Quản trị học hiện đại là gì

1. Trường phái tiếp cận theo hệ thống

Trường phái lý thuyết này quan niệm rằng một tổ chức được coi như một hệ thống trực tiếp thống nhất của các bộ phận quan hệ hữu cơ với nhau. Các khái niệm dưới đây sử dụng để mô tả các quan hệ của tổ chức hoạt động quản trị:

- Phân hệ trong quản trị: là những bộ phận trong tổ chức liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức thống nhất

- Cộng lực hay phát huy lợi thế của hiệp đồng tập thể: là trạng thái trong đó cái chung được coi lớn hơn cái riêng. Trong một hệ thống tổ chức, cộng lực có ý nghĩa các bộ phận tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động sẽ tạo ra sức mạnh chung được tăng lên gấp bội và mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với trong trường hợp các bộ phận hoạt động độc lập.

2. Khảo hướng ngẫu nhiên

Theo lý luận này, cách thức để đạt được các mục tiêu của một tổ chức có thể rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Do đó, trong từng môi trường khác nhau các phương pháp và kỹ thuật quản trị khác nhau, không thể có lý thuyết chung áp dụng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, bởi vì mỗi vấn đề nó là riêng biệt, độc đáo.

3. Khảo hướng quá trình

Trong sự biến đổi rất nhanh chóng cả về quy mô, tính chất và tốc độ của môi trường kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp, các nhà quản trị hiện nay cho rằng cần phải đổi mới tư duy trong quá trình quản trị, trong tâm trạng các quan điểm đó là hoạt động và hiệu quả trong quản trị gắn liền với mới quan hệ với con người và thời gian.

Vấn đề kết hợp năng động nhiều quan điểm và lý thuyết trong quản trị là tất yếu và cần thiết, vì yếu tố thời gian và quan hệ con người đang gây ra sức ép lớn đối với các nhà quản trị.

Trong quản trị cần vận dụng linh hoạt các lý thuyết vào trong từng tình huống cụ thể và quản trị luôn luôn gắn với:

- Các yếu tố môi trường kinh doanh.

- Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh.

- Vấn đề toàn cầu hóa và quản trị.

- Sáng tạo trong kinh doanh.

- Sự khác biệt về văn hóa trong quản trị.

- Quản trị và trách nhiệm về đồng bộ.

Nguồn: Quantri.vn [Biên tập và hệ thống hóa]

Bốn nguyên tắc làm tăng hiệu quả làm việc của Taylor••••Nguyên tắc 1: Nghiên cứu cách thức công nhân thực hiện nhiệm vụ,tập hợp kiến thức về công việc không chính thức mà công nhân có, vàthí nghiệm cách cải thiện xem các nhiệm vụ được thực hiện như thếnào.Nguyên tắc 2: Hệ thống hóa các phương pháp mới để thực hiện nhiệmvụ viết ra thành các qui tắc và thủ tục vận hành chuẩn.Nguyên tắc 3: Lựa chọn cẩn thận các công nhân có kỹ năng và khảnăng phù hợp với nhu cầu của nhiệm vụ, và đào tạo họ thực hiệnnhiệm vụ theo các qui tắc và thủ tục đã thiết lập.Nguyên tắc 4: Thiết lập một mức thực hiện hợp lý hay có thể chấpnhận cho một nhiệm vụ, và sau đó phát triển một hệ thống thanh toánmà có thể thưởng tiền cho hoạt động đạt trên mức có thể chấp nhậnnày. Cải tiến sự phân tích về những vận động khi làm việc của Taylor và đưa ranhiều đóng góp nghiên cứu về thời gian - và - sự vận động. Mục đích là[1][2][3]chia tách và phân tích mỗi hoạt động cá nhân cần thiết để thực hiện mộtnhiệm vụ cụ thể thành một cấu phần của các hành động,tìm những cách tốt hơn để thực hiện mỗi cấu phần hành động, vàtổ chức lại mỗi cấu phần của các hành động sao cho hành động tổng thểcó thể được thực hiện hiệu quả hơn – tốn thời gian và công sức ít nhất. -Lý thuyết về hệ thống hành chính Max Weber [1864-1920]14 nguyên tắc về quản trị của Fayol [1841-1925] Nguyên tắc 1: Trong một hệ thống hành chính, quyền lực chính thức của mộtnhà quản trị xuất phát từ vị trí mà anh hay chị ta nắm giữ trong tổ chức đó.Nguyên tắc 2: Trong một hệ thống hành chính, mọi người cần chiếm lĩnhnhững vị trí do hoạt động của họ, chứ không phải do chỗ đứng trong xã hộihay những mối quan hệ cá nhân.Nguyên tắc 3: Phạm vi của quyền lực chính thức và chịu trách nhiệm vềnhiệm vụ của mỗi vị trí và mối quan hệ của nó với những vị trí khác trongmột số chức cần được cụ thể hóa rõ ràng.Nguyên tắc 4: Quyền lực có thể được thực thi hiệu quả trong một tổ chức khicác vị trí được bố trí theo hệ thống phân cấp, như vậy nhân viên biết đượcphải báo cáo cho ai và ai báo cáo cho họ.Nguyên tắc 5: Các nhà quản trị phải tạo ra một hệ thống được xác định đầyđủ gồm các nội qui, các thủ tục vận hành tiêu chuẩn, và các chuẩn mực saocho họ có thể kiểm soát được hành vi thật hiệu quả trong phạm vi bên trongmột tổ chức. 1. Phân công lao động: Chuyên môn hóa và phân công lao động cần làm tăng tính hiệu quả, đặcbiệt nếu nhà quản trị có bước đi làm giảm sự nhàm chán của công nhân.2. Quyền lực và chịu trách nhiệm: Nhà quản trị có quyền ra lệnh và hô hào cấp dưới phục tùng.3. Thống nhất mệnh lệnh: Một nhân viên cần nhận các mệnh lệnh từ chỉ một người giám sát.4. Tuyến quyền lực: Độ dài chuỗi mệnh lệnh từ cấp cao nhất tới thấp nhất của DN cần giới hạn.5. Tập trung hóa: Quyền lực không được tập trung tại cấp cao nhất của chuỗi mệnh lệnh.6. Thống nhất điều khiển: DN cần có một kế hoạch hành động duy nhất để hướng dẫn cho các nhàquản trị và nhân viên.7. Sự công tâm: Tất cả thành viên thuộc DN có quyền được đối xử công bằng và tôn trọng.8. Trật tự: Việc bố trí các vị trí trong DN cần cực đại hóa tính hiệu quả của DN và cung cấp chonhân viên sự thỏa mãn những cơ hội nghề nghiệp.9. Sáng kiến: Các nhà quản trị cần cho phép nhân viên đổi mới và sáng tạo.10. Kỷ luật: Nhà quản trị cần tạo ra một lực lượng lao động cố gắng đạt được các mục tiêu của DN.11. Khen thưởng nhân viên: Hệ thống mà các nhà quản trị sử dụng để khen thưởng cho nhân viêncần phải công bằng đối với cả nhân viên và DN.12. Ổn định về bổ nhiệm nhân sự: Các nhân viên lâu năm có thể phát triển những kỹ năng mà cóthể cải thiện tính hiệu quả của DN.13. Sự lệ thuộc của lợi ích cá nhân vào lợi ích chung: Nhân viên cần hiểu được hoạt động của họtác động tới hoạt động của toàn bộ DN.14. Tinh thần đồng đội: Nhà quản trị cần khuyến khích phát triển sự chia xẻ tình cảm về tinh thần

Lý thuyết quản trị hiện đại được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Lý thuyết quản trị hiện đại

Các lý thuyết này đề cao tính linh hoạt của tổ chức, tận dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, thúc đẩy tính độc lập sáng tạo của nhân viên, tích cực uỷ quyền và tăng cường truyền thông trong tổ chức, giảm đến mức tối đa sự lệ thuộc vào quy chế, nguyên tắc và chuẩn mực cứng nhắc, giảm thiểu các cấp quản trị trung gian nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, phát triển những quan niệm, ý tưởng về sản phẩm

Về phương pháp cụ thể, lý thuyết quản trị hiện đại bao gồm một số phương pháp quản trị chủ yếu sau:

Phương pháp quản trị theo quá trình: Dưới sức ép của cạnh tranh, toàn bộ các hoạt động từ hình thành ý tưởng, tổ chức thực hiện, lựa chọn nhân sự… được liên kết và thống nhất thành một “quá trình”, và hiệu quả được đo bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Các nhà “quản trị theo quá trình” đã lấy khách hàng làm trọng tâm và tiến hành liên kết, thống nhất từng thao tác, từng hoạt động riêng lẻ thành những hoạt động chung nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu riêng của từng khách hàng cụ thể. Do đó, hình thành những đội công tác chức năng chéo, có tính linh hoạt rất cao và sau khi hoàn thành nhiệm vụ của nó, những đội này sẽ tự điều chỉnh hoặc giải thể. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phát triển theo chiều ngang, các cấp quản trị trung gian được giảm đến mức tối đa và nhân viên phải được trang bị những kiến thức tổng hợp, có khả năng đưa ra những quyết định độc lập

Phương pháp quản trị theo tình huống: Vào giữa những năm 1960, nhiều nhà lý thuyết và nhà quản trị đã không thành công khi cố gắng áp dụng những quan điểm quản trị cổ điển và hệ thống. Do đó, một số người cho rằng trong mỗi tình huống quản trị cụ thể phải có sự lựa chọn phương pháp quản trị phù hợp. Từ đó xuất hiện lý thuyết quản trị theo tình huống

Các nhà quản trị và lý thuyết thuộc trường phái này cho rằng trong những tình huống khác nhau thì phải áp dụng những phương pháp quản trị khác nhau và các lý thuyết quản trị được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp với nhau tùy theo từng vấn đề cần giải quyết. Do đó, các nhà quản trị phải dự kiến và hiểu rõ thực trạng của vấn đề cần giải quyết trước khi ra quyết định.

Việc lựa chọn cách quản trị nào tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:

Công nghệ: Đây là phương pháp dùng để biến các yếu tố đầu vào của tổ chức thành các yếu tố đầu ra. Công nghệ bao gồm tri thức, thiết bị, kỹ thuật và những hoạt động thích hợp để biến nguyên liệu thô thành dịch vụ hay sản phẩm hoàn thành. Công nghệ có nhiều mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Công nghệ đơn giản liên quan đến những nguyên tắc ra quyết định hàng ngày nhằm hỗ trợ cho người công nhân trong suốt quá trình sản xuất. Còn những công nghệ tinh vi đòi hỏi người công nhân phải đưa ra hàng loạt quyết định, đôi khi trong tình trạng không có đủ các thông tin cần thiết

Môi trường bên ngoài: Các yếu tố môi trường bên ngoài có những tác động rất mạnh mẽ đối với tổ chức và sự thành công hay thất bại của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phù hợp đối với môi trường của các quyết định quản trị. Chẳng hạn nếu ban lãnh đạo một doanh nghiệp quyết định đầu tư xây dựng nhà máy vào một khu vực thường xảy ra bạo động, lạm phát ở mức cao, không có chính sách hỗ trợ từ chính phủ thì mức độ rủi ro của dự án rất cao

Nhân sự: theo quan điểm quản trị tình huống, nhà quản trị cần căn cứ vào tình hình nhân sự của tổ chức để lựa chọn phong cách lãnh đạo thích hợp. Biến số nhân sự thể hiện ở trình độ nhận thức của công nhân, những giá trị chung về văn hóa, lối sống và cách thức phản ứng của họ trước mỗi quyết định quản trị. Quan điểm quản trị theo tình huống tỏ ra rất hữu hiệu bởi nó dựa trên phương pháp tiếp cận tùy theo tình trạng thực tế của tổ chức hoặc cá nhân mà lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để ra các quyết định quản trị

Nhiều người cho rằng trường phái quản trị này không có gì mới bởi nó chỉ đơn thuần sử dụng một cách thích hợp các kỹ năng quản trị của các trường phái quản trị khác. Tuy nhiên, quan điểm quản trị theo tình huống hết sức linh hoạt về nguyên tắc, nó luôn tuân thủ tính hiệu quả, phù hợp với các nguyên lý và công cụ quản trị với từng tình huống, sau khi đã tìm hiểu, điều tra kỹ lưỡng.

Trường phái quản trị Nhật Bản

Lý thuyết Z: Lý thuyết này được giáo sư Wiliam Ouchi, một người Mỹ gốc Nhật

Trường đại học California đưa ra thông qua việc xuất bản cuốn sách thuyết Z - một cuốn sách được xếp vào loại bán chạy nhất tại Mỹ

Ouchi đặt vấn đề người Mỹ có thể học tập người Nhật về quản lý, trước hết là chế độ làm việc suốt đời cho một công ty lớn. Bởi vì Ouchi cho rằng, xí nghiệp Nhật bản thường gắn bó với chế độ làm việc suốt đời, xí nghiệp sẽ làm việc hết sức mình để phát triển lòng trung thành của nhân viên bằng cách đối xử với họ một cách công bằng và nhân đạo. Thêm nữa là chính sách nhân sự đề bạt chậm, song lại chú trọng phát triển các mối quan hệ không chính thức “thân tình, tế nhị và phức tạp của đồng nghiệp”. Một ưu điểm nữa trong thực tiễn quản lý Nhật bản là không chuyên môn hoá lao động quá mức; trái lại họ đã luân chuyển nhân viên qua những bộ phận khác nhau của công việc để họ có thể phát triển toàn diện

Ouchi còn đi vào tìm hiểu cơ chế quản lý của một xí nghiệp Nhật bản. Ông đặc biệt chú ý đến tinh thần và giá trị tập thể của phương pháp quản lý Nhật bản. Nó hoàn toàn xa lạ với các giá trị của chủ nghĩa cá nhân ở phương tây. So sánh doanh nghiệp Nhật bản với doanh nghiệp phương tây, ông tìm ra sự tương phản giữa chúng như sau:

Doanh nghiệp Nhật Bản

Doanh nghiệp phương tây

- Việc làm suốt đời

- Đánh giá đề bạt chậm

- Nghề nghiệp không chuyên môn hóa

- Cơ chế kiểm tra mặc nhiên

- Quyết định tập thể

- Trách nhiệm tập thể

- Quyền lợi toàn cục

- Việc làm giới hạn trong thời gian

- Đánh giá và đề bạt nhanh

- Nghề nghiệp chuyên môn hóa

- Cơ chế kiểm tra hiển nhiên

- Quyết định cá nhân

- Trách nhiệm cá nhân

- Quyền lợi có giới hạn

Thuyết Kaizen: Thuyết này được đưa ra bởi Masaakiimai. Kaizen theo tiếng Nhật có nghĩa là cải tiến, cải thiện không ngừng liên quan đến mọi người, nhà quản lý lẫn công nhân. ở Nhật thay đổi là một lối sống. Mọi người coi thay đổi như là lẽ thường tình. “sự thần kỳ về kinh tế” hậu chiến của Nhật là do các giới kinh doanh đã nghiên cứu những nhân tố như cuộc vận động về năng suất, kiểm tra chất lượng toàn diện [TQC], hoạt động của các nhóm nhỏ, tự động hoá, người máy công nghiệp và quan hệ lao động. Thông điệp của Kaizen là không ngày nào không có một cải tiến nào ở một bộ phận nào đó trong công ty. Niềm tin phải cải tiến không ngừng đã thấm sâu vào trong óc của người Nhật, ngạn ngữ cổ của Nhật đã có câu: “nếu một người vắng mặt ba ngày, bạn anh ta phải nhìn kỹ xem anh ta có những thay đổi gì”. Kaizen chú trọng đến quá trình cải tiến liên tục, tập trung vào ba yếu tố chủ yếu của nhân sự là: giới quản lý, tập thể và cá nhân. Đặc điểm của Kaizen trong quản lý bao hàm khái niệm sản xuất vừa đúng lúc [JIT: just - in - time] và công ty luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của công nhân, khuyến khích công nhân khám phá và báo cáo mọi vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc để giới quản lý kịp thời giải quyết. Giới quản lý ở Nhật luôn cố gắng làm cho công nhân tham gia vào Kaizen thông qua việc đóng góp ý kiến của họ. Do đó, hệ thống kiến nghị là một phần không thể tách rời của cơ chế quản lý và số ý kiến đóng góp của công nhân được coi như một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá công việc của người giám sát công nhân làm việc. Về phần mình, người quản lý giúp đỡ các giám sát viên để họ có thể khuyến khích công nhân đóng góp nhiều ý kiến và họ bao giờ cũng nghiêm chỉnh xem xét các ý kiến đóng góp. Thường thì những ý kiến đóng góp được dán ở trên tường nơi làm việc để khuyến khích tinh thần thi đua trong công nhân, hơn nữa vì những tiêu chuẩn mới được ấn định lại chính là theo ý kiến của công nhân nên người công nhân cảm thấy hãnh diện và sẵn sàng làm tốt công việc theo tiêu chuẩn mới đó. Kaizen hướng về những nỗ lực của con người. Thật vậy, khi quan sát người công nhân làm việc, giới quản lý ở Nhật chú trọng tới cách người đó làm việc.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết quản trị hiện đại về đặc điểm của phương pháp quản trị theo quá trình, quản trị theo tình huống và trường phái quản trị Nhật Bản...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết quản trị hiện đại. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Video liên quan

Chủ Đề