Đánh giá môi trường đầu tư việt nam hiện nay năm 2024

Theo đánh giá, khảo sát của nhiều tổ chức đánh giá, xếp hạng uy tín cả trong nước và trên thế giới, môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam hiện đang là một “điểm sáng” trên toàn cầu với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và nâng hạng dù tình hình kinh tế trên thế giới có nhiều biến động khó lường và bất lợi.

NHIỀU ĐIỂM SÁNG

TÍCH CỰC

“Nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, với mức tăng trưởng đạt 8%, vượt mức trung bình 7,1% trong giai đoạn 2016-2019.

Sự tăng trưởng này một phần là do hiệu ứng cơ sở thấp, được thúc đẩy bởi phục hồi của tiêu dùng cá nhân trong nước sau đại dịch Covid-19 và hoạt động mạnh mẽ trong sản xuất định hướng xuất khẩu.

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế thế giới có nguy cơ tăng trưởng âm, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 6,3%.

Đáng chú ý, không giống nhiều quốc gia khác, Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng”. – Nguồn: Ngân hàng thế giới [WB] -

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

LIÊN TỤC ĐƯỢC CẢI THIỆN

Môi trường kinh doanh được xem là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; đóng góp có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của địa phương và của quốc gia. Với tầm quan trọng đó, suốt từ năm 2014 đến nay, Chính phủ luôn xác định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; được thực thi xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.

Điều này thể hiện rõ qua việc Chính phủ liên tục ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP [giai đoạn năm 2014-2018] và Nghị quyết 02/NQ-CP [giai đoạn 2019-2022] và mới đây nhất là Nghị quyết 01/NQ-CP 2023, yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiến hành nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam tới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến, hai bên sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp triển khai hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Riêng năm nay, Trung Quốc đứng thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng mức hơn 3 tỷ USD, nhưng dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, chiếm 22%.

Lãnh đạo Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN cho rằng hợp tác đầu tư và ngoại thương Trung Quốc - Việt Nam ngày càng lành mạnh khi xuất siêu của Trung Quốc sang Việt Nam giảm và Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hàng Việt Nam, tăng đầu tư sang Việt Nam. Ngành nghề đầu tư cũng ngày càng phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư công nghệ cao của Chính phủ Việt Nam.

"Vành đai Con đường, sự kêu gọi đầu tư từ 2 Đảng 2 nước như điện tử, hợp tác kinh tế xanh, kinh tế kỹ thuật số, nông nghiệp... nên doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư ở Việt Nam ngày càng nhiều", ông Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc - ASEAN, cho biết.

Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. [Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư]

Môi trường đầu tư hấp dẫn, nguồn lao động dồi dào, kết nối vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước láng giềng thuận lợi, Việt Nam ưu tiên chính sách chuyển đổi xanh chính là yếu tố khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh mở rộng đầu tư sang Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với xu thế các nước lớn đầu tư mạnh sang láng giềng cũng như nội khối khi cả Trung Quốc - Việt Nam đều là thành viên RCEP, Trung Quốc - ASEAN đối tác thương mại số 1 của nhau.

"Quan hệ tốt hỗ trợ nhiều cho hiệu quả đầu tư. Chúng tôi mở nhà máy hàng nghìn công nhân để xuất khẩu hàng may mặc cao cấp từ Việt Nam. Ngoài lợi nhuận, chúng tôi cũng mong muốn góp sức cùng sự phát triển của Việt Nam", ông Tiền Chấn Hoành, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn may mặc Hoa Lợi Đạt - Trung Quốc, cho hay.

"Quan hệ chính trị giữa 2 nước không ngừng cải thiện càng thúc đẩy, trở thành động lực để phát triển kinh tế thương mại hợp tác đầu tư giữa 2 nước càng mật thiết hơn. Nông sản Việt Nam cũng ngày càng được đẩy mạnh bán sang thị trường Trung Quốc", Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định.

Kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển ngày càng thực chất và toàn diện, trong đó kinh tế thương mại đầu tư là một điểm sáng. Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức 2 tỷ USD lên 25 tỷ USD hiện nay.

Cùng với nhiều chuyến thăm cấp cao giữa 2 bên, giao lưu nhân dân về văn hóa, thể thao, quốc phòng, môi trường đầu tư hấp dẫn... là nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tự tin thúc đẩy hợp tác đầu tư.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài khai thác thị trường năng động 100 triệu dân của Việt Nam, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam cũng là mở cửa sang ASEAN và thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề