Sơ đồ tổ chức phòng giao dịch Ngân hàng

Ngân hàng TMCP Nam Á

201 - 203 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 4, Quận 3, Tp. HCM

ĐT: [84-28] 3929 6699 - Fax: [84-28] 3929 6688

Email:

Liên kết nhanh

Thông báo thu giữ TSĐB

Ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Chi Nhánh Ngân Hàng Sacombank chắc hẳn đây là một trong những sơ đồ phổ biến nhất hiện nay mà doanh nghiệp chi nhánh ngân hàng sacombank không thể bỏ qua, vì vậy các bạn hãy cùng mình xem và theo dõi sơ đồ hữu ích này nhé. Nguồn tài liệu dưới đây mình đã triển khai như là sơ đồ quản lý chi nhánh ngân hàng sacombank và cùng theo đó là chức năng và nhiệm vụ phòng ban không thể thiếu trong chi nhánh ngân hàng sacombank. Hi vọng nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ sau đây ít nhiều sẽ cung cấp được cho các bạn thêm kiến thức để phân bổ từng bộ phận trong sơ đồ cơ cấu tổ chức này.

Có phải bạn đang cần viết thuê một bài báo cáo thực tập? Bạn đang lo lắng vì chưa biết phải thực hiện như thế nào cho phù hợp, không sao cả đừng lo lắng nữa vì hiện tại bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập với nhiều đề tài đa dạng về ngân hàng khác nhau. Nếu như bạn đang thật sự có nhu cầu muốn hoàn thiện một bài báo cáo thì ngay giây phút này đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập của chúng tôi và hãy nhanh chóng nhắn tin qua zalo : 0909.232.620 để được tư vấn báo giá và đồng hành từ A đến Z nhé 😀

1.Sơ đồ quản lý Chi Nhánh Ngân Hàng Sacombank

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

2. Chức năng và nhiệm vụ phòng ban Chi Nhánh Ngân Hàng Sacombank

Phòng doanh nghiệp và phòng cá nhân:

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Chi Nhánh Ngân Hàng Sacombank quản lý và thực hiện chỉ tiêu kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, đối thủ để phân tích, phân khúc khách hàng, nhu cầu thị hiếu nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh phù hợp. Xây dựng kế hoạch hành động theo định kỳ tuần, tháng quý; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban Lãnh đạo biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần. Xây dựng và đầu mối tiếp nhận, thực hiện chỉ tiêu kinh doanh được giao; phân phối, theo dõi và báo cáo việc thực hiện của Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc. Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao, chất lượng hồ sợ cấp tính dụng và chất lượng trong hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Quản lý trạng thái ngoại hối tại Chi Nhánh theo quy định của Ngân hàng. Phản hồi các thông tin kịp thời và báo cáo định kỳ kết quả kinh doanh tại Chi nhánh cho Ban Giám đốc Chi nhánh, các Đơn vị nghiệp vụ Ngân hàng theo quy định.

XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức cung ứng sản phẩm dịch vụ và quản lý mối quan hệ khách hàng: Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng; quản lý và hỗ trợ kênh phân phối[ Phòng nghiệp vụ, Phòng giáo dịch, Nhóm/Tổ tại Đơn vị] nhằm thực hiện kế hoạch tiếp thị. Triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo các sản phẩm dịch vụ. Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ, về các giải pháp tài chính phù hợp. Cung ứng các sản phẩm dịch vụ và quản lý hoạt động cung ứng toàn Chi nhánh theo quy định đảm bảo cam kết chất lượng dịch vụ theo quy định Ngân hàng. Thu nhập, tổng hợp và phản hồi ý kiến nhằm cải tiến và phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong công tác kinh doanh; chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi về các ý kiến đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế phù hợp với nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ thanh toán quốc tế đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán quốc tế do khách hàng xuất trình; xử lý nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo Mô hình thanh toán của Ngân hàng. Quản lý, lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định. Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế tại Đơn vị.

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: Hướng dẫn, giới thiệu, tư vấn sản phẩm dịch vụ kinh doanh ngoại hối phù hợp với nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị bộ hồ sơ kinh doanh ngoại hối đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ  kinh doanh ngoại hối do khách hàng xuất trình; xử lý nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo Mô hình thanh toán của Ngân hàng. Quản lý, lưu trữ hồ sơ  kinh doanh ngoại hối theo quy định. Báo cáo hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Đơn vị.

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức phân tích, đề xuất cấp tín dụng: Xác minh tình hình thực tế về năng lực của khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng. Nghiên cứu hồ sơ phương án vay vốn và đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng. Phân tích, đề xuất cấp tín dụng và các trường hợp cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng. Trình cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo quy định/quy trình Ngân hàng; thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho khách hàng. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Ban Lãnh đạo giải pháp nhằm tăng cường chất lượng cấp tín dụng; báo cáo và đánh giá chất lượng tín dụng toàn Chi nhánh và các giải pháp đề xuất cải tiến/hoàn thiện. Hướng dẫn, hỗ trợ các Đơn vị trực thuộc trong công tác cấp tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng cấp tín dụng toàn Đơn vị.

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện/vận hành/quản lý các hoạt động thuộc phòng Phụ trách nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch hành động, mục tiêu chất lượng – chính sách chất lượng của Sacombank trong từng thời kỳ. Triển khai thực hiện các quy định nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ do Phòng phụ trách theo dõi, cập nhật kịp thời các quy định nghiệp vụ nhằm triển khai hiệu quả và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, quy định Ngân hàng. Tham gia/phối hợp các Đơn vị nghiệp vụ thực hiện các phần hành công việc trong các quy trình có liên quan đến Phòng. Chịu trách nhiệm quản lý nghiệp vụ theo ngành dọc đối với các Đơn vị trực thuộc Chi nhánh; chủ động và tham mưu cho Ban Giám đốc và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách trong công tác quản lý các Đơn vị trực thuộc. Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, tài liệu phát sinh. Lập bảng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ trên.

+ Xử lý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi và các dịch vụ khác có liên quan đến giao dịch tài khoản. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay. Thực hiện các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả chuyển tiền phi mậu dịch. Thực hiện thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và các loại thẻ quốc tế. Thực hiện các tác nghiệp về thẻ Sacombank, liên quan đến vốn cổ phần. Thu chi tiền mặt phục vụ giao dịch khách hàng và giao dịch nội bộ theo quy định Ngân hàng. Lập chứng từ kế toán có liên quan đến các tác nghiệp mà Phòng đảm trách. Quản lý các loại sao kê tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng,… của khách hàng. Thực hiện xử lý giao dịch các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối theo quy định.

+ Nghiệp vụ ngân quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá trong nội bộ và với khách hàng đảm bảo tuân thủ theo quy định. Tạm ứng quỹ, thanh toán tạm ứng với các quỹ phụ và các Đơn vị trực thuộc theo quy định. Thực hiện công tác kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định. Thực hiện công tác kiểm tra tồn quỹ hằng ngày, định kỳ và đột xuất. Thực hiện việc giao nhận, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá. Thực hiện công tác lưu trữ, bảo quản, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, hồ sơ tài sản đảm bảo, ấn chỉ quan trọng, giấy tờ có giá trong kho, bảo quản khuôn dấu,… theo quy định Ngân hàng. Thực hiện mở và ghi chép sổ sách kho quỹ. Quản lý và thực hiện chế độ sử dụng, bảo quản bộ chìa khóa kho tiền, két sắt thuộc kho quỹ, các loại chìa khóa sử dụng trong các hoạt động liên quan dịch vụ và ngân quỹ theo quy định Ngân hàng. Tuân thủ chế độ ra vào kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt theo quy định, nội quy của Ngân hàng. Thực hiện công tác nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ.

XEM THÊM : Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngân Hàng

+ Quản lý công tác kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán chi phí điều hành, kế toán điều chuyển vốn, kế toán liên hàng theo mô hình của Ngân hàng. Quản lý điều hành thanh khoản toàn Chi nhánh. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kế toán, hoạt động ngân quỹ tại Chị nhánh và Phòng giao dịch. Quản lý và thực hiện kịp thời, chính xác các loại sổ sách kế toán theo quy định Ngân hàng, phát sinh tại Đơn vị và toàn Chi nhánh. Thực hiện công tác hậu kiểm, lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán, kho hồ sơ tài liệu theo quy định. Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính hằng tháng, năm của toàn Chi nhánh; theo dõi; tổng hợp các phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ của Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc; thực hiện báo cáo số liệu hằng tháng/quý/năm theo yêu cầu.

+ Quản lý công tác hành chính: Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Đơn vị. Thực hiện công tác vệ sinh, mỹ quan bên trong và ngoài Chi nhánh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, công cụ lao động, cơ sở hạ tầng, tổ chức kiểm kê tài sản tại Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc, tìm kiếm mặt bằng phục vụ công tác mở rộng mạng lưới. Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm, phối hợp với Phòng chức năng quản lý nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng. Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ phép, tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động,.. tại Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc. Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc đảm bảo tuân thủ theo quy định Ngân hàng. Bảo dưỡng trang thiết bị công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc.

+ Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện/vận hành/quản lý các hoạt động thuộc phòng Phụ trách nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch hành động, mục tiêu chất lượng – chính sách chất lượng của Sacombank trong từng thời kỳ. Triển khai thực hiện các quy định nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ do Phòng phụ trách theo dõi, cập nhật kịp thời các quy định nghiệp vụ nhằm triển khai hiệu quả và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, quy định Ngân hàng. Tham gia/phối hợp các Đơn vị nghiệp vụ thực hiện các phần hành công việc trong các quy trình có liên quan đến Phòng. Chịu trách nhiệm quản lý nghiệp vụ theo ngành dọc đối với các Đơn vị trực thuộc Chi nhánh; chủ động và tham mưu cho Ban Giám đốc và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách trong công tác quản lý các Đơn vị trực thuộc. Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, tài liệu phát sinh. Lập bảng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ trên.

+ Quản lý tín dụng: Thực hiện các thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định. Kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng và báo cáo kịp thời các vấn đề chưa đúng quy định [ nếu có ] cho Ban Lãnh đạo Chi nhánh trước khi thực hiện triển khai phán quyết. Hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng đảm bảo đúng quy định, lập thủ tục và thực hiện chức năng giải ngân theo Mô hình triển khai phán quyết tín dụng của Ngân hàng: Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo, Giấy nhận nợ; thiết lập chứng từ giải ngân theo quy định của Ngân hàng. Kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay, tình hình tài sản đảm bảo đối với khách hàng. Kiểm soát tính tuân thủ quá trình cấp phát tín dụng tại Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc; thực hiện công tác báo cáo tính tuân thủ và cảnh báo rủi ro tín dụng. Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,… theo chính sách tín dụng của Ngân hàng; đề xuất biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao tính an toàn. Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất về tình trạng nợ; danh mục cho vay và các báo cáo liên quan đến công tác quản lý nợ. Lập kế hoạch nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện. Lưu trữ, bảo quản bản chính Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng đảm bảo, Hợp đồng bảo lãnh, Giấy nhận nợ, Giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác đảm bảo tuân thủ theo quy định Ngân hàng. Tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu theo quy định Ngân hàng.

XEM THÊM : Phát Triển Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức quản lý rủi ro hoạt động: Thực hiện công tác kiểm tra tính tuân thủ trong thiết lập chứng từ kế toán, đề xuất các biên pháp xử lý trong các trường hợp sai sót/sai phạm của nhân viên. Kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động thanh toán, xử lý giao dịch tại Đơn vị và toàn Chi nhánh. Kiểm soát tính tuân thủ trong sử dụng, thanh toán chi phí điều hành, rủi ro thanh toán tại Đơn vị và toàn Chi nhánh. Kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động an toàn kho quỹ, công tác điều hành thanh khoản, quy trình thu chi nội bộ và với khách hàng tại Đơn vị và toàn Chi nhánh. Kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động nạp/thay tiền vào hệ thống ATM nhằm đảm bảo an toàn tài sản Ngân hàng. Kiểm soát tính tuân thủ trong công tác quản lý, giao nhận Thẻ/PIN, quản lý ấn chỉ ấn phẩm, quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo, các loại chìa khóa sử dụng trong kho quỹ/dịch vụ ngân quỹ ,… nhằm ngăn ngừa các sai phạm, rủi ro phát sinh. Triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro trong tác nghiệp của nhân viên theo quy định hiện hành của Ngân hàng. Cảnh báo các rủi ro trong hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn tài sản Ngân hàng [ an ninh, PCCC,…]; ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu Ngân hàng. Kiểm soát công tác quản lý và bảo mật USER đăng nhập vào hệ thống, kiểm tra giám sát việc thực hiện của cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro lạm dụng. Thực hiện chức năng kiểm soát và cảnh báo rủi ro hoạt động , rủi ro thanh toán, các rủi ro về đạo đức nghề nghiệp,… tại Chi nhánh và các Đơn vị trực thuộc. Báo cáo các vấn đề rủi ro, bất cập trong các hoạt động; đề xuất giải pháp kiểm soát, phòng ngừa.

+ Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý Chi Nhánh Ngân Hàng Sacombank tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện/vận hành/quản lý các hoạt động thuộc phòng Phụ trách nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch hành động, mục tiêu chất lượng – chính sách chất lượng của Sacombank trong từng thời kỳ. Triển khai thực hiện các quy định nghiệp vụ liên quan đến nghiệp vụ do Phòng phụ trách theo dõi, cập nhật kịp thời các quy định nghiệp vụ nhằm triển khai hiệu quả và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, quy định Ngân hàng. Tham gia/phối hợp các Đơn vị nghiệp vụ thực hiện các phần hành công việc trong các quy trình có liên quan đến Phòng. Chịu trách nhiệm quản lý nghiệp vụ theo ngành dọc đối với các Đơn vị trực thuộc Chi nhánh; chủ động và tham mưu cho Ban Giám đốc và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phụ trách trong công tác quản lý các Đơn vị trực thuộc. Tổ chức lưu trữ các hồ sơ, tài liệu phát sinh. Lập bảng phân công cho các nhân sự để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Bài viết trên đây là toàn bộ nguồn tài liệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng sacombank mà mình đã liệt kê ở đây cho các bạn, nếu như trong quá trình mình triển khai trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho các bạn thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập qua zalo : 0909.232.620 chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn đầy đủ nhất, nhanh nhất có thể nhé.

Video liên quan

Chủ Đề