Phóng sinh lươn ở đâu


Vào khoảng năm Vạn Lịch đời nhà Minh, tại Hồ Thư Hàng Châu, có một gia đình phú hộ họ Vu, bình nhật không sát sinh mà thích bố thí, làm nhiều việc thiện. Năm ấy có một nhà láng giềng bị kẻ trộm lấy hết của cải, họ Vu liền mở hầu bao lấy tiền cứu trợ. Người đàn bà láng giếng rất cảm kích trước tấm lòng cao thượng ấy, nên một hôm đem biếu khoảng mười con lươn cho cụ bà họ Vu để dùng làm thức ăn. Nhưng gia đình họ Vu ít khi nào dám sát sinh, nên đem số lươn ấy thả vào trong một cái ang, rồi lấy đồ đậy lại, chờ đem phóng sinh. Chẳng may, cả mẹ lẫn con đều quên bẵng chuyện ấy. Trải qua thời gian khá lâu, vào một đêm nọ, lúc sắp tàn canh, bà cụ mơ thấy khoảng mười người mặc áo vàng, đầu đội mũ nhọn, đột nhiên đi vào trong phòng quỳ xuống thưa: "Xin Thái phu nhân mở lòng từ bi ban cho chúng tôi đường thoát nạn". Bọn mặc áo vàng ấy nói xong liền ra đi. Thái phu nhân chợt tỉnh giấc, trong lòng băn khoăn bất an, chợt nghĩ miên man mà chẳng hiểu cứu mạng sống cho những ai. Do đó, bèn mời một ông thầy bói về nhà để xem việc tốt xấu thế nào. Bốc sư bói xong một quẻ, liền bảo: "Thái phu nhân chớ nên lo lắng, quẻ này lành chứ không dữ, tại quý tôn phủ đang có những sinh mạng thỉnh cầu phu nhân phóng thích". Phu nhân liền ra lệnh cho người nhà tìm kiếm khắp trong nhà ngoài sân, cuối cùng mới phát hiện ra mười con lươn lớn đang rộng trong ang. Số lươn này tương ứng với mười vị mặc áo vàng mà phu nhân trông thấy trong giấc mộng. Bà hoảng kinh, thất sắc nói: "Nguy thay, suýt chút nữa ta làm hại mười sinh mạng này rồi". Lập tức bà truyền lệnh cho người nhà đem số lươn ấy thả vào trong hồ. Từ đó về sau, con cháu nhà họ Vu ngày càng thịnh vượng. LÀM LÀNH THOÁT KHỎI ÁCH NẠN Vào đời nhà Minh có vị Vương cư sĩ, cả đời ưa làm phước,giúp người, đối với những kẻ nghèo cùng cô độc, ông lại càng hết lòng cứu giúp. Cư sĩ là người rất tin tưởng Phật pháp, nhưng vì không giữ giới ăn chay, nên ở nhà không có chỗ để tụng kinh. Trải qua mấy năm liền, thiên hạ chịu nhiều tai ách, nạn trộm cướp lộng hành, lòng ông thấy xót xa như lửa đốt. Nghe đồn ở Tiểu Động Thiên có một vị Hòa thượng tu hành đắc đạo, nên ông không quản ngại đường xa, tìm đến đó để tham vấn. Lúc gặp Hòa thượng, ông thưa: "Thưa Tôn đức, hiện tại xã hội đang bị nạn đạo tặc tung hoành, đất nước gặp cảnh nhiễu nhương, dân chúng sống trong điêu đứng, bất an, mong Tôn sư mở lòng từ bi giang tay ra cứu vớt sinh linh". Tôn giả mỉm cười, hỏi: "Ông phải là Vương Thành chăng?" Vương thất kinh, lúng túng đáp: "Đệ tử chính là Vương Thành đây, chẳng hay Thầy có điều chi dạy bảo?" "Nếu ông không thể giữ giới ăn chay, thì có hỏi việc đó cũng vô ích thôi" lão Hòa thượng đáp. Vương lại hỏi nữa, nhưng vị sư không nói gì cả. Ít năm sau, ông lại đến Tiểu Động Thiên, Tôn giả cười bảo:"Khá đấy! Ông có thể liễu ngộ, để cảm hóa, hiện tại bọn đạo tặc lộng hành khắp cả bốn phương, chỉ có những ai giữ giới sát sinh thì may ra mới hy vọng cứu được". Nói xong nhắm mắt nhập định.

Vươngcư sĩ trở về, tích cực khuyên nhủ mọi người giữ giới sát sinh. Về cuối đời, đến lúc tuổi thọ rất cao, ông mới qua đời.

Nam Mô A Di Đà Phật!
[Trích từ quyển Truyện Cổ SỰ TÍCH CỨU VẬT PHÓNG SINH - Tác giả: Pháp sư Tịnh Không - Việt dịch: TT. Thích Phước Sơn]


 

Lợi ích lớn nhất của việc phóng sanh chính là: nuôi dưỡng lòng từ bằng cách ban tặng sự sống cho những con vật sắp bị giết. Ngoài ra, phóng sanh còn giúp kéo dài tuổi thọ, giảm đi tật bệnh. Tuy nhiên, phóng sanh không có nghĩa là thảy đại con vật gì để mưu cầu phước. Đó không phải là phương pháp phóng sanh đúng cách.


Phóng sanh có ý nghĩa gì? Vào những ngày lễ Tết, những ngày lễ lớn của Phật giáo [ rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười] hình ảnh người người tay xách nách mang xô, chậu, lồng chứa những con cá, con chim, con rùa,…để phóng sanh đã trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Đó là hành động đẹp bởi nó thể hiện lòng yêu thương loài vật, yêu thiên nhiên, là một hành động rất thánh thiện: Ban tặng sự sống. Hình ảnh thái tử Tất Đạt Đa ôm con chim bị thương vào lòng khi bị Đề Bà Đạt Đa bắn cùng lý lẽ biện bạch hùng hồn trước nhà vua và đại thần để giành lấy quyền chăm sóc con chim: Thói thường những kẻ thương yêu nhau mới ở chung với nhau, còn những kẻ ghét bỏ nhau thì không bao giờ sống chung với nhau. Em có ý dữ, muốn bắn giết con chim, như vậy em và con chim là những kẻ thù ghét nhau, làm sao con chim có thể ở chung với em đựơc. Trong khi đó, anh cứu con chim, anh săn sóc vết thương cho nó, anh suởi ấm cho nó, và anh đang đi kiếm thức ăn cho nó… Vậy anh và chim là những kẻ biết thương yêu nhau, anh và chim có thể ở chung với nhau… Như anh đã nói, con chim cần anh chứ  không cần em.

Phóng sanh có lợi ích gì?

* Phóng sanh là giúp những chúng sanh thoát khỏi ngưỡng cửa sinh tử, ban tặng sự sống, xóa đi những nỗi sợ,lo lắng của chúng. Phóng sanh là một hành động rất thiết yếu của người Phật tử bởi nó sẽ giúp chúng ta nuôi dưỡng từ tâm, biết thương yêu, chăm sóc những chúng sanh đau khổ, yếu thế. Từ tâm là một trong những nhân tố đạt được quả vị Thánh. * Phóng sinh là một việc làm thể hiện lòng Từ bi bình đẳng, mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh [con vật] trước khi phóng sinh.

Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình. Vì mình trải qua nhiều đời đều do đó mà sinh ra, nên chúng sinh trong sáu đường đều là cha mẹ của mình".

Chúng ta đã tạo sát nghiệp nặng nề từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ác nghiệp này có hình tướng thì cho đến cùng tận hư không cũng không dung chứa hết.” Chúng ta ngay trong kiếp này tạo nghiệp giết hại chúng sinh quả thật đã không thể tính đếm được, huống chi là đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp!

Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.

Ngày nay, phóng sanh dường như đang mất đi nét đẹp và ý nghĩa thực thụ của nó. Khi việc phóng sanh len lỏi sự vụ lợi, mong cầu và mê tín bên trong. Nếu phóng sanh không đúng cách chúng ta sẽ không nhận được phước báu trọn vẹn của hành động thiện lành này và còn hơn thế nữa sẽ vô tình gây ra nghiệp sát. Như vậy, để việc phóng sanh có ý nghĩa và đúng pháp, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

1. Không nên quá nặng hình thức

Chúng ta thường thấy một số Phật tử mua chim, cá để phóng sanh. Nhưng họ không thả liền mà đem vô chùa chờ quý thầy làm lễ chú nguyện rồi mới thả. Có đôi khi quý thầy bận việc không làm lễ liền thì nhốt trong lồng qua đêm hay đến ngày hôm sau, đợi đến khi làm lễ thì mới thả. * Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng Đại từ Đại bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Nhưng chúng ta cũng không nên quá chấp vào hình thức, tiến hành những nghi lễ rườm rà, câu nệ. Khi phóng sinh, thao tác phải nhanh nhẹn, rốt ráo; nghi lễ ngắn gọn nhưng đủ sức tế độ; không nên nặng phần hình thức, tránh cho các sinh vật phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm; có khi chúng phải mất mạng trước khi được ta phóng thích.

2. Không nên đặt nặng về số lượng

Trong những lễ lớn hay những dịp cầu an đầu năm hay cầu siêu, chúng ta thấy một số Phật tử gọi điện thoại đến chỗ bán chim, bán cá, bán lươn phóng sanh để đặt số lượng mua để phóng sanh. Hay có trường hợp thay vì mua 5 kg cá lớn thì người ta khăng khăng lấy số tiền đó để mua cho được 20kg cá nhỏ để phóng sanh và nghĩ rằng với số lượng phóng sanh càng nhiều thì công đức càng lớn.

Chúng ta cần phải hiểu rằng, phóng sanh xuất phát từ lòng từ bi, lòng từ tâm, thương xót khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Cứu chúng sanh trong thời điểm này mới đúng nghĩa của việc phóng sanh. Do đó, việc gọi điện thoại đặt mua chúng sanh ở các trại cá, chim,.. vô tình chúng ta sẽ khiến những loài vật bị săn bắt nhiều hơn để đáp ứng cho “nhu cầu phóng sanh”của mình.

* Công đức phóng sanh nhiều hay ít không phụ thuộc hẳn vào số lượng loài vật phóng sanh mà chủ yếu phụ thuộc vào tâm rộng mở của người phóng sanh như thế nào? Nếu một người phóng sanh rất nhiều cá nhưng không có lòng từ, phóng sanh chỉ theo phong trào hay để thể hiện hoặc vì mưu cầu lợi lộc nào đó họ sẽ không có tình yêu thương với loài vật bởi đó không phải là mục đích của việc họ phát tâm phóng sanh. Ngược lại, một người phóng sanh vì tình thương yêu loài vật, cảm thông trước khi đau đớn, khổ sở khi bị giam cầm, cắt cổ, lột da mà khởi tâm xót thương rồi chuộc mạng chúng để phóng sanh thì thật quý biết bao. Đó mới đúng là tâm phóng sanh đúng Chánh pháp.

3. Đừng sợ người khác bắt

Nhiều người cho rằng: Phóng sanh rồi người khác bắt lại cũng vậy. Đây là ý nghĩ rất tiêu cực gây cản trở sự khởi phát của tâm từ bi.

Lão Pháp sư Viên Nhân dạy rằng: “Nhân quả báo ứng như bóng theo hình. Sát sinh tự có ác báo của sát sinh. Phóng sinh tự có thiện báo của phóng sinh. Đừng nên để ý đến sự phê bình, hủy báng của kẻ khác. Chúng ta thực hành thiện nghiệp của mình, kẻ khác tạo ác nghiệp của chính họ. Mai sau quả báo hiện tiền, thiện ác nhân quả báo ứng tuyệt đối không bao giờ sai được.”

* Mỗi loài chúng sanh có một biệt nghiệp khác nhau. Có thể trong số hàng trăm con vật chúng ta phóng sanh sẽ có những con vật bị câu, bị bắt, bị chích điện, bị giăng bẫy rồi giết hại, đó là do thọ mạng loài súc sinh của chúng đã mãn nên phải chuyển kiếp. Không ai quyết định đến biệt nghiệp của chúng. Vì lẽ đó mà ý niệm sợ phóng sanh rồi sẽ bị bắt không nên khởi niệm trong tâm mà phải có cái nhìn theo hướng tích cực: Chúng sanh sắp chết thì ban cho chúng thêm một cơ hội sống. Còn việc sống được hay không, sống bao lâu còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.

4. Nên tìm hiểu về môi trường sống của loài vật.

Mỗi loài động vật có môi trường sống thích hợp. Phóng sanh là ban tặng sự sống nên chúng ta phải tìm hiểu rõ về môi trường sống của loài vật để đưa chúng đến nơi phù hợp và an toàn. Nếu không khéo vấn đề này chúng ta sẽ vô tình khiến cuộc sống mới của chúng khó khăn hơn và nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng hạn phóng sanh cá, không nên thả chúng ở gần những nơi thường câu cá hay những ao hồ ô nhiễm.

5. Không nên xem ngày tháng phóng sanh.

Vì mê tín, vì mưu cầu riêng mà không ít người có quan điểm phóng sanh phải coi ngày tốt xấu, phải chờ dịp lễ lớn phóng sanh mới có phước đức nhiều. Phóng sanh là việc làm từ tâm, nên khi nhìn thấy những loài vật tội nghiệp tâm phát khởi chúng ta phải nên hành động ngay. Đừng nên phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều vì các loại lươn, cá, ốc, thú rừng,… bị săn bắt phục vụ cho người ăn thịt lúc nào, ngày nào cũng có, mà thời lượng nào thì sự nguy cấp cũng đều như nhau, tùy vào khả năng từ một, hai con đến muôn ngàn con cũng phải lập tức cứu thoát chúng – càng nhanh càng tốt, mà chẳng cầu được ai biết đến.

6. Những vấn đề tiêu cực về phóng sanh

Hiện tượng phóng sanh hiện nay đang bị xã hội lên án vì sự thiếu biết. Vào những ngày lễ Tết, dạo khắp những ngôi chùa rất dễ dàng chứng kiến sự tấp nập của người mua kẻ bán chim phóng sanh. Và cảnh tượng thương tâm xảy ra khi những con chim bay không nổi, phải sà xuống đất và bị giẫm đập, bị mèo ăn hay bị bắt lại bỏ vào lồng tiếp tục vòng quay mua – bán – bắt. Được biết những con chim này thường bị cắt cánh và rất yếu nên không bay xa. Do đó chúng rất dễ bị kẻ bán bắt lại nhiều lần cho đến khi nào kiệt sức. Vì vậy, chúng ta cần phải nhận định sáng suốt trước khi chọn vật phóng sanh để không tiếp tay cho những kẻ mưu lợi xấu và gián tiếp làm tổn thương đến loài vật. Ngoài ra, nhiều người còn phóng sanh rắn ở gần khu dân cư, phóng sanh rùa tai đỏ – được thế giới xếp vào loài độc hại và có thể gây bệnh thương hàn, làm ô nhiễm môi trường vào tạo sự sợ hãi cho người khác. Thiết nghĩ lòng từ bi cần phải có trí tuệ để việc thiện được viên mãn.

7. Những điều cần lưu ý khi phóng sanh

Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi. Vì nếu không như vậy, việc phóng sinh tuy có tốt, nhưng hiệu quả lại rất hạn chế. Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, làm việc bằng chánh kiến chứ không chạy theo số đông. Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác,…. Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt để tránh lòng tham của những người săn bắt, tạo thêm nghiệp chướng cho họ mà chính chúng ta cũng bị giảm phần công đức.

Video liên quan

Chủ Đề