Rau cần tây nấu nước uống có tác dụng gì

Nước ép cần tây là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, kali, kẽm và vitamin A, B, C và K. Một cốc nước ép cần tây 240ml có khả năng cung cấp:

  • Calo: 42,5
  • Chất đạm: 2g
  • Carb: 9,5g
  • Chất xơ: 4g
  • Đường: 5g
  • Canxi: 8% giá trị hàng ngày [DV]
  • Magiê: 7% DV
  • Phốt pho: 5% DV
  • Kali: 14% DVNatri: 9% DV
  • Vitamin A: 7% DV
  • Vitamin C: 16% DV
  • Vitamin K: 74% DV

Nước ép cần tây còn cung cấp một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng như đồng, kẽm, folate, biotin và là nguồn vitamin B dồi dào. Đây cũng là loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa flavonoid, có thể giúp giảm viêm và stress ôxy hóa trong cơ thể.

2. Nước ép cần tây có hỗ trợ giảm cân?

Nước ép cần tây là một thức uống tuyệt vời để kết hợp vào chế độ giảm cân của bạn. Sử dụng nước ép cần tây sẽ không làm giảm cân đột ngột, nhưng góp phần vào mục tiêu cuối cùng vì đây là thực phẩm chứa ít calo và đường.

Theo đó, nước ép cần tây có hàm lượng calo thấp, ít hơn hai lần so với các thức uống khác như nước cam và cà rốt. Hơn nữa, lượng calo này đến từ các chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, cũng chỉ có 5g đường tự nhiên trong mỗi cốc nước ép cần tây. Thay thế nước ngọt và nước tăng lực bằng cần tây, bạn có thể cắt giảm tới 500 calo từ chế độ ăn uống của mình.

Nhiều người cho rằng, một chế độ ăn kiêng nước trái cây có thể giúp giảm cân, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên làm như vậy. Vì sau khi quay trở lại chế độ ăn uống bình thường, bạn có thể thực sự tăng cân hơn.

Hầu hết mọi người chọn thêm nhiều đường hoặc kết hợp cùng một số nước hoa quả khác để cải thiện hương vị của nước ép cần tây. Nhưng điều này cũng làm tăng lượng calo và không giúp loại bỏ chất xơ. Trong khi đó, chất xơ làm tăng năng lượng nạp vào và giúp tạo cảm giác no lâu hơn.

Cũng có thể cho thêm một số gia vị như quế, bạc hà… vào nước ép cần tây. Các loại gia vị này giúp tăng cường trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình giảm cân.

3. Một số tác dụng của cần tây đối với sức khỏe

3.1 Cần tây có tác dụng chống viêm tự nhiên

Nước ép cần tây chứa polyacetylene có tác dụng ức chế viêm, làm giảm đau khớp mạn tính, bệnh gút và viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, hợp chất polyacetylene cũng có tác dụng làm giảm nhẹ các rối loạn hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn. Nó không chỉ làm dịu cơ thể mà còn được cho là làm dịu thần kinh, với đặc tính làm dịu và thư giãn.

3.2 Hỗ trợ giảm huyết áp

Nhiều nghiên cứu cho thấy cần tây giúp giảm huyết áp bằng cách hoạt động như một chất giãn cơ trơn, cải thiện lưu lượng canxi và kali trong tế bào, cho phép các mạch máu giãn nở và co lại dễ dàng hơn.

BS. Hoàng Xuân Đại

Trong cần tây có chứa chất hóa học tự nhiên apigenin giúp ngừa chứng huyết áp cao và giúp giãn nở mạch. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rau cần có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng nhiều hay ít và trên từng đối tượng.

//suckhoedoisong.vn/can-tay-ha-...

3.3 Hỗ trợ chức năng gan

Nước ép cần tây cải thiện chức năng gan bằng cách tăng sản xuất các enzym. Các nghiên cứu cho thấy cần tây giúp giảm chất béo tích tụ trong gan. Các chất dinh dưỡng trong cần tây bảo vệ gan và giúp gan sản xuất các enzym giúp thải chất béo và độc tố ra ngoài.

3.4 Cải thiện tiêu hóa

Là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nước ép cần tây hỗ trợ cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng cường lưu thông trong ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng. Uống nước ép cần tây tốt cho cho chứng táo bón, đầy hơi và lợi tiểu.

3.5 Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Sử dụng nước ép cần tây có thể hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ khá hiệu quả. Vì trong nước ép cần tây có chứa magie, có tác dụng làm dịu thần kinh, từ đó giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

3.6 Làm đẹp da

Nước ép cần tây cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho làn da do có chứa hàm lượng lớn hydrat cùng các vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, K. Các dưỡng chất còn giúp tăng sinh lượng collagen đồng thời ngăn chặn việc thúc đầy quá trình lão hóa sớm. Đẩy lùi nếp nhăn và nhanh chóng khôi phục những tổn thương trên da gây ra do mụn.

4. Uống nước ép cần tây đúng cách

4.1 Uống vào buổi sáng

Buổi sáng trước khi ăn là thời điểm tốt nhất để uống nước ép cần tây. Nếu bị lỡ hoặc quên, nên uống nước ép cần tây sau khi ăn sáng 1 - 2 giờ. Vì cần tây chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng rỗng, không bị no.

4.2 Uống bao nhiêu là đủ?

Dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên không nên uống quá nhiều và thường xuyên nước ép cần tây. Một người bình thường tốt nhất là nên uống 2 ly nước ép cần tây [khoảng 500ml] mỗi ngày. Những người mắc các bệnh mạn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

4.3 Ép cần tây với nguyên liệu khác

Một số người thêm collagen hoặc than hoạt tính vào nước ép cần tây để làm tăng hiệu quả thải độc và cải thiện làn da. Việc làm này không có lợi mà ngược lại còn làm giảm hiệu quả của nước ép cần tây. Tuy nhiên, có thể kết hợp cần tây với một số loại quả tự nhiên giúp cải thiện hương vị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lợi ích bất ngờ của nước ép cần tây

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hướng dẫn tự lấy mẫu dịch tỵ hầu xét nghiệm Covid-19 tại nhà.

Trang Anh

Rau cần tây có tên khoa học Apium graveolens L., thuộc họ Hoa tán Apiaceae [Umbelliferae].

Cây thảo sống dai, thân mọc thẳng đứng, cao tới 1,5m, nhẵn, có nhiều rãnh dọc, chia nhiều cành mọc đứng. Lá ở gốc có cuống, hình thuôn hay ba cạnh, hơi có dạng 5 cạnh, xẻ ba hay chia ba thùy cho tới phía giữa phiến, các thùy hình ba cạnh, dạng mắt chim, tù có khía lượn tai bèo.

Lá giữa và lá ngọn không cuống, chia ba hoặc xẻ ba hoặc không chia thùy.

Cụm hoa gồm nhiều tán, các tán ở đầu cành có cuống dài hơn các tán bên. Hoa nhỏ màu trắng nhạt.

Cây rau cần tây.

Cán quả chia đôi, mang hai quả hình cầu, dạng trứng, nhẵn có cạnh lồi chạy dọc, không nổi rõ lắm.

Cây di nhập vào nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm rau ăn. Tại châu Âu là nơi nguyên sẵn cây này cũng được dùng làm thức ăn và làm thuốc lợi tiểu, chủ yếu dùng rễ củ. Quả cần tây được dùng cất tinh dầu và làm gia vị. Ở nước ta cây rau cần tây được dùng chữa huyết áp. Dùng cả cây thái nhỏ nấu nước uống, có thể thu hái về phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Toàn cây rau cần tây có tinh dầu.

Rau cần tây - Vị thuốc lợi tiểu.

2. Công dụng của rau cần tây

Rau cần tây chủ yếu được dùng làm rau ăn, nấu canh, xào. Tại châu Âu, từ thế kỷ 16 rau cần tây được dùng làm thuốc lợi tiểu. Người dân Việt Nam dùng rau cần tây chữa bệnh huyết áp. Mỗi ngày dùng toàn bộ một cây tươi, thái nhỏ, đun nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Có thể dùng cây phơi khô trong mát.

- Tác dụng hạ huyết áp của rau cần tây có thể do tác dụng lợi tiểu của vị thuốc tạo nên.

- Rau cần tây bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp giảm viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất với chỉ số đường huyết thấp.

- Trong rau cần tây có chứa nhiều vitamin C, flavonoid và beta carotene, khoảng 25 hợp chất chống viêm, giúp bảo vệ chống lại các chứng viêm trong cơ thể.

- Các chất chống oxy hóa và chống viêm có trong rau cần tây giúp bảo vệ toàn bộ đường tiêu hóa và đặc biệt có ích cho dạ dày.

- Rau cần tây cũng giàu vitamin và khoáng chất với chỉ số đường huyết thấp.

- Ăn rau cần tây thường xuyên sẽ bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các loại vitamin A, C, K cùng với các khoáng chất như folate và kali. Ngoài ra, nó cũng có hàm lượng natri và chỉ số đường huyết thấp.

Lưu ý: Một số người đã dùng nhầm cây rau cần ta [còn gọi là rau cần nước] có tên khoa học Oenanthe stolinefera Wall. cùng họ. Cây này được trồng ở nước ta và nhiều nước châu Á khác để lấy rau ăn. Thành phần rau cần ta có tinh dầu, carotene 7,14mg%, vitamin C 320mg%.

Nước ép rau cần tây giúp hạ huyết áp.

3. Trường hợp nào nên cẩn trọng dùng rau cần tây?

Một số trường hợp dưới đây nên cẩn trọng khi tiêu thụ rau cần tây hoặc các sản phẩm từ loại rau này, bao gồm:

- Phụ nữ mang thai: Chiết xuất cần tây và hạt cần tây được cho là không an toàn khi sử dụng bằng đường uống trong thời kỳ mang thai. Việc tiêu thụ một lượng lớn cần tây có thể làm co thắt tử cung và gây sẩy thai.

- Rối loạn chảy máu: Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều rau cần tây có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi bạn đang mắc phải rối loạn chảy máu.

- Các vấn đề về thận: Những người có vấn đề về thận không nên ăn rau cần tây nhiều vì nó có thể gây viêm.

- Huyết áp thấp: Ăn rau cần tây có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu huyết áp ở mức thấp, việc sử dụng cần tây có thể khiến cho huyết áp giảm xuống quá mức cho phép.

- Phẫu thuật: Cần tây có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số nhà nghiên cứu cho rằng khi kết hợp sử dụng cần tây với các loại thuốc gây mê hay những loại thuốc khác được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật có thể làm chậm hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nên ngừng sử dụng rau cần thây ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những điều người cao tuổi cần nắm rõ trước và trong khi đi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Hải Long

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi]

Video liên quan

Chủ Đề