So sánh nguyên tử cu (copper đồng) với nguyên tử br (bromine), ta thấy:

Để so sánh nguyên tử A và nguyên tử B, ta làm như sau:


Bước 1: Tìm nguyên tử khối của A và B
Bước 2: Lập tỉ lệ: $\dfrac{A}{B}$ = x
Bước 3: So sánh kết quả x với 1
- Nếu x < 1: nguyên tử A nhẹ hơn nguyên tử B x lần
- Nếu x = 1: nguyên tử A nặng bằng nguyên tử B
- Nếu x > 1: nguyên tử A nặng hơn nguyên tử B x lần


Bài tập vận dụng:


Bài 1: Nguyên tử Magie nặng hay nhẹ hơn nguyên tử Cacbon bao nhiêu lần?

Giải:

Ta biết: Mg=24; C=12

Ta có tỉ lệ:$\dfrac{Mg}{C}$ =$\dfrac{24}{12}$= 2

Vậy 1 nguyên tử Magie nặng hơn 1 nguyên tử Cacbon 2 lần.

Bài 2: So sánh sự nặng nhẹ giữa:
a. nguyên tử nitơ và nguyên tử cacbon.
b. nguyên tử natri và nguyên tử canxi.
c. nguyên tử sắt và nguyên tử magie.

a. 1 nguyên tử Nitơ nặng hơn 1 nguyên tử cacbon 1.2 lần
b. 1 nguyên tử natri nhẹ hơn 1 nguyên tử canxi 0.575 lần
c. 1 nguyên tử sắt nặng hơn 1 nguyên tử magie 2.3 lần


Bài 3:

Hãy so sánh:
a. Nguyên tử Nitơ nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử Canxi bao nhiêu lần.
b. Nguyên tử Nhôm nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử kẽm bao nhiêu lần.
c. 2 nguyên tử sắt nặng hay nhẹ hơn 3 nguyên tử natri bao nhiêu lần.
d. 4 nguyên tử Oxi nặng hay nhẹ hơn 1 nguyên tử lưu huỳnh bao nhiêu lần

a. 1 nguyên tử nitơ nhẹ hơn 1 nguyên tử canxi 0.35 lần
b. 1 nguyên tử nhôm nhẹ hơn 1 nguyên tử kẽm 0.43 lần
c. 2 nguyên tử sắt nặng hơn 3 nguyên tử natri 1.6 lần
d. 4 nguyên tử Oxi nặng hơn 1 nguyên tử lưu huỳnh 2 lần


Bài 4: So sánh 1 nguyên tử đồng nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:
a. 1 nguyên tử oxi
b. 64 nguyên tử hidro
c. 2 nguyên tử cacbon.

a. nặng hơn 4 lần
b. nặng bằng 64 nguyên tử hidro
c. nặng hơn 2.7 lần

Mục lục

  • 1 Tính chất
    • 1.1 Vật lý
    • 1.2 Hóa học
    • 1.3 Đồng vị
    • 1.4 Phân bố
  • 2 Sản xuất
    • 2.1 Trữ lượng
    • 2.2 Phương pháp
    • 2.3 Tái chế
  • 3 Lịch sử
    • 3.1 Thời đại đồ đồng đá
    • 3.2 Thời đại đồ đồng
    • 3.3 Tên gọi
  • 4 Ứng dụng
  • 5 Vai trò sinh học
  • 6 Hợp kim
  • 7 Hợp chất
    • 7.1 Các hợp chất hai cấu tử
    • 7.2 Tạo phức
    • 7.3 Hóa đồng hữu cơ
    • 7.4 Đồng[III] và đồng[IV]
  • 8 Phòng ngừa
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài

Tính chấtSửa đổi

Vật lýSửa đổi

Đĩa đồng [độ tinh khiết 99,95%] được làm bằng đúc liên tục và khắc.

Đồng ở nhiệt độ nóng chảy cao hơn điểm nóng chảy của nó một chút làm cho nó có ánh hồng khi đủ ánh sáng sẽ làm cho nó rạng rỡ hơn với màu cam đỏ.

Đồng, bạc và vàng đều nằm trong nhóm 11 của bảng tuần hoàn nên chúng có nhiều thuộc tính giống nhau: chúng có 1 electron trong phân lớp s1 nằm trước nhóm d10 và được đặc trưng bởi tính dẻo và dẫn điện cao. Các orbital được lấp đầy các electron trong các nguyên tố này không đóng góp nhiều vào các tương tác nội nguyên tử, chủ yếu ảnh hưởng bởi các electron phân lớp s thông qua các liên kết kim loại. Trái ngược với các kim loại mà phân lớp d không được lấp đầu bởi các electron, các liên kết kim loại trong đồng thiếu các đặc điểm của liên kết cộng hóa trị và chúng tương đối yếu. Điều này giải thích tại sao các tinh thể đồng riêng biệt có độ dẻo cao và độ cứng thấp.[8] Ở quy mô lớn, việc thêm vào các khuyết tật trong ô mạng tinh thể như ranh giới hạt, sẽ làm cản trở dòng vật liệu dưới áp lực nén từ đó làm tăng độ cứng của nó. Ví dụ, đồng thường được đưa ra thị trường ở dạng polycrystalline hạt mịn, dạng này có độ cứng lớn hơn dạng monocrystalline.[9]

Độ cứng thấp của đồng giúp giải thích một phần tính dẫn điện cao của nó[59.6×106 S/m] và cũng như tính dẫn nhiệt cao, các tính chất này được xếp hạng thứ 2 trong số những kim loại nguyên chất có tính chất tương tự ở nhiệt độ phòng.[10] [trong số các kim loại nguyên chất ở nhiệt độ phòng chỉ có bạc có độ dẫn điện cao hơn]. Đặc điểm này là do điện trở suất đối với sự vận chuyển electron trong các kim loại ở nhiệt độ phòng chủ yếu bắt nguồn từ sự tán xạ của electron đối với dao động nhiệt của mạng tinh thể, mà điện trở xuất này tương đối yếu đối với cho một kim loại mềm.[8] Mật độ dòng thấm tối đa của đồng trong không khí ngoài trời vào khoảng 3,1×106 A/m2, vượt trên giá trị này nó bắt đầu nóng quá mức.[11] Cùng với những kim loại khác, nếu đồng được đặt cạnh kim loại khác, ăn mòn galvanic sẽ diễn ra.[12]

Cùng với lưu huỳnh và vàng [cả hai đều có màu vàng], đồng là một trong 3 nguyên tố có màu tự nhiên khác với màu xám hoặc bạc.[13] Đồng tinh khiết có màu đỏ cam và tạp ra màu lam ngọc khi tiếp xúc với không khí. Màu đặc trưng này của đồng tạo ra từ sự chuyển tiếp electron giữa phân lớp 3d và phân lớp 4s – năng lượng chênh lệch do sự chuyển đổi trạng thái electrong giữa hai phân lớp này tương ứng với ánh sáng cam. Cơ chế xảy ra tương tự đối với màu vàng của vàng và lưu huỳnh.[8]

Hóa họcSửa đổi

Sợi đồng không bị oxy hóa [trái] và sợi đồng bị oxy hóa [phải].

Tháp Đông của Royal Observatory, Edinburgh. Sự khác biệt giữa đồng được tân trang lại năm 2010 và màu lục nguyên thủy của đồng năm 1894 có thể thấy được rõ ràng.

Đồng tạo nhiều hợp chất khác nhau với các trạng thái oxy hóa +1 và +2, mà thường được gọi theo thứ tự là cuprous và cupric.Nó không phản ứng với nước, nhưng phản ứng chậm với oxy trong không khí tạo thành một lớp oxide đồng màu nâu đen. Ngược lại với sự oxy hóa của sắt trong không khí ẩm, lớp oxide này sau đó sẽ ngăn cản sự ăn mòn. Một lớp màu lục của verdigris [đồng cacbonat] thường có thể bắt gặp trên các công trình cổ có sử dụng đồng như Tượng Nữ thần tự do, tượng bằng đồng lớn nhất trên thế giới được xây dựng dùng repoussé and chasing.[14] Hydrogen sulfide và sulfide phản ứng với đồng tạo ra các hợp chất đồng sulfide khác nhau trên bề mặt. Trong trường hợp phản ứng với sulfide, ăn mòn đồng diễn ra khi đồng tiếp xúc với không khí có chứa các hợp chất sulfide.[15] Các dung dịch amoni chứa oxy có thể tạo ra một phức chất hòa tan trong nước với đồng, khi phản ứng với oxy và acid clohydric để tạo thành đồng chloride và hydro peroxide bị acid hóa để tạo thành các muối đồng[II]. Đồng[II] chloride và đồng phản ứng với nhau tạo thành đồng[I] chloride.[16]

Đồng vịSửa đổi

Bài chi tiết: Đồng vị của đồng

Đồng có 29 đồng vị.63Cu and 65Cu là đồng vị bền, với 63Cu chiếm khoảng 69% đồng có mặt trong tự nhiên; cả hai đều có spin 3/2.[17] Các đồng vị còn lại có tính phóng xạ, trong đó đồng bị phóng xạ bền nhất là 67Cu với chu kỳ bán rã 61,83 giờ.[17] Bảy đồng vị kích thích đặc trưng nhất là 68mCu tồn tại lâu nhất với chu kỳ bán rã 3,8 phút. Các đồng vị với số khối lớn hơn 64 phân rã β-, ngược lại các đồng vị có số khối dưới 64 thì phân rã β+. 64Cu, có chu kỳ bán rã 12,7 giờ, phân rã theo cả hai cơ chế trên.[18]

62Cu và 64Cu có những ứng dụng đáng chú ý.64Cu chất được sử dụng trong chụp hình tia-X, và dạng tạo phức với chelate có thể được dùng trong điều trị ung thư.62Cu được dùng trong 62Cu-PTSM là một phương pháp vết phóng xạ trong chụp cắt lớp bằng positron.[19]

Phân bốSửa đổi

Đồng có thể tìm thấy như là đồng tự nhiên hoặc trong dạng khoáng chất. Đồng tự nhiên là một dạng polycrystal, với các tinh thể riêng lẻ lớn nhất đã được ghi nhận có kích thước 4,4×3,2×3,2cm.[20] Khối đồng nguyên tố lớn nhất có cân nặng 420 tấn, được tìm thấy năm 1857 trên bán đảo Keweenaw ở Michigan, Hoa Kỳ.[21] Có nhiều dạng khoáng chứa đồng như cacbonat azurit [2CuCO3Cu[OH]2] và malachit [CuCO3Cu[OH]2] là các nguồn để sản xuất đồng, cũng như là các sulfide như chalcopyrit [CuFeS2], bornit [Cu5FeS4], covellit [CuS], chalcocit [Cu2S] và các oxide như cuprit [Cu2O].

Phần lớn đồng trích xuất được trong các mỏ lộ thiên trong các khoáng sản có ít hơn 1% đồng. Các ví dụ bao gồm: mỏ Chuquicamata ở Chilê và mỏ El Chino ở New Mexico. Việt Nam có mỏ đồng Sinh Quyền ở Lào Cai.

Đồng có mặt trong vỏ Trái Đất với hàm lượng 50 ppm,[21] và có thể được tổng hợp trong các ngôi sao có khối lượng lớn.[22]

Sản xuấtSửa đổi

Mỏ Chuquicamata ở Chile là một trong những mỏ đồng lộ thiên lớn nhất thế giới.

Xu hướng sản xuất trên thế giới

Sản lượng đồng năm 2005

Giá đồng giai đoạn 2003–2011, USD/tấn

Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sulfide từ các mỏ đồng porphyr khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng. Ví dụ một số mỏ như: mỏ Chuquicamata ở Chile; Bingham Canyon Mine ở Utah, Hoa Kỳ; và El Chino Mine ở New Mexico, Hoa Kỳ. Theo Cục Khảo sát địa chất Anh, năm 2005, Chile là nước dẫn đầu về khai thác đồng chiếm ít nhất 1/3 sản lượng đồng thế giới, theo sau là Hoa Kỳ, Indonesia và Peru.[10] Đồng cũng được thu hồi qua quá trình In-situ leach. Nhiều nơi ở tiểu bang Arizona được xem là những ứng viên cho phương pháp này.[23] Lượng đồng đang đượng sử dụng đang tăng và số lượng có sẵn là hầu như không đủ để cho phép tất cả các nước để đạt đến mức độ sử dụng của thế giới phát triển.[24]

Trữ lượngSửa đổi

Đồng đã được sử dụng ít nhất là cách nay 10.000 năm, nhưng có hơn 95% tất cả đồng đã từng được khai thác và nấu chảy đã được tách chỉ bắt đầu từ thập niên 1900. Với nhiều nguồn tài nguyên tự nhiên, tổng lượng đồng trên Trái Đất là rất lớn [khoảng 1014 tấn nằm trong vòng vài km của vỏ Trái Đất, hoặc tương đương 5 triệu năm khai thác với tốc độ khai thác hiện tại. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trữ lượng này là có giá trị kinh tế trong điều kiện chi phí và công nghệ hiện tại. Nhiều ước tính trữ lượng đồng hiện tại cho thấy việc khai thác có thể diễn ra từ 25 đến 60 năm tùy thuộc vào những giả định cốt lõi như tốc độ phát triển.[25] Tái chế là một nguồn chính của đồng trong thế giới hiện đại.[26] Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, sản lượng và cung ứng đồng trong tương lai là một chủ đề còn nhiều tranh cãi, bao gồm cả khái niệm về đỉnh đồng, tương tự như đỉnh dầu.

Giá đồng trong lịch sử là không ổn định,[27] và nó tăng gấp 5 lần từ giá thấp duy trì 60 năm từ US$1,32/kg trong tháng 6 năm 1999 đến US$8,27/kg trong tháng 5 năm 2006. Nó rớt từ US$5,29/kg trong tháng 2 năm 2007, sau đó tăng lên US$7,71/kg tháng 4 năm 2007.[28] Tháng 2 năm 2009, nhu cầu toàn cầu giảm và giá cả hàng hóa giảm mạnh từ mức cao của năm trước là US$1,51/lb.[29]

Phương phápSửa đổi

Hàm lượng đồng trong quặng trung bình chỉ 0,6%, và hầu hết quặng thương mại là các loại đồng sulfide, đặc biệt là chalcopyrit [CuFeS2] và ít hơn là chalcocit [Cu2S].[30] Các khoáng này được tách ra từ các quặng được nghiền để nâng hàm lượng lên 10–15% đồng bằng froth flotation hay bioleaching.[31] Nung vật liệu này với silica trong flash smelting để loại sắt ở dạng xỉ. Quá trình này khai thác dễ dàng chuyển sắt sulfide thành dạng oxide của nó, sau đó các oxide này phản ứng với silica để tạo ra xỉ silicat nổi lên trên khối nóng chảy. Sản phẩm tạo ra copper matte chứa Cu2S sau đó được roasted để chuyển tất cả các sulfide thành oxide:[30]

2 Cu2S + 3 O2 → 2 Cu2O + 2 SO2

Oxide đồng được chuyển thành đồng blister theo phản ứng nung:

2 Cu2O → 4 Cu + O2

Quá trình Sudbury matte chỉ biến đổi 1/2 sulfide thành oxide và sau đó sử dụng oxide này để loại phần sulfide còn lại thành oxide. Sản phẩm này sau đó đem điện phân. This step exploits the relatively easy reduction of copper oxides to copper metal. Khí thiên nhiên được thổ qua blister để loại hầu hết oxy còn lại và áp dụng tinh chế điện [electrorefining] để tạo ra đồng tinh khiết:[32]

Cu2+ + 2 e– → Cu

Tái chếSửa đổi

Đồng, giống như nhôm, có thể tái chế 100% mà không bị giảm chất lượng cho dù ở dạng thô hoặc nằm trong các sản phẩm khác. Về khối lượng, đồng là kim loại được tái chế phổ biến xếp hàng thứ 3 sau sắt và nhôm. Ước tính có khoảng 80% đồng đã từng được khai thác hiện tại vẫn còn sử dụng.[33] Theo Metal Stocks in Society report của International Resource Panel, phân bổ bình quân đầu người về đồng hiện đang sử dụng trong xã hội là 35–55kg. Phần nhiều trong số này là ở các nước phát triển nhiều [140–300kg/người] hơn là các nước ít phát triển [30–40kg/người].

Quá trình tái chế đồng tuân theo những bước gần như tương tự với chiết tách đồng nhưng đòi hỏi ít công đoạn hơn. Đồng phế liệu có độ tinh khiết cao được nung trong lò cao và sau đó được khử và đúc thành billet và ingot; các phế liệu có độ tinh khiết thấp hơn được tinh chế bằng mạ điện trong một bể acid sulfuric.[34]

Lịch sửSửa đổi

Thời đại đồ đồng đáSửa đổi

Bài chi tiết: Thời đại đồ đồng đá

Đồng xuất hiện trong tự nhiên ở dạng đồng kim loại và đã được ghi chép trong các tư liệu của một số nền văn minh cổ đại, và nó có lịch sử sử dụng ít nhất là 9.000 năm TCN ở Trung Đông[35]. Hoa tai bằng đồng đã được tìm thấy ở miền bắc Iraq có niên đại 8.700 năm TCN[36]. Có bằng chứng cho thấy rằng vàng và sắt thiên thạch [không phải sắt nung chảy] là các kim loại duy nhất vào thời đó mà con người đã sử dụng trước khi xuất hiện đồng.[37] Lịch sử nấu đồng được cho là theo các công đoạn sau: 1] làm cứng nguội đồng tự sinh, 2] Ủ luyện, 3] nung chảy, và 4] đúc mẫu chảy. Ở miền đông nam Anatolia, cả bốn kỹ thuật này đều xuất hiện trong khoảng đầu của thời đại đồ đá mới khoảng 7500 TCN.[38]

Chỉ khi nông nghiệp được phát minh động lập ở nhiều nơi trên thế giới, đồng nung chảy cũng được phát minh ở nhiều nơi khác nhau. Có lẽ đồng được phát hiện ở Trung Quốc trước 2800 TCN, ở Trung Mỹ vào khoảng năm 600, và Đông Phi vào khoảng thế kỷ IX hay X.[39] Đúc mẫu chảy được phát minh năm 4500–4000 TCN ở Đông Nam Á[35] và việc định tuổi cacbon đã được tiến hành ở một mỏ tại Alderley Edge, Cheshire, Vương Quốc Anh cho tuổi 2280 - 1890 TCN.[40] Người băng Ötzi, người đàn ông được định tuổi vào khoảng 3300–3200 TCN, được phát hiện có bọc sáp với đồng ở phần đầu đồng có đô tinh khiết 99,7%; làm lượng asen cao trong tóc nên người ta cho rằng ông có liên quan đến việc nấu chảy đồng.[41] Các thí nghiệm với đồng hỗ trợ với việc phát hiện ra các kim loại khác; đặc biệt, đồng nấu chảy làm phát hiện ra nấu chảy sắt.[41] Việc sản xuất đồng trong xã hội Old Copper Complex ở Michigan và Wisconsin được xác định tuổi khoảng 6000 đến 3000 TCN.[42][43]

Thời đại đồ đồngSửa đổi

Bài chi tiết: Thời đại đồ đồng

Việc sử dụng đồng đỏ đã phát triển trong thời đại của các nền văn minh được đặt tên là thời đại đồ đồng hay thời đại đồng đỏ. Thời kỳ quá độ trong các khu vực nhất định giữa thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ sắt được đặt tên là thời kỳ đồ đồng, với một số công cụ bằng đồng có độ tinh khiết cao được sử dụng song song với các công cụ bằng đá. Đồ đồng của nền văn minh Vinča có tuổi 4500 TCN.[44] Người ta còn tìm thấy các đồ vật bằng đồng nguyên chất và đồng đỏ ở các thành phố Sumeria có niên đại 3.000 năm TCN, và các đồ vật cổ đại của người Ai Cập bằng đồng và hợp kim của đồng với thiếc cũng có niên đại tương tự[45]

Thời đại đồ đồng đã bắt đầu ở Đông Nam châu Âu vào khoảng 3700–3300 TCN, ổ Tây Bắc châu Âu khoảng 2500 TCN. Nó kết thúc khi bắt đầu thời đại đồ sắt khoảng 2000–1000 TCN ở vùng Cận Đông, và 600 TCN ở Bắc Âu. Sự chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá mới và đồ đồng trước đây từng được gọi là thời kỳ đồ đồng đá, khi các công cụ bằng đồng được dùng cùng lúc với công cụ đồ đá. Thuật ngữ này dần bị giảm đi ở vài nơi trên thế giới, thời đại đồng đá và thời đại đá mới đều kết thúc cùng lúc. Đồng thau, một hợp kim của đồng với kẽm, được biết đến từ thời kỳ Hy Lạp nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi bởi người La Mã.[45]

Tên gọiSửa đổi

Giống các tiếng Đông phương khác, nguồn gốc từ đồng từ Tiếng Trung Quốc 铜 [bình âm: tóng]. Tiếng Thái xài ทองแดง nghĩa là 'vàng đỏ' vì đồng có nhiều đặc điểm giống vàng như rất dẻo và không dễ sét.

Trong thời của nền văn minh Hy Lạp, kim loại này được biết với tên gọi chalkos. Trong thời kỳ La Mã, nó được biết với tên aes Cyprium [aes là thuật ngữ Latinh chung để chỉ các hợp kim của đồng như đồng đỏ và các kim loại khác, và bởi vì nó được khai thác nhiều ở Síp]. Từ những yếu tố lịch sử này, tên gọi của nó được đơn giản hóa thành Cuprum là tên gọi Latinh của đồng.

Trong thần thoại Hy Lạp - La Mã cũng như trong thuật giả kim, đồng có liên quan đến nữ thần Aphrodite [Vệ Nữ] vì vẻ đẹp rực rỡ của nó, việc sử dụng thời cổ đại của nó trong sản xuất gương, và sự liên hệ của nó với Síp, là quê hương của nữ thần. Trong thuật giả kim, ký hiệu của đồng cũng là ký hiệu cho Sao Kim.

Ứng dụngSửa đổi

Đồng là vật liệu dễ dát mỏng, dễ uốn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm:

  • Dây điện.
  • Que hàn đồng.
  • Tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa.
  • Đúc tượng: Ví dụ tượng Nữ thần Tự Do, chứa 81,3 tấn [179.200 pound] đồng hợp kim.
  • Cuộn từ của nam châm điện.
  • Động cơ, đặc biệt là các động cơ điện.
  • Động cơ hơi nước của Watt.
  • Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch và các chuyển mạch điện.
  • Ống chân không, ống tia âm cực và magnetron trong các lò vi ba.
  • Bộ dẫn sóng cho các bức xạ vi ba.
  • Việc sử dụng đồng trong các mạch IC đã trở nên phổ biến hơn để thay thế cho nhôm vì độ dẫn điện cao của nó.
  • Là một thành phần trong tiền kim loại.
  • Trong đồ nhà bếp, chẳng hạn như chảo rán.
  • Phần lớn các đồ dùng bằng niken trắng dùng ở bàn ăn [dao, nĩa, thìa] có chứa một lượng đồng nhất định.
  • Trong chế tạo đồ đựng thức ăn bằng bạc [hàm lượng bạc từ 92,5% trở lên], có chứa một số phần trăm đồng.
  • Là thành phần của gốm kim loại và thủy tinh màu.
  • Các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại nhạc khí từ đồng thau.
  • Làm bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thủy để chống hà.
  • Các hợp chất, chẳng hạn như dung dịch Fehling, có ứng dụng trong phân tích hóa học.
  • Đồng [II] Sulfat được sử dụng như là thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước.
  • Chất xúc tác cho phản ứng oxy hoá không hoàn toàn[ Ví dụ như sản xuất benzophenone từ diphenylmethane]

Đồ đồng là những sản phẩm làm từ nguyên liệu bằng đồng ví dụ như tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Từ lâu đồ đồng đã được dùng như là những dụng cụ, đồ vật trang trí trong nhà không thể thiếu của người Việt Nam chúng ta. Nhất là trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian. Từ lâu người Việt đã dùng đồng để làm đồ thờ cúng trong ban thờ gia tiên như: hoành phi câu đối bằng đồng, bộ đồ thờ cúng bằng đồng, đỉnh đồng, lư đồng, hạc đồng...

Đồ đồng mỹ nghệ là những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng ví dụ như: tượng đồng, tranh đồng, trống đồng... Những sản phẩm mỹ nghệ làm từ đồng luôn được ưa chuộng và rất hay được sử dụng trong nhà nhất là tranh đồng, tượng đồng

Đồ đồng phong thủy là những vật phẩm, linh vật, tượng... làm từ đồng. Đồ đồng phong thủy dùng để trấn trạch, hoặc dùng để thỉnh cầu một nguyện vọng nào đó: hóa cát thành hung, giải thoát tai ương, mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với mình và gia đình mình

Bá Đồng là một nhân vật trong phim Mùa hoa tìm lại

Vai trò sinh họcSửa đổi

Đồng là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động, thực vật bậc cao. Đồng được tìm thấy trong một số loại enzym, bao gồm nhân đồng của cytochrom c oxidas, enzym chứa Cu-Zn superoxid dismutas, và nó là kim loại trung tâm của chất chuyên chở oxy hemocyanin. Máu của cua móng ngựa [cua vua] Limulus polyphemus sử dụng đồng thay vì sắt để chuyên chở oxy.[46]

Theo tiêu chuẩn RDA của Mỹ về đồng đối với người lớn khỏe mạnh là 0,9mg/ngày.

Đồng được vận chuyển chủ yếu trong máu bởi protein trong huyết tương gọi là ceruloplasmin. Đồng được hấp thụ trong ruột non và được vận chuyển tới gan bằng liên kết với albumin.[47]

Một bệnh gọi là bệnh Wilson sinh ra bởi các cơ thể mà đồng bị giữ lại, mà không tiết ra bởi gan vào trong mật. Căn bệnh này, nếu không được điều trị, có thể dẫn tới các tổn thương não và gan.

Người ta cho rằng kẽm và đồng là cạnh tranh về phương diện hấp thụ trong bộ máy tiêu hóa vì thế việc ăn uống dư thừa một chất này sẽ làm thiếu hụt chất kia.

Các nghiên cứu cũng cho thấy một số người mắc bệnh về thần kinh như bệnh schizophrenia có nồng độ đồng cao hơn trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ mối liên quan của đồng với bệnh này như thế nào [là do cơ thể cố gắng tích lũy đồng để chống lại bệnh hay nồng độ cao của đồng là do căn bệnh này gây ra].

Hợp kimSửa đổi

Có rất nhiều chủng loại hợp kim của đồng - Các gương đồng là hợp kim của 4 phần đồng với một phần thiếc, đồng thau còn gọi là Latông hay đồng vàng là hợp kim của đồng với kẽm, và đồng đỏ hay còn gọi là Burông là hợp kim của đồng với thiếc, và có thể dùng để chỉ bất kỳ hợp kim nào của đồng như đồng điếu nhôm. Đồng là một trong những hợp phần quan trọng nhất của bạc và vàng carat và que hàn carat dùng trong công nghiệp đá quý, điều chỉnh màu, độ cứng và điểm nóng chảy của các hợp kim được tạo ra.[48] Các loại que hàn không chì bao gồm kẽm tạo hợp kim với một lượng nhỏ đồng và các kim loại khác.[49]

Hợp kim của đồng với nickel được gọi là đồng niken, được sử dụng làm đồng tiền mệnh giá thấp ở dạng áo bên ngoài. Đồng 5-cent Mỹ [hiện được gọi là nickel] chứa 75% đồng và 25% nickel ở dạng đồng nhất. Hợp kim gồm 90% đồng và 10% nickel, có độ chống ăn mòn đáng chú ý, được dùng trong nhiều ứng dụng có tiếp xúc với nước biển, tuy nhiên nó dễ bị ăn mòn do các hợp chất sulfide tồn tại trong các cảng và cửa sông bị ô nhiễm.[50] Các hợp kim của đồng với nhôm [khoảng 7%] có màu vàng nhạt và được dùng trong trang trí.[21] Shakudō là một hợp kim đồng được dùng làm trang trí ở Nhật chứa một tỉ lệ thấp vàng, khoảng 4–10%, nó có thể bị gỉ tạo ra màu xanh đậm hoặc màu đen.[51]

Hợp chấtSửa đổi

Các trạng thái oxy hóa chung của đồng bao gồm trạng thái đồng [I] ít ổn định Cu+1; và trạng thái ổn định hơn đồng[II], Cu+2,[52] chúng tạo thành các muối có màu lam hoặc lục-lam. Dưới các điều kiện không bình thường, trạng thái Cu+3 có thể được tạo ra.

Các hợp chất hai cấu tửSửa đổi

Khi kết hợp với các nguyên tố khác, các hợp chất đơn giản nhất của đồng là loại hai cấu tử, tức bao gồm chỉ hai nguyên tố như các oxide, sulfide, và halide. Dạng oxide tồn tại ở loại đồng[I] và đồng[II], tương tự loại sulfide gồm đồng[I] sulfide và đồng[II] sulfide.

Các muối đồng[I] với halogen [gồm đồng[I] fluoride, đồng[I] chloride, đồng[I] bromide, và đồng[I] iodide] cũng tồn tại, trong đồng[II] gồm đồng[II] fluoride, đồng[II] chloride, đồng[II] bromide và đồng[II] iodide. Tuy vậy, có những người đã tìm cách để điều chế đồng[II] iodide nhưng chỉ tạo ra đồng[I] iodide và iod.[52]

2 Cu2+ + 4 I− → 2 CuI + I2

Tạo phứcSửa đổi

Đồng[II] tạo ra màu xanh lam đậm với sự có mặt của chất liên kết ammoniac. Chất tạo màu ở đây là Đồng[II] sulfat tetramin.

Đồng có khả năng tạo ra phức chất. Trong dung dịch lỏng, đồng[II] tồn tại ở dạng [Cu[H2O]6]2+. Phức này thể hiện tốc độ trao đổi với nước nhanh nhất [tốc độ các chất liên kết và tách liên kết với nước] trong bất kỳ phức nước-kim loại chuyển tiếp. Khi thêm dung dịch natri hydroxide vào sẽ tạo kết tủa chất rắn đồng[II] hydroxide có màu lam nhạt. Phương trình đơn giản là:

Sơ đồ Pourbaix của đồng trong môi trường không tạo phức [chỉ quan tâm đến các ion khác OH-]. Nồng độ ion 0,001m [mol/kg water]. Nhiệt độ 25°C.

Cu2+ + 2 OH− → Cu[OH]2

Dung dịch amonia cũng tạo kết tủa tương tự. Khi thêm lượng amonia dư, kết tủa này tan tạo thành tetramin đồng[II]:

Cu[H2O]4[OH]2 + 4 NH3 → [Cu[H2O]2[NH3]4]2+ + 2 H2O + 2 OH−

Nhiều oxyanion khác tạo thành các phức như đồng[II] axetat, đồng[II] nitrat, và đồng[II] cacbonat. Đồng[II] sunfat tạo các tinh thể pentahydrate màu lam, là hợp chất đồng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Nó được dùng để diệt nấm được gọi là Hợp chất Bordeaux.[53]

Mỏ hình của phức [Cu[NH3]4[H2O]2]2+, minh họa cho cấu trúc bát diện phổ biến của đồng[II].

Polyol là hợp chất chứa nhiều hơn một nhóm chức alcohol, nhìn chung phản ứng với các muốn đồng[II]. Ví dụ, các muối đồng được dùng để thử chất khử đường. Đặc biệt sử dụng thuốc thử Benedict và dung dịch Fehling có mặt đường được đánh dấu bằng màu của nó thay đổi từ xanh lam Cu[II] sang đỏ của đồng[I] oxide.[54] Thuốc thử Schweizer và các phức liên quan với ethylenediamine và các amine tan trong cellulose.[55] Các amino acid tạo thành các phức chelat rất bền với đồng[II]. Các thử nghiệm hóa-ướt đối với các ion đồng tồn tại, nó liên quan đến kali ferrocyanua, tạo kết tủa với các muối đồng[II].

Hóa đồng hữu cơSửa đổi

Các hợp chất chứa liên kết cacbon-đồng được gọi là các hợp chất đồng-hữu cơ. Chúng phản ứng mạnh với oxy tạo ra đồng[I] oxide và có nhiều ứng dụng trong hóa học. Chúng được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa các hợp chất đồng[I] với thuốc thử Grignard, terminal alkyne hay thuốc thử organolithi;[56] đặc biệt, phản ứng cuối cùng được mô tả tạo ra thuốc thử Gilman. Các chất này trãi qua các phản ứng thay thế với alkyl halide tạo thành các sản phẩm kết hợp; do đó, chúng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực tổng hợp hữu cơ. Đồng[I] acetylua nhạy sốc cao trong các phản ứng như Cadiod-Chodkiewicz coupling[57] và Sonogashira coupling.[58] Conjugate addition vào enone[59] và carbocupration của các alkyne[60] cũng có thể đạt được các hợp chất đồng hữu cơ. Đồng[I] tạo ra một loạt các phức yếu với anken và cacbon monoxide, đặc biệt có mặt của các phức amine.[61]

Đồng[III] và đồng[IV]Sửa đổi

Đồng[III] thường được tìm thấy ở dạng xác oxide, ví dụ như kali cuprat, KCuO2 là chất rắn màu dương đen.[62] Các hợp chất đồng[III] được nghiên cứu rộng rãi nhất là các chất siêu dẫn cuprat. Đồng ytri bari oxide [YBa2Cu3O7] có cả Cu[II] và Cu[III] nằm ở trung tâm. Giống như dạng oxide, fluoride là anion base cao[63] và được dùng làm chất ổn định các ion kim loại ở các trạng thái oxy hóa cao. Cả đồng [III] và thậm chí đồng[IV] fluoride là tồn tại theo thứ tự ở dạng K3CuF6 và Cs2CuF6.[64]

Một số protein đồng tạo các phức oxo đặc trưng cho đồng[III].[65] Với các tetrapeptit, một phức đồng[III] có màu tía được ổn định hóa bởi các chất amit khử proton.[66]

Các phức đồng[III] cũng được tìm thấy ở dạng trung gian trong các phản ứng của hợp chất đồng-hữu cơ.[67]

Phòng ngừaSửa đổi

NFPA704
"Biểu đồcháy"

0

2

0

Biểu đồ cháy của đồng kim loại

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Đề nghị liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết lại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.

Mọi hợp chất của đồng là những chất độc.[cần dẫn nguồn] Đồng kim loại ở dạng bột là một chất dễ cháy.[cần dẫn nguồn] 30g đồng[II] sunfat có khả năng gây chết người.[cần dẫn nguồn] Đồng trong nước với nồng độ lớn hơn 1mg/lít có thể tạo vết bẩn trên quần áo hay các đồ vật được giặt giũ trong nước đó. Nồng độ an toàn của đồng trong nước uống đối với con người dao động theo từng nguồn, nhưng có xu hướng nằm trong khoảng 1,5 – 2mg/l. Mức cao nhất có thể chịu được về đồng theo DRI trong chế độ ăn uống đối với người lớn theo mọi nguồn đều là 10mg/ngày.[cần dẫn nguồn]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Standard Atomic Weights 2013. Commission on Isotopic Abundances and Atomic Weights
  2. ^ Lide, D. R. biên tập [2005]. “Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds”. CRC Handbook of Chemistry and Physics [PDF] [ấn bản 86]. Boca Raton [FL]: CRC Press. ISBN0-8493-0486-5.
  3. ^ Weast, Robert [1984]. CRC, Handbook of Chemistry and Physics. Boca Raton, Florida: Chemical Rubber Company Publishing. tr.E110. ISBN0-8493-0464-4.
  4. ^ McHenry, Charles biên tập [1992]. The New Encyclopedia Britannica. 3 [ấn bản 15]. Chicago: Encyclopedia Britannica, Inc. tr.612. ISBN0-85229-553-7.
  5. ^ Encyclopaedia Britannica, 11th ed., vol. 7, p. 102.
  6. ^ Johnson, MD PhD, Larry E. biên tập [2008]. “Copper”. Merck Manual Home Health Handbook. Merck Sharp & Dohme Corp., a subsidiary of Merck & Co., Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ “Copper in human health”.
  8. ^ a b c George L. Trigg; Edmund H. Immergut [ngày 1 tháng 11 năm 1992]. Encyclopedia of applied physics. 4: Combustion to Diamagnetism. VCH Publishers. tr.267–272. ISBN978-3-527-28126-8. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
  9. ^ Smith, William F. and Hashemi, Javad [2003]. Foundations of Materials Science and Engineering. McGraw-Hill Professional. tr.223. ISBN0-07-292194-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  10. ^ a b Hammond, C. R. [2004]. The Elements, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition. CRC press. ISBN0-8493-0485-7.
  11. ^ Resistance Welding Manufacturing Alliance [2003]. Resistance Welding Manual [ấn bản 4]. Resistance Welding Manufacturing Alliance. tr.18–12. ISBN0-9624382-0-0.
  12. ^ “Galvanic Corrosion”. Corrosion Doctors. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2011.
  13. ^ Chambers, William; Chambers, Robert [1884]. Chambers's Information for the People. L [ấn bản 5]. W. & R. Chambers. tr.312. ISBN0-665-46912-8.
  14. ^ “Copper.org: Education: Statue of Liberty: Reclothing the First Lady of Metals – Repair Concerns”. Copper.org. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  15. ^ Rickett, B. I.; Payer, J. H. [1995]. “Composition of Copper Tarnish Products Formed in Moist Air with Trace Levels of Pollutant Gas: Hydrogen Sulfide and Sulfur Dioxide/Hydrogen Sulfide”. Journal of the Electrochemical Society. 142 [11]: 3723–3728. doi:10.1149/1.2048404.
  16. ^ Richardson, Wayne [1997]. Handbook of copper compounds and applications. New York: Marcel Dekker. ISBN978-0-585-36449-0. OCLC47009854.
  17. ^ a b Audi, G; Bersillon, O.; Blachot, J.; Wapstra, A.H. [2003]. “Nubase2003 Evaluation of Nuclear and Decay Properties”. Nuclear Physics A. Atomic Mass Data Center. 729: 3. Bibcode:2003NuPhA.729....3A. doi:10.1016/j.nuclphysa.2003.11.001.
  18. ^ “Interactive Chart of Nuclides”. National Nuclear Data Center. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2011.
  19. ^ Okazawa, Hidehiko; và đồng nghiệp [1994]. “Clinical Application and Quantitative Evaluation of Generator-Produced Copper-62-PTSM as a Brain Perfusion Tracer for PET” [PDF]. Journal of Nuclear Medicine. 35 [12]: 1910–1915. PMID7989968. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= [trợ giúp]
  20. ^ Rickwood, P. C. [1981]. “The largest crystals” [PDF]. American Mineralogist. 66: 885.
  21. ^ a b c Emsley, John [ngày 11 tháng 8 năm 2003]. Nature's building blocks: an A-Z guide to the elements. Oxford University Press. tr.121–125. ISBN978-0-19-850340-8. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
  22. ^ Romano, Donatella; Matteucci, Fransesca [2007]. “Contrasting copper evolution in ω Centauri and the Milky Way”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters. 378 [1]: L59–L63. arXiv:astro-ph/0703760. Bibcode:2007MNRAS.378L..59R. doi:10.1111/j.1745-3933.2007.00320.x.
  23. ^ A new method to harvest copper
  24. ^ Gordon, R. B.; Bertram, M.; Graedel, T. E. [2006]. “Metal stocks and sustainability”. PNAS. 103 [5]: 1209–1214. Bibcode:2006PNAS..103.1209G. doi:10.1073/pnas.0509498103. PMC1360560. PMID16432205.
  25. ^ Brown, Lester [2006]. Plan B 2.0: Rescuing a Planet Under Stress and a Civilization in Trouble. New York: W.W. Norton. tr.109. ISBN0-393-32831-7.
  26. ^ Leonard, Andrew [ngày 2 tháng 3 năm 2006]. “Peak copper?”. Salon – How the World Works. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2008.
  27. ^ Schmitz, Christopher [1986]. “The Rise of Big Business in the World, Copper Industry 1870–1930”. Economic History Review. 2. 39 [3]: 392–410. doi:10.1111/j.1468-0289.1986.tb00411.x. JSTOR2596347.
  28. ^ “Copper Trends: Live Metal Spot Prices”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  29. ^ Ackerman, R. [ngày 2 tháng 4 năm 2009]. “A Bottom In Sight For Copper”. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  30. ^ a b Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. [1997], Chemistry of the Elements [ấn bản 2], Oxford: Butterworth-Heinemann, ISBN0-7506-3365-4Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  31. ^ Watling, H. R. [2006]. “The bioleaching of sulphide minerals with emphasis on copper sulphides — A review” [PDF]. Hydrometallurgy. 84 [1, 2]: 81–108. doi:10.1016/j.hydromet.2006.05.001. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  32. ^ Samans, Carl [1949]. Engineering metals and their alloys. New York: Macmillan. OCLC716492542.
  33. ^ “International Copper Association”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  34. ^ "Overview of Recycled Copper" ''Copper.org''. Copper.org [2010-08-25]. Truy cập 2011-11-08.
  35. ^ a b “CSA – Discovery Guides, A Brief History of Copper”. Csa.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
  36. ^ Rayner W. Hesse [2007]. Jewelrymaking through History: an Encyclopedia. Greenwood Publishing Group. tr.56. ISBN0-313-33507-9.
  37. ^ “Copper”. Elements.vanderkrogt.net. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2008.
  38. ^ Renfrew, Colin [1990]. Before civilization: the radiocarbon revolution and prehistoric Europe. Penguin. ISBN978-0-14-013642-5. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  39. ^ Cowen, R. “Essays on Geology, History, and People: Chapter 3: Fire and Metals”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2009.
  40. ^ Timberlake, S.; Prag A.J.N.W. [2005]. The Archaeology of Alderley Edge: Survey, excavation and experiment in an ancient mining landscape. Oxford: John and Erica Hedges Ltd. tr.396. doi:10.30861/9781841717159. Đã bỏ qua tham số không rõ |last-author-amp= [gợi ý |name-list-style=] [trợ giúp]
  41. ^ a b “CSA – Discovery Guides, A Brief History of Copper”. CSA Discovery Guides. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2011.
  42. ^ Pleger, Thomas C. "A Brief Introduction to the Old Copper Complex of the Western Great Lakes: 4000–1000 BC", Proceedings of the Twenty-seventh Annual Meeting of the Forest History Association of Wisconsin, Oconto, Wisconsin, ngày 5 tháng 10 năm 2002, pp. 10–18.
  43. ^ Emerson, Thomas E. and McElrath, Dale L. Archaic Societies: Diversity and Complexity Across the Midcontinent, SUNY Press, 2009 ISBN 1-4384-2701-8.
  44. ^ Radivojević, Miljana; Rehren, Thilo [tháng 12 năm 2013]. “Tainted ores and the rise of tin bronzes in Eurasia, c. 6500 years ago”. Antiquity Publications Ltd.
  45. ^ a b McNeil, Ian [2002]. Encyclopaedia of the History of Technology. London; New York: Routledge. tr.13, 48–66. ISBN0-203-19211-7.
  46. ^ “Fun facts”. Horseshoe crab. University of Delaware. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  47. ^ Adelstein, S. J.; Vallee, B. L. [1961]. “Copper metabolism in man”. New England Journal of Medicine. 265 [18]: 892–897. doi:10.1056/NEJM196111022651806.
  48. ^ “Gold Jewellery Alloys”. World Gold Council. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2009.
  49. ^ Balver Zinn Solder Sn97Cu3 Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine. [PDF]. balverzinn.com. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  50. ^ Corrosion Tests and Standards [bằng tiếng Anh]. ASTM International. tr.368.
  51. ^ Oguchi, Hachiro [1983]. “Japanese Shakudō: its history, properties and production from gold-containing alloys”. Gold Bulletin. World Gold Council. 16 [4]: 125–132. doi:10.1007/BF03214636.
  52. ^ a b Holleman, A. F.; Wiberg, N. [2001]. Inorganic Chemistry. San Diego: Academic Press. ISBN978-0-12-352651-9.
  53. ^ Wiley-Vch [ngày 2 tháng 4 năm 2007]. “Nonsystematic [Contact] Fungicides”. Ullmann's Agrochemicals. tr.623. ISBN978-3-527-31604-5.
  54. ^ Ralph L. Shriner, Christine K. F. Hermann, Terence C. Morrill, David Y. Curtin, Reynold C. Fuson "The Systematic Identification of Organic Compounds" 8th edition, J. Wiley, Hoboken. ISBN 0-471-21503-1
  55. ^ Saalwächter, Kay; Burchard, Walther; Klüfers, Peter; Kettenbach, G.; Mayer, Peter; Klemm, Dieter; Dugarmaa, Saran [2000]. “Cellulose Solutions in Water Containing Metal Complexes”. Macromolecules. 33: 4094–4107. doi:10.1021/ma991893m.
  56. ^ "Modern Organocopper Chemistry" Norbert Krause, Ed., Wiley-VCH, Weinheim, 2002. ISBN 978-3-527-29773-3.
  57. ^ Berná, José; Goldup, Stephen; Lee, Ai-Lan; Leigh, David; Symes, Mark; Teobaldi, Gilberto; Zerbetto, Fransesco [ngày 26 tháng 5 năm 2008]. “Cadiod–Chodkiewicz Active Template Synthesis of Rotaxanes and Switchable Molecular Shuttles with Weak Intercomponent Interactions”. Angewandte Chemie. 120 [23]: 4464–4468. doi:10.1002/ange.200800891.
  58. ^ Rafael Chinchilla; Carmen Nájera [2007]. “The Sonogashira Reaction: A Booming Methodology in Synthetic Organic Chemistry”. Chemical Reviews. 107 [3]: 874–922. doi:10.1021/cr050992x. PMID17305399. Đã bỏ qua tham số không rõ |last-author-amp= [gợi ý |name-list-style=] [trợ giúp]
  59. ^ “An Addition of an Ethylcopper Complex to 1-Octyne: [E]-5-Ethyl-1,4-Undecadiene” [PDF]. Organic Syntheses. 64: 1. 1986. doi:10.15227/orgsyn.064.0001. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2012.
  60. ^ Kharasch, M. S.; Tawney, P. O. [1941]. “Factors Determining the Course and Mechanisms of Grignard Reactions. II. The Effect of Metallic Compounds on the Reaction between Isophorone and Methylmagnesium Bromide”. Journal of the American Chemical Society. 63 [9]: 2308–2316. doi:10.1021/ja01854a005.
  61. ^ Imai, Sadako; Fujisawa, Kiyoshi; Kobayashi, Takako; Shirasawa, Nobuhiko; Fujii, Hiroshi; Yoshimura, Tetsuhiko; Kitajima, Nobumasa; Moro-oka, Yoshihiko [1998]. “63Cu NMR Study of Copper[I] Carbonyl Complexes with Various Hydrotris[pyrazolyl]borates: Correlation between 63Cu Chemical Shifts and CO Stretching Vibrations”. Inorganic Chemistry. 37 [12]: 3066–3070. doi:10.1021/ic970138r.
  62. ^ G. Brauer biên tập [1963]. “Potassium Cuprate [III]”. Handbook of Preparative Inorganic Chemistry. 1 [ấn bản 2]. NY: Academic Press. tr.1015.
  63. ^ Schwesinger, Reinhard; Link, Reinhard; Wenzl, Peter; Kossek, Sebastian [2006]. “Anhydrous phosphazenium fluorides as sources for extremely reactive fluoride ions in solution”. Chemistry: A European Journal. 12 [2]: 438–45. doi:10.1002/chem.200500838. PMID16196062.
  64. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, N. [2001]. Inorganic Chemistry. San Diego: Academic Press. ISBN978-0-12-352651-9.
  65. ^ Lewis, E. A.; Tolman, W. B. [2004]. “Reactivity of Dioxygen-Copper Systems”. Chemical Reviews. 104 [2]: 1047–1076. doi:10.1021/cr020633r. PMID14871149.
  66. ^ McDonald, M. R.; Fredericks, F. C.; Margerum, D. W. [1997]. “Characterization of Copper[III]-Tetrapeptide Complexes with Histidine as the Third Residue”. Inorganic Chemistry. 36 [14]: 3119–3124. doi:10.1021/ic9608713. PMID11669966.
  67. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. [1997], Chemistry of the Elements [ấn bản 2], Oxford: Butterworth-Heinemann, tr.1187, ISBN0-7506-3365-4Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]

Hệ thống tuần hoàn hóa học [Có bài tập và file đính kèm]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [617.09 KB, 11 trang ]

Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

CHƯƠNG 6

Từ thế kỷ XIX khi người ta biết được khoảng hơn một nửa số nguyên tố so với hiện nay,
người ta nhận thấy tính chất của một số nguyên tố có tính tương tự, lại có phần khác hẳn
nhau. Người ta cố gắng phân loại chúng, muốn tìm sự liên quan giữa tính chất của nguyên tố
với một thuộc tính nào đó của nguyên tố. Nói theo góc cạnh toán học, người ta muốn tìm một
hàm số là tính chất của các nguyên tố theo một biến số nào đó và người ta đã cố gắng tìm
kiếm biến số này. Đến Mendeleep, ông đã chọn biến số là khối lượng nguyên tử, và phát biểu
định luật mang tên ông ; bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học [HTTH] ngày nay
cũng trên cơ sở của bảng do ông đề nghị.
6.1.ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN :
6.1.1.Định luật tuần hoàn Mendeleep :
Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất của
chúng phụ thuộc một cách tuần hoàn vào trọng lượng nguyên tử của chúng.
Từ ngữ “ trọng lượng ” lúc ấy để chỉ khối lượng.
Như vậy nếu sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tố thì qua
một số nguyên tố nhất định, có sự lặp lại những tính chất hoá học cơ bản. Nhưng nếu lấy
chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử làm nguyên tắc sắp xếp thì trong một số trường hợp
phải đổi chỗ một số nguyên tố để đảm bảo tính tuần hoàn như Te và I, Ar và K, Co và Ni.
Vì vậy mỗi nguyên tố phải có một vị trí nhất định cho phù hợp với tính chất của nguyên
tố. Số chỉ vị trí của nguyên tố này trong HTTH gọi là số thứ tự hay số hiệu nguyên tử Z.
Đến năm 1913 Van Del Brook nêu lên giả thiết là điện tích hạt nhân của bất kỳ nguyên
tố nào cũng bằng số thứ tự trong HTTH. Cũng năm đó Moseley đã chứng minh được rằng độ
dài sóng của tia X phụ thuộc vào số thứ tự của nguyên tố trong HTTH và đúng bằng Z, cũng
đúng bằng giá trị điện tích dương của hạt nhân nguyên tử của nguyên tố. Vậy thì các nguyên
tố được sắp xếp theo chiều tăng của Z và định luật tuần hoàn hiện nay ra đời.


6.1.2.Định luật tuần hoàn hiện nay :
Tính chất của các nguyên tố cũng như thành phần và tính chất của các nguyên tố và hợp
chất của nó phụ thuộc tuần hoàn vào số điện tích hạt nhân nguyên tử [cũng là số thứ tự] của
nguyên tố đó.
Ta thấy khi Z tăng thì số neutron cũng tăng, dẫn đến khối lượng tăng nên Mendeleep đã
đưa ra như định luật của ông, nhưng vì số proton và neutron không tăng theo một tỉ lệ nhất
định nên có những ngoại lệ mà ta đã ghi nhận.
Dựa vào số điện tích hạt nhân nguyên tử - đó là điều cực kỳ quan trọng, người ta xác
định được các nguyên tố còn chưa tìm ra, như biết chắc giữa H có số khối bằng 1 [có Z = 1]
và He có số khối bằng 4 [có Z = 2] không thể có một nguyên tử nào khác
Nhưng khi xác định tính chất của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo Z cũng chưa
phải là đã khám phá ra nguyên nhân của hiện tượng tuần hoàn.
Tại sao tính chất của các nguyên tố lại biến đổi tuần hoàn theo Z ? Trong khi Z lại
biến đổi đồng biến từ nguyên tố này sang nguyên tố khác từ 1 đến 110 ?
Một nguyên tố trung hoà điện thì tổng số electron bằng Z. Vậy thì phải chăng tính chất
hoá học của nguyên tố là do lớp vỏ electron ? Từ các chương trước ta cũng đã biết, tính chất
của các nguyên tố phụ thuộc vào cấu hình electron và năng lượng liên kết của electron với
nhân, nhất là lớp vỏ electron ngoài cùng. Thế thì liệu tính chất tuần hoàn của nguyên tố phải
chăng phụ thuộc vào cấu hình electron của lớp ngoài cùng ? Theo thuyết cấu tạo nguyên tử, ta
lại thấy số electron của lớp ngoài cùng cứ lặp đi lặp lại từ 1 - 8 electron [chỉ có số lớp tăng]
khi Z tăng – phù hợp với tính tuần hoàn [lặp đi lặp lại] tính chất của các nguyên tố.
Vậy thì sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là do sự lặp đi lặp lại tuần
hoàn cấu tạo lớp electron ngoài cùng hay nói cách khác : kiến trúc electron của nguyên tử của
các nguyên tố là cơ sở để xây dựng HTTH.
37

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN



Dựa trên định luật và tuân theo một số nguyên tắc nhất định, người ta đã đưa ra 5 dạng
bảng :
+ Dạng ngắn kiểu ô cờ :
+ Dạng dài kiểu ô cờ : Hai dạng này được in trên bìa cứng và dùng phổ biến hiện nay.
+ Dạng bậc thang
+ Dạng vòng xòe
+ Dạng trôn ốc. Ba dạng sau này tuy có một số ưu điểm riêng nhưng ít được dùng vì
không thuận tiện khi sử dụng
6.1.3.Nguyên tắc xây dựng HTTH :
Nguyên nhân của sự tuần hoàn tính chất của các nguyên tố ta đã biết là do lớp electron
ngoài cùng quyết định, nên dù là theo bất kỳ dạng bảng nào, khi xây dựng bảng HTTH, cũng
phải chú ý đến lớp vỏ electron vì vậy luôn tuân thủ theo 3 nguyên tắc :
a] Mỗi nguyên tố chiếm một ô theo thứ tự Z tăng dần từ trái sang phải và từ trên
xuống dưới.
b] Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron [cùng số lượng
tử chính n] được xếp cùng một hàng [chu kỳ]
c] Các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron hóa trị bằng nhau được
xếp thành một cột. Mỗi cột là một nhóm
[Số electron hóa trị là số electron có thể tham gia trong phản ứng hóa học, được tính
theo 1 trong 2 cách sau : 1] nếu electron cuối cùng thuộc AOs hay AOp thì số electron hoá trị
bằng tổng số electron ở lớp ngoài cùng. 2] còn khi electron cuối cùng rơi vào AOd hoặc AOf
thì số electron hóa trị bằng tổng số electron ở lớp ngoài cùng và số electron ở phân lớp có
mức năng lượng cao nhất]
6.1.4.Cấu trúc của bảng HTTH :
Nếu cắt 110 nguyên tố theo thứ tự từ 1 – 110 theo chu kỳ lặp lại các tính chất ta sẽ được
7 hàng, hàng gọi là chu kỳ.
Vậy chu kỳ là một dãy các nguyên tố sắp xếp theo số thứ tự tăng dần, mở đầu là một
kim loại điển hình, cuối là một phi kim điển hình và kết thúc là khí hiếm.
Nếu nói theo thuyết cấu tạo nguyên tử thì chu kỳ là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử


của chúng có cùng số lớp n.
n = 1 : Chu kỳ 1 [lớp K] ; n = 2 : chu kỳ 2 [lớp L] ; n = 3 : chu kỳ 3 [lớp M] ; n = 4 : chu
kỳ 4 [lớp N], ….Số thứ tự của chu kỳ được viết bằng số Ả rập.
Ví dụ : nguyên tố Cl [Z = 17] có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 nên nó ở chu kỳ
3 của HTTH vì nó có 3 lớp electron
Số nguyên tố trong từng chu kỳ : Vì kiến trúc của HTTH như trên đã đề cập, trên cơ sở
của cấu hình electron, nên mỗi chu kỳ có một số nguyên tố nhất định [xem giải thích trong
phần 6.2.Sự tuần hoàn trong kiến trúc electron của các nguyên tố]
Chu kỳ 1 chỉ có 2 nguyên tố ứng với cấu hình 1s1 và 1s2.
Chu kỳ 2, 3 mỗi chu kỳ có 8 nguyên tố. Chu kỳ 4, 5 mỗi chu kỳ có 18 nguyên tố. Chu
kỳ 6 có 32 nguyên tố. Chu kỳ 7 đang dở dang
Nhóm : Các nguyên tố có tính chất giống nhau được xếp thành cột dọc, gọi là nhóm, ký
hiệu bằng số La mã. HTTH được chia thành 8 nhóm trùng với số electron nhiều nhất của lớp
ngoài cùng.
Nhóm là tập hợp các nguyên tố có mức oxi hoá dương cao nhất bằng nhau. Mỗi nhóm
chia làm 2 phân nhóm, phân nhóm là tập hợp các nguyên tố trong một nhóm có tính chất hoá
học giống nhau.
Theo thuyết cấu tạo nguyên tử : nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng
có cùng số electron hoá trị.
Phân nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron ở
lớp ngoài giống nhau [chỉ khác nhau số lớp]
6.2.SỰ TUẦN HOÀN TRONG KIẾN TRÚC ELECTRON CỦA CÁC NGUYÊN TỐ :
38

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

- Vì chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, chỉ


khác nhau ở số electron của các lớp bên ngoài, nên mỗi khi hình thành một lớp electron mới
lại xuất hiện một chu kỳ mới. Số thứ tự chu kỳ trùng với số lớp electron. Vì vậy mỗi chu kỳ
phải gồm một số nguyên tố nhất định ứng với số electron điền vào lớp bên ngoài từ ns1 đến
np6. Nên ta dễ dàng giải thích tại sao chu kỳ 1 có 2 nguyên tố, chu kỳ 2, 3 mỗi chu kỳ 8
nguyên tố ; chu kỳ 4, 5 mỗi chu kỳ 18 nguyên tố, chu kỳ 6 có 32 nguyên tố.
- Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron hoá trị. Vì
vậy các nguyên tố có mức oxi hoá cao nhất như nhau thì xếp cùng một nhóm. Trong một
nhóm lại chia thành 2 phân nhóm.
Trong cùng một phân nhóm thì lớp electron bên ngoài [có cấu hình ngoài] được xây
dựng giống nhau, nên trong cùng một phân nhóm, tính chất hoá học giống nhau
* Phân nhóm chính : được ký hiệu là A, khi electron có mức năng lượng cao nhất [ở
trạng thái cơ bản] rơi vào AOs [họ s] hoặc AOp [họ p]. Vì phân lớp s và p có 8 electron nên
HTTH có 8 phân nhóm chính
* Phân nhóm phụ : ký hiệu B, khi electron có mức năng lượng cao nhất rơi vào AOd
hoặc AOf. Phân nhóm phụ lại được chia thành phân nhóm phụ loại 1 và phân nhóm phụ loại
2.
+ Phân nhóm phụ loại 1 gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có electron
cuối cùng rơi vào phân lớp [n - 1]d - các nguyên tố họ d. Phân lớp d có tối đa 10 electron nên
có 10 phân nhóm phụ loại 1. Nhưng vì tính chất của các nguyên tố có cấu hình electron :
[n -1]d6 ns2 ; [n - 1]d7 ns2 và [n - 1]d8 ns2 lại rất giống nhau, nên người ta lại ghép 3 nguyên tố
cùng chu kỳ và có cấu hình s2 d6, s2 d7, s2 d8 [nhóm tam tố] vào một nhóm là nhóm VIIIB. Vậy
phân nhóm phụ nhóm VIII là một ngoại lệ : riêng phân nhóm này có 3 cột. Nhiều hóa học gia
đã cho rằng đây là điểm yếu của HTTH.
+ Phân nhóm phụ loại 2 là các nguyên tố họ f : các nguyên tố mà nguyên tử của
nó có cấu hình [n - 2]f1 - 14 [n - 1]d0 - 1 ns2, gồm có 14 phân nhóm phụ loại 2, nhưng vì tính
chất của từng nhóm 14 nguyên tố giống nguyên tố đầu trong cùng chu kỳ, nên người ta gọi là
họ Lantan [có n = 6] và họ Acti [có n = 7] được xếp vào cuối bảng HTTH
Các chu kỳ từ 1 đến 5 khi tuân theo nguyên tắc sắp xếp [trong phần 6.1.3.] ta dễ dàng
hiểu được sự hình thành HTTH của các chu kỳ đó. Nhưng trong chu kỳ 6, có một số điểm cần
lưu ý, sau khi nguyên tố mà electron cuối được điền vào phân lớp 6s xong thì [nguyên tố mà]


electron kế tiếp rơi vào 5d1, lúc ấy do mức năng lượng của 4f thấp hơn nên electron kế tiếp
[electron cuối của nguyên tố thứ 58] lại rơi vào 4f1 và cứ thế với 13 nguyên tố kế tiếp các
electron sẽ từ 4f2 đến 4f14. Như vậy có 14 nguyên tố thuộc họ Lantan được xếp vào cuối bảng,
được coi như thuộc phân nhóm IIIB vì có 3 electron hoá trị 5d1 6s2 còn các electron thuộc lớp
f tại sao không được tính đến ? vì các electron này bị “chôn sâu” ở trong do điền vào lớp thứ 3
kể từ ngoài vào nên khó tham gia phản ứng.
Tương tự như chu kỳ 6, chu kỳ 7 cũng sắp xếp như trên. Họ Acti bắt đầu từ nguyên tố
thứ 90 có cấu hình 6d2 7s2 đến nguyên tố thứ 103 có cấu hình 5f14 6d1 7s2 cũng được xếp vào
cuối bảng dưới họ Lantan.
Ví dụ : Ta xét mối quan hệ giữa nguyên tố [Z] và vị trí của nó trong HTTH :
1] O [Z = 8] có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p4. Nên O thuộc chu kỳ 2 [lớp L] vì có 2
lớp electron, thuộc phân nhóm VIA vì ở lớp ngoài cùng [n = 2] có tổng số electron là
6 [thuộc nhóm VI] và electron có mức năng lượng cao nhất rơi vào 2p [nên thuộc phân
nhóm A].
2] Ngược lại, ta thử xác định nguyên tố M [tức là xác định Z] khi biết M ở chu kỳ 4,
nhóm VIB : M ở chu kỳ 4 nên có 4 lớp electron, thuộc nhóm VI nên ở lớp thứ tư này
có 6 electron hóa trị và thuộc phân nhóm B nên electron có mức năng lượng cao nhất
rơi vào d hoặc f. Từ các dữ kiện đó, ta suy ra cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của
M : 3d5 4s1. Vậy M có Z = 2 + 8 + 8 + 6 = 24. ⇒ M ở ô thứ 24 của HTTH
6.3.QUAN HỆ GIỮA CẤU HÌNH ELECTRON và TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ
39

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

6.3.1.Bán kính nguyên tử :
Theo cơ lượng tử : electron không thể xác định được vị trí thì không thể nói đến bán
kính, nhưng khoảng cách giữa 2 nguyên tử luôn luôn là một hằng số, để tiện dụng cho việc


tính toán người ta xem bán kính nguyên tử bằng một nửa khoảng cách từ nhân nguyên tử này
đến nhân nguyên tử kia trong cùng một phân tử nhị nguyên tử [X2]
Tương tự người ta cũng tính được bán kính ion [xem chương sau]
Sự biến thiên của bán kính của các nguyên tử trong HTTH :
- Trong cùng một chu kỳ khi đi từ trái sang phải do số lớp không tăng mà Z’ [điện tích
hiệu dụng] tăng nên lực hút của nhân lên electron ngoài cùng tăng, lực hút tăng dẫn đến
electron ngoài cùng bị hút mạnh về phía nhân nên electron ngoài cùng gần lại với nhân hơn tức bán kính nguyên tử giảm. Nhưng khi đi từ nhóm VIIA sang nhóm VIIIA [trong cùng chu
kỳ] thì bán kính nguyên tử lại tăng lên, điều này được giải thích là do khi nguyên tử có cấu
hình ns2 np6 - có đối xứng cầu, làm lực hút của nhân lên lớp electron ngoài cùng bị “chia sẻ”
đều nên yếu đi làm khoảng cách giữa nhân và lớp electron ngoài cùng tăng lên.
- Trong cùng một phân nhóm chính khi đi từ trên xuống dưới do Z’ không thay đổi bao
nhiêu trong khi số lớp tăng dẫn đến lực hút của nhân so với electron ngoài cùng giảm nên
electron ngoài cùng càng bị xa ra so với nhân - tức bán kính tăng.
- Còn phân nhóm phụ khi đi từ chu kỳ 4 đến chu kỳ 5 bán kính có tăng lên [giải thích
như trong phân nhóm chính] trong khi từ chu kỳ 5 đến chu kỳ 6 [trong cùng một phân nhóm]
bán kính ít thay đổi hoặc giảm chút ít, hiện tượng này được giải thích là do sự co lantanit.
Sự co lantanit có được do khi nguyên tố ở chu kỳ 6 cùng phân nhóm B với chu kỳ 5, thì
nguyên tố ở chu kỳ 6 do thực tế bị dời vị trí về phía trước tới 14 ô so với lẽ ra nó phải có [vì
14 ô giữa nó : họ lantan bị đem xuống cuối bảng]. Mà trong cùng chu kỳ khi đi từ trái sang
phải bán kính giảm, nên nguyên tố tại vị trí này phải có bán kính nhỏ hơn.
Sự biến thiên của bán kính ion cũng tương tự, riêng các ion đẳng điện tử [các ion có số
electron bằng nhau] thì bán kính càng giảm khi Z càng tăng, như O22-, F-, Ne, Na+, Mg2+, Al3+
đều có 10 electron nhưng bán kính giảm khi đi từ trái sang phải, điều này dễ hiểu vì có cùng
số electron nhưng điện tích hạt nhân khác nhau thì hạt nhân nào có điện tích càng lớn thì hút
electron lớp ngoài càng mạnh - bán kính càng giảm.
Còn gọi là thế ion hoá [ký hiệu I].
6.3.2.Năng lượng ion hoá :
- Là năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi nguyên tử, nguyên tử này phải ở
trạng thái cơ bản và cô lập.
Cần chú ý đến cả vế sau : nguyên tử ở trạng thái cơ bản và cô lập, nếu năng lượng để


tách electron ra khỏi nguyên tử ở trạng thái kích thích, hoặc nguyên tử trong phân tử thì năng
lượng tiêu tốn ấy không phải là năng lượng ion hóa.
Thế ion hoá I1, I2, I3 ,….. là năng lượng để tách e1, e2, e3,…ra khỏi nguyên tử, ion +, ion
2+,…
- Sự biến đổi năng lượng ion hóa trong HTTH :
* Trong cùng chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, I1 thông thường tăng dần. Điều này
được giải thích tương tự như phần bán kính nguyên tử : số lớp không đổi trong khi điện tích
hiệu dụng Z’ tăng, nên lực hút của nhân lên electron ngoài cùng tăng, do vậy càng khó tách
electron - tức I1 tăng [cách giải thích này sẽ còn được dùng cho những tính chất sau]
Nhưng có các điểm bất thường : khi trong cùng chu kỳ, đi từ phân nhóm IIA sang phân
nhóm IIIA : I1 giảm, VA đến VIA : I1 cũng giảm, điều này được giải thích là do cấu hình
electron của nguyên tử thuộc nhóm IIA có phân lớp [ns2] bảo hoà, nên việc tách 1 electron ra
khỏi phân lớp bảo hòa sẽ khó hơn việc tách 1 electron của nguyên tử ở nhóm IIIA để được
phân lớp bảo hòa, tương tự việc tách 1 electron ra khỏi phân lớp bán bảo hoà [np3] sẽ khó hơn
việc tách 1 electron để được cấu hình bán bảo hòa.
* Trong cùng một phân nhóm chính khi đi từ trên xuống dưới, thế ion hóa giảm,
giải thích tương tự như trong phần bán kính nguyên tử [Z’ ít thay đổi trong khi số lớp tăng,
electron ít bị giữ chặt hơn, vì vậy việc tách electron ngoài cùng cần ít năng lượng hơn].

40

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

* Trong phân nhóm phụ, thông thường khi đi từ chu kỳ 4 sang chu kỳ 5 thì thế ion
hóa ít thay đổi có khi còn giảm chút ít, còn khi đi từ chu kỳ 5 sang 6 thì thế ion hóa tăng :
cũng được giải thích như trong phần bán kính nguyên tử
Như vậy qua 2 tính chất vừa xét ta thấy tính chất của nguyên tử phụ thuộc vào 2 yếu tố :


- Lực liên kết của electron ngoài cùng với nhân, yếu tố này lại phụ thuộc vào số lớp
electron và điện tích hiệu dụng
- Cấu hình electron, nhất là lớp electron ngoài cùng.
Chính 2 yếu tố này là vấn đề cơ bản để giải thích những tính chất tuần hoàn của nguyên
tử
6.3.3.Aí lực electron : [ký hiệu : A]
Là năng lượng tỏa ra hay thu vào khi nguyên tử tự do nhận thêm một electron để trở
thành ion âm.
[Khi nguyên tử cần năng lượng để có thể nhận electron thì A > 0]
Nhận xét : Khi electron từ ngoài đi vào nguyên tử, nó sẽ bị tác dụng bởi 2 lực : một lực
hút của nhân và lực đẩy của các electron quanh nhân. Như vậy khi lực hút thắng lực đẩy thì sự
hút electron là thuận lợi, nên A < 0 và ngược lại. Còn một yếu tố rất quan trọng - đó là cấu
hình electron : Nếu nguyên tử hút electron vào để làm bảo hòa [hay bán bảo hòa] lớp hay
phân lớp electron thì ái lực electron rất quan trọng. Còn khi lớp hay phân lớp bảo hòa [hay
bán bảo hòa] thì nguyên tử rất khó hút thêm electron, nên A > 0. Thêm 1 electron vào tức là
tăng thêm sức đẩy, do vậy khi nguyên tử hút thêm electron thứ 2 là vấn đề khó thể, nghĩa là A
>> 0. Nói cách khác, những ion như O2-, N3- trên thực tế không tồn tại, mà chỉ để diễn tả một
cách gần đúng thô sơ
Ái lực electron của các nguyên tố rất khó xác định bằng thực nghiệm, chỉ được suy ra từ
chu trình Born – Haber [xem 12.5.2.3 , chương 12]
Ái lực electron của các halogen tương đối lớn vì nó chỉ cần nhận thêm một electron để
đạt cầu hình khí hiếm.
Những nguyên tố đứng trước nguyên tố có phân lớp bão hoà hay bán bão hoà có ái lực
electron tương đối lớn [như ái lực điện tử của các nguyên tố thuộc phân nhóm IA lớn hơn ái
lực điện tử của các nguyên tố thuộc phân nhóm IIA ở cùng chu kỳ, ái lực điện tử của các
nguyên tố thuộc phân nhóm IVA lớn hơn ái lực điện tử của các nguyên tố thuộc phân nhóm
VA trong cùng chu kỳ] : do khi các nguyên tố này khi thu thêm 1 electron thì được phân lớp
bão hòa hay bán bảo hòa.
Cũng chú ý các nguyên tố đầu nhóm [thuộc chu kỳ 2] có ái lực electron nhỏ hơn các
nguyên tố dưới cùng nhóm – giải thích do : các nguyên tố đầu nhóm luôn có bán kính nhỏ


nhất nên mật độ điện tích âm [electron] lớn, nên khó thu thêm electron nữa.
6.3.4.Độ âm điện :
Khái niệm về độ âm điện được Pauling đề nghị năm 1932 để giải thích sự khác nhau về
năng lượng liên kết trong phân tử
- Độ âm điện của một nguyên tử trong phân tử là khả năng mà nguyên tử đó hút
electron về phía mình.
Chú ý : Khái niệm độ âm điện chỉ bàn đến khi nguyên tử tồn tại trong phân tử chứ
không phải nguyên tử ở trạng thái độc lập.
Cũng cần phân biệt giữa độ âm điện và ái lực electron, chú ý rằng độ âm điện là nói đến
khả năng hút electron của nguyên tử trong phân tử, chứ không phải đã hút electron rồi.
- Cách xác định độ âm điện theo Pauling :
Khi một liên kết cộng hóa trị được thực hiện giữa A-A và B-B thì có sự phóng thích
năng lượng là EA-A và EB-B. Vậy khi A và B hóa hợp để tạo liên kết A-B, người ta dự đoán
1
2

năng lượng phóng thích sẽ là trung bình cộng của 2 năng lượng EA-A và EB-B : [ E A− A + E B − B ]
Điều dự đoán trên đúng cho một số trường hợp như Cl-Br, Br-I. Nhưng phần lớn trường hợp

41

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
1
2

khác, thực nghiệm cho biết : E A− B > [ E A− A + E B − B ] . Theo Pauling sự sai biệt này là do sự
1


2

cộng hưởng của A-B gọi là ∆. [∆ = E A− B − [ E A− A + E B − B ]] :
A-B [dạng a] A+ B- [dạng b] A- B+ [dạng c]. Nếu dạng b nhiều thì dạng c xem như
bỏ qua và dạng b càng nhiều B càng có khuynh hướng hút electron mạnh và ngược lại. Như
vậy sự sai biệt năng lượng có thể được dùng để đo khả năng hút electron - tức độ âm điện.
Nếu gọi xA và xB lần lượt là độ âm điện của A và B. Từ đó : xB - xA = k ∆ . Về sau, khi
khảo sát trên nhiều dữ liệu thực nghiệm, để có được số liệu chính xác hơn [xem bảng sau],
1
2

Pauling đề nghị thay trung bình cộng : [ E A− A + E B − B ] bằng trung bình nhân :

E A − A .E B − B

.

Vì vậy lúc ấy, năng lượng cộng hưởng sẽ là : ∆ = E A− B − E A− A .E B − B
Để tìm sự tỉ lệ ta dựa trên các giá trị thực nghiệm : Năng lượng [Kcal/mol] của các liên
kết :
A
B
EA-A EB-B
EA-B

E A − A .E B − B

F
Si
Si



Br
F
Br

37
42
42

46
37
46

41
40
44

57
129
69

16
89
25

4
9,2
5

Mà : xF - xBr = [xF - xSi] - [xBr - xSi]


[*]
Trong trường hợp xA - xB = ∆ thì hệ thức [*] không phải là một đẳng thức. Nhưng
nếu lấy xA - xB = ∆ thì hệ thức [*] thỏa. Vì vậy : xA - xB = K ∆ . Với K =

1
23

để đổi đơn

vị từ Kcal/mol sang eV. Như vậy độ âm điện x tính bằng eV và ∆ tính bằng Kcal/mol. Ta
thấy thang Pauling là độ âm điện tương đối. Chọn xF = 4, từ đó suy ra độ âm điện của các
nguyên tố khác
- Cách xác định độ âm điện theo Muliken :
Muliken lấy thế ion hóa và ái lực electron để tính độ âm điện :
Nguyên tử A có thể mất 1 electron để cho A+ : A → A+ + 1e + IA
Nguyên tử A có thể nhận 1 electron để cho A- : A + 1e → A- - A [Giữa I và A thường
ngược dấu]. Từ hai nguyên tử A và B, giả sử cho được A-B+ thì năng lượng cần dùng là : IB AA. Tương tự giữa A và B nếu tạo được A+B- thì năng lượng cần dùng : IA - AB. Nếu khả
năng hút electron về phía mình của 2 nguyên tử A và B bằng nhau [tức độ âm điện bằng
nhau] thì : IB - AA = IA - AB. Hay : IA + AA = IB + AB.
Như vậy hệ thức I + A có thể dùng để đo khả năng mà nguyên tử hút electron về phía
mình, tức là hệ thức I + A để chỉ độ âm điện của một nguyên tử. Muliken chọn trung bình
cộng của I và A làm trị số của độ âm điện của một nguyên tử.

xM =

1
[I + A].
2

Chia xM [độ âm điện theo Muliken] cho 2,8 thấy phù hợp với thang độ âm điện của


Pauling.
xM = 2,8.xP.
- Sự biến thiên độ âm điện theo chu kỳ, phân nhóm : Trong một chu kỳ khi đi từ trái
sang phải độ âm điện tăng dần, trong cùng một phân nhóm khi đi từ trên xuống dưới độ âm
điện giảm [giải thích như các mục trước]
6.3.5.Tính kim loại, phi kim :
- Tính chất đặc trưng của kim loại trên góc độ hóa học là tính khử [cho electron
trong phản ứng hóa học], trong khi phi kim vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
- Sự biến thiên tính kim loại theo chu kỳ, phân nhóm.
Trong một chu kỳ khi đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần [tính phi kim tăng dần],
còn trong một phân nhóm khi đi từ trên xuống dưới tính kim loại tăng dần [tính phi kim giảm
dần]. Giải thích như trên.
Chú ý :
42

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

Một kim loại mạnh thì dễ phản ứng với chất khác, ta nói kim loại đó có tính hoạt động
hóa học và thường tính kim loại tỉ lệ thuận với tính hoạt động hóa học của nó nhưng hai khái
niệm này không đồng nhất, thí dụ như trong nhóm IA tính kim loại tăng dần từ trên xuống
dưới, nghĩa là kim loại Li là kim loại yếu nhất trong nhóm, nhưng Li lại có hoạt tính hóa học
mạnh nhất nhóm vì tính hoạt động hóa học của một kim loại không những phụ thuộc vào bản
chất của kim loại mà còn một số tính chất khác như năng lượng hidrat hóa, kiểu liên kết giữa
các nguyên tử kim loại,…
Cũng cần phân biệt rõ ràng giữa tính kim loại và thế ion hoá I, thông thường một kim
loại mạnh thì thế ion hóa của nó nhỏ, nhưng không phải luôn luôn đồng nhất, thí dụ như Mg
có tính kim loại mạnh hơn Al trong khi Mg lại có thế ion hóa I1 nhỏ hơn thế ion hóa I1 của


nhôm. Lý do là thế ion hóa là một đại lượng của nguyên tử tự do, trong khi tính kim loại lại
nói đến tính chất của đơn chất. Điều này có nghĩa tính chất của nguyên tử không phải bao giờ
cũng trùng với tính chất của đơn chất. Ta cũng thấy nguyên tử N có độ âm điện mạnh xếp
thứ ba trong tất cả các nguyên tố, nhưng ở điều kiện thường nitơ “trơ” - khó phản ứng với
chất khác ngay cả với kim loại mạnh, [điều này ta đã biết là do trong N2 có liên kết 3 cần phải
tốn nhiều năng lượng mới phá vỡ được phân tử N2].
6.3.6.Tính oxi hoá, tính khử :
Để diễn tả điện tích của một nguyên tử, người ta thường dùng một tính chất gọi là mức
[số] oxi hóa. Một cách khái quát, nếu trong hợp chất cộng hóa trị ta chỉ định đôi electron
thuộc nguyên tử có độ âm điện mạnh hơn thì mỗi nguyên tử trong hợp chất sẽ trở thành một
ion giả tưởng. Điện tích của các ion giả tưởng này gọi là mức oxi hóa của nguyên tử trong
hợp chất. Còn trong hợp chất ion, hẳn nhiên mức oxi hóa của nguyên tử bằng đúng với điện
tích của ion đó [xem chương điện hóa phần Hóa đại cương 2]
Electron hoá trị và số oxi hoá :
Theo quy ước về mức oxi hoá người ta xem phân tử như được tạo thành từ các ion, nên
số oxi hoá của các nguyên tố ứng với khuynh hướng mất đi hay thu thêm electron để có cấu
hình ns2 np6 hay ns2 np6 nd10.
Vì vậy :
• Mức oxi hoá dương cao nhất của một nguyên tố bằng số electron hóa trị của nó tức
bằng với số thứ tự nhóm mà nguyên tố đó ở.
• Mức oxi hoá âm thấp nhất của phi kim bằng số electron hoá trị – 8 [tức bằng số nhóm
– 8], còn các kim loại có mức oxi hoá thấp nhất bằng 0.
• Một nguyên tố có nhiều mức oxi hoá, nên ngoài mức oxi hoá cao nhất và mức oxi hóa
thấp nhất còn có các mức oxi hoá trung gian.
Thí dụ : như S ở nhóm VIA nên S có mức oxi hoá thấp nhất = - 2 [như trong H2S,…],
mức oxi hóa cao nhất = + 6 [như trong H2SO4,…] và có các mức oxi hoá trung gian là 0, +2,
+4 [nhưng trên thực tế người ta chưa thấy có mức oxi hoá +2]
Các nguyên tố trong cùng một phân nhóm thì có mức oxi hoá giống nhau nên :
+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm IA : +1, 0
+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm IIA : +2, 0


+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm IIIA : +3, 0
Riêng Tl còn có mức oxh +1, người ta giải thích do cặp electron ngoài cùng ns2 có tính
trơ nên Tl có mức +1.
+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm IVA : +4, +2, 0, -4
Các nguyên tố ở dưới [như Sn, Pb] có mức +2 bền hơn với 2 nguyên tố trên [C, S].
+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm VA : -3, 0, +3, +5
Cũng theo quy luật đối với Bi mức oxh +3 bền hơn +5.
+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm VIA : -2, 0, +2, +4, +6
Riêng Oxi không có mức +6 và +4, chỉ có mức oxh cao nhất +2 trong hợp chất duy nhất
: OF2 do độ âm điện của O chỉ thua có F, cũng theo quy luật như trên Po có mức +4 bền hơn
+6.
+ Mức oxi hoá của các nguyên tố thuộc phân nhóm VIIA : -1, +1, +3, +5, +7
43

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

Riêng F chỉ có các mức oxi hoá là 0 và –1 vì F có độ âm điện mạnh nhất, không thể có
mức oxi hóa dương
+ Mức oxi hóa của các khí hiếm : hiện nay người ta có thể điều chế được các hợp chất
của khí hiếm có các mức oxi hóa : +2, +4, +6, +8 [dĩ nhiên còn có mức oxi hóa = 0 trong đơn
chất].
+ Mức oxi hóa của các nguyên tố chuyển tiếp : Các nguyên tố chuyển tiếp có nhiều mức
oxi hóa, trong đó mức oxi hóa thấp nhất của nó trong các hợp chất thường là +2, cao nhất
thường bằng số nhóm, có tất cả các mức oxi hóa trung gian cách nhau từng đơn vị, trong đó
mức oxi hóa bền thường ứng với số oxi hóa cao nhất, nhưng có một số ngoại lệ :
• Ở phân nhóm IB có nguyên tố có mức oxi hóa cao nhất là +3
• Phân nhóm VIIIB các nguyên tố thường có mức oxi hóa cao nhất không bằng số


nhóm, hiện nay người ta chỉ thấy có 2 nguyên tố Ru [Z = 44] và Os [Z = 76] có mức oxi hóa
cao nhất = +8, còn các nguyên tố khác trong cùng phân nhóm có mức oxi hóa cao nhất không
quá +6

BÀI TẬP
1] Dựa vào đâu để xác định số nguyên tố trong một chu kỳ ?
2] Nguyên nhân của sự biến thiên tuần hoàn tính chất các nguyên tố khi điện tích hạt nhân
tăng ?
3] Dựa vào cấu hình electron, xác định vị trí của các nguyên tố sau trong HTTH [chu kỳ,
phân nhóm] : Cr [Z= 24] ; Cu[Z = 29] ; Se [Z = 34] ; I [Z = 53].
4] Viết cấu hình electron của các nguyên tố thuộc chu kỳ 3, chu kỳ 4, thuộc phân nhóm
chính nhóm VI, nhóm VII.
5] Vì sao lại xếp các nguyên tố Cu, Ag, Au vào cùng một nhóm với các kim loại kiềm ? Xếp
Mn, Tc, Re vào cùng nhóm với halogen ? So sánh tính chất hoá học của chúng.
6] Lấy một vài thí dụ để chứng tỏ rằng tính chất của các nguyên tử tự do của một nguyên tố
có khác với tính chất của đơn chất của cùng nguyên tố đó.
7] I1, I2, I3 là năng lượng ion hoá thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Những phương trình nào sau đây
ghi không đúng ý nghĩa của năng lượng ion hoá : a] H2 - 1e → H2+ -I1
b] Ca - 2e → Ca2+ - I2
c] Na[r] - 1e → Na+ - I1
d] Ca -2e → Ca2+ - [I1 + I2]
+
+
e] Ca -1e → Ca -I1
f] H2 - 2e → 2H - 2I1
g] Al - 1e → Al+ -I1
8] Nhận xét sau đây có đúng không ? "Trong HTTH khi tính phi kim của các nguyên tố tăng
thì tính axit của các hidrua của các phi kim đó cũng tăng" Giải thích.
9] Qui luật sau đây có đúng không : "Trong HTTH khi tính phi kim của các nguyên tố tăng
lên thì tính axit của các hidroxit tương ứng cũng tăng". Dẩn chứng.


10] Viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 25, 30, 35, 37 và xác định :

44

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1


Chương 6 : HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

a] Chu kỳ, phân nhóm, nguyên tố nào là kim loại, phi kim [dựa vào cấu hình electron], số
oxi hoá thấp nhất và cao nhất của từng nguyên tố.
b] Cation hay anion nào dể được tạo thành nhất khi các nguyên tố Z = 35 và 37 tham gia
phản ứng oxi hoá khử. Viết cấu hình electron của các ion đó.
11] Nguyên tố X ở chu kỳ 4 tạo thành được phân tử XH2 trong đó X thể hiện số oxi hoá thấp
nhất là âm. Hãy xác định phân nhóm của X và điện tích hạt nhân Z của nó.
12] Nguyên tố X là kim loại, tạo thành được X2O7 trong đó X có số oxi hoá dương cao nhất,
nguyên tử của nó có 4 lớp electron. Xác định chu kỳ, phân nhóm và viết cấu hình electron
nguyên tử của nó.
13] Y3+ có phân lớp electron ngoài cùng : 3d2.
a] Viết cấu hình electron của nguyên tử Y và Y3+.
b] Xác định Z của Y3+, chu kỳ, phân nhóm của Y.
c] Hai electron 3d2 ứng với những giá trị nào của số lượng tử chính n, phụ l, từ m và spin
ms ?
14] A2+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3p6. Hãy:
a] Xác định Z của nó, chu kỳ, phân nhóm của A.
b] Viết công thức oxit ứng với số oxi hoá dương cao nhất của A, công thức phân tử với H
15] Tính độ âm điện của các nguyên tử của các nguyên tố F, Cl, Br, I Biết : độ âm điện của H
là χ = 2,2 và bảng sau :
Hợp chất
H2


F2
Cl2 Br2
I2
HF
HCl
HBr HI
Năng lượng liên kết E [kcal. mol-1] 104,2 37,5 58 46,1 36,1 135 103,1 87,4 71,1
16] Dự đoán các oxit sau, oxit nào thuộc loại oxit baz, oxit axit, oxit lưỡng tính : B2O3, Al2O3,
VO, V2O3, VO2, V2O5
17] Hãy sắp xếp [có giải thích] các hạt vi mô sau theo chiều giãm dần bán kính hạt :
Rb+[Z=37], Y3+[39], Kr [36], Br - [35], Se2- [34], Sr2+ [38].
18] Một hợp chất được tạo thành từ các ion M+ và X 22− . Trong phân tử M2X2 có tổng số hạt
proton, neutron, electron bằng 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị. Tổng số hạt proton, neutron,
electron trong M+ nhiều hơn trong X 22− là 7 hạt.
a] Xác định các nguyên tố M, X và công thức phân tử M2X2 Viết cấu hình electron của
M+ .
b] Cho M2X tác dụng với H2O. Viết phương trình phản ứng xảy ra và nhận biết sản phẩm
bằng phương pháp hoá học.
19] Hợp chất A được tạo thành thành từ các ion đều có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
Trong một phân tử A có tổng số hạt proton, neutron và electron bằng 164.
a] Xác định công thức phân tử của A. Biết A tác dụng được với một nguyên tố đã có
trong thành phần của A theo tỉ lệ mol là 1 : 1 tạo thành chất B.
b] Cho A và B tác dụng vừa đủ với Br2 đều thu được chất rắn X. Mặt khác cho m gam
kim loại Y chỉ có hoá trị n tác dụng hết với O2 thu được a gam oxit, nếu cho m gam kim loại
Y tác dụng hết với X thu được b gam muối. Biết a = 0,68b. Y là kim loại gì ?

45

HOÁ ĐẠI CƯƠNG 1




Alkali
metals
IA [1]

Group
Period

1
2
3
4
5
6
7

H
Hydrogen

3

PERIODIC TABLE

Alkali
earth
metals
IIA [2]

1



[2018 Update by IUPAC]
IIIA [13]
Atomic Number [Z]  6

4

Li

Be

C

Lithium

Beryllium

Carbon

11

Mg

Sodium

Magnesium

19

20



IIIB [3]
21

IVB [4]
22

VB [5]
23

Black: Discovered
Grey: Undiscovered

 Element Symbol
Element Name

12

Na

Noble
gases
VIIIA [18]
2

VIB [6]
24

Coinage
metals


VIIB [7]
VIIIB [8] VIIIB [9] VIIIB [10] IB [11]
IIB [12]
25
26
27
28
29
30

5

IVA [14]
6

Pnictogens Chalcogens Halogens
He
VA [15]
VIA [16] VIIA [17]
Helium
7
8
9
10

B

C

N



O

F

Ne

Boron

Carbon

Nitrogen

Oxygen

Fluorine

Neon

13

14

15

16

17

18



Al

Si

P

S

Cl

Ar

Aluminum

Silicon

Phosphorus

Sulfur

Chlorine

Argon

31

32

33



34

35

36

K

Ca

Sc

Ti

V

Cr

Mn

Fe

Co

Ni

Cu

Zn



Ga

Ge

As

Se

Br

Kr

Potassium

Calcium

Scandium

Titanium

Vanadium

Chromium

Manganese

Iron

Cobalt



Nickel

Copper

Zinc

Gallium

Germanium

Arsenic

Selenium

Bromine

Krypton

37

38

39

40

41

42



43

44

45

46

47

49

48

50

51

52

53

54

Rb

Sr

Y



Zr

Nb

Mo

Tc

Ru

Rh

Pd

Ag

Cd

In

Sn

Sb

Te

I

Xe



Rubidium

Strontium

Yttrium

Zirconium

Niobium

Molybden

Technetium

Ruthenium

Rhodium

Palladium

Silver

Cadmium

Indium

Tin

Antimony



Tellurium

Iodine

Xenon

55

56

57

72

73

74

75

76

77

78

79

81



80

82

83

84

85

86

Cs

Ba

La

Hf

Ta

W

Re

Os

Ir



Pt

Au

Hg

Tl

Pb

Bi

Po

At

Rn

Caesium

Barium

Lanthanum

Hafnium

Tantalum

Tungsten



Rhenium

Osmium

Iridium

Platinum

Gold

Mercury

Thallium

Lead

Bismuth

Polonium

Astatine

Radon

87

88

89



104

105

106

107

108

Fr

Ra

Ac

Rf

Db

Sg

Bh

Hs

Francium

Radium



Actinium

Rutherfordium

Dubnium

Seaborgium

Bohrium

Hassium

58
Red: s-block
Yellow: p-block
Blue: d-block
Pink: f-block
Extended Periodic Table_168 [2018]

Lanthanides 

59

Pr

Cerium

Praseodymium


90
Actinides 

60

Ce
91

61

Nd

Mt
62

93

110

111

Ds

112

Rg

63

64



113

Cn

Meitnerium Darmstadtium Roentgenium Copernicium

Pm

Neodymium Promethium

92

109

65

114

115

Nh

Fl

Nihonium

Flerovium

66



67

116

Mc

117

Lv

118

Ts

Moscovium Livermorium Tennessine

68

69

70

Og
Oganesson

71

Sm


Eu

Gd

Tb

Dy

Ho

Er

Tm

Yb

Lu

Samarium

Europium

Gadolinium

Terbium

Dysprosium

Holmium


Erbium

Thulium

Ytterbium

Lutetium

94

95

96

97

98

Th

Pa

U

Np

Pu

Am


Cm

Bk

Thorium

Protactinium

Uranium

Neptunium

Plutonium

Americium

Curium

Berkelium

99

Cf

100

Es

Californium Einsteinium


101

102

103

Fm

Md

No

Lr

Fermium

Mendelevium

Nobelium

Lawrencium

by Bhpsngum


Alkali
metals
IA [1]

Group


Period

1
2
3
4
5
6
7
8

H
Hydrogen

3

EXTENDED PERIODIC TABLE

Alkali
earth
metals
IIA [2]

1

[Includes Period 8 [Aufbau Model]]
[2018 Update]
IIIA [13]
Atomic Number [Z]  6


4

Li

Be

C

Lithium

Beryllium

Carbon

11

Mg

Sodium

Magnesium

19

20

IIIB [3]
21

IVB [4]


22

VB [5]
23

Black: Discovered
Grey: Undiscovered

 Element Symbol
Element Name

12

Na

Noble
gases
VIIIA [18]
2

VIB [6]
24

Coinage
metals
VIIB [7]
VIIIB [8] VIIIB [9] VIIIB [10] IB [11]
IIB [12]
25
26


27
28
29
30

5

IVA [14]
6

Pnictogens Chalcogens Halogens
He
VA [15]
VIA [16] VIIA [17]
Helium
7
8
9
10

B

C

N

O

F


Ne

Boron

Carbon

Nitrogen

Oxygen

Fluorine

Neon

13

14

15

16

17

18

Al

Si


P

S

Cl

Ar

Aluminum

Silicon

Phosphorus

Sulfur

Chlorine

Argon

31

32

33

34

35


36

K

Ca

Sc

Ti

V

Cr

Mn

Fe

Co

Ni

Cu

Zn

Ga

Ge


As

Se

Br

Kr

Potassium

Calcium

Scandium

Titanium

Vanadium

Chromium

Manganese

Iron

Cobalt

Nickel

Copper


Zinc

Gallium

Germanium

Arsenic

Selenium

Bromine

Krypton

37

38

39

40

41

42

43

44


45

46

47

49

48

50

51

52

53

54

Rb

Sr

Y

Zr

Nb


Mo

Tc

Ru

Rh

Pd

Ag

Cd

In

Sn

Sb

Te

I

Xe

Rubidium

Strontium


Yttrium

Zirconium

Niobium

Molybden

Technetium

Ruthenium

Rhodium

Palladium

Silver

Cadmium

Indium

Tin

Antimony

Tellurium

Iodine


Xenon

55

56

57

72

73

74

75

76

77

78

79

81

80

82


83

84

85

86

Cs

Ba

La

Hf

Ta

W

Re

Os

Ir

Pt

Au


Hg

Tl

Pb

Bi

Po

At

Rn

Caesium

Barium

Lanthanum

Hafnium

Tantalum

Tungsten

Rhenium

Osmium


Iridium

Platinum

Gold

Mercury

Thallium

Lead

Bismuth

Polonium

Astatine

Radon

87

88

89

104

105


106

107

108

Fr

Ra

Ac

Rf

Db

Sg

Bh

Hs

Francium

Radium

Actinium

Rutherfordium


Dubnium

Seaborgium

Bohrium

Hassium

119

120

121

154

155

Uue

Ubn

Ubu

Upq

Upp

Ununenium


Unbinilium

Unbiunium

Unpentquadium

Unpentpentium

58
Lanthanides 
Red: s-block
Yellow: p-block
Blue: d-block
Pink: f-block
Green: g-block [predicted]

122

123

Ubb

Ubt

Unbibium

Unbitrium

Superactinides 


124

Ubq

125

Ubp

157

Uph

158

Ups

59

60

Pr

Mt

111

Ds

Cerium


Praseodymium

91

61

159

160

Upe
62

Pm

Neodymium Promethium

92

93

112

Rg
161

Uhn
63

162



Uhu
64

65

Ts

165

Uhq

166

Uhp

167

Uhh

Og
Oganesson

168

Uhs

Uho

Unhexquadium Unhexpentium Unhexhexium Unhexseptium



Unhexoctium

67

71

68

69

70

Dy

Ho

Er

Tm

Yb

Lu

Samarium

Europium

Gadolinium



Terbium

Dysprosium

Holmium

Erbium

Thulium

Ytterbium

Lutetium

94

95

96

97

98

Bk

Thorium

Protactinium



Uranium

Neptunium

Plutonium

Americium

Curium

Berkelium

Uqt

Uht
66

Cm

Uqb

164

Lv

Moscovium Livermorium Tennessine

Tb


Am

Uqu

163

Mc

118

Gd

Pu

Uqn

Fl
Flerovium

117

Eu

Np
143

Nh

116


Sm

U
142

115

Nihonium

Uhb

Pa
141

114

Unhexbium Unhextrium

Th
140

113

Cn

Meitnerium Darmstadtium Roentgenium Copernicium

Upo

Nd



144

Uqq

145

Uqp

146

Uqh

147

Uqs

99

100

Cf

Es

Californium Einsteinium

148

Uqo



149

Uqe

101

102

103

Fm

Md

No

Lr

Fermium

Mendelevium

Nobelium

Lawrencium

150

Upn



151

Upu

152

153

Upb

Upt

Unquadnilium Unquadunium Unquadbium Unquadtrium Unquadquadium Unquadpentium Unquadhexium Unquadseptium Unquadoctium Unquadenium Unpentnilium Unpentunium Unpentbium Unpenttrium

126

Ubh

127

Ubs

128

Ubo

Unbiquadium Unbipentium Unbihexium Unbiseptium Unbioctium

Extended Periodic Table_168 [2018]



110

Unpenthexium Unpentseptium Unpentoctium Unpentenium Unhexnilium Unhexunium

Ce
90

Actinides 

156

109

129

130

131

132

Ube

Utn

Utu

Utb


Unbienium

Untrinilium

Untriunium

Untribium

133

Utt

134

Utq

135

Utp

136

Uth

137

Uts

138


139

Uto

Ute

Untritrium Untriquadium Untripentium Untrihexium Untriseptium Untrioctium Untrienium

by Bhpsngum



Video liên quan

Chủ Đề