Miễn dịch được truyền từ sữa mẹ được gọi là

Bạn hẳn sẽ rất vui khi thấy em bé bú no sữa và mỉm cười khi ngủ. Nhưng với nhiều bà mẹ khác, động lực chính giúp họ vượt qua rất nhiều khó khăn để cho con bú là vì họ biết, họ đang cung cấp cho em bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Lợi ích

Các kháng thể trong sữa mẹ có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho em bé, bao gồm làm giảm nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Viêm tại giữa: theo các nghiên cứu bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp bảo vệ tình trạng viêm tai giữa cho đến khi trẻ 2 tuổi và giúp giảm 43% tỷ lệ mắc
  • Viêm đường hô hấp: nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc lâu hơn sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị viêm đường hô hấp trên ở trẻ cho đến khi trẻ 4 tuổi.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm các virus viêm đường hô hấp trên đi 35%. Ngoài ra cũng theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh sẽ có miễn dịch với bệnh cúm tốt hơn.
  • Viêm ruột: trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu hoặc lâu hơn sẽ có tỷ lệ bị viêm đường tiêu hoá thấp hơn đáng kể. Bú mẹ giúp làm giảm 50% tỷ lệ mắc tiêu chảy và  giảm 72% tỷ lệ nhập viện do tiêu chảy.
  • Tổn thương các mô ruột: với những trẻ sinh non, bú mẹ giúp làm giảm 60% tỷ lệ bị viêm ruột hoại tử.
  • Hội chứng viêm ruột: bú mẹ có thể làm giảm tỷ lệ phát triển bệnh viêm ruột sớm đi khoảng 30%
  • Tiểu đường: nguy cơ phát triển tiểu đường typ 2 sẽ giảm đi khoảng 35%
  • Bệnh bạch cầu: bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ giúp làm giảm 20% nguy cơ mắc bệnh bạch cầu
  • Thừa cân: trẻ bú mẹ giảm nguy cơ thừa cân 26%

Ngoài ra, bú mẹ cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiều tình trạng bệnh và nhiễm trùng khi trẻ bị ốm. Khi trẻ bị phơi nhiễm với bệnh tật, sữa mẹ sẽ thay đổi thành phần để cung cấp cho trẻ các loại kháng thể đặc biệt mà trẻ cần để chống lại bệnh tật.

Nếu mẹ đang bị ốm, bạn không cần thiết phải ngừng cho con bú, trừ trường hợp bạn đang điều trị đặc biệt, ví dụ như hoá trị hoặc sử dụng một số loại thuốc không an toàn với bé.

Đương nhiên, bạn nên duy trì việc vệ sinh sạch sẽ khi cho bú để tránh truyền vi khuẩn sang bé.

Các kháng thể trong sữa mẹ là gì?

Sữa non và sữa mẹ có chứa các kháng thể được gọi là các immunoglobulin. Đây là các dạng protein đặc biệt giúp mẹ có thể truyền kháng thể sang con. Đặc biệt, sữa mẹ có chứa các immunoglobulin sau IgA, IgM, IgG và các kháng thể bề mặt SIgM và SIgA.

Sữa non đặc biệt chứa lượng lớn SIgA, giúp bảo vệ trẻ bằng cách hình thành các lớp bảo vệ tại mũi, họng và suốt dọc hệ tiêu hoá. Khi mẹ phơi nhiễm với virus và vi khuẩn, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra thêm các kháng thể khác có thể sẽ được truyền qua sữa mẹ tới trẻ.

Sữa công thức không chứa các kháng thể đặc hiệu với môi trường như sữa mẹ.

Khi nào sữa mẹ sẽ có chứa kháng thể?

Ngay từ khi bắt đầu, sữa mẹ đã có chứa rất nhiều kháng thể. Sữa non – sữa đầu tiên mà cơ thể mẹ tiết ra chứa rất nhiều kháng thể. Bằng việc cho con bú sữa non, dù ít, bạn đang tặng cho trẻ món quà tuyệt vời nhất và sữa mẹ là món quà bạn nên thường xuyên dành cho trẻ. Các kháng thể trong sữa mẹ sẽ tiếp tục thay đổi để chống lại bất cứ loại vi khuẩn nào cơ thể trẻ hoặc cơ thể bạn đang phải tiếp xúc, kể cả khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm và đi lại quanh nhà.

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng tiếp tục cho bú mẹ có rất nhiều lợi ích đối với trẻ. WHO khuyến cao nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi trẻ 2 tuổi. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khuyến nghị này cũng khuyến khích tiếp tục cho bú mẹ khi trẻ ăn dặm, theo nhu cầu của mẹ và trẻ.

Bú mẹ và dị ứng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc liệu trẻ có bị dị ứng với một thứ gì đó hay không do đó, rất khó xác định vai trò riêng biệt của sữa mẹ đối với mức độ dị ứng của trẻ.

Có một giả thiết cho rằng, vì sữa mẹ sẽ giúp bao phủ dạ dày của trẻ nên sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khói các tác nhân gây dị ứng. Lớp bảo vệ này thậm chí còn giúp dự phòng các mảnh thức ăn có trong sữa không đi vào máu của trẻ.

Nếu không có lớp bảo vệ này, trẻ sẽ dễ bị phơi nhiễm với các tác nhân gây dị ứng và các tế bào bạch cầu có thể sẽ tấn công các tác nhân này, làm tăng nguy cơ dị ứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lầm tưởng và sự thật về nuôi con bằng sữa mẹ

19/03/2020

-          Sữa mẹ có hiệu quả phòng ngừa nhiễm nhiều loại siêu vi, trong đó có siêu vi gây bệnh cúm mùa [influenza virus], tiêu chảy [rotavirus], viêm đường hô hấp [RSV] và bại liệt [polio virus]….

-          Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể bề mặt [secretory immunoglobulin A - sIgA], nhiều gấp 10 – 100 lần so với lượng kháng thể này trong máu. Kháng thể bề mặt là kháng thể có trong các dịch tiết cơ thể như nước bọt, bề mặt đường hô hấp, đường tiêu hoá….Kháng thể bề mặt có vai trò bắt giữ các vi khuẩn, virus ngay khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp, đường tiêu hoá và đem giao nộp đến các tế bào bạch cầu để tiêu diệt. Mẹ và con luôn ở cạnh nhau nên thường tiếp xúc cùng một loại các loại vi trùng, virus. Hệ miễn dịch của mẹ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại các loại vi trùng, virus đang tấn công hai mẹ con. Kháng thể này lưu hành trong máu của mẹ và vào trong sữa mẹ thông qua các khe hở giữa các tế bào tuyến sữa. Ngoài ra, các tế bào lympho chuyên tạo kháng thể cũng được huy động đến tuyến sữa để tiết các kháng thể trực tiếp vào trong sữa mẹ.

-          Kháng thể bề mặt còn gắn vào các tế bào niêm mạc đường ruột, dành chỗ với vi khuẩn và virus nên các tác nhân gây bệnh này không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, sẽ bị đào thải ra ngoài.

-          Trong sữa mẹ còn có những axit béo đặc biệt và một số loại monoglycerides giúp sữa mẹ có tác dụng chống lại virus. Các thành phần chất béo kháng virus này không bị huỷ khi đun nóng sữa mẹ lên.

-          Vậy khi mẹ bị cúm có phải ngưng cho con bú không?

  • Không cần phải ngưng cho bú. Virus cúm không lây qua sữa mẹ mà lây qua giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc qua bàn tay dính nước mũi hoặc dịch họng do chạm vào mũi và miệng.
  • Ngay cả virus Corona cũng không có trong sữa mẹ. Khi mẹ bị cúm, trong sữa mẹ có kháng thể chống lại virus cúm nên cho trẻ bú mẹ cũng giống như đang chích vaccin cho trẻ.

Hình minh họa - nguồn internet

-          Mẹ bị cúm thì phải làm gì khi muốn tiếp tục cho con bú?

Mẹ bị cúm thì phải mang khẩu trang và rửa tay đủ 6 bước [theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới] bằng nước và xà phòng trước khi chạm vào con hay chạm các bề mặt mà trẻ có thể chạm vào. Khi hắt hơi hoặc ho phải che miệng bằng khăn giấy hoặc bằng khuỷu tay và rửa ngay sau đó. Nếu mẹ mệt mỏi không thể cho bú trực tiếp thì có thể vắt sữa mẹ ra để cho con uống. Lưu ý trước khi vắt sữa cũng phải rửa tay đúng cách.

-          Nếu trẻ bị cúm có nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ không?

Dĩ nhiên khi trẻ bệnh thì sữa mẹ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn bổ sung kháng thể, các thành phần miễn dịch khác giúp bé mau khỏi bệnh. Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có nhiều nước và vitamin là những thứ trẻ đang bệnh cần được bổ sung.

Bs CKII Nguyễn Thị Từ Anh

Nếu bạn là một người mẹ hoặc sắp trở thành mẹ, việc thắc mắc về điều gì là an toàn nhất cho con bạn là điều hiển nhiên trong thời gian bùng phát đại dịch do coronavirus [COVID-19].

Bằng chứng cho thấy có rất nhiều bà mẹ ủng hộ và tin tưởng việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tiếp xúc da kề da và bú mẹ hoàn toàn sớm sẽ giúp con bạn phát triển mạnh mẽ, và không có lý do gì để ngừng cho con bú khi có con vi rút này. Cho đến nay, việc lây truyền COVID-19 hoạt tính [vi rút có thể gây nhiễm trùng] qua sữa mẹ và việc cho con bú vẫn chưa được phát hiện.

Nếu bạn sắp có con, bạn nên được hỗ trợ để cho con bú một cách an toàn, bế trẻ da kề da và nằm chung phòng với trẻ.

Dưới đây là một số câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp từ những bà mẹ mới hoặc sắp được làm mẹ giúp mang lại trải nghiệm an toàn nhất cho bạn và con bạn, cho dù bạn đang cảm thấy khỏe mạnh hay đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng của COVID.

Tôi có nên cho con bú trong thời kỳ đại dịch?

Chắc chắn rồi. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể giúp cho trẻ sơ sinh ở khắp mọi nơi được khỏe mạnh và bảo vệ trẻ chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Các kháng thể và các yếu tố hoạt tính sinh học trong sữa mẹ có thể chống lại sự lây nhiễm COVID-19, nếu em bé bị phơi nhiễm.

Nếu trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống thì nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Khi con bạn được hơn 6 tháng, hãy tiếp tục cho con bú sữa mẹ bằng và cho ăn dặm bằng các thực phẩm bổ sung an toàn và lành mạnh.

>> Đọc các mẹo cho trẻ sơ sinh 6-12 tháng tuổi của chúng tôi

Bạn có thể lây truyền COVID-19 cho con mình vì cho con bú không?

Cho đến nay, việc lây truyền COVID-19 [vi rút có thể gây nhiễm trùng] qua sữa mẹ và việc cho con bú vẫn chưa được phát hiện, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm sữa mẹ.

Tiếp xúc da kề da với trẻ sơ sinh của bạn. Đặt trẻ sơ sinh gần bạn sẽ cho phép trẻ bắt đầu bú mẹ sớm hơn, điều này cũng làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Thời gian là vàng và nên bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu tiên sau khi sinh.

>> Watch our Mini Parenting Master Class on breastfeeding

Tôi có nên cho con bú nếu tôi có hoặc nghi ngờ tôi bị nhiễm COVID-19 không?

Có, tiếp tục cho con bú với các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Các biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang nếu có, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc với chất tẩy rửa tay có cồn trước và sau khi chạm vào em bé, và thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà bạn đã chạm vào. Ngực của bạn chỉ cần được rửa sạch nếu bạn vừa bị ho. Nếu không, bạn không cần rửa vú trước mỗi lần cho con bú.

>> Cách rửa tay tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi COVID-19

Tôi nên làm gì nếu tôi không khỏe để cho con bú?

Nếu bạn cảm thấy quá ốm để cho con bú, hãy cố gắng tìm những cách khác để cung cấp sữa mẹ cho con bạn một cách an toàn. Thử vắt sữa và cho trẻ uống bằng cốc hoặc thìa sạch. Bạn cũng có thể cân nhắc việc xin sữa mẹ trong ngân hàng sữa mẹ gần khu vực của bạn. Xin tư vấn từ chuyên gia nuôi con bằng sữa mẹ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn về các lựa chọn khác cho bạn.

Vắt sữa mẹ cũng rất quan trọng để duy trì sữa trong cơ thể, vì vậy bạn có thể cho con bú trở lại khi cảm thấy đủ khỏe. Không có khoảng thời gian cố định để chờ sau khi COVID-19 được xác nhận hoặc nghi ngờ.

Nếu không thể vắt sữa mẹ hoặc sữa mẹ của người hiến tặng, thì hãy cân nhắc cho con bú nhờ sữa của bà mẹ khác nếu được chấp nhận về mặt văn hóa hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh miễn là nó được pha chế đúng cách, an toàn và sẵn có.

Tôi có nên cho con bú nếu con tôi bị bệnh?

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ bị ốm. Cho dù con bạn mắc bệnh COVID-19 hay một căn bệnh khác, điều quan trọng là phải tiếp tục nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch của con bạn và các kháng thể của bạn được truyền cho con bạn qua sữa mẹ, giúp con bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Tôi nên thực hiện những lưu ý gì khi cho con bú?

Đảm bảo tuân theo các nguyên tắc rửa tay. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước trước và sau khi chạm vào bé. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch rửa tay có cồn. Điều quan trọng là phải làm sạch và khử trùng bất kỳ bề mặt nào bạn đã chạm vào.

Rửa sạch máy hút sữa, bình trữ sữa và dụng cụ cho con bú sau mỗi lần sử dụng như bình thường.

>> Xem các mẹo làm sạch của chúng tôi để giữ cho gia đình bạn an toàn trong COVID-19

>> Đọc tin tức mới nhất về coronavirus dành cho cha mẹ

What coronavirus means for breastfeeding

Video liên quan

Chủ Đề