Quả lê trồng ở đâu

Quả lê là một loại trái cây ăn có vị dòn, ngọt, ăn mát rất thích hợp để ăn vào mùa hè, cũng như thích hợp để tiêu thụ ở một nước nhiệt đới như Việt Nam. Ad viết bài này cũng là một fan của món trái cây này.

Thử tưởng tượng một ngày hè nóng bức, bạn lấy một quả lê trong tủ lạnh ra, gọt và và cắn một miếng để vị ngọt dịu lan tỏa trong miệng xem. Rất đã luôn ấy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc và các giống lê trên thế giới nhé.

I. Nguồn gốc địa lý và khu vực đã phát triển

Cây lê thuộc giống Pyrus và một số bằng chứng cho thấy nó có nguồn gốc ở miền tây Trung Quốc, chân núi Tian Shan ngày nay. Loại trái cây tươi này có vẻ đã phát triển về phía đông và phía tây dọc theo các dãy núi.

Các cây lê phát triển thành một nhóm đa dạng gồm hơn 20 loài nguyên sinh. Một số nguồn thông tin khác cho rằng quả lê có nguồn gốc từ các vùng duyên hải và ôn đới của Cựu thế giới [Old World], từ Tây Âu và Bắc Phi lan ra khắp vùng châu Á.

Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng trái lê có xuất xứ từ Afghanistan, từ đó giống trái cây này lan rộng ra phần còn lại của thế giới, tạo ra nhiều giống khác nhau.

II. Đặc điểm sinh học

_ Cây lê: có chiều cao trung bình đến 10-17 m, thường có tán cao và hẹp. Một vài loài  lê là cây bụi. Lá có thể xanh và bóng ở một số giống hoặc có lông và màu bạc ở những giống khác. Lá lê thường dài từ 2-12 cm và thay đổi từ rất rộng đến hẹp.

_ Lá: Hầu hết các giống lê đều thay lá, nhưng một hoặc hai loài ở Đông Nam Á có lá xanh quanh năm. Ngoài ra, hầu hết các cây lê đều chịu lạnh. Loại cây ăn trái này thể chịu được nhiệt độ từ -25 ° C đến -40 ° C vào mùa đông. Tuy nhiên, các giống cây xanh quanh năm không thể chịu được nhiệt độ thấp hơn -15 ° C.

_ Hoa: Hoa lê có năm cánh, màu trắng, hiếm khi ngả màu vàng hoặc hồng, đường kính từ 2-4 cm. Trái lê ở hầu hết các giống lê hoang dã [lê rừng] thường có đường kính từ 1-4 cm. Ở một số giống thuần dưỡng, hoa có thể dài đến 18 cm và rộng 8cm.

_ Sinh sản: cây lê cũng rất giống táo trong cách trồng trọt, nhân giống và thụ phấn. Đến nay, theo thống kê có khoảng 30 giống chính, giống phụ và giống lai đã tiến hóa tự nhiên.

Các cây lê có thể trồng dễ dàng bằng cách gieo hạt. Các giống chọn lọc được ghép để tăng số lượng cây trồng. Sản lượng quả lê thương mại ở Mỹ trung bình khoảng 700.000 tấn hàng năm. Hầu hết các giống lê ở Mỹ được trồng theo tiêu chuẩn cây thông thường hoặc cây lê lùn.

III. Các vùng trồng trọt và sản xuất lê

Trong một số khu rừng của Rumania và các khu vực lân cận, người ta vẫn có thể dễ dàng tìm thấy những cây lê dại. Từ khu vực này, các cây lê lan sang châu Âu, và sau đó là lục địa Mỹ.

Vào khoảng năm 1630, xuất hiện cơ sở đăng ký cây lê đầu tiên ở Hoa Kỳ được tin là ở gần Salem, thuộc Massachusetts. Quả lê được đưa đến Hoa Kỳ nhờ những người định cư Anh và Pháp. Mặc dù đã du nhập từ sớm vào Mỹ, quả lê vẫn không được phổ biến như quả táo.

Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, các khu vực trồng trọt loại trái cây này tốt nhất là Washington, California, Oregon. Khu vực miền bắc Hoa Kỳ từ New England đến Great Lakes và miền nam Canada có quy mô trồng thấp hơn. Cây lê cũng được trồng nhiều trong các vườn cây ăn trái tại gia của người Mỹ.

Vùng sản xuất chính các loại trái lê là vùng có khí hậu ôn hòa, nơi loại cây ăn quả này phát triển tốt hơn. Các nước có sản lượng lớn nhất lần lượt là Trung Quốc, Ý và Hoa Kỳ.

Thực tế, trái lê rất phổ biến ở Trung Quốc, thậm chí còn hơn cả trái táo, đặc biệt là các giống lê châu Á. [Tuy nhiên, các bạn yên tâm là Leafsie không nhập nguồn trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc, nên kể cả lê nhập khẩu cũng không nhập từ quốc gia có sản lượng lớn nhất thế giới này].

Vào đầu những năm 1990, sản lượng lê ở châu Âu giảm do vi khuẩn đốm lửa [bacteeriail fireblight] và “virus đốm trắng hoại tử ở lê” [pear necrotic ringspot virus]. Trong khi đó, ở các nước sản xuất ở nam bán cầu, như Úc, New Zealand, Argentina, và Nam Phi, sản lượng lê đã tăng lên kể từ năm 1930.

Như đã đề cập ở trên, các nước sản xuất chính là Trung Quốc, Ý, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ở vị trí thứ tư. Bảng tóm tắt tình hình sản xuất trên thế giới như sau:

Lục địa Sản lượng [ngàn tấn] %
Africa 520 3
Châu Á 9,720 62
Châu Âu 3,534 22
Bắc Mỹ 910 6
Oceania 210 1
Nam Mỹ 934 6
Tổng 15,828 100

Nguồn: Fresh Produce Desk Book [1999]

Mười quốc gia sản lượng lớn nhất bao gồm:

Quốc gia Sản lượng [ngàn tấn]
Trung Quốc 6.728
Ý 931
Hoa Kỳ 840
Tây Ban Nha 561
Argentina 540
Israel 428
Thổ Nhĩ Kỳ 415
Đức 387
Nam Phi 275
Hàn Quốc 260

Nguồn: FAO Production Yearbook, 1998

Mười nước có sản lượng xuất khẩu lớn nhất:

Quốc gia Sản lượng [tấn]
Argentina 289,467
BelLux 168,989
Chi-lê 165,486
Hoa Kỳ 159,711
Ý 152,157
Hà Lan 144,121
Trung Quốc 112,679
Tây Ban Nha 91,136
Nam Mỹ 85,000
Pháp 46,730

IV. Lịch sử phát triển  – Các giống lê trên thị trường hiện nay

Quả lê tiếng Anh là “pear”, có thể là từ chữ “pera” của người Tây Đức. Ngoài ra từ “quả lê” còn có thể được lấy từ  từ tiếng Latinh: Vulgar “pira hoặc pirum”.

_ Giống lê châu Âu [pyrus communis] đến từ các giống pyrus caucasica và pyrus pyraster hoang dã. Hai loại cây lê này khá phổ biến ở thảm thực vật tự nhiên trong nhiều khu rừng trên khắp châu Âu.

Việc trồng trọt các giống lê này bắt nguồn từ thời cổ đại nhất. Dấu vết của loại hoa quả này đã được tìm thấy trong các ngôi nhà ven hồ Thụy Sĩ. Chúng được nhắc đến trong các tác phẩm cổ nhất của Hy Lạp, và được người La Mã trồng.

_ Một giống quả lê khác có màu trắng ở mặt dưới lá được cho là có nguồn gốc từ pyrus nivalis và quả của giống lê này chủ yếu được sử dụng để sản xuất rượu Perry [Rượu táo] ở Pháp.

_ Pyrus cordata là một giống lê cho quả nhỏ khác, được phân biệt bởi độ chín. Quả của giống trái cây tươi này giống quả táo. Giống cây lê này là giống hoang ở miền tây nước Pháp, Devonshire và Cornwall. Lê đã được trồng ở Trung Quốc trong khoảng 3000 năm.

V. Tiêu dùng chung – Cách chế biến quả lê

_ Quả lê thường được ăn tươi, hoặc được sử dụng trong món salad. Ngoài ra, loại trái cây tươi này còn được đóng hộp, làm nước ép lê và lê sấy khô.

_ Nước ép lê lên men, còn được gọi là rượu lê, thường được kết hợp với các loại quả mọng [berries] và các loại trái cây khác để làm thạch và mứt.

_ Một mẹo ít người biết là quả lê sẽ chín nhanh hơn nếu đặt cạnh chuối trong bát hoa quả.

Cách bảo quản lê: Trái lê tươi lâu hơn nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Các chất chống oxy hóa chứa trong lê có thể ngăn chặn sự chuyển màu nâu của loại hoa quả này.

VI. Thành phần dinh dưỡng va một số ứng dụng của quả lê

Thành phần dinh dưỡng chính: Vitamin, khoáng chất và các thành phần phytochemical

_ Quả lê là nguồn cung cấp dồi dào niacin, riboflavin, axit pantothenic, thiamin, folic, vitamin A, E và chất xơ ở dạng pectin.

_ Trong quả lê còn có kẽm, đồng, mangan, natri, kali, phốt pho, magiê, selen, canxi và sắt.

_ Quả lê chứa khoảng 16% carbohydrate và một lượng không đáng kể chất béo và protein. Chúng là nguồn cung cấp vitamin B-complex và cũng chứa vitamin C.

_ Loại trái cây tươi này còn chứa một lượng nhỏ phốt pho và iốt cũng như một glycoside gọi là arbutin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ứng dụng

_ Quả lê cũng là một trong các loại trái cây ít gây dị ứng nhất. Trong chế độ ăn cùng thịt cừu và đậu nành, quả lê tạo thành một phần của chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt nhất dành cho những người bị dị ứng.

_ Gỗ của cây lê là một trong những vật liệu được ưa chuộng trong sản xuất các dụng cụ và đồ nội thất chất lượng cao.

_ Nó cũng được sử dụng để chạm khắc gỗ, làm củi để tạo ra khói thơm để hun thịt hoặc thuốc lá.

VII. Lợi ích của quả lê đối với sức khỏe

Như đã đề cập ở trên, trái lê là một nguồn cung vitamin C, chất xơ, kali và vitamin E.

7.1. Kiểm soát đường và cholesterol trong máu:

Theo các nghiên cứu, chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol. Một quả lê cỡ trung bình chứa 10% lượng vitamin C và 15% lượng chất xơ hàng ngày mà cơ thể chúng ta cần để đảm bảo sức khỏe.

7.2 Ngừa ung thư

Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số loại ung thư cũng như giúp tăng cường các chức năng miễn dịch.

Thiếu vitamin C kéo dài sẽ gây ra bệnh còi xương, một trong những bệnh lâu đời nhất được biết đến.

Nhiều nghiên cứu chứng minh việc tiêu thụ chất xơ giúp bảo vệ một loạt các rối loạn của hệ tiêu hóa, bao gồm cả ung thư dạ dày. Một quả lê cỡ trung bình là một nguồn cung cấp carbohydrate tốt.

7.3 Làm sạch ruột và lợi tiểu

Lê có một số đặc tính chữa bệnh từ hàm lượng nước và chất xơ của nó. Đặc biệt quả lê rất giàu vitamin và khoáng chất. Loại trái cây này thích hợp để thanh lọc sinh vật và làm sạch ruột. Ngoài ra nó là một loại trái cây lợi tiểu và nó cung cấp khoáng chất cho sinh vật.

Lê rất giàu chất xơ và nước, rất thích hợp để cải thiện các vấn đề của hệ tiêu hóa. Nó làm sạch ruột và loại bỏ một số rối loạn tiêu hóa. Vỏ lê là một chất lợi tiểu tuyệt vời, nhờ vào hàm lượng cellulose trong đó.

7.4. Những công dụng đáng kể khác

Quả lê được coi là loại hoa quả có tác dụng kháng huyết và thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, quả lê còn có các dược tính khác như: nhuận tràng, thanh nhiệt, an thần và giải khát, bổ dưỡng, làm se. Đó là lý do tại sao nó được khuyên dùng trong trường hợp thấp khớp, bệnh gút, viêm khớp, suy nhược, có thai, lao và di tinh.

Leafsie mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về nguồn gốc của quả lê, tình hình tiêu thụ cũng như thành phần dinh dưỡng và công dụng của loại trái cây hấp dẫn này.

Vậy, các bạn có thể mua lê ở đâu?

Hiện nay lê nội địa và lê nhập khẩu được bán khá rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Để mua được lê hoặc cái loại trái cây nhập khẩu, trái cây rau củ quả đạt chuẩn an toàn, các bạn hãy đến các siêu thị lớn như CoopMart, VinMart, BigC… hoặc các cửa hàng trái cây hoa quả uy tín nhé [như Leafsie chẳng hạn].

Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

>> Xem thêm: Lợi ích của quả cherry và các giống cherry phổ biến

Video liên quan

Chủ Đề