So sánh cước di động châu á năm 2024

Điện thoại di động đã và đang trở nên bình dân hơn bao giờ hết. Chỉ với 100.000 VNĐ/tháng mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ di động. Cạnh tranh đã giúp cho điện thoại từ xa xỉ trở thành bình dân. Thay vì cạnh tranh chăm sóc các khách hàng cao cấp thì hiện nay các nhà mạng đang ganh đua nhau để giành thị phần bình dân. Chúng ta hãy thử cùng so sánh độ “bình dân” của ba mạng di động lớn nhất Việt Nam.

Mạng Vinaphone

Vinaphone có gói cước VinaXtra cho phép chỉ cần thực hiện ít nhất một cuộc gọi trong vòng 92 ngày sử dụng thì thuê bao sẽ luôn được giữ thời hạn sử dụng là 92 ngày. Cước liên lạc khá thấp với 1920đồng/phút nội mạng và 2220 đồng/phút/ngoại mạng. Cước tin nhắn là 250đ cho tin ngoại mạng và 200 đồng cho tin nội mạng. Ngoài ra khi thuê bao sử dụng dịch vụ nhạc chờ thì được giảm 50% cước phí.

Bên cạnh gói cước này VinaPhone còn có gói cước Vina365. Gói cước này không phân biệt cước gọi nội mạng, liên mạng. Cước gọi cho 10 giây đầu tiên chỉ 200 đồng và ngay khi hòa mạng, thời hạn sử dụng tài khoản của khách hàng là 365 ngày.

Gần đây nhất VinaPhone đã đưa gói hòa mạng Alo, cho phép người dùng chỉ với 399.000 VNĐ là có thể sở hữu một máy điện thoại và 1 sim Vina với 420.000 VNĐ trong tài khoản.

Mạng MobiFone

Mobifone có gói cước bình dân mobiQ không giới hạn thời gian gọi và nghe. Cước tương tự như Mobifone nhưng được cáiCụ thể chỉ 150 đồng/ngày so với 300 đồng/ngày cho gói cước khác.

Bên cạnh gói mobiQ thì Mobifone còn gói Mobi365 với các tính năng tương tự như gói cước Vina365.

MobiFone cũng có gói cước MoMo 1000 cho phép người tiêu dùng có thể chỉ mất 499.000 đồng để sở hữu một máy W175 của Motorola và một sim thuê bao trả trước của MobiFone với tài khoản 498.000 đồng.

Mạng Viettel

Viettel có gói cước Tomato không giới hạn thời gian gọi nghe với điều kiện trong vòng 90 ngày sử dụng, thuê bao phải có ít nhất một cuộc gọi đến hoặc đi. Cước liên lạc nội mạng là 1990 đồng/phút và ngoại mạng là 2190 đồng/phút. Cước tin nhắn tương tự như gói cước VinaXtra của Mobifone.

Trong chiến lược hướng tới khách hàng bình dân Viettel cũng cung cấp bộ hoà mạng SumoSim mệnh giá 549.000 đồng, khách hàng được sở hữu 1 sim với tổng tài khoản 560.000 đồng trong đó có ngay 200.000 đồng trong tài khoản và mỗi tháng được cộng 30.000 đồng liên tục trong 12 tháng. Ngoài ra, khách hàng còn được tặng kèm một máy điện thoại di động Nokia 1200.

Bất phân thắng bại?

Điểm qua các gói cước bình dân của 3 mạng di động lớn, chúng ta có thể thấy mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng. Các gói cước được đưa ra có tính năng gần như tương tự nhau và do đó rất khó để nói ai bình dân hơn ai. Ngoại trừ gói Alo của VinaPhone tỏ khá rõ là “bình dân hơn” so với hai gói cước khuyến mãi thiết bị đầu cuối của Mobifone và Viettel thì các gói cước khác dường như bất phân thắng bại.

Khách hàng sẽ chọn “bình dân” + “chất lượng”!

Khi giá thành giữa các gói cước là ngang nhau thì người dùng đã tỏ rõ thiên hướng là sẽ sử dụng mạng nào có chất lượng tốt hơn. Chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng dịch vụ mà còn là chất lượng chăm sóc khách hàng của các nhà mạng. Đã qua rồi giai đoạn Viettel một mình một thị trường bình dân. Giờ đây thị trường bình dân đã hội đủ anh tài và khách hàng bình dân cũng có quyền lựa chọn cho mình nhà mạng tốt nhất.

Nhiều gói cước đang được tung ra đón nhu cầu sử dụng Internet di động dịp nghỉ hè, đi du lịch - Ảnh: Q.ĐỊNH

Nếu so sánh kỹ để lựa chọn, người dân có thể có những gói cước rẻ và phù hợp hơn.

Đa dạng gói cước

MobiFone vừa tung ra gói cước buffet với chi phí từ 10.000 đồng/ngày. Khách được tùy ý chọn gói cước viễn thông kèm một trong số các dịch vụ số như ClipTV, Nhaccuatui, MobiEdu, MobiOn...

Trong đó, khách hàng được sử dụng đến 8GB dữ liệu/ngày, miễn phí cuộc gọi nội mạng dưới 10 phút [trong nước, không roaming], miễn phí nhắn tin nội mạng, miễn phí 5 phút/ngày gọi ngoại mạng trong nước...

Với những "tín đồ" của Facebook, Messenger, Instagram, Vinaphone có gói cước "chuyên trị" mang tên FB với cước phí chỉ từ 3.000 đồng/ngày, 10.000 đồng/tuần và 25.000 đồng/tháng. Người dùng gói cước này được miễn phí hoàn toàn dữ liệu khi sử dụng các dịch vụ mạng xã hội nêu trên. Với những khách hàng "nghiện" TikTok, Vinaphone cũng có gói cước TK với các mức phí tương ứng gói cước FB.

Hướng đến mục tiêu giữ chân khách hàng, Viettel tung ra các gói cước ưu đãi nhiều hơn cho thuê bao trả sau. Chẳng hạn, khách hàng chuyển từ trả trước qua trả sau có thể dùng gói cước V120T [120.000 đồng/tháng] với ưu đãi 2GB dữ liệu/ngày, 20 phút gọi ngoại mạng và 50 phút gọi nội mạng.

Theo đánh giá của đại diện Viettel: "Gói này rẻ ngang trả trước, nhưng nếu dùng trả sau thì cước gọi sẽ rẻ hơn trả trước". Những khách hàng chịu tốn thêm mức phí cao hơn sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi hơn.

Đặc biệt, Viettel đã điều chỉnh cho khách hàng vẫn tiếp tục truy cập Internet với tốc độ ngang ngửa ADSL khi hết dung lượng của gói, thay vì dừng truy cập như trước đây.

Trong khi đó, dù nhỏ nhưng nhà mạng Vietnamobile luôn tung ra những gói cước có độ ưu đãi thuộc hàng "khủng" nhất. Nhà mạng này vừa tung ra chương trình mua 2 SIM King tặng 1 SIM Vô Hạn miễn phí dành cho những khách hàng gia đình, nhóm bạn thường xuyên liên lạc, đi du lịch...

Theo đó, khách hàng mua SIM King được ưu đãi dữ liệu đến 300GB/tháng cộng thêm 100 phút gọi ngoại mạng và miễn phí nội mạng. Giá sim là 80.000 đồng, cước phí tháng là 60.000 đồng.

Đối với SIM Vô Hạn [được tặng khi mua 2 SIM King], người dùng được sử dụng dữ liệu 120GB/tháng [tương đương 4GB/ngày], miễn phí nội mạng. Người dùng SIM Vô Hạn không phải trả bất cứ chi phí nào với điều kiện 2 SIM King còn hoạt động.

Nâng chất giữ chân khách lâu dài

Với dịch vụ chuyển mạng giữ số, người dùng hoàn toàn có thể rời bỏ một mạng di động có chất lượng dịch vụ kém, phục vụ tệ, chăm sóc không tốt. Do đó, các nhà mạng đều đặt trọng tâm nâng chất chính mình mới mong giữ chân khách hàng ở lại lâu dài, song song với các gói cước ưu đãi cạnh tranh để thu hút khách hàng tức thời.

Ông Raymond Ho, tổng giám đốc Vietnamobile, cho rằng: "Viễn thông là thị trường cạnh tranh để giữ thuê bao hiện tại cũng như phát triển thuê bao mới". Vì vậy, dù là nhà mạng nhỏ và đang phải cạnh tranh đầy khó khăn nhưng Vietnamobile vẫn tỏ ra quyết tâm với chiến lược cung cấp dữ liệu hào phóng.

Theo ông Lê Văn Khoa, phó giám đốc kỹ thuật mạng lưới Vietnamobile, hãng này đã hoàn thành nâng cấp gấp đôi tốc độ truy cập Internet di động tại 20 tỉnh thành phía Nam vào tháng 3 và 4 năm nay. Hiện nhà mạng này đã phủ sóng 4G trên 20 tỉnh thành với mật độ 83%.

"Tốc độ tải dữ liệu trung bình của chúng tôi đạt 20 Mbps. Một khảo sát qua gọi điện thoại với 20.500 khách hàng cho kết quả hơn 55% khách hàng nhận thấy tốc độ dữ liệu của Vietnamobile được cải thiện", ông Khoa nói.

Mới đây, Tập đoàn Nokia và VNPT công bố hợp tác triển khai hạ tầng băng rộng cáp quang tốc độ tới 10.000 Mbps đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, Nokia cũng đã công bố triển khai thành công mạng không dây có tốc độ truyền tải đến 600 Gbps cho nhà mạng Viettel tại Việt Nam.

Đáng chú ý, "ông lớn" Viettel cũng đã tự triển khai thành công hệ thống tổng đài thoại cho mạng 4G/5G [hệ thống IMS]. Đây là một trong những thành phần quan trọng trong lớp mạng lõi, giúp thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh hơn 3 lần, chất lượng cuộc gọi đạt tiêu chuẩn HD call, giảm lượng tiêu thụ pin của thiết bị đầu cuối từ 30 - 50%...

Tốc độ mạng di động Việt Nam vượt mức bình quân thế giới

Theo báo cáo kỹ thuật số 2023 phiên bản tháng 4-2023 của Tổ chức We Are Social, tốc độ truy cập Internet di động trung bình của Việt Nam là 43,94 Mbps trong khi tốc độ trung bình của thế giới là 39,77 Mbps.

Việt Nam xếp trên cả các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines... nhưng vẫn có khoảng cách rất xa với các quốc gia hàng đầu thế giới về tốc độ Internet di động như: UAE [179,6 Mbps], Hàn Quốc [138,46 Mbps], Na Uy [131,23 Mbps], Đan Mạch [123,66Mbps], Trung Quốc [116,7 Mbps]...

Chủ Đề