Sau sinh bao lâu được ăn bánh tráng trộn

599.938 thành viên

Cộng đồng mẹ sữa Bibabo khuyến khích, hỗ trợ các mẹ hoàn thành việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 06 tháng đầu. Bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì, từ chuyện làm sao để sữa về sau sinh, ăn gì để lợi sữa, kích sữa - hút sữa thế nào cho đúng; rồi chuyện xử lý với vết nứt đầu ti, vấn đề uống thuốc khi cho con bú,... đừng ngần ngại đặt câu hỏi ngay để cộng đồng cùng thảo luận và đưa ra lời khuyên nhé. Những kinh nghiệm hữu ích bạn tích cóp được đều rất có giá trị, hãy chia sẻ cho các thành viên khác nữa nhé!

Nịt bụng sau sinh để giảm eo là phương pháp dần nhận được sự ưa chuộng của phụ nữ với mong muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng và đánh bay lượng mỡ thừa đáng ghét.

Áo corset [loại áo giúp người mặc có thể định hình vóc dáng cơ thể] và những chiếc nịt eo đang là mốt của những phụ nữ thời nay.

Thế nhưng, việc sử dụng những loại quần áo này có thực sự giúp chị em lấy lại vóc dáng trước khi sinh không? Những chia sẻ dưới đây của  có thể sẽ hữu ích cho bạn.

Nịt bụng sau sinh để giảm eo

Nịt eo là hành động quấn chặt phần thân giữa, từ xương sườn đến hông dưới với một chiếc áo corset hoặc đai nịt bụng để giúp vòng eo trở nên thon gọn hơn.

Nhiều người cho rằng việc quấn chặt này sẽ làm tăng nhiệt độ khiến mồ hôi tiết ra nhiều, nên giúp loại bỏ chất béo.

Quá trình này khiến vòng eo thay đổi và giảm mỡ.

Với mong muốn lấy lại vóc dáng như trước kia, các bà mẹ đã không ngần ngại thử.

Chị Ngọc Lan, một bà mẹ sống ở TP.

HCM, đã trải nghiệm phương pháp nịt bụng sau sinh để giảm eo này.

Chị chia sẻ: “Ban đầu, tôi cũng lưỡng lự vì sợ rằng tôi không thể thở được, vướng víu, không thể làm gì được.

Thế nhưng, do nhận được nhiều lời khuyên nên tôi đã thử”.

Ban đầu, chị Lan chỉ mặc vào những giờ ít hoạt động nhưng sau vài tuần, chị đã mặc nó cả ngày.

Tuy nhiên, một số thương hiệu nịt eo khuyên bạn nên mặc từ 8 đến 10 giờ mỗi ngày.

Sau 8 tuần kiên trì, chị rất hài lòng với kết quả đạt được.

Nịt bụng sau sinh có thực sự hiệu quả?

Trong thời gian mang thai, chất lỏng và hormone trong cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều.

Sau khi sinh, lượng nước này vẫn còn ở lại cơ thể.

Do đó, điều này có thể khiến bạn bị sốc khi cơ thể trở nên béo phì và cảm thấy không thoải mái.

Đối với nhiều người, điều này còn khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn so với khi mang thai.

Phải mất khoảng 4 tuần, lượng chất lỏng dư thừa mới biến mất.

Ngoài ra, thời gian để tử cung co lại cũng phải mất 6 tuần.

Vì vậy, chất lỏng và cơ bụng của bạn sẽ tự động co lại dù bạn có dùng nịt bụng sau sinh hay không.

Dù chị em gửi gắm hy vọng rất cao vào các sản phẩm cho vùng bụng, tuy nhiên, trên thực tế vẫn không có nghiên cứu nào chứng minh rằng áo corset giúp giảm mỡ vùng bụng.

Bạn hãy hình dung vùng bụng của bạn như một quả bóng nhỏ.

Khi bạn buộc chặt một sợi dây xung quanh, điều gì sẽ xảy ra? Không khí sẽ di chuyển đến vị trí khác của quả bóng.

Tương tự như vậy với chiếc nịt eo, chất lỏng, thậm chí cả các cơ quan và mô mềm sẽ di chuyển đến vị trí khác chứ không có gì thay đổi cả.

[health-tool template=”ovulation”]  

Có nên thử nịt eo?

Nếu chỉ muốn có cảm giác thon gọn tạm thời như bạn muốn mặc một chiếc đầm đẹp để đi dự tiệc, bạn có thể thử.

Tuy nhiên, sau khi sinh, bạn chọn một chiếc quần bó sẽ tốt hơn vì chúng giúp hỗ trợ vùng xương chậu, hông, đùi tốt hơn.

Bạn thích mặc áo corset, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài.

Nếu muốn lấy lại vóc dáng thì bạn nên điều chỉnh chế độ ăn và lên kế hoạch để tập thể dục.

Nịt eo chỉ là món đồ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và làm cho quần áo trở nên vừa vặn hơn chứ không phải dùng để giảm cân.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Chị em biết gì về nịt bụng sau sinh để giảm eo?

Việc kinh nguyệt sau sinh mổ xuất hiện trở lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như bạn có đang cho con bú hoặc tâm lý thoải mái hay không.

Khi mang thai, bạn sẽ tạm thời được giải thoát khỏi cảm giác khó chịu do chu kỳ kinh nguyệt mang lại.

Tuy nhiên, kỳ kinh sẽ trở lại sau khi em bé chào đời được một thời gian nhất định.

Bài viết sau, sẽ đem đến những thông tin thú vị các chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ mà bạn không thể bỏ qua.

Sau sinh mổ bao lâu có kinh lại?

Sau sinh mổ bao lâu có kinh lại? Những ngày đèn đỏ thường sẽ quay trở lại khoảng sáu đến tám tuần sau khi bạn sinh con trong trường hợp bạn không cho con bú.

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì thời gian để chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện trở lại có thể dài hơn hoặc trì hoãn đến khi bé ngừng bú mẹ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần quyết định ngày “dâu” của bạn gồm:

  • Thay đổi nồng độ nội tiết tố
  • Vấn đề sức khỏe của bạn trước khi mang thai
  • Kinh nguyệt không đều trước khi mang thai

Các chuyên gia cũng đưa ra các lý do khác ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh mổ, chẳng hạn như:

  • Kiệt sức
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Căng thẳng sau sinh
  • Hoạt động thể chất không thường xuyên.

Đặc điểm của kinh nguyệt sau sinh mổ

Khi chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ xuất hiện, cơ thể bạn sẽ phải thích nghi với điều này một lần nữa.

Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy một vài tình trạng khó chịu, chẳng hạn như:

  • Đau nhiều hơn
  • Dịch đặc, có máu đông
  • Thời gian chu kỳ không đều
  • Màu của dịch kinh nguyệt đôi lúc sẽ có màu đen, đỏ đậm
  • Kinh nguyệt ra không đều, có lúc rất nhiều nhưng vẫn có những ngày rất ít.

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh mổ cũng dễ rơi vào tình trạng chảy huyết kinh nhiều và nặng, đặc hơn do lượng niêm mạc cần phải được đào thải tăng lên.

Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm nhẹ dần theo thời gian.

Trong một số ít trường hợp, các biến chứng như vấn đề về tuyến giáp hoặc lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu kinh nguyệt nặng sau khi sinh con.

Phân biệt giữa chu kỳ kinh nguyệt và sản dịch sau sinh

Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, phụ nữ sẽ bắt đầu đào thải hỗn hợp máu, chất nhầy và mô tử cung ra ngoài.

Hiện tượng thải dịch âm đạo này có thể kéo dài trong vài tuần sau khi sinh.

Tuy nhiên, dịch âm đạo sau sinh thường có màu nhạt hơn kinh nguyệt hoặc thậm chí mang màu trắng kem, hồng hoặc nâu.

Đôi lúc bạn sẽ ngửi được mùi ngọt phát ra từ dịch.

Việc hoạt động thể chất cũng làm tăng tiết dịch nhầy sau sinh.

Vì sao phụ nữ sinh mổ thường có chu kỳ khá trễ?

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể đến chậm nếu bạn đang cho con bú vì các hormone do cơ thể sản xuất.

Prolactin, bên cạnh việc đóng vai trò như một nội tiết tố thiết yếu cho quá trình sản xuất sữa mẹ còn có thể ức chế các hormone sinh sản.

Do đó, bạn không thể rụng trứng hoặc sản xuất trứng để thụ tinh cũng như nhận thấy việc chu kỳ hằng tháng không xuất hiện cho đến khi trẻ dừng bú mẹ hoàn toàn.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ đi kèm với những biểu hiện bất thường sau đây, bạn hãy đến bệnh viện để được khám và cải thiện tình trạng kịp thời:

  • Khó tiểu
  • Dịch có mùi hôi
  • Đau khi đi tiểu
  • Thay băng vệ sinh mỗi 2 giờ do ra quá nhiều dịch
  • Đau bụng, sốt và nhức đầu dữ dội
  • Huyết khối nhiều và đặc hơn bình thường.

Mối liên hệ giữa kinh nguyệt và thắt ống dẫn trứng

Biện pháp thắt ống dẫn trứng để tránh mang thai trong tương lai sau khi sinh mổ không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Kỳ hành kinh của bạn có thể khó chịu đôi chút cũng như khá thất thường trong một vài tháng nhưng bạn không cần phải lo lắng.

Có thể mang thai ngay sau khi sinh mổ không?

Một điểm lưu ý khác cần nhớ là ngay cả khi bạn không có kinh nguyệt đều đặn trong thời gian cho con bú, bạn vẫn có thể rụng trứng và mang thai.

Trường hợp này thường rơi vào các bà mẹ có em bé lớn hơn 6 tháng tuổi, khi con bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm và mẹ không còn cho con bú thường xuyên nữa.

Bên cạnh đó, nếu cho trẻ sơ sinh kết hợp bú sữa mẹ và sữa công thức, mức độ nội tiết tố mà người mẹ tiết ra sẽ không đủ để ức chế quá trình rụng trứng.

Vì vậy, nếu bạn không có ý định mang thai ngay sau khi vừa có em bé, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những biện pháp tránh thai đáng tin cậy.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Kinh nguyệt sau sinh mổ bị rối loạn có sao không? Khi nào cần đi khám?

Cách nấu cơm gạo lứt không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo những bí quyết được chia sẻ trong bài viết sau là đã có bát cơm gạo lứt dẻo, thơm, mềm đúng chuẩn. 

Gạo lứt được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và là một phương pháp giảm cân tự nhiên, an toàn.

Việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường… Mẹ hãy học ngay cách nấu cơm gạo lứt dẻo ngon không khác gì gạo trắng trong bài viết này của nhé!

Cách ăn gạo lứt giúp mẹ giảm cân sau sinh

Để công cuộc giảm cân sau sinh an toàn và không bị tăng cân lại, mẹ cần phải ăn theo chế độ eat clean và tuân thủ về lượng calories nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Điều này giúp mẹ kiểm soát chất lượng bữa ăn và lượng thực phẩm tiêu thụ trong một ngày, đẩy nhanh quá trình giảm cân sau sinh và lấy lại vóc dáng thời son rỗi của mình.

Trung bình 1 ngày, phụ nữ từ 19 – 51 tuổi cần được cung cấp từ 1800 – 2000 calo/ngày.

Đối với mẹ sau sinh cho con bú thì cần phải nạp khoảng 2300 – 2500 calo/ngày.

Vì vậy, để giảm cân thì mức calo nên duy trì từ 1500 – 2200 calo/ngày là mức lý tưởng.

Mẹ không nên quá khắt khe với bản thân và giảm lượng tiêu thụ calo trong một ngày quá sức vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của mẹ, khiến cho mẹ dễ tăng cân lại sau khi giảm cân.

Việc tiêu thụ cơm gạo lứt giúp cung cấp đủ lượng calo và nâng cao chất lượng sữa cho mẹ.

Mẹ sau sinh muốn lấy lại vóc dáng nhanh chóng hãy thay thế gạo trắng bằng gạo lứt và kết hợp cùng với những loại thực phẩm eat clean trong bữa ăn của mình.

Tuy nhiên, để việc ăn uống giảm cân phát huy được hết công dụng thì mẹ cần phải biết cách nấu cơm gạo lứt để tiêu hóa tốt hơn nhé!

Mách mẹ 2 cách nấu cơm gạo lứt giảm cân cho mẹ sau sinh

1.

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện là phương pháp dễ dàng, nhanh chóng.

Mẹ không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để có được bát cơm nứt dẻo thơm, mềm ngon.

Để có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện, mẹ hãy thực hiện theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Vo sạch gạo lứt và ngâm gạo bằng nước ấm tối thiểu 45 phút.

    Việc này giúp hạt cơm sau khi nấu được mềm và dẻo hơn.

  • Bước 2: Cho nước và gạo theo tỷ lệ 2:1 vào nồi cơm điện, đậy nắp và bấm nút nấu.

    Cơm chín thì nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ hâm.

    Mẹ chú ý lượng nước được đong theo tỷ lệ gạo trước khi ngâm.

    Nếu nồi cơm điện của bạn có chế độ Mixed rice, hãy dùng chế độ này để nấu cơm gạo lứt, đảm bảo cơm nấu xong sẽ dẻo, mềm rất dễ ăn.

  • Bước 3: Sau khi cơm chín, mẹ hãy ủ cơm trong nồi thêm khoảng 10  đến 15 phút cho cơm mềm và nở đều hơn.
  • Bước 4: Xới tơi cơm và dùng bữa.

2.

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường sẽ cần một ít thủ thuật, mẹ hãy học ngay cách nấu theo những bước sau đây:

  • Bước 1: Tương tự như cách nấu bằng nồi cơm điện, mẹ hãy vo sạch gạo và ngâm với nước ấm tối thiểu 45 phút.
  • Bước 2: Dùng nồi có nắp đậy kín.

    Cho gạo đã ngâm và nước vào nồi với tỷ lệ nước 2:1, đun sôi bằng lửa lớn vừa tương tự.

  • Bước 3: Khi cơm sôi, mở nắp và nhanh tay xới cơm đều để tránh tình trạng thoát hơi nóng khỏi nồi.

    Sau đó đậy kín nắp, giảm lửa nhỏ lại và tiếp tục nấu cho đến khi nước cạn vừa tới.

  • Bước 4: Để lửa nhỏ khoảng 3  đến 5 phút khi nước cạn vừa tới.

    Sau 3 – 5 phút, tắt lửa và ủ trong cơm trong nồi trên bếp khoảng 10 phút.

  • Bước 5: Xới tơi cơm và dùng bữa.

[health-tool template=”ovulation”]  

Gợi ý mẹ món eat clean với cơm gạo lứt vừa giảm cân lại vừa lợi sữa

Cơm gạo lứt và cá thu sốt cà

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá thu tươi: 300g
  • Cà chua: 3 trái
  • Tỏi: 2 tép
  • Hành tím: 2 củ nhỏ
  • Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu, dầu ăn…

Thực hiện:

  • Bước 1: Ướp cá với lượng muối vừa đủ tối thiểu 30 phút và rán cho cá vàng, cho cá ra đĩa.
  • Bước 2: Rửa sạch cà chua, thái kiểu múi cau.
  • Bước 3: Tỏi và hành tím băm nhuyễn, phi tỏi và hành tím cùng với một ít dầu ăn cho đến khi dậy mùi.

    Cho cà chua đã sơ chế vào, xào qua và vặn lửa vừa.

  • Bước 4: Khi cà chua mềm và trở thành dạng sốt, nêm nếm với gia vị cho vừa ăn
  • Bước 5: Cho cá thu vào và rưới sốt lên, để lửa nhỏ và nấu khoảng 3 – 5 phút cho cá thấm vị.

    Sau đó tắt bếp và thưởng thức món ngon này với cơm gạo lứt.

Cơm gạo lứt và thịt heo xào gừng

Nguyên liệu:

  • Thịt heo nạc: 200g
  • Gừng: 2 củ vừa
  • Gia vị: Muối, hạt nêm

Thực hiện:

  • Bước 1: Thịt heo làm sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Gừng cạo sạch vỏ, thái sợi vừa ăn.
  • Bước 3: Áp chảo gừng đã cắt sợi khoảng 2 – 3 phút với lửa nhỏ vừa.

    Sau 2 – 3 phút, cho dầu ăn vào và đảo sơ gừng, nêm ít muối.

  • Bước 4: Cho thịt heo vào xào đến khi chín, nêm nếm lại cho vừa ăn.

    Dùng món thịt heo xào gừng với cơm gạo lứt.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : Cách nấu cơm gạo lứt: Bí quyết giảm cân cho mẹ sau sinh

Phụ nữ phải trải qua những phút giây khó khăn, vô cùng đau đớn khi đứa con chào đời.

Do đó, bạn hãy giúp vợ chăm con sau sinh để cô ấy nhanh phục hồi.

Nếu là người yêu thương vợ con, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc vợ con sau khi vượt cạn thành công.

Có thể bạn chưa biết chăm sóc vợ con sẽ làm những gì, vậy hãy tham khảo 9 cách sau đây của nhé.

1.

Thay tã cho con

Thay tã là một việc cơ bản trong quá trình chăm con dù phải thực hiện một vài lần bạn mới làm thành thạo.

Nếu thường xuyên thay tã, bạn sẽ dần trở nên quen thuộc với công việc này.

Trẻ sơ sinh thường tè dầm rất nhiều lần trong ngày nên bạn sẽ có nhiều cơ hội để thực hành việc thay tã cho con.

Thay vì hy vọng người nào đó có thể giúp mình thay tã, bạn hãy tập làm quen với công việc này.

2.

Hỗ trợ cho con bú

Sau khi sinh, cơ thể của vợ còn yếu và cần thời gian để phục hồi sức khỏe.

Do đó, hãy tạo điều kiện để cho vợ nghỉ ngơi nhiều hơn.

Tuy không thể cho con bú nhưng bạn có thể bế con đến gần vợ mỗi khi bé đói và dỗ bé ngủ.

Sau khi vợ cho con bú, bạn sẽ giúp con ợ hơi, tránh tình trạng nôn trớ, làm mất công và lượng sữa mẹ.

Bạn càng giúp vợ trong việc trông con, cô ấy sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn.

3.

Cho con ngủ

Bên cạnh việc thay tã, bú mẹ, giấc ngủ cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ nên quan tâm.

Tuy nhiên, dựa vào chu kỳ giấc ngủ và sự phát triển của não, có những ngày trẻ không ngủ trong vòng nhiều giờ.

Để giúp con dễ ngủ, bạn có thể mua một cái địu và đặt con vào đó.

Dụng cụ này có thể giúp bạn bế con khi đi một quãng đường dài.

4.

Là chỗ dựa tinh thần cho vợ

Sau sinh, người vợ thường cần một chỗ dựa và sự quan tâm chăm sóc từ chồng.

Cơ thể của vợ sẽ có những thay đổi trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó, cô ấy còn phải đối mặt với nhiều áp lực từ việc chăm sóc con và bản thân.

Do đó, lời khuyên từ người thân hay bạn bè đều rất hữu ích.

Nếu cô ấy cảm thấy thất vọng về một việc nào đó hay ai đó, bạn hãy luôn bên cạnh và ủng hộ cô ấy.

Có thể cô ấy không cần bạn giải quyết vấn đề mà chỉ cần bạn lắng nghe là đủ.

5.

Tắm cho con

Trong những ngày đầu mới chào đời, bạn hãy tắm cho con.

Lần đầu tiên tắm con, bạn có thể cảm thấy lúng túng.

Lúc này, các thành viên trong gia đình có thể giúp bạn.

Hãy làm điều này mỗi ngày.

Tuy nhiên, khi trời lạnh hay quá bận rộn, bạn hãy lau sơ người bé bằng khăn ướt đã giặt sạch vì trẻ sơ sinh chưa hoạt động nhiều nên ít bẩn hơn.

6.

Chuẩn bị bữa ăn

Việc chuẩn bị bữa ăn được xem là việc quan trọng.

Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo năng lượng và giúp vợ bạn phục hồi cơ thể nhanh hơn.

Những món ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa mẹ.

Do đó, để đảm bảo vợ luôn đủ sữa, bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng, sách báo… để bạn có thể nấu những món ăn ngon và lợi sữa cho vợ.

Nếu không biết nấu, bạn có thể nhờ người thân hoặc người giúp việc giúp đỡ trong việc nấu các món ăn bổ dưỡng.

7.

Làm việc nhà

Giữ nhà cửa sạch sẽ cũng rất cần thiết khi bạn có con nhỏ.

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, có thể dễ dàng bị bệnh, nhất là trong môi trường không vệ sinh.

Vì vậy, bạn nên tự dọn dẹp vệ sinh nhà cửa hoặc thuê người dọn dẹp theo giờ.

8.

Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cho con

Bạn ngạc nhiên khi thấy con yêu cần rất nhiều dụng cụ hỗ trợ với những công dụng riêng.

Bạn cũng nên làm một cái nôi, cũi để con có thể ngủ thoải mái trên đó.

Một điều quan trọng là bạn nên rửa sạch bình sữa, núm vú và dụng cụ bơm sữa sau mỗi lần sử dụng.

Còn trước khi sử dụng, bạn khử trùng các dụng cụ này bằng nước sôi hay dùng máy tiệt trùng bình sữa.

9.

Bắt đầu thói quen

Những thói quen ngủ, ăn uống và đi tiêu của bé có thể làm cuộc sống của bạn rối tung lên.

Khi đi làm về, bạn có thể chỉ có cảm giác muốn chăm sóc con và không muốn làm điều gì khác.

Khi con lớn hơn, bạn có thể vẫn giữ nếp sinh hoạt tốt cho con.

Bắt đầu bằng những công việc đơn giản như cho con ngủ trưa, đi tắm đúng giờ, hỗ trợ cho con bú, thay tã… Vào ngày cuối tuần, bạn hãy lên kế hoạch cho con đi chơi như dạo công viên hay đến thăm nhà ông bà.

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : 9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh

Sau khi sinh con đầu lòng, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu lên kế hoạch cho việc sinh bé thứ hai và băn khoăn sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai lại.

Dù việc có thêm một bé yêu nữa rất hạnh phúc, nhưng bạn vẫn nên cân nhắc thời gian thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Theo các chuyên gia, không có thời điểm chuẩn mực sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai cho mọi phụ nữ.

Về khía cạnh sức khỏe, thời điểm sau sinh bao lâu thì có thể có thai của mỗi phụ nữ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, lần sinh trước đó là sinh thường hay sinh mổ, tuổi tác… Bài viết dưới đây của sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?” cho riêng mình.

Bạn nên chờ sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?

Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo các bà mẹ nên chờ ít nhất 12 tháng mới có thai em bé tiếp theo.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo mang thai sau sinh 24 tháng được coi là lựa chọn an toàn nhất.

Những phụ nữ bị sảy thai, băng huyết hoặc sinh mổ nên chờ lâu hơn để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi mang thai.

Bạn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về kế hoạch mang thai của mình để các bác sĩ tư vấn cho bạn sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai dựa trên tình trạng sức khỏe và ca sinh nở của bạn.

Bạn cũng cần xem xét về các vấn đề thực tế như mang thai có thể ảnh hưởng tới việc cho con bú, mang thai quá sớm sau sinh có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của mẹ và bé…  

Bên cạnh việc sau sinh bao lâu thì có thể có thai lại, việc quan hệ trở lại sau sinh cũng là thắc mắc của nhiều người.

Bạn có thể tham khảo những khoảng thời gian sau:

Trường hợp sinh thường: Người mẹ cần thời gian để phục hồi sức khỏe, lành vết khâu tầng sinh môn và tử cung trở về kích thước ban đầu.

Nếu phục hồi tốt mà không xảy ra biến chứng, phụ nữ sau sinh có thể quan hệ vợ chồng trở lại sau ít nhất 6 tuần.

Trường hợp sinh mổ: Người mẹ trải qua sinh mổ cần nhiều thời gian để vết mổ lành hẳn, do đó sẽ mất nhiều thời gian hơn 6 tuần.

Khi tái khám để kiểm tra phục hồi sau mổ [thường là sau 6 tuần], bạn nên trao đổi với bác sĩ và nhận lời khuyên về thời điểm quan hệ vợ chồng trở lại phù hợp.

Vì sao bạn không nên có thai quá sớm sau sinh?

Dù bạn sinh thường hay sinh mổ, có thai quá sớm sau sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng và bé mới sinh.

Có thai quá sớm dưới 12 tháng sau sinh có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:

Sảy thai và thai phát triển chậm: Sau sinh [kể cả sinh thường lẫn sinh mổ] thì tử cung, hệ thống nội tiết và các cơ quan trong cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi.

Hơn nữa, bạn còn phải dành nhiều thời gian để chăm sóc bé mới sinh khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức.

Tình trạng này dẫn tới nguy cơ bị sảy thai, thai phát triển chậm hay nhẹ cân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Dễ gặp các biến chứng thai kỳ: Mang thai quá sớm sau sinh làm tăng nguy cơ sinh non, bong nhau, nhau tiền đạo và các biến chứng khác.

Đối với mẹ sinh mổ, mang thai quá sớm trước 18 tháng sau sinh có thể gây nguy cơ rách vết mổ, vỡ tử cung… rất nguy hiểm.

Ảnh hưởng tới em bé mới sinh: Vừa mang thai vừa chăm em bé sơ sinh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng sữa của mẹ.

Do đó, mẹ khó có thể chăm sóc tốt em bé mới sinh khi đang mang thai em bé tiếp theo trong bụng.

Ảnh hưởng tâm lý: Bạn và gia đình sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi và gặp nhiều rắc rối về việc thu xếp chăm sóc con, chăm sóc thai kỳ và vấn đề tài chính.

Những rắc rối do không cân nhắc sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai sẽ ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý của bạn.

Vì vậy nếu bạn muốn có thai sau sinh, bạn và gia đình cần lên kế hoạch thật tốt và chuẩn bị về sức khỏe thể chất cũng như tinh thần cho cả nhà.

Bạn hãy xem xét các yếu tố trên để biết sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai bé tiếp theo.

Cho con bú ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau sinh?

Một số quan điểm chưa đúng về khả năng mang thai sau sinh như khi đang cho con bú sẽ không thể có thai vẫn còn tồn tại.

Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng sau sinh 6 tuần là phụ nữ đã có thể mang thai trở lại nếu quá trình rụng trứng xảy ra.

Thời điểm rụng trứng trở lại sau sinh tùy thuộc vào từng phụ nữ, điều đó có nghĩa là một số phụ nữ có khả năng có thai sau sinh là rất cao.

Về mặt lý thuyết, cho con bú có tác dụng ức chế khả năng rụng trứng, do đó, ngăn cản việc xuất hiện trở lại của chu kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng này đặc biệt hiệu quả trong 6 tháng đầu sau sinh.

Một số phụ nữ áp dụng lý thuyết này như là một hình thức tránh thai tự nhiên gọi là phương pháp LAM [phương pháp ngăn rụng trứng bằng tiết sữa] và cho rằng trong thời gian cho con bú đặc biệt là 6 tháng đầu, chu kỳ kinh nguyệt của họ sẽ không xuất hiện trở lại.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của phương pháp LAM còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:

  • Thời gian bé ngủ là bao lâu.
  • Mức độ cho bú có thường xuyên không.
  • Các yếu tố như rối loạn giấc ngủ, bệnh tật, căng thẳng.

Do các yếu tố trên, một số phụ nữ không thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt 8–9 tháng sau sinh, trong khi đó một số người khác lại có chu kỳ kinh nguyệt 6 tuần sau sinh.

Mặc dù bác sĩ có đồng tình về tác dụng ngăn rụng trứng của việc cho con bú, liệu pháp LAM chỉ phát huy hiệu quả cao trong trường hợp:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi.
  • Mẹ cho bé bú theo nhu cầu.
  • Mẹ cho bé bú cả vào ban đêm.
  • Mẹ cho bé bú ít nhất 6 lần mỗi ngày và ít nhất 60 phút mỗi ngày.
  • Bé bú mẹ hoàn toàn và không bú bình hay dùng các thức ăn bổ trợ khác.

Các mẹ cần lưu ý rằng việc gián đoạn cho con bú như khi bé ngủ nhiều vào ban đêm nên ít bú có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt sớm quay trở lại.

Vì vậy, mẹ không nên tin tưởng hoàn toàn vào việc cho con bú mà nên dùng các biện pháp tránh thai khác.

Bạn có thể khuyên chồng sử dụng bao cao su hoặc bản thân sử dụng thuốc tránh thai theo khuyến cáo của bác sĩ. 

Những lưu ý khi tránh thai cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh, phụ nữ cần chờ 3 tuần trước khi sử dụng vòng tránh thai hoặc thuốc tránh thai dạng kết hợp có chứa cả estrogen và progestin.

Nếu sử dụng thuốc và các biện pháp tránh thai quá sớm trong vòng vài tuần đầu sau sinh, bạn có thể bị tăng nguy cơ đông máu.

Trong trường hợp sinh mổ hoặc có vấn đề sức khỏe liên quan đến đông máu, tiền sản giật, béo phì… bạn cần đợi 6 tuần sau sinh mới sử dụng thuốc tránh thai dạng kết hợp.

Phụ nữ sau sinh có nhiều lựa chọn các biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn hơn như dùng bao cao su.

Để chắc chắn, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được cách tránh thai an tốt nhất cho mình.

Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai lại phụ thuộc vào cơ địa, hình thức sinh con, điều kiện chăm con… của gia đình.

Bạn hãy đến bác sĩ để được khám và tư vấn chứ đừng vội nghe những lời khuyên không rõ căn cứ nhé.

Hồng Nhung

Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

.
Xem thêm : [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Sau khi sinh bao lâu thì có thể có thai?

Video liên quan

Chủ Đề