So sánh hen phế quản và viêm phế quản năm 2024

Mặc dù các dấu hiệu như ho, khò khè, khó thở tương đối giống nhau nhưng hoàn toàn có thể phân biệt hen phế quản và viêm phế quản nhờ vào những lưu ý sau:

Tiền sử bệnh:

- Tiền sử gia đình : hen phế quản có tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản hoặc có cơ địa dị ứng ở bố hoặc mẹ. Viêm phế quản thì không.

- Tiền sử bản thân: Đối với hen phế quản có thể có tiền sử viêm phế quản tái phát nhiều lần hoặc có cơ địa dị ứng, Viêm phế quản mạn thì thường không có cơ địa dị ứng.

Khởi phát và diễn biến của bệnh:

- Hen phế quản: thường khởi phát sau khi viêm nhiễm đường hô hấp, hoặc sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, khi có môi trường thời tiết thay đổi. Người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện ban đầu như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, sau vài giờ có thể bắt đầu biểu hiện có cơn khó thở, thở khò khè, tức nặng ngực... Thời gian đầu bệnh có thể tự khỏi, sau phải dùng thuốc mới hết.

- Viêm phế quản mạn: bệnh thường xuất hiện khi bị nhiễm lạnh hoặc sau viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm VA, viêm Amidan. Bệnh thường không có biểu hiện khó thở trong thời gian đầu của bệnh, mà thường xuất hiện ở giai đoạn sau khi bệnh đang phát nặng do tình trạng viêm nặng.

Tái phát bệnh:

- Hen phế quản hay tái phát và mức độ tái phát ngày càng dầy lên, được chia thành 4 bậc với những mức độ điều trị thuốc khác nhau, hen có thể tái phát mà không có liên quan đến yếu tố gây nhiễm khuẩn.

- VPQ mạn cũng hay tái phát nhưng thường có liên quan mật thiết với tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh diễn biến có thể kiểm soát tốt khi dùng kháng sinh hiệu quả.

Phân biệt hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Về bệnh lý COPD, có một số khác biệt cơ bản giữa hen và COPD bác cần lưu ý như sau:

Hen phế quản: là bệnh lý đa dạng có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Bệnh được xác định bởi bệnh sử có sự hiện diện của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thay đổi theo thời gian và cường độ kèm theo giới hạn luồng khí thở ra giao động (Theo GINA 2014)

Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: có đặc điểm giới hạn luồng khí dai dẳng, được tiến triển và đi cùng với tăng các phản ứng viêm mạn tính đối với các phần tử hoặc khí độc trong đường thở và phổi. Đợt kịch phát và bệnh lý đi kèm góp phần vào việc tăng nặng bệnh. (Theo Gold 2014). COPD thường gặp ở người lớn tuổi, ngoài 40 tuổi trở lên và nguy cơ nhiều nhất ở người hút thuốc lá.

Hen thường cải thiện tự nhiên hoặc do điều trị, nhưng có thể gây ra giới hạn luồng khí cố định còn COPD sẽ diễn tiến chậm qua nhiều năm dù có điều trị nên với hen phế quản có thể bác sĩ sẽ cân nhắc dừng điều trị trong khoảng thời gian nhất định nếu bệnh ổn định, còn COPD cần xác định điều trị liên tục có sự theo dõi định kỳ của bác sĩ.

Lưu ý trong điều trị

Dù là 3 bệnh giống nhau về lâm sàng nhưng lại khác nhau ở bản chất, người bệnh cần chủ động theo dõi phân biệt và đi khám sớm để được điều trị đúng bệnh – đúng thuốc.

Tham khảo thêm tư vấn trực tuyến "Bệnh Hen - Cách điều trị và dự phòng hiệu quả" để nắm rõ hơn thông tin từ 2 chuyên gia về cách phân biệt ba bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản, COPD và những lưu ý trong điều trị:

- PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

- PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp người bệnh không còn băn khoăn khi phân biệt các bệnh lý viêm phế quản, hen phế quản, COPD. Cần tư vấn và tham khảo thêm thông tin, vui lòng gọi tổng đài bác sĩ miễn cước 1800 5454 35/ website www.benhhen.vn

Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản, COPD

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

So sánh hen phế quản và viêm phế quản năm 2024

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Viêm phế quản là gì, hen phế quản là bệnh như thế nào? Hai bệnh lý này có gì giống và khác nhau, làm sao phân biệt viêm phế quản và hen phế quản? là những boăn khoăn thường gặp của rất nhiều người bệnh. Sau đây là ý kiến của Lương y - Dược sỹ Tào Văn Chiến, hi vọng sẽ giúp giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc.

Viêm phế quản và hen phế quản/suyễn đều là tình trạng phế quản bị viêm. Viêm phế quản là các đường thở các ống đưa không khí từ ngoài vào phổi bị viêm, thường do siêu vi gây ra. Bệnh thường tự khỏi trong 5-10 ngày.

Hen phế quản hay còn gọi là suyễn là tình trạng viêm phế quản mạn tính gây nên bởi các yếu tố khởi phát do phế quản tăng mẫn cảm với các yếu tố này tạo nên hiện tượng co thắt phế quản và viêm mạn tính phế quản biểu hiện với những đợt khò khè, ho, khó thở và hoặc đau ngực tái đi tái lại. Bệnh có thể khiến bệnh nhân phải nghỉ học nghỉ làm, thức dậy đêm vì suyễn, ảnh huởng hoạt động trong ngày và cả chất lượng cuộc sống .Bạn có thể tưởng tượng như ống hút sinh tố, khi ống hút bị cột lại ở một điểm (như co thắt phế quản), rồi bạn nhỏ vào đó một giọt keo (chất nhày), rồi thành của ống hút bị dày sần lên (hiện tượng viêm phế quản ) và cuối cùng ống hút không thể cho sinh tố đi qua được (như không khí không thể vào phổi được).

So sánh hen phế quản và viêm phế quản năm 2024

Hen phế quản và viêm phế quản có nhiều dấu hiệu giống nhau

Hen suyễn có thể liên quan yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân và có bệnh sử gia đình thí dụ như trẻ bị suyễn cũng có cha hay mẹ bị suyễn, gia đình bị chàm, dị ứng. Bệnh suyễn làm bệnh nhân phải thường xuyên khám bác sĩ vì ho, mệt vì viêm mạn tính nên phải điều trị kháng viêm và làm giãn phế quản khi khó thở và điều trị lâu dài, theo dõi và phải tái khám định kỳ thì mới kiểm soát đuợc bệnh. Đặc biệt là tìm yếu tố khởi phát cơn suyễn để phòng tránh là quan trọng. Suyễn là bệnh không chữa khỏi nhưng kiểm soát được, điều trị hợp lý sẽ có cuộc sống có chất lượng

Viêm phế quản thường là một tiến trình cấp tính,và hầu hết mọi người hồi phục trong vòng 5- 10 ngày. Hen suyễn lại là một tình trạng mạn tính. Nếu bạn thấy ho, khò khè và khó thở lặp đi lặp lại của trong một khoảng thời gian dài, như vậy có nhiều khả năng thủ phạm là bệnh hen suyễn. Hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường, thì có thể là hen suyễn.

Cuối cùng bạn sẽ nhờ trợ giúp của bác sĩ, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử và khám toàn diện sẽ giúp chẩn đoán xác định có phải đó là viêm phế quản hay hen suyễn.

Tổng đài tư vấn miễn cước 1800 5454 35 (7h30 - 16h30 hàng ngày, trừ chủ nhật) hoặc hotline 0916 561 338

Viêm phế quản khạc hen phế quản như thế nào?

Viêm phế quản mạn tính là một căn bệnh nghiêm trọng hơn xảy ra chủ yếu ở những người hút thuốc hoặc có tiếp xúc lâu dài với chất gây ô nhiễm không khí, gây tổn thương đường hô hấp vĩnh viễn và khó thở. Hen suyễn là bệnh mạn tính gây sưng, viêm đường hô hấp. Những người bị hen suyễn thường bị tắc đường hô hấp.

Viêm phế quản hen suyễn là gì?

Viêm phế quản dạng hen là bệnh lý về đường hô hấp thường gặp với các triệu chứng như khó thở, hụt hơi, tức ngực, ho, khò khè,...

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi ...

Viêm phế quản co thắt uống thuốc gì?

Cách điều trị co thắt phế quản Ba loại thuốc phổ biến nhất là nhóm thuốc đồng vận beta, thuốc kháng cholinergic và theophylline. Kế hoạch điều trị tốt nhất phụ thuộc vào từng bệnh nhân, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của co thắt, tần suất xảy ra và nguyên nhân gây nên co thắt phế quản.