Phương pháp dạy học dự an có ưu thế trong việc phát triển năng lực chúng nào

Làm thế nào để gắn nội dung học tập với thực tiễn, học đi đôi với hành? Có phương pháp nào để kích thích động cơ, hứng thú cho người học, để người học tự kiến tạo kiến thức cho bản thân?

Con đường nào để có thể học tập liên môn, liên ngành giúp người học hình thành kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm,…?

Dạy học dự án [Project Based Learning – PBL] sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi ở trên. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp học tập của thế kỷ 21 này nhé!

Khái niệm

Dạy học dự án là một hình thức, phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tham vấn, tạo môi trường, tạo tình huống có vấn đề, còn người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thông qua các dự án gắn nội dung học tập với các vấn đề có thật trong thực tiễn trong cuộc sống. Từ đó tạo ra sản phẩm để báo cáo, trình bày.

Mục tiêu

Mục tiêu chính của dạy học dự án là quá trình, hiệu quả học tập chứ không phải bản thân sản phẩm.

Giải quyết các vấn đề có thật trong thực tiễn gắn với nội dung học tập, tránh hàn lâm, kinh viện.

Phát triển và rèn luyện cho người học kỹ năng thế kỷ 21 như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm,…

Khuyến khích tinh thần tự chủ, tự học của người học. Người học chủ động chiếm lĩnh trí thức, rèn kỹ năng và tạo ra sản phẩm có ích cho cộng động, xã hội.

Khích lệ sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập.

Đặc điểm

Tính thực tiễn: Trong dạy học dự án các nhiệm vụ thường mang tính chất phức hợp, được gắn nội dung học tập với các vấn đề có thực trong đời sống thực tiễn [nghề nghiệp, xã hội, đời sống].

Học qua hành: Thay vì cách học khô khan, giáo điều. Người học được trực tiếp thực hành, sáng tạo sản phẩm.

Kích thích động cơ, hứng thú người học: Người học được trực tiếp tham gia và lựa chọn đề tài phù hợp với năng lực, sở thích và hứng thú cá nhân.

Tính phức hợp, liên môn, liên ngành: Nhiệm vụ dự án thường mang tính chất phức hợp, vì thế người học cần vận dụng, kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau của từng môn hoặc nhiều môn học để giải quyết vấn đề.

Người học là chủ thể tích cực: Tính tích cực thể hiện ở tính trách nhiệm, tự lực, khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện dự án.

Làm việc nhóm: Dạy học dự án thường được thực hiện theo nhóm. Vì thế, việc phối hợp làm việc nhóm, phân công công việc giữa các thành viên mang tính quyết định đến hiệu quả của dự án.

Định hướng sản phẩm: Các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

Phân loại

Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau, tùy và cách tiếp cận và quá trình thực hiện dự án:

  • Phân loại theo chuyên môn:
  • Dự án trong một môn học: Phạm vi trong một môn học.
  • Dự án liên môn: Có sự kết nối của nhiều môn học.
  • Dự án ngoài chuyên môn: Không nằm trong phạm vi môn học, là các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp,…
  • Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
  • Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên.
  • Phân loại theo quỹ thời gian: Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học. Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày [“Ngày dự án”], nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học. Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần [hay 40 giờ học], có thể kéo dài nhiều tuần [“Tuần dự án”].

Tiến trình tổ chức dạy học theo dự án

Chuẩn bị:

  • Xây dựng ý tưởng: Tìm hiểu, phát hiện vấn đề thực tiễn cần giải quyết.
  • Lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề: Lựa chọn một trong những vấn đề đã phát hiện để làm dự án.
  • Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập: Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

Thực hiện dự án:

  • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin và xử lý thông tin thu được.
  • Thực hiện điều tra: Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.

Kết thúc dự án:

  • Xây dựng sản phẩm và trình bày kết quả: Sản phẩm dự án có thể là những bài thu hoạch, báo cáo hay sản phẩm vật chất, thậm chí là những sản phẩm tinh thần như: Hát, kịch,…
  • Đánh giá dự án: Đánh giá sản phẩm của nhóm theo tiêu chí đã đưa ra.

Ưu điểm

  • Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
  • Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học: từ phụ thuộc giáo viên sang hoạt động nhóm, giúp người học từ thụ động ghi nhớ sang khám phá tích hợp và trình bày.
  • Giúp người học từ hình thức học thụ động sang hình thức học chủ động có định hướng.
  • Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
  • Phát triển khả năng sáng tạo.
  • Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
  • Rèn kỹ năng làm việc nhóm.
  • Phát triển năng lực đánh giá.

Nhược điểm

  • Không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lí thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.
  • Phải đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy không thay thế cho phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các phương pháp dạy học truyền thống.
  • Đòi hỏi phương tiện vật chất và phương tiện phù hợp.

Dạo gần đây, phương pháp dạy học dự án đang nổi lên như là một mô hình học tập hiệu quả vượt trội và được nhiều trường học áp dụng. Đây cũng được xem là mô hình khuyến khích việc học sinh tự tìm tòi, trau dồi kiến thức cũng như thể hiện bản thân trong môi trường thực tế. Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của quý bậc phụ huynh về phương pháp này. Trong đó, điều làm cha mẹ lo lắng nhất là liệu phương pháp học tập mới này liệu có phù hợp và mang lại hiệu quả cho trẻ. Để giải đáp câu hỏi này, xin mời các bạn và quý phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Phương pháp dạy học dự án là gì?

Phương pháp dạy học dự án là phương pháp học tập lấy trẻ làm trung tâm. Trong đó giáo viên là người đưa ra một số dự án hoặc tình huống. Học sinh tự lựa chọn tình huống của mình, sau đó cùng lập kế hoạch và thực hiện những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Phương pháp này tập trung vào việc áp dụng, tích lũy kiến thức trong quá trình hoạt động, nhằm thúc đẩy tư duy độc lập, sự tự tin và trách nhiệm xã hội.

Mô hình chung của phương pháp dạy học dự án 

Phương pháp dạy học dự án được phát minh bởi WIlliam Kilpatrick. Ông tin rằng phương pháp học và làm sẽ giúp học sinh có được những kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội. Do vậy, phương pháp được thực hiện hoàn toàn trong môi trường tự nhiên. Nó đặt trọng tâm vào việc mang lại sự tự tin cho trẻ nhỏ mà không có một sự áp đặt nào từ giáo viên. Nội dung của chương trình giảng dạy hoàn toàn lấy học sinh làm trung tâm, học mọi thứ bằng kinh nghiệm.

4 bước của phương pháp dạy học dự án 

Đưa ra và chọn lựa dự án

Bước quan trọng đầu tiên của việc dạy học dựa trên dự án chính là đưa ra một số bài toán thực tế và nhiệm vụ của học sinh chính là chọn một số đề tài trong đó để nghiên cứu. Dự án được chọn phải có công dụng đáp ứng được một số nhu cầu thực tiễn của học sinh. Trong quá trình này, giáo việc có vai trò là người hướng dẫn và thúc đẩy học sinh của mình đi đúng hướng.

Lập kế hoạch cho dự án

Bước tiếp theo của phương pháp học tập dự án là lập ra một kế hoạch thích hợp. Học sinh sẽ là người chịu trách nhiệm đưa ra những ý tưởng hoặc giải pháp, lập kế hoạch công việc cần phải làm. Ở bước này, các bạn nhỏ phải làm việc cùng nhau, thảo luận để bày tỏ quan điểm và đưa ra đề xuất cho việc lên kế hoạch. Giáo viên sẽ là người giám sát và vạch ra những vấn đề liên quan đến dự án để học sinh của mình có thể đi đúng hướng.

Tiến hành dự án

Trẻ em là trung tâm của phương pháp dạy học án 

Trong bước này, học sinh tiến hành thực hiện dự án theo bản thiết kế hoặc kế hoạch có sẵn. Học sinh tự phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sở thích và năng lực. Mỗi học sinh phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để đóng góp vào sự thành công của dự án. Các bé có thể sẽ phải thu thập dữ liệu, đi đến thăm nhiều địa điểm, tham khảo internet… để lấy đủ thông tin phục vụ cho dự án.

Đánh giá

Đây là thời điểm toàn bộ công việc đã được hoàn thành. Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của mình, liệu mình đã hoàn thành kế hoạch chưa, mình gì mình đạt được là gì? Tất cả những lỗi sai mắc phải trong quá trình thực hiện đều được nêu lên để làm kinh nghiệm cho lần tiếp theo.

Nếu quan tâm đến phương pháp này và muốn tìm hiểu thêm, các mẹ có thể tham khảo bài viết về các bước tiến hành dạy học dự án cho giáo viên và học sinh để hiểu rõ hơn về quy trình của phương pháp này

Nguyên tắc của phương pháp dạy học dự án

Nguyên tắc xác định mục đích

Các dự án đưa ra phải mang một mục đích nhất định. Trước khi thực hiện một dự án, học sinh phải trả lời được câu hỏi tại sao phải thực hiện dự án này và dự án này mang lại những lợi ích gì cho bản thân. Mục đích thúc đẩy người học đạt được mục tiêu của mình và hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp dạy học dự án chỉ mang lại hiệu quả khi nó mang một mục đích nhất định 

Sự tự do

Không nên áp đặt bất kỳ hoạt động hay dự án nào cho học sinh khi các bé chưa cảm thấy thích thú hoặc sẵn sàng. Học sinh không nên bị áp đặt, gò bó, và phải được tự do thể hiện bản thân một cách trọn vẹn.

>> Có thể bạn quan tâm: 10 lợi ích hàng đầu mà phương pháp STEAM mang lại

Nguyên tắc trải nghiệm xã hội

Trẻ em là một thực thể của xã hội và sớm muộn gì các em cũng phải làm quen với đời sống xã hội năng động. Một dự án nên tập trung vào sự phát triển phẩm chất xã hội học sinh, cho học sinh làm quen với những khó khăn của thực tế. Một dự án học tập hiệu quả nhấn mạnh vào nhu cầu xã hội và lợi ích của con người đối với xã hội đó.

Nguyên tắc hữu dụng

Kiến thức chỉ thực sự đáng giá khi nó hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Dự án thực hiện phải mang lại kiến thức hữu ích cho các em để áp dụng và giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

>> Giáo cụ STEM DIY: Robot thông minh Wall-E

Nguyên tắc thực tế 

Dự án pháo có thực và cần có sự liên kết với các tình huống thực tế. Học sinh có thể thực hiện và hoàn thành dự án trong môi trường tự nhiên. Các vấn đề tưởng tượng không thể thực hiện được trong các lớp dạy học dự án 

Ưu điểm của phương pháp dạy học dự án

Phương pháp dạy học dự án yêu cầu rất có về khả năng làm việc nhóm 

Phương pháp dạy học dự án mang đến cho học sinh rất nhiều kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm của phương pháp này nhé:

  • Phương pháp dạy học dự án nhấn mạnh vào việc vừa học vừa làm giúp tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Bản thân học sinh tham gia vào hoạt động dạy học này cũng nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng phản biện, kinh nghiệm thực tế…
  • Trong phương pháp dạy học dự án, giáo viên là người hướng dẫn còn học sinh là người thực hiện. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ giám sát và đưa ra lời khuyên. Điều này làm tăng tính tự lập và tự chịu trách nhiệm của học sinh.
  • Giúp trẻ hình thành thói quen tự học
  • Phương pháp giúp phát triển ý thức về người xung quanh, nâng cao thái độ hợp tác, lắng nghe, chia sẻ và các phẩm chất xã hội khác.
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp và là cơ hội để học sinh thể hiện bản thân 
  • Phát triển tư duy logic, tư duy phản biện
  • Khiến học sinh có cảm giác mình được tôn trọng từ đó các bé sẽ học cách tôn trọng lại đối với những người xung quanh 

Điểm yếu của phương pháp dạy học dự án

Phương pháp dạy học dự án còn tồn tại một số hạn chế 

Mặc dù phương pháp dạy học dự án là một phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy trẻ làm trung tâm và được phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Xong, nó vẫn không tránh khỏi một số nhược điểm. Nhưng nhìn chung những nhược điểm này không có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong quá trình học tập:

  • Phương pháp bỏ qua việc học sâu về các kiến thức trong sách vở
  • Thực hiện một dự án thường mấy khá nhiều thời gian
  • Để hoàn thành một dự án thành công cần phải có những giáo viên có chuyên môn và tháo vát
  • Phương pháp không phù hợp với mọi đối tượng. Các bé học sinh ở cấp thấp không thể tự thực hiện một dự án. Do vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với các bé ở lớp lớn
  • Phương pháp phải được thực hiện trong bối cảnh và môi trường tự nhiên 
  • Chi phí thực hiện rất tốn kém 

Tổng kết

Bây giờ, chắc hẳn quý phụ huynh cũng đã tìm được cho mình câu trả lời cho những thắc mắc về phương pháp dạy học dự án rồi đúng không nào? Phương pháp giáo dục này rất phù hợp cho trẻ em khối trung học trở lên để tìm hiểu về thế giới xung quanh, mở rộng kiến thức xã hội và cả những kinh nghiệm thực tế.  Rất mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ và bé để tìm được phương pháp mang dục hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tại đây

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

Fanpage: //www.facebook.com/ohstem.aitt

Hotline: 08.6666.8168

Youtube: //www.youtube.com/c/ohstem

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề