Số lượng bản vẽ mặt bằng ít nhất của một ngôi nhà 4 tầng là bao nhiều

Một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng bao gồm những gì? hồ sơ thiết kế nhà chi tiết gồm những hạng mục nào chắc hẳn có rất nhiều người chưa biết về hồ sơ bản vẽ như thế nào. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn cùng tham khảo nhé.

Giải thích vì sao cần có hồ sơ thiết kế bản vẽ nhà ở.

Theo những năm gần đây khi xã hội hóa phát triển, tốc độ đô thị hóa lớn việc xây dựng nhà ở không còn là việc “xây thế nào là xây” nữa,  những ngôi nhà quá chật chội và những bất cập về công năng khi sử dụng trước kia đã trở nên quá “lỗi thời” nó đã hướng con người tới sự thay đổi và suy nghĩ  muốn thiết kế nhà theo sở thích của từng cá nhân. Do đó, hồ sơ bản vẽ thiết kế ra đời.

Ban đầu, định hướng xây nhà của các gia chủ là chỉ xác định xây bao nhiêu tầng, số phòng ngủ hay số lượng phòng vệ sinh… nhưng gia chủ không biết sẽ bố trí phòng ốc sao cho hợp lý, di chuyển thuận tiện và tránh “ đục chỗ này đẽo chỗ kia”  nên các nhà kiến trúc sư là người sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong khâu thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

Vậy bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở dân dụng bao gồm những gì?

Danh mục hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở dân dụng giúp cho gia chủ tổng quan các phần bên trong hồ sơ thiết kế gồm những hạng mục gì, trang bao nhiêu, từ trang nào đến trang nào, từ đâu tới đâu….

Nó còn là một list danh sách liệt kê các chi tiết của một hồ sơ bản vẽ giúp người đọc có thể chia hạng mục để cho các đội thợ thi công những phần nào.

Danh mục bản vẽ trọn bộ hồ sơ thiết kế nhà ở

Một câu hỏi của chủ nhà như sau “Tôi dự định xây nhà vào cuối năm, tôi đang tìm được một đơn vị thiết kế và xây dựng và họ sẽ bàn giao hồ sơ bản vẽ nhà ở dân dụng cho gia đình tôi nhưng tôi rất đều băn khoăn và không biết  một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng  bao gồm những gì, những hạng mục nào có dễ đọc hay có khó khăn gì không?  Tôi không am hiểu về bản vẽ cho lắm, liệu các kiến trúc sư sẽ giúp tôi giải thích và giám sát công trình luôn cho gia đình tôi? Mong các nhà kiến trúc giải đáp giúp tôi”. Lê Hoàn – Kim Mã

Theo tôi, việc các kiến trúc sư dựa vào mục đích xây nhà của gia đình hoàn toàn đúng! lên phương án thiết kế sao cho phù hợp với công năng, diện tích sử dụng của gia đình một cách hợp lý và tối ưu nhất. Do đó, một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng  phải phù hợp với điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng của từng gia đình. Hồ sơ mẫu  húng tôi thiết kế vô cùng chi tiết, tỉ mỉ chỉ cần gia chủ chú ý đến một số các ký hiệu trong bản vẽ thì sẽ vô cùng dễ hiểu.

Nhưng không hoàn toàn kiến trúc sư phải có trách nhiệm đọc bản vẽ và giám sát thợ thi công cho gia đình bạn. Việc kiến trúc sư thiết kế hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở dân dụng cho gia đình bạn là đúng theo quyền hạn họ không có trách nhiệm giám sát hay thi công [đối với những đơn vị chuyên tư vấn]. Thực chất ngôi nhà không chỉ là tài sản to lớn mà nó còn là đứa con tinh thần của gia đình bạn nên việc bỏ một chút thời gian để đọc hiểu các chi tiết và các ký hiệu trên bản vẽ nhà ở cũng không quá khó khăn để gia chủ dễ dàng đọc hiểu và có thể có thể hình dung được ngôi nhà tương lai của mình và có thể tự giám sát quản lý thợ xem họ có đang làm đúng theo bản vẽ thiết kế hay không.

Hơn nữa, nếu gia chủ am hiểu được các thuật ngữ trong kiến trúc gia chủ cũng sẽ dễ dàng phối hợp với đơn vị kiến trúc, dễ dàng hiểu được những gì họ tư vấn và xem họ có đang làm đúng theo như đã thỏa thuận hay không.

 Câu hỏi được đặt ra với đa số các gia đình đến với công ty chúng tôi và hỏi một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng bao gồm những gì?

Một bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh bao gồm 4 phần:

  • Hồ sơ phần kiến trúc
  • Hồ sơ kết cấu
  • Hồ sơ phần điện, cấp thoát nước và công nghệ thông tin
  • Hồ sơ nội thất [nếu có]

Một bộ hồ sơ bản thiết kế thi công nhà ở dân dụng hoàn chỉnh tổng cộng từ 80-200 trang A3, được thiết kế vô cùng chi tiết và tỉ mỉ, tùy vào quy mô và mức độ phức tạp của công trình mà số lượng bản vẽ thiết kế nhiều hay ít, trọng lượng từ 1- 3 kg và được sắp xếp đúng trình tự khoa học theo từng hạng mục để dễ dàng thi công.

TÓM LƯỢC MỘT BỘ SỒ SƠ THIẾT KẾ HOÀN CHỈNH BAO GỒM

Hồ sơ phần kiến trúc:

Hình ảnh bao gồm ảnh phối cảnh ngoại thất bằng 3D [in màu], và hình ảnh 3D không gian các phòng nội thất [nếu có].

Định vị hướng và định vị không gian xung quanh ngôi nhà để bạn có thể hình dung ngôi nhà được hoàn thiện trong tương lai.

Kiến trúc sư định vị mặt bằng lô đất 

Thể hiện được chiều cao cân đối về hình khối của ngôi nhà, từ phái mặt tiền.

Mặt đứng chi tiết trong hồ sơ thiết kế nhà ở

Mặt cắt thể hiện các chi tiết bên trong vô cùng rõ nét và dễ hiểu, và dễ dàng cho đội ngũ thi công.

Hình ảnh chi tiết mặt cắt trong bản vẽ thiết kế nhà ở dân dụng

  • ảnh phối cảnh
  • chi tiết các sảnh
  • chi tiết thang

Hồ sơ bố chí cầu thang, các chi tiết rõ nét 

  • chi tiết các phòng vệ sinh
  • chi tiết cửa [cửa đi, cửa sổ]
  • chi tiết lát sàn
  • chi tiết phần cổng và hàng rào [nếu có]

Định vị, và quy hoạch sân vườn tiểu cảnh [nếu có]

Phần kết cấu

Định vị móng, chi tiết móng băng 

Thể hiện và ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công

  • Chi tiết mặt bằng móng, chi tiết mặt bằng cột
  • Chi tiết mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
  • Hệ thống kết cấu thép
  • Chi tiết hệ thống cột dầm
  • Thiết kế mặt bằng sàn tầng
  • Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết lanh tô, lan can

Phần Điện

Mặt bằng chiếu sáng trong hồ sơ thiết kế nhà hoàn chỉnh

  • Chi tiết số lượng ổ cắm điện
  • Thiết kế phần chiếu sáng
  • Chi tiết mạng Truyền hình cáp [nếu có]
  • Chi tiết mạng Internet [nếu có]
  • Chi tiết hệ thống điện thông minh [nếu có]
  • Thiết kế điện thoại [nếu có]
  • Thống kê vật tư.

Phần nước

  • Hồ sơ thiết kế cấp nước
  • Hồ sơ thiết kế thoát nước
  • Thống kê vật tư

Để chuẩn bị cho việc xây nhà một cách trơn tru nhất gia chủ cũng nên tìm hiểu về hồ sơ thiết kế nhà bao gồm những hạng mục nào, các cấu kiện ra sao để nắm bắt cũng như giám sát thợ một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều gia chủ đã sảy ra trường hợp chủ nhà không am hiểu về kỹ thuật kết hợp với đội ngũ thi công tay nghề yếu, những vấn đề khó khăn thợ không giải quyết được dẫn đến làm sai lệch hồ sơ thiết kế và thay đổi khá lớn bản vẽ, do đó ngôi nhà không ưng ý. 

Qua bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu cho quý vị khán giả có cái nhìn rõ nét hơn về hồ sơ thiết kế chúng tôi làm vô cùng chi tiết, rõ ràng để gia đình có thể tự thi công, đồng thời cũng đề cao những bản vẽ đo chúng tôi thiết kế sẽ giúp bạn yêu ngôi nhà của mình hơn, đẹp hơn với các mẫu nhà không có bản vẽ thiết kế. 

Hãy sở hữu ngay một mẫu thiết kế nhà phù hợp với gia đình mình, là bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật “để đời”  là niềm tự hào của gia đình.

Để nhận được tư vấn tốt nhất vui lòng liên hệ Hotline: 0914581221 

Bạn sẽ sở hữu những ngôi nhà ưng ý!

Phân biệt bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà. Nhiều người khi có dự định xây dựng ngôi nhà đều thắc mắc bản vẽ thiết kế nhà là gì? Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là gì? Có gì giống và khác nhau giữa hai bản vẽ này và các bản vẽ này dùng để làm gì? Hôm nay Song Phát Construction chia sẻ đến các bạn những thông tin về “Phân biệt bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà” để các bạn có thể hiểu rõ hơn và an tâm xây dựng tổ ấm cho gia đình mình.

Phân biệt bản vẽ xin giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà
Song Phát tư vấn xây nhà miễn phí.

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng

1. Thế nào là bản vẽ xin giấy phép xây dựng?

Bản vẽ xin phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ cần thiết trong quá trình xin giấy phép xây dựng.

Bản vẽ xin phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, chỉ rõ vị trí của công trình và những thông tin cơ bản về diện tích, chiều cao… mặt đứng và mặt cắt của công trình giúp UBND xã, quận, huyện, thị xã… xem xét và quyết định có cấp phép xây dựng hay không.

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà

2. Bản vẽ xin giấy phép xây dựng nhà bao gồm những gì?

Yêu cầu chung cho một bản vẽ xin phép xây dựng sẽ bao gồm những phần cơ bản sau:

+ Mặt bằng: gồm mặt bằng tổng thể và mặt bằng sơ bộ của diện tích mà bạn muốn xây  dựng.

  • Mặt bằng tổng thể: thể hiện diện tích xây dựng so với diện tích đất. Muốn biết chính xác diện tích mà bạn đang muốn xây dựng là bao nhiêu thì cần phải tiến hành kiểm tra mật độ xây dựng theo quy định của nơi mà bạn sinh sống theo đúng yêu cầu.                 
  • Mặt bằng sơ bộ: bao gồm đầy đủ từ tầng trệt, lửng, tới các lầu, mái mà bạn muốn xây dựng.

+ Mặt cắt: bao gồm mặt cắt của ngôi nhà cũng như phần móng và phần hầm tự hoại

+ Mặt đứng: thể hiện mặt tiền ngôi nhà từ hình dạng và kích thước kể cả phần mái.

+ Khung tên: thể hiện tên công ty có chức năng xin phép đóng dấu, bên cạnh đó cũng phải có chữ ký của thiết kế và chủ nhà.

+ Bản đồ họa độ vị trí: thể hiện vị trí tọa độ của khu đất cũng như liền kề những khu đất xung quanh.

3. Cơ sở để vẽ bản vẽ xin phép xây dựng.

Sau khi chủ đầu tư kí kết hợp đồng thiết kế với Song Phát, chủ đầu tư làm việc với kiến trúc sư về cách bố trí mặt bằng vật dụng sao cho phù hợp với gia đình. Từ mặt bằng đó kiến trúc sư khai triển tiếp các bản vẽ mặt cắt, mặt đứng chính của ngôi nhà. Rồi lấy những bản vẽ này để khai triển bản vẽ xin phép xây dựng để nộp cùng hồ sơ xin phép xây dựng nhà.

Mặt bằng bố trí vật dụng tầng trệt, bản vẽ này là một trong những bản vẽ thiết kế nhà.
Mẫu nhà Song Phát thiết kế thi công năm 2021.

Song Phát hỗ trợ chủ đầu tư xin phép xây dựng miễn phí khi kí kết hợp đồng thiết kế nhà.

Bản vẽ thiết kế nhà

1.Thế nào là bản vẽ thiết kế nhà?

Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà.  Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà, căn cứ vào bản vẽ đó xây nên ngôi nhà hoàn chỉnh.

Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…

Thiết kế một bộ hồ sơ trước khi bắt tay vào xây dựng là hoàn toàn có lợi, bạn bỏ ra một khoản chi phí không đáng kể nhưng đem lại cho bạn một sự an tâm khi xây nhà. Nếu bạn có chút kiến thức về ngôn ngữ kiến trúc và giám sát thi công, bạn sẽ kiểm soát được kỹ thuật thi công và lắp đặt kết cấu, điện nước có chính xác không.

Bản vẽ thiết kế mặt bằng tầng 1 của ngôi nhà

2. Bản vẽ thiết kế nhà ở bao gồm những gì?

Một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh tổng cộng từ 80-200 trang A3, được thiết kế vô cùng chi tiết và tỉ mỉ, tùy vào quy mô và mức độ phức tạp của công trình mà số lượng bản vẽ thiết kế nhiều hay ít và được sắp xếp đúng trình tự khoa học theo từng hạng mục để dễ dàng thi công.

Một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 phần:

  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế chi tiết
  • Hồ sơ bản vẽ thiết kế kết cấu
  • Hồ sơ thiết kế phần điện, cấp thoát nước và công nghệ thông tin
  • Hồ sơ thiết kế nội thất [nếu có]

3. Tóm lược thành phần của một bộ hồ sơ bản vẽ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh

* Phần thiết kế kiến trúc bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:

  • Mặt bằng: Định vị hướng và định vị không gian xung quanh ngôi nhà để bạn có thể hình dung ngôi nhà được hoàn thiện trong tương lai.
  • Mặt đứng: Thể hiện được chiều cao cân đối về hình khối của ngôi nhà, từ phái mặt tiền.
  • Mặt cắt: Mặt cắt thể hiện các chi tiết bên trong vô cùng rõ nét và dễ hiểu, và dễ dàng cho đội ngũ thi công.
  • Phối cảnh: Là hình ảnh mô tả mặt tiền nhà trực quan chân thực nhất từ ý tưởng thiết kế đến thực tế xây dựng. Ảnh phối cảnh thường là hình ảnh 3D, thể hiện hình ảnh 3 chiều để giúp chủ nhà có cái nhìn trực quan, sinh động nhất, dễ hình dung nhất về ngôi nhà của mình từ các góc nhìn khác nhau.
Mặt tiền 3D 8m của chú Thịnh do Song Phát thiết kế.

*Phần thiết kế chi tiết bao gồm những bản vẽ thiết kế sau:

Bản vẽ chi tiết thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết nhất toàn bộ kích thước cửa, nhà vệ sinh, lát gạch…trong ngôi nhà. Ký hiệu, chú thích trong hồ sơ được trình bày rõ ràng giúp người đọc có thể hiểu nhanh và chính xác nhất bản vẽ nhà mình.

  • Mặt bằng kích thước: thể hiện rất đầy đủ, chi tiết cấu tạo từng chi tiết trong bố trí mặt bằng.
  • Mặt bằng lát gạch: mặt bằng lát gạch ghi rõ kích thước định vị từng loại gạch, chủng loại, màu sắc gạch cho toàn bộ ngôi nhà.
  • Mặt bằng trần: thể hiện rõ kích thước của trần.
  • Mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa: mặt bằng định vị cửa giúp định vị vị trí, kích thước cho toàn bộ hệ thống cửa của ngôi nhà. Quy cách cửa thể hiện đầy đủ loại cửa sẽ dùng trong mỗi vị trí ngôi nhà, chất liệu, kích thước, số lượng…
  • Chi tiết nhà vệ sinh: thể hiện loại gạch sẽ lát trong nhà wc, vị trí sơn nước…
  • Chi tiết cầu thang, ban công: thể hiện độ cao, độ dốc của cầu thang, kích thước các bậc thang, kích thước ban công, lát gạch, sơn…
  • Chi tiết lan can: kích thước lan can, lát gạch, chất liệu làm lan can cho toàn bộ nhà.
  • Chi tiết vách kính
  • Chi tiết các phòng khách, bếp – ăn, ngủ,…: thể hiện vị trí đồ đạc trong các phòng, nội thất trong toàn bộ ngôi nhà.
Bản vẽ chi tiết kiến trúc

* Phần kết cấu bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:

  • Quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công.
  • Mặt bằng định vị cọc: thể hiện vị trí, khoảng cách giữa các cọc sẽ được thiết kế và thi công trên công trình. Từ đây, chủ đầu tư dễ dàng thấy được lưới cọc chạy trong công trình nhà mình cũng như cách thức bố trí, độ an toàn, tính đảm bảo khoa học, chính xác.
  • Mặt bằng móng, chi tiết móng: mặt bằng móng của mỗi công trình được hình thành dựa trên quá trình khảo sát thực tế và hiện trạng đất như: móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè…
  • Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
  • Mặt bằng dầm sàn, mặt bằng thép
Bản vẽ chi tiết móng nhà

* Phần điện bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:

  • Sơ đồ điện
  • Mặt bằng bố trí chiếu sáng [đèn] các tầng
  • Mặt bằng bố trí ổ cắm các tầng
  • Mặt bằng bố trí tivi, điều hòa…các tầng
Bản vẽ mặt bằng cấp điện

* Phần nước bao gồm những bản vẽ chi tiết sau:

  • Thuyết minh chung
  • Mặt bằng cấp nước các tầng
  • Mặt bằng thoát nước các tầng
  • Chi tiết lắp đặt đường nước
  • Chi tiết hố ga
  • Chi tiết hầm tự hoại
Bản vẽ mặt bằng cấp thoát nước

Xem thêm: Hồ sơ thiết kế thi công nhà phố gồm có gì?

Sau khi có giấy phép xây dựng thì có được chỉnh sửa bản vẽ thiết kế nhà hay không?

– Trường hợp 1: Nếu xây dựng nhà vượt quá mức cho phép được ghi trong giấy phép xây dựng

Căn cứ: Khoản 5 Điều 13 Nghị định số: 121/2013/NĐ-CP: Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

Theo đó:

a] Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

– Trường hợp 2: Nếu xây dựng nhà sai bản thiết kế ở bên trong và không ảnh hưởng đến an toàn công trình hoặc giảm số tầng thì sẽ không bị xử phạt.

Căn cứ: Điều 6. Về xử phạt hành vi xây dựng sai phép quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP như sau:

1. Hành vi xây dựng sai phép quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP được hiểu là xây dựng sai một trong các nội dung của giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế được cơ quan cấp giấy phép xây dựng đóng dấu kèm theo giấy phép xây dựng được cấp.

2. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không coi là hành vi xây dựng sai phép:

a] Thay đổi thiết kế bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến việc phòng cháy chữa cháy; môi trường; công năng sử dụng; kết cấu chịu lực chính hoặc kiến trúc mặt ngoài công trình;

b] Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn bắt đầu và hoàn thành bước đầu tiên của việc xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc nào về bản vẽ xin giấy phép xây dựng cũng như thiết kế, kiến trúc, nội thất và thi công xây dựng, bạn có thể liên hệ với Song Phát Construction để được tư vấn miễn phí nhiệt tình mọi thắc mắc của bạn.

Mời bạn xem thêm: Tại sao không nên xin giấy phép xây dựng trước khi thiết kế nhà.?

>>>Thi Công Hoàn Thiện Nhà Xây Thô Và Những Điều Cần Biết.

Tác giả: Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.

Xây Dựng Sự Trường Tồn.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ Phần Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.

Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, TP.HCM

Số 02, Đường số 3, Phường 9, Q. Gò Vấp. TP.HCM

Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, Phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM

Hotline: 0901.85.98.98 – 0901.83.98.98

Email: 

Comments

comments

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề