế, cơ sở hạ tầng, sử dụng tích cực công nghệ, truyền thông xã hội. Chúng nuôi tham vọng xây dựng một vương quốc Hồi giáo hiện đại lấy cảm hứng từ Caliphate trong quá khứ.

Nguồn thu của IS đa dạng hơn và mạnh hơn, khiến IS được coi là tổ chức khủng bố giàu có nhất. Trong đó có 2 nguồn thu quan trọng là đánh thuế (bền vững, ít bị ảnh hưởng từ bên ngoài), và bán dầu. Các nguồn khác là quyên góp, bắt cóc tồng tiền, bán đồ cổ…

Trong năm 2015, IS tiếp tục nghĩ ra đủ trò hành quyết dã man và quái đản (khiến cả thế giới phẫn nộ) cốt để khủng bố đối thủ và răn đe những người bất đồng.

Về hệ tư tưởng, chúng áp dụng các nguyên lý Hồi giáo cổ xưa vào thời nay (sử dụng những yếu tố cực đoan nhất, không còn phù hợp với thời nay), hoặc chủ ý bóp méo, xuyên tạc các giáo lý theo hướng phục vụ ý đồ của mình.

Khác với al-Qaeda có phần khổ hạnh, IS khá thoáng về chuyện tình dục (ngoại trừ đồng tính và ngoại tình), để tạo thêm hứng khởi cho các nam chiến binh đa phần ở độ tuổi thanh niên. Chúng chủ động bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục phục vụ các “quan chức” và binh lính IS.

Cuộc chiến chống IS gặp một số khó khăn đặc trưng như IS rất chú ý “bám dân”, dùng dân làm lá chắn sống. Các trung tâm tuyên truyền của IS thường nằm sâu trong các khu dân cư ở đô thị nên Mỹ và phương Tây khó đánh trúng bằng máy bay mà không gây tổn thất cho dân thường.

Do có hệ thống rộng nên nếu thủ lĩnh IS này bị tiêu diệt, sẽ sớm xuất hiện sớm thủ lĩnh khác thay thế.

Dù tập trung ở Iraq và Syria, IS vẫn mang tính toàn cầu cao, với các chi nhánh trực tiếp hoặc liên kết. Nhiều nhóm khủng bố ở Bắc Phi, Tây Phi, và Đông Nam Á nhận làm tay chân cho IS. Nhiều chiến binh của IS là công dân đến từ Bắc Phi, Kavkaz, Nga, Tây Âu, Mỹ, và các nước Trung Đông khác ngoài Iraq và Syria.

Cuộc chiến chống IS trên thực địa trong khoảng 9 tháng đầu năm 2015 tỏ ra không hiệu quả lắm dù Mỹ oanh tạc nhiều đến mức “cạn kiệt cả bom đạn”.

Gốc gác văn hóa

Nói đến khủng bố Hồi giáo, người ta thường tìm nguyên nhân ở sự đói nghèo và thất học. Điều đó không sai. Nhưng có một vấn đề là tại sao không có khủng bố Phật giáo? Tại sao có những nước nghèo nhưng vẫn yên bình, người dân cần kiệm tìm cách vượt khó? Tại sao cùng là khủng bố Hồi giáo nhưng khủng bố ở Philippines, Indonesia không thể sánh được về quy mô và mức độ tàn khốc như ở Trung Đông?

Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập
Sự tàn độc của IS đối với các tù binh của chúng. Ảnh: AFP.

Câu trả lời trước hết nằm ở văn hóa và đặc trưng vùng miền.

Vùng Trung Đông (tức Tây Á) tuy cũng là châu Á nhưng khác biệt về văn hóa rất lớn với Nam Á và Đông Á. Các hằng số tự nhiên, địa lý, khí hậu và lịch sử của Trung Đông khác biệt nhiều với Đông Á. Văn hóa bộ lạc du mục ở đây rất mạnh (con cừu là vật nuôi phổ biến ở cả Trung Đông và châu Âu xưa và nay. Hình ảnh con cừu hiện diện đậm nét trong tôn giáo phổ biến của hai vùng văn hóa này). Tôn giáo và con người vùng Tây Á vì vậy có những nét cứng rắn đặc trưng. Ở một chừng mực nào đó, Trung Đông khá giống với phương Tây.

Lối tư duy cứng rắn của Trung Đông đã khiến cho tôn giáo ở đây tuy ban đầu cũng đa dạng nhưng về sau chủ yếu là dòng tôn giáo độc thần (tập trung vào thờ một vị thần duy nhất), khác với truyền thống tôn giáo ở Đông Á thiên về đa thần, mềm mỏng, và khoan dung hơn.

Và thực tế, xu hướng Hồi giáo bạo lực cuồng tín đã có từ thế kỷ 7.

Chính về thế mà từ thời trung cổ, ở Trung Đông đã có những cuộc chiến tôn giáo (vì tôn giáo hoặc nhân danh tôn giáo). Gồm chiến tranh giữa các giáo phái trong đạo Hồi và chiến tranh giữa Hồi giáo và các tôn giáo lớn khác (như Kitô giáo).

Tuy nhiên, sự cứng rắn của Hồi giáo và người Tây Á khi vượt qua khoảng cách địa lý lớn, vượt qua Ấn Độ Dương bao la để đến với những vùng đất mới thì đã mềm dịu đi rất nhiều. Yếu tố văn hóa bản địa đã làm cho Hồi giáo ở Đông Nam Á không còn giống y nguyên như ở Trung Đông sa mạc nóng khô nữa.

Riêng ở Việt Nam, bên cạnh tín ngưỡng đa thần dân gian, các tôn giáo “ngoại nhập” (Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo…) đều tồn tại một cách hòa thuận với nhau, xưa nay chưa thấy chiến tranh giữa các tôn giáo này hay giữa các giáo phái trong mỗi tôn giáo.

Nhìn lại lịch sử thì thấy Hồi giáo gắn liền với quá trình hình thành nhà nước Arab và đế chế Arab. Hồi giáo là cột trụ tinh thần và chính trị của nhà nước đó. Ngay từ đầu Hồi giáo gắn liền với các cuộc chinh chiến. Và Hồi giáo nằm trong số ít tôn giáo mà thời xưa không phản đối việc chiếm hữu và buôn bán nô lệ. Nghề buôn bán nô lệ rất công khai và phát đạt trong Đế chế Arab xưa. Thực tế sinh động đó trong quá khứ là cái cớ để IS hiện nay lợi dụng nhằm biến phụ nữ thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác thành nô lệ tình dục.

Ngày nay khi nói về các điều luật sharia (luật Hồi giáo) hà khắc, chúng ta thường nghĩ tới Taliban, Boko Haram hay IS. Nhưng trên thực tế, luật này có cơ sở xã hội khá rộng rãi ở nhiều nước Hồi giáo và Arab. Ở khu vực Trung Đông vẫn có một số nước quân chủ chuyên chế, thi hành các bản án theo lối trung cổ, áp dụng các quy tắc hà khắc, thiếu khoan dung. Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng nhưng vẫn chưa thay đổi được tình hình.

Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập
Một số phần tử Arab dòng Sunni bày tỏ ủng hộ đối với tổ chức IS khi lực lượng chiếm được thành phố Mosul ở Iraq. Ảnh: AP.

Thực ra mọi tôn giáo đều có nhiều yếu tố tích cực, hướng thiện; các tôn giáo lớn đều đề cao cái Thiện và tinh thần bác ái. Đã vậy, đạo Hồi thực tế đã mềm hóa rất nhiều so với các thế kỷ trước. Đại bộ phận cộng đồng Hồi giáo tẩy chay những phong trào Hồi giáo cực đoan nói chung và phong trào IS nói riêng. Cần phải khẳng định rằng đa phần người Hồi giáo hiện nay là người ôn hòa.

Tuy nhiên xu hướng có những kẻ cố giải thích kinh Koran một cách máy móc và cực đoan, lợi dụng danh nghĩa Hồi giáo để phạm tội ác thì dường như ngày càng nghiêm trọng.

Chủ nghĩa can thiệp

Gốc gác văn hóa mới chỉ là yếu tố âm, yếu tố “cái”.

Để sản sinh nên quái vật như IS hay al-Qaeda còn cần đến yếu tố dương, yếu tố “đực” - đó là chính sách can thiệp của phương Tây.

Hạt giống can thiệp này có lịch sử lâu dài từ thời trung cổ, với các cuộc thập tự chinh do giáo hội La Mã (thực chất là phong kiến cầm quyền phương Tây) phát động nhằm chống lại đạo Hồi (và chinh phục những vùng đất của người Hồi giáo). Chính từ đây sản sinh ra phong trào thánh chiến để chống lại ảnh hưởng phương Tây.

Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, phương Tây lại nô dịch Trung Đông, biến vùng này thành thuộc địa hoặc vùng bảo hộ, vùng ảnh hưởng của họ. Với chính sách chia để trị, phương Tây đã chia Trung Đông (khi đó là đế chế Ottoman) thành nhiều quốc gia nhỏ theo một cách nào đó để các quốc gia mới sẽ luôn kiềm chế nhau hoặc xung khắc với nhau. Chính vì vậy ngay sau khi thực dân Anh và Pháp rút đi, vẫn luôn có những hiềm khích nhất địch giữa các quốc gia Trung Đông với đường biên giới mới. Riêng dân tộc Kurd có lẽ là đau khổ nhất khi họ không có tổ quốc riêng, đã thế lại bị xẻ làm 4 khúc lớn, nằm ở 4 nước là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria và Iraq.

Sự cai trị của thực dân phương Tây đã hình thành nên sự phản kháng trong thế giới Hồi giáo. Thời kỳ thực dân phương Tây, đạo Hồi đóng vai trò tích cực trong việc xác lập bản sắc dân tộc, đấu tranh chống thực dân và giành độc lập.

Người Mỹ tự hào không có lịch sử cai trị thuộc địa (kiểu cũ) nhưng họ vẫn không tránh được vết xe can thiệp, khi họ đã đạt tới giai đoạn tư bản độc quyền và trở thành một siêu cường hàng đầu thế giới. Sự can thiệp mạnh của Mỹ vào Trung Đông bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 và kéo dài đến ngày nay.

Số sánh sự tương đồng và khác biệt giữa đạo Hồi ở Việt Nam và đạo Hồi ở a Rập