School Certificate là gì

04/11/2019 | 2.753 lượt xem

Certificate programs- chương trình cấp chứng chỉ được thiết kế nhằm cung chấp kiến thức trong một phạm vi hoặc chủ đề hẹp cho học viên

Thế nào là chương trình chứng chỉ [Certificate programs]

 Certificate programs – chương trình cấp chứng chỉ được thiết kế nhằm cung chấp kiến thức trong một phạm vi hoặc chủ đề cho học viên. Các chương trình này được tổ chức đào tạo trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn ví dụ như sửa chữa ô tô, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, quản lý, kỹ thuật…

Chương trình chứng chỉ [Certificate programs] là chương trình cấp chứng chỉ công nhận đào tạo một lĩnh vực nào đó

 Academic certificate – Chứng chỉ học thuật là một loại chứng từ chứng nhận rằng một người đã hoàn thành hoặc đạt tiêu chuẩn của một chương trình [certificate program].

Chứng chỉ học thuật [Academic certificate]

 Các chương trình cấp chứng chỉ thường hướng đến các sinh viên đã tốt nghiệp THPT, đang tìm kiếm những khóa đào tạo ngắn hạn để có việc làm ngay. Đây là chương trình phi bằng cấp và thường có ba loại chính: chứng chỉ dưới đại học [Certificate Programs Without a College Education] chứng chỉ đại học [Undergraduate Certificate] và chứng chỉ sau đại học [Graduate Certificate]

I/ Các loại chứng chỉ

1/ Certificate Programs Without a College Education

 Chương trình dành cho những học viên có trình độ sơ cấp muốn học nghề như thợ điện nước, máy lạnh, bất động sản, hộ lý… Hơn một nửa các chương trình này chỉ có thời gian học chưa đến 1 năm để lấy được chứng chỉ. Có thể hiểu một cách đơn giản những chương trình này tương đương với chương trình trung cấp của Việt Nam.

 Yêu cầu đầu vào đối với các chương trình này rất lỏng lẻo, chỉ cần có bằng tốt nghiệp sơ cấp đều được nhận. Một số chương trình sẽ yêu cầu học bổ trợ những môn học như tiếng Anh, toán sơ cấp, công nghệ… tuy nhiên đều ở mức độ đơn giản.

2/ Undergraduate certificate- chứng chỉ đại học

2.1/ Chứng chỉ đại học là gì?

 Các chương trình chứng chỉ đại học hầu hết có thời lượng đào tạo trong vòng 1 năm cho khóa học toàn thời gian, thường được cung cấp tại các trường cao đẳng cộng đồng và cả trường đại học. Chương trình này cho phép học viên tham gia vào một nhóm các môn học có liên quan đến ngành đã chọn.

 Điểm khác nhau cơ bản đối với chương trình degree chính là giảm thiểu tối đa số lượng môn học. Với một chương trình degree, học sinh sẽ được đào tạo nhiều môn học liên quan đến nhiều ngành khác nhau để có một tư duy tổng quát, chứ không chỉ tập trung vào mỗi chuyên môn. Ví dụ như ngành quản trị kinh doanh, sinh viên sẽ phải tham gia các lớp học về tài chính, về kinh tế nói chung hay thậm chí cả những môn tương đối không liên quan như luật, chính sách thương mại… Trong khi, chứng chỉ về quản trị kinh doanh thì chỉ đào tạo duy nhất các chuyên môn liên quan trực tiếp như quản trị nhân lực hay chiến lược kinh doanh.

 Nhiều sinh viên chọn cách học song song chương trình cấp chứng chỉ và chương trình cấp bằng. Vừa có bằng đại học, vừa có chứng chỉ trong một lĩnh vực cụ thể rất có lợi cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm

2.2/ Yêu cầu: Chương trình chứng chỉ là một lựa chọn tốt cho những học viên mong muốn trở lên thành thạo trong một lĩnh vực cụ thể mà không mất quá nhiều thời gian. Mặc dù yêu cầu đầu vào của các trường là khác nhau nhưng hầu hết các học sinh đã tốt nghiệp THPT đều đủ tiêu chuẩn để nhập học. Một số trường sẽ có những yêu cầu bổ sung như tham gia bài test đầu vào, yêu cầu về tiếng anh…

3/ Postgraduate certificate- chứng chỉ tốt nghiệp

 Chứng chỉ tốt nghiệp là những chương trình cung cấp các môn học chuyên ngành mang tính học thuật. Tuy không thể sánh với với bằng cấp sau đại học nhưng chứng chỉ này cũng chứng minh được một điều rằng sinh viên đã làm chủ được kỹ năng trong một lĩnh vực xác định.

* Yêu cầu nhập học: Graduate certificate yêu cầu sinh viên phải có bằng cử nhân trước khi ghi danh và chương trình. Hầu hết các trường đều cho phép được học song song giữa một chương trình chứng chỉ và một khóa thạc sĩ/ tiến sĩ cùng một lúc. Khi đó các chứng chỉ chung giữa 2 loại chương trình có thể được chuyển đổi cho nhau.

* Các khóa học: Chương trình chứng chỉ cao học là cá biệt theo từng trường nhưng được cung cấp chủ yếu trong các lĩnh vực: điều dưỡng, truyền thông, công tác xã hội và kinh doanh. Các sinh viên theo học chứng chỉ tốt nghiệp thường vì lý do tu nghiệp là chính. Ví dụ như, một kỹ sư có thể ghi danh vào một chương trình chứng chỉ về kỹ thuật y sinh để nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ mới. Tương tự một nhà hóa học có thể nghiên cứu chương trình chứng chỉ về nông nghiệp bền vững để phát triển loại thuốc trừ sâu mới thân thiện với môi trường.

* Cơ hội mở rộng nghề nghiệp: về mặt chuyên môn, các chứng chỉ cao học có thể cung cấp kiến thức cho nhiều nghề nghiệp. Về mặt thời gian rút ngắn hơn so với chương trình thạc sĩ và tiến sĩ, do đó tiết kiệm chi phí cũng như có nhiều thời gian hơn để theo đuổi sự nghiệp. Nhất là đối với những ai không có định hướng nghiên cứu, nên ghi danh vào chương trình chứng chỉ. Ví dụ như một doanh nhân có thể học các chương trình chứng chỉ về thương mại điện tử, quản lý nhân sự, M&A… thay vì một khóa MBA kéo dài đến 2 năm với nhiều yêu cầu gắt gao về trình độ học thuật.

Rất nhiều du học sinh thắc mắc về sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận. Vì khi hiểu rõ sự khác biệt cơ bản giữa hai loại giấy tờ này, các bạn sẽ dễ dàng hơn trong lựa chọn khóa đào tạo phù hợp với khả năng tài chính và mong muốn nghề nghiệp.

Trong bài viết dưới đây, Việt Đỉnh sẽ chỉ ra 3 cách giúp du học sinh so sánh chứng chỉ và chứng nhận. Đây là thông tin cơ bản bạn có thể ứng dụng để phân biệt các thuật ngữ chỉ văn bằng được cấp tại Việt Nam và quốc gia sắp theo học.

Chứng chỉ là gì?

Muốn nhận diện rõ sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận, bạn cần nắm được khái niệm chứng chỉ là gì?

Theo đó, chứng chỉ [Diploma] là một văn bằng chính thức được Cơ Quan Giáo Dục có thẩm quyền cấp cho người đã hoàn thành một chương trình đào tạo về chuyên môn trong một ngành.

Khi sở hữu chứng chỉ tức là cá nhân đó đã được công nhận về một trình độ học vấn nhất định, sau khi đạt được điểm số tiêu chuẩn hoặc thỏa mãn các yêu cầu trong khóa đào tạo.

Trung bình, để đạt được chứng chỉ của một khóa học, người tham gia cần dành thời gian theo đuổi tính bằng đơn vị năm. Nhưng nếu so với thời gian học để lấy bằng cấp thì chứng chỉ sẽ có thời gian đào tạo ngắn hơn, giá trị pháp lý của chứng chỉ cũng hạn chế hơn bằng cấp.

Chứng chỉ được cấp khi bạn hoàn thành một chương trình đào tạo trong một chuyên ngành trong hệ thống giáo dục

Chứng nhận là gì?

Để làm phép so sánh chứng chỉ và chứng nhận chuẩn xác, du học sinh cũng cần phải hiểu rõ khái niệm chứng nhận. Vậy chứng nhận là gì?

Theo tìm hiểu, được biết chứng nhận [Certificate] là văn bằng công nhận một cá nhân đã hoàn thành khóa học về một kỹ năng chuyên biệt.

Tuy nhiên, sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận không chỉ nằm gói gọn trong một khóa học nhất định. Bởi chứng nhận còn là giấy tờ được cấp trên phạm vi bao hàm rộng hơn, không nhất thiết chỉ liên quan đến giáo dục.

Cụ thể, chứng nhận có thể được một tổ chức thứ 3 cấp cho người tham gia trên nhiều lĩnh vực và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Giấy chứng nhận khai sinh.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi.
  • Giấy chứng nhận cách ly…

Ngoài ra, chứng nhận trong lĩnh vực giáo dục không chỉ đơn thuần là hoàn thành một chương trình đào tạo kỹ năng nào đó, mà còn là một hình thức “tưởng thưởng” vì học sinh/sinh viên đã đoạt được giải trong một cuộc thi…

Bạn có thể liên hệ với các công ty tư vấn du học uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Giấy chứng nhận sẽ đa dạng nhiều lĩnh vực hơn

Xem thêm:

Điểm khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận

Qua phân tích chi tiết khái niệm chứng chỉ là gì & chứng nhận là gì, có lẽ bản thân mỗi bạn đọc đã nhận ra phần nào sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận.

Song để dễ hiểu hơn, Việt Đỉnh sẽ tóm tắt nhanh 3 điểm khác biệt rõ ràng nhất dưới đây:

Khác biệt về thời gian đào tạo

  • Chứng chỉ: Thời gian hoàn tất khóa học thường kéo dài vài năm.
  • Chứng nhận: Thời gian tham gia chỉ kéo dài vài tháng.

Khác biệt về giá trị pháp lý

  • Chứng chỉ: Giá trị văn bằng cao hơn chứng nhận và thấp hơn bằng cấp.
  • Chứng nhận: Giá trị văn bằng thấp hơn chứng chỉ, bằng cấp.

Khác biệt về phạm vi lĩnh vực

  • Chứng chỉ: Liên quan đến lĩnh vực giáo dục [các khóa học chuyên môn như: tiếng Anh, tin học, sư phạm…] nên thường chỉ trao cho học sinh/sinh viên.
  • Chứng nhận: Có thể liên quan đến giáo dục nhưng không bắt buộc. Lĩnh vực bao hàm rộng hơn cho các thủ tục, giấy tờ hành chính khác… Vì thế, chứng nhận sẽ được trao cho bất kỳ cá nhân nào thỏa mãn các yêu cầu quy định của tổ chức chứng nhận.

Tóm lại, giấy chứng chỉ sẽ chỉ dành cho giáo dục, còn chứng nhận thì đa dạng ngành nghề

=> Tùy theo mong muốn việc làm & điều kiện kinh tế, mỗi du học sinh có thể cân nhắc theo đuổi các khóa học cấp chứng chỉ/chứng nhận phù hợp.

Đặc biệt với các bạn du học tự túc, việc phân biệt sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận vô cùng quan trọng. Bởi ngân sách theo đuổi chứng nhận thường sẽ “mềm” hơn chứng chỉ, thời gian đào tạo cũng rút ngắn nên các bạn có thể gia nhập vào thị trường lao động sớm hơn dự kiến.

Trên đây, Việt Đỉnh vừa chia sẻ 3 tiêu chuẩn so sánh chứng chỉ và chứng nhận chi tiết đến du học sinh. Nếu bạn vẫn đang phân vân giữa 2 loại văn bằng này và chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 090 546 2146 để được tư vấn – hỗ trợ trực tiếp. 

Video liên quan

Chủ Đề