Quy định về đào tạo đại học văn bằng 2

Học văn bằng 2 đại học đang là xu hướng ngày càng được ưa chuộng ở nước ta. Không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp, văn bằng 2 đại học còn có thể thay đổi được bản chất công việc ở hiện tại. Tuy nhiên, đối với loại văn bằng này, nhiều người có ý định theo học vẫn còn đang phân vân về giá trị của nó “Văn bằng 2 có giá trị như văn bằng 1 không.” Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ những câu hỏi trên.

Văn bằng 2 có giá trị như văn bằng 1 không?

Chương trình đào tạo văn bằng 2 đại học dành cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp trình độ đại học. Sau khi hoàn thành chương trình đại học của ngành đào tạo mới, nếu đáp ứng đủ yêu cầu và điều kiện ra trường, học viên sẽ được công nhận và cấp bằng đại học thứ 2 hệ chính quy.

Thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi ra trường không làm đúng chuyên ngành hoặc công việc đòi hỏi phải có thêm kỹ năng mới. Chính vì vậy, đào tạo văn bằng 2 đại học nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và gia tăng khả năng tính thích ứng của nhân sự lao động trước đòi hỏi của xã hội.

Điều 38 của Luật Giáo dục đại học 2012 cũng có quy định: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 [có hiệu lực từ 01/07/2019] thì quy định: Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Như vậy, theo quy định mới thì không còn có sự phân biệt về bằng cấp giữa các hình thức đào tạo. Theo đó, quy định này được hiểu là bằng chính quy với bằng tại chức, bằng từ xa, bằng liên thông, văn bằng 2 là tương đương nhau. Cho đến khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực thì giá trị của văn bằng 2 và bằng chính quy sẽ có giá trị tương đương nhau.

Văn bằng 2 có giá trị không?

>>> Xem thêm: Nên học văn bằng 2 ngành gì?

Văn bằng 2 có được thi công chức không?

Văn bằng 2 đại học chỉ được cấp cho người học khi học viên hoàn thành xong xong chương trình đại học của ngành đào tạo mới. Tuy các hình thức đào tạo của văn bằng 2 đại học có sự khác biệt nhất định đối với ngành học thứ nhất và thời gian đào tạo cũng rút gọn hơn so với ngành học thứ nhất, nhưng học viên ra trường vẫn được cấp bằng đại học hệ chính quy và có giá trị tương đương như ngành học thứ nhất.

Như vậy, văn bằng 2 đại học không những có giá trị như văn bằng 1 mà còn giúp người có thêm nhiều lợi thế và kỹ năng mới trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm việc làm. Theo luật công chức Việt Nam năm 2008, người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

  • Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
  • Đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
  • Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
  • Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
  • Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

  • Không cư trú tại Việt Nam;
  • Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Nếu bạn sở hữu văn bằng 2 đại học và không vi phạm bất kỳ một trường hợp nào trong những trường hợp không được đăng ký thi tuyển công chức, thì bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các cơ quan nhà nước.

Văn bằng 2 có được thi công chức không

>>> Xem thêm: Có nên học văn bằng 2 tiếng anh

Văn bằng 2 có được thi cao học không?

Yêu cầu để được thi cao học theo quy định gồm:

  • Đã tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc những chuyên ngành phù hợp với ngành mà bản thân đăng ký dự thi. Đây là điều kiện bắt buộc không ngoại trừ một ngành nào.
  • Riêng ngành ngoại ngữ, nếu thí sinh đăng kí theo đúng bằng tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên thì bắt buộc bằng đại học phải tốt nghiệp một ngành ngoại ngữ hệ chính quy. Những người đã tốt nghiệp những ngành gần với ngành ngoại ngữ thì bắt buộc phải bổ sung thêm kiến thức trước khi thi.
  • Với từng đối tượng dự thi khác nhau các cơ sở dự thi sẽ có các văn bản quy định những kiến thức cần bổ sung.
  • Các ngành hay chuyên ngành gần với chuyên ngành được dự thi để đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ do chính cơ sở đào tạo ban hành trong hồ sơ đăng ký hoặc là trong hồ sơ nhiệm vụ cho phép đào tạo của cơ sở ngành.

Theo đó việc có văn bằng 2 cũng như đáp ứng các điều kiện khác về chuyên môn thì bạn hoàn toàn có thể được dự thi cao học.

Bằng tại chức có được thi công chức không?

Từ năm 2019 việc thi tuyển công chức không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập. Đó là một trong những điểm mới về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, dựa vào những quy định nói trên thì việc có bằng tại chức các bạn hoàn toàn có thể được nộp hồ sơ dự tuyển thi công chức tại các cơ quan nhà nước theo quy định.

Học van bằng 2 ở đâu?

>>> Xem thêm: Học song bằng là gì?

Hy vọng thông qua bài viết này các bạn nắm được văn bằng 2 có giá trị không? Để từ đó có thể theo học, thực hiện ước mơ chinh phục niềm đam mê và mở ra cho bản thân những cơ hội phát triển tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Địa chỉ: Số 17 ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 096.999.8170

Trong thời gian vừa qua Dân trí liên tục nhận được thắc mắc của các bạn độc giả về vấn đề đào tạo văn bằng 2. Trong số những thắc đó, không ít các bạn sinh viên đã hiểu sai lầm một cách cơ bản về việc đào tạo hình thức văn bằng này.


Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn độc giả, Dân trí xin đưa ra 9 dạng thắc mắc khi đề cập đến việc đào tạo văn bằng 2.

1. Văn bằng 2 là gì?

Văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.

2. Mục đích của việc đào tạo văn bằng 2?

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.

3. Hình thức đào tạo văn bằng 2?

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau:

- Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học [học tập trung không liên tục - hệ tại chức cũ], học từ xa, tự học có hướng dẫn.

- Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường.

4. Điều kiện để học bằng đại học thứ hai?

Công dân Việt Nam có đủ sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học được đăng ký dự tuyển học bằng đại học thứ hai.Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ đăng ký dự tuyển theo qui định của trường. Đạt yêu cầu tuyển sinh theo qui định của trường.

5. Chương trình đào tạo văn bằng 2 như thế nào?

Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với từng ngành đào tạo là chương trình đào tạo hệ chính qui của ngành học đó đang được thực hiện tại cơ sở đào tạo.

Người học phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo của ngành thứ hai mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định.

Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập đối với những học phần trong chương trình đào tạo ngành thứ nhất có số đơn vị học trình tương đương hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo của ngành mới và đạt từ 5 điểm trở lên.

6. Đối tượng nào thuộc diện miễn thi văn bằng 2?

Việc miễn thi áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ chính qui hoặc hệ không chính qui trong cùng nhóm ngành và tại chính trường mà mình đã học và tốt nghiệp đại học.

- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ.

- Người đã có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đăng ký vào học ngành đào tạo mới hệ không chính qui thuộc nhóm ngành kinh tế, ngoại ngữ.

Trong trường hợp số thí sinh đăng ký dự tuyển vượt quá chỉ tiêu đào tạo được giao thì Hiệu trưởng cơ sở đào tạo tổ chức việc kiểm tra để tuyển đủ chỉ tiêu. Môn kiểm tra, nội dung, hình thức kiểm tra do Hiệu trưởng qui định và thông báo cho thí sinh.

7. Đối tượng không thuộc diện miễn thi phải thi môn gì?

Những người không thuộc diện miễn thì phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai.

Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định môn thi, nội dung, hình thức thi và thông báo trước cho thí sinh.
Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo qui định cụ thể điều kiện đăng ký dự tuyển, qui định về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức tuyển sinh.

8. Bằng tốt nghiệp văn bằng 2 được quy định như thế nào?

Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai theo phương thức, hệ, hình thức học nào thì áp dụng các Qui chế hiện hành về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp đối với phương thức, hệ, và hình thức học đó như sau:

- Người học theo hình thức vừa làm vừa học [hệ tại chức cũ], thực hiện các qui định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, xét và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế của hệ không chính qui; nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng đại học thứ hai theo hình thức vừa làm vừa học [hệ tại chức cũ].

-Người học theo hình thức từ xa, tự học có hướng dẫn, thực hiện các qui định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đối với hình thức này; nếu đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

-Người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, thực hiện đầy đủ các qui định về thi tuyển sinh, học lý thuyết, thực hành, bài tập, làm đồ án, khoá luận, làm luận văn hoặc thi cuối khoá, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo Qui chế của hệ chính qui; nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp như hệ chính qui thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui.

9. Quy định bắt buộc ghi trên bằng văn bằng 2 là gì?

Trong văn bằng tốt nghiệp ghi hình thức đào tạo, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi trong ngoặc đơn dòng chữ: “Bằng thứ hai”.

Theo Dân Trí

Video liên quan

Chủ Đề