Quân ta mở chiến dịch tây bắc vào thời gian nào

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu

Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tập trung hoàn thành chiến dịch

Ngày 7/5/1953, Đại tướng Henrri Navarre [khi ấy là Tham mưu trưởng lục quân Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO]] được Chính phủ Pháp cử sang làm Tổng Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương. Navarre đã đề ra kế hoạch quân sự mới vào tháng 7/1953 với hy vọng quân Pháp đang trong tình thế phòng ngự bị động sẽ “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng. Thực hiện Kế hoạch Navarre, quân Pháp đã mở rộng càn quét các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bình - Trị - Thiên, Nam Bộ và tập trung quân cơ động chiến lược ở Bắc Bộ chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn vào Việt Bắc để giành thắng lợi quyết định để nhanh chóng kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho chúng.

Vào tháng 9/1953, Bộ Chính trị, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954. Bộ Chính trị nhấn mạnh phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và nguyên tắc chỉ đạo chiến lược, tác chiến là tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta; đánh chắc thắng; đánh tiêu diệt; chọn nơi địch sơ hở, tương đối yếu mà đánh; giữ vững thế chủ động, kiên quyết tiến công, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên nhiều hướng, các mặt trận; chọn thời cơ quyết chiến, quyết thắng. Để làm thất bại kế hoạch Navarre, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Địch tập trung quân sự đông để tạo nên sức mạnh. Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn... Về hướng hoạt động lấy Tây Bắc làm hướng chính. Các hướng khác là hướng phối hợp”.

Tháng 11/1953, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh đã ra lệnh cho quân ta tiến lên Tây Bắc. Cùng với hướng chính là Tây Bắc, quân ta cũng tiến đánh Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào. Do đó, quân Pháp buộc phải phân tán lực lượng để giữ Tây Bắc [ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ], Thượng Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.

Được sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp đã tiến hành xây dựng nhanh chóng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương. Các tướng lĩnh Mỹ và Pháp đều cho rằng, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả chiến bại”. Do đó, để giành thắng lợi mang tính quyết chiến chiến lược, quân ta cần tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để làm lung lay đến tận gốc rễ hy vọng tiếp tục chiến tranh của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

Bộ Chính trị nhận định Điện Biên Phủ có một vị trí cô lập, xa căn cứ hậu phương của địch và mọi sự tăng viện, tiếp tế đều dựa vào đường hàng không. Lực lượng ta là những đơn vị chủ lực tinh nhuệ, có tinh thần chiến đấu cao và đã được huấn luyện về cách đánh tập đoàn cứ điểm. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

Tại hội nghị, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Ngoài ra, Hội đồng Cung cấp mặt trận cũng được thành lập ở Trung ương do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch. Theo đó, các địa phương cũng thành lập Hội đồng Cung cấp mặt trận cấp liên khu và cấp tỉnh.

Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Tổng quân số điều động tham gia chiến đấu tại Điện Biên Phủ lên đến 55.000 người, bao gồm 3 đại đoàn bộ binh [308, 312, 316], Trung đoàn bộ binh 57 [Đại đoàn 304], Đại đoàn công binh - pháo binh 351. Đảng, Chính phủ ta cũng đã huy động 260.000 dân công để phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong trận đánh quyết định này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao trọn niềm tin cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và căn dặn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”[1]. Bởi vậy, tại Mặt trận Điện Biên Phủ, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chủ động, sáng tạo trong thay đổi phương châm tác chiến, chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

Ngày 30/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có thư gửi báo cáo điều này với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị: “Chúng tôi nhận thấy đối với một kẻ địch đã tăng cường như ở Điện Biên Phủ thì phải dùng cách đánh tiêu diệt từng bước”[2]. Kế hoạch “đánh chắc, tiến chắc” của Đảng ủy chiến dịch được Bộ Chính trị chấp thuận.

Từ ngày 13/3/1954, tại Mặt trận Điện Biên Phủ, quân ta đã tiêu diệt lần lượt từng cứ điểm, vây lấn địch từng mét hào và mở những đợt tiến công quyết định đi đến thắng lợi. 17 giờ 30 phút, ngày 7/5/1954, tướng De Castries, Chỉ huy trưởng cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.

Kết thúc chiến dịch, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu toàn bộ 16.200 tên địch, trong đó có 1 tướng, hạ 62 máy bay, 81 đại bác. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan “Kế hoạch Navarre”, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

Nói về tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ [7/5/1954], tại Hội nghị Chính trị đặc biệt [3/1964], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay: chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hệ thống thuộc địa của Pháp đã dần bị lung lay. Nhà sử học Mỹ Berna Fol đánh giá: “Lần đầu tiên, cường quốc thực dân bị một nước thuộc địa đánh bại”. Ký giả người Pháp Jules Roy ghi nhận: “Đó là một trong những thất bại lớn của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa”.

Đặc biệt, chỉ 4 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, năm 1960 đã đi vào lịch sử nhân loại với tên gọi “Năm châu Phi” với 17 nước châu Phi đã tuyên bố độc lập. Đến 1968, có tới 39 nước ở châu lục này [gồm 85% lãnh thổ và 93% dân số] đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc. Nhận định về chiến thắng Điện Biên Phủ, vào tháng 9/1969, Bí thư Đảng Cộng sản Tunisie Mohamed Hartman đã bày tỏ: “Chúng tôi biết rằng, chính cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp đã đóng góp vai trò quyết định trong việc thúc đẩy phong trào dân tộc ở châu Phi và trong thế giới Arab, và mở đầu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”[3].

1. Võ Nguyên Giáp: Điểm hẹn lịch sử, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 66.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Điện Biên Phủ - Hội nghị Giơnevơ, Văn kiện Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 214-220.

3. Thế giới ca ngợi và thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.631.

Nguyễn Văn Toàn

Gặp gỡ và trò chuyện với chúng tôi về những ngày kháng chiến hào hùng, oanh liệt của cả dân tộc, cảm xúc lại ùa về trong trái tim người cựu binh già Bùi Kim Đĩnh khiến ông không giấu nổi niềm xúc động xen lẫn tự hào mà rưng rưng nước mắt.

Theo dòng hồi tưởng, ông nhớ lại: Năm 1974, tôi tình nguyện lên đường nhập ngũ khi mới 17 tuổi. Sau ngày nhập ngũ, tôi tham gia huấn luyện một thời gian rồi nhận nhiệm vụ là “lính thông tin 2W” [đeo máy vô tuyến 2W] thuộc Đại đội 1 - Tiểu đoàn 91 - Sư đoàn 304B; thực hiện việc truyền tin theo đội hình chiến đấu, theo sát chỉ huy tại Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4 - 24/3/1975. Sau chiến dịch này, đơn vị tôi được lệnh hành quân tiến về Sài Gòn.

Ngày 7/4/1975, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương thảo Bức điện khẩn gửi đến toàn quân với nội dung ngắn gọn: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.

Ngày 21/4/1975, đơn vị của ông Đĩnh cùng một số đơn vị bạn tập hợp tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Thủ Dầu Một [nay là thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương] để nghe phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về Chiến dịch Hồ Chí Minh và Bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đây vừa là mệnh lệnh, vừa là lời cổ vũ tinh thần đối với mỗi cán bộ chiến sĩ vào thời điểm vô cùng quan trọng của cuộc chiến. Tối ngày 25/4/1975, ông Đĩnh được lệnh tăng cường theo sát chỉ huy Tiểu đoàn 18, Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 [Binh đoàn Tây Nguyên] vượt sông Bé, tiến vào Sài Gòn.

“Chúng tôi hiểu rõ Chiến dịch Hồ Chí Minh là trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nên phải dồn sức, dồn lực, quyết tâm đập tan mọi sự kháng cự của địch để giành toàn thắng. Cùng với các lực lượng trực tiếp chiến đấu, tôi luôn đặt mục tiêu phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, truyền đi những mật lệnh tác chiến đảm bảo kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn” - Với ánh mắt toát lên lên sự kiên định và ý chí sắt đá, ông Đĩnh xúc động chia sẻ.

Đến ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh với 5 cánh quân lớn từ khắp các hướng đồng loạt tấn công như vũ bão, làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực địch trên tuyến phòng thủ vòng ngoài. Các binh đoàn chủ lực của ta xiết chặt vòng vây xung quanh Sài Gòn. Ngày 29/4/1975, ta thực hiện mệnh lệnh tổng tiến công của Bộ Tư lệnh chiến dịch.

Nói về nhiệm vụ của đơn vị lúc này, ông Đĩnh cho biết: Đơn vị tôi được giao nhiệm vụ tiến công cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn với mục tiêu then chốt là đập tan tuyến phòng thủ của địch ở căn cứ Đồng Dù [Củ Chi]. Tại đây, chiến sự diễn ra rất ác liệt. Quân địch điều động bộ binh, xe tăng ra bịt lấp các cửa mở căn cứ; đồng thời dùng máy bay, pháo cối có cả đạn hóa học đánh vào đội hình tiến công của ta, gây ra nhiều thương vong. Song với chiến thuật, sự thông minh và khả năng chuyển biến linh hoạt trên chiến trường, sau 5 giờ chiến đấu, quân ta đã hoàn toàn làm chủ căn cứ, đập tan “cánh cửa thép” của địch bảo vệ cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn.

Sang ngày 30/4/1975, tinh thần và ý chí chiến đấu của quân và dân ta dâng lên rất cao, tạo thành làn sóng lan tỏa khắp các mũi tiến công. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đơn vị tôi hiệp đồng chiến đấu với các đơn vị bạn cùng lực lượng biệt động, tự vệ vùng ven và nội đô, kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng trong và ngoài thành phố, thần tốc thọc sâu, tiến thẳng vào đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn.

Khi đơn vị tôi vừa làm chủ được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn thì nghe tin quân ta đang khí thế hào hùng tiến vào Dinh Độc Lập trước sự thất thủ của ngụy quân.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cờ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc nhà Dinh Độc Lập, báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thời khắc đó, cảm xúc dâng trào không gì diễn tả được. Chúng tôi vui mừng, sung sướng ôm nhau khóc, xúc động hô vang: “Hồ Chí Minh muôn năm”, “Giải phóng miền Nam rồi”!

Phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, khi trở về địa phương, cựu chiến binh Bùi Kim Đĩnh luôn tích cực tham gia công tác xã hội và gương mẫu đi đầu trong các phong trào. Đặc biệt, ông được chính quyền và nhân dân địa phương tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ khu dân cư trong hơn 20 năm. Điều đáng khâm phục là dù tuổi đã cao, song ông vẫn luôn là tấm gương sáng về tinh thần tự học để các thành viên trong gia đình và bà con hàng xóm noi theo. Hiện ông đang tự viết sách, dịch tài liệu chữ Nho và đọc thông viết thạo 3 thứ tiếng Nga, Trung Quốc và Campuchia.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ. Mái tóc người “lính thông tin 2W” năm nào nay đã pha màu năm tháng, khóe mắt hằn rõ vết chân chim. Giờ đây, khi nhớ về những đồng đội của mình đã ngã xuống, lòng ông không khỏi quặn thắt, xót xa. Ông bùi ngùi tâm sự: Những trận chiến đấu quyết liệt cùng những cơn mưa bom đạn dữ dội trong Chiến dịch Hồ Chí Minh khiến nhiều đồng đội của tôi bị thương nặng. Dù vậy, các anh vẫn tiến về phía trước, xông thẳng tới quân thù và tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Với ông Đĩnh, may mắn được chứng kiến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và trở về với gia đình là một điều kỳ diệu, là niềm hạnh phúc vô giá. Ông hy vọng các thế hệ con cháu sau này sẽ giữ mãi hào khí dân tộc, ghi nhớ những trang sử hào hùng của đất nước và công ơn của thế hệ đi trước, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ dựng xây Tổ quốc ngày càng đẹp tươi.

Thanh Hòa

Video liên quan

Chủ Đề